Giới từ “de” và “à” trong tiếng Pháp từ lí thuyết đến thực hành

Tiếng Pháp là ngôn ngữ của văn học vì nó rất đẹp nhưng cũng rất khó. Vì vậy mà việc nghiên cứu sâu về tiếng Pháp là rất cần thiết đối với người học. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Những giới từ chiếm vị trí quan trọng trong ngữ pháp tiếng Pháp trong đó “de” và “à” là những giới từ được sử dụng rộng rãi nhất. Vì vậy cần nắm chắc cách sử dụng chúng để học tiếng Pháp tốt hơn. Tuy nhiên cách sử dụng của chúng không hề đơn giản, nên chúng tôi đã chọn 2 giới từ này làm chủ đề cho công trình nghiên cứu lần này. Chúng tôi đã hệ thống lại những cách dùng của giới từ “de” và “à” và hi vọng nó sẽ là những kiến thức cần thiết cho người học. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp chính đó là phương pháp phân tích dữ kiện và phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu cho phép cung cấp kiến thức đầy đủ về giới từ trong ngữ pháp tiếng Pháp. Phương pháp phân tích dữ kiện được dùng để phân tích cách sử dụng của giới từ “de” và “à” trong thực hành và trong truyện “Le petit prince”. Bài nghiên cứu của chúng tôi được chia thành 2 phần chính: Phần thứ nhất, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về giới từ tiếng Pháp nói chung và giới từ “de”, “à” nói riêng, giải thích ý nghĩa, giá trị, cách sử dụng, của hai giới từ này. Phần thứ hai, chúng tôi sẽ phân tích cách sử dụng cụ thể của hai giới từ này trong truyện “Le petit price”.

doc8 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 11008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giới từ “de” và “à” trong tiếng Pháp từ lí thuyết đến thực hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIỚI TỪ “DE” VÀ “À” TRONG TIẾNG PHÁP TỪ LÍ THUYẾT ĐẾN THỰC HÀNH Đinh Thị Hà Giang - 09 F1 Cao Thị Minh - 09 F1 Nguyễn Minh Trang - 09 F1 Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp GV hướng dẫn: ThS. Đặng Kim Hoa Lời mở đầu Tiếng Pháp là ngôn ngữ của văn học vì nó rất đẹp nhưng cũng rất khó. Vì vậy mà việc nghiên cứu sâu về tiếng Pháp là rất cần thiết đối với người học. Nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và văn hóa Pháp. Những giới từ chiếm vị trí quan trọng trong ngữ pháp tiếng Pháp trong đó “de” và “à” là những giới từ được sử dụng rộng rãi nhất. Vì vậy cần nắm chắc cách sử dụng chúng để học tiếng Pháp tốt hơn. Tuy nhiên cách sử dụng của chúng không hề đơn giản, nên chúng tôi đã chọn 2 giới từ này làm chủ đề cho công trình nghiên cứu lần này. Chúng tôi đã hệ thống lại những cách dùng của giới từ “de” và “à” và hi vọng nó sẽ là những kiến thức cần thiết cho người học. Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng 2 phương pháp chính đó là phương pháp phân tích dữ kiện và phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu tài liệu cho phép cung cấp kiến thức đầy đủ về giới từ trong ngữ pháp tiếng Pháp. Phương pháp phân tích dữ kiện được dùng để phân tích cách sử dụng của giới từ “de” và “à” trong thực hành và trong truyện “Le petit prince”. Bài nghiên cứu của chúng tôi được chia thành 2 phần chính: Phần thứ nhất, chúng tôi sẽ đưa ra một cái nhìn khái quát về giới từ tiếng Pháp nói chung và giới từ “de”, “à” nói riêng, giải thích ý nghĩa, giá trị, cách sử dụng,của hai giới từ này. Phần thứ hai, chúng tôi sẽ phân tích cách sử dụng cụ thể của hai giới từ này trong truyện “Le petit price”. Chương I:  Khái quát Giới từ trong tiếng Pháp là một từ hoặc cụm từ bất biến. Nó không tồn tại độc lập. Nó tạo nên mối quan hệ cú pháp (nối hai thành phần trong câu) và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa hai yếu tố. Yếu tố đứng trước có thể là: động từ, tính từ, danh từ, trạng từ,.... Ví dụ: traiter de qqc, le livre de Paul, être libre à faire qqc, contrairement à qqc ... Yếu tố đứng sau có thể là: - Một danh từ :-C’est un cadeau pour Trang.(Đó là món quà dành cho Trang) - Một đại từ : -Cette lettre, c’est pour toi ou pour moi ? (Bức thư này là của bạn hay của tôi?) - Một động từ nguyên thể : -Je suis ravie de vous voir. (Tôi rất vui khi gặp bạn) Giới từ có thể diễn đạt những mối quan hệ khác nhau: Ví dụ: - Quan hệ sở hữu : -Le ballon de la petite fille. (Quả bóng của cô bé) - Quan hệ sử dụng : -Une tasse à café. (Một chiếc tách để uống cà phê) - Quan hệ thời gian : -Je ferai les vendanges à la fin de l’été (Tôi sẽ hái nho vào cuối hè) Chương II: Ý nghĩa và giá trị Như chúng ta đã biết, giới từ là từ loại không thay đổi dùng để nối giữa các yếu tố bằng mối quan hệ có ý nghĩa nào đó (chẳng hạn như ý nghĩa về nguồn gốc, điểm tới, nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện) . Một giới tù có thể biểu đatj nhiều ý nghĩa trong các câu khác nhau nhưng trong số các giới từ thì “de” và “à” là 2 ví dụ tiêu biểu cho tính chất đa nghĩa ấy. Chúng được sử dụng nhiều nhất, có nhiều giá trị ý nghĩa nhất và cách sử dụng của chúng cũng phức tạp nhất. Chúng ta có thể tính khoảng 15 cho tới 20 nét nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, giới từ “de” thể hiện ý nghĩa về xuất xứ, thời gian, nguyên nhân, cách thức, phương thức, tích chất, ; “à” là giới từ chỉ địa điểm (định hướng, đạt điểm, tiến đến, khoảng cách), chỉ thời gian ( cụ thể, chung chung), sự chuyên dụng, sự thêm vào, sự sở hữu Cho nên chúng được coi là đa nghĩa. Chính vì lẽ đó, đôi khi có những nét nghĩa chung giống nhau. Ví dụ như: - Miêu tả mục đích: ví dụ “à vouloir tout faire, il finit par ne rien réussir” (để cho xong chuyện, anh đã kết thúc mà không đạt được gì). - Miểu tả cách thức thực hiện : ví dụ  “parler d’un ton bas” hay “parler à voix basse”... - Miêu tả phương thức thực hiện : ví dụ “saluer de main” (vẫy tay chào) hay “pêcher à ligne” (câu bằng cần) Mặt khác, “de” và “à” cũng có những nét nghĩa đối lập. Chẳng hạn khi miêu tả về không gian, “de” ý chỉ xuất xứ của hành động, ngược lại “à” chỉ đích đến của hành động. Nhưng trong ngữ pháp tiếng Pháp có nhiều ngoại lệ, ví dụ, có cấu trúc “arracher qqch à qqch” (nhổ lật ra) trong đó giới từ đóng vai trò xuất xứ hành động nhưng lại dùng “à”, mà cấu trúc “s’approcher de qq’un/qqch” (tiến lại gần) giới từ « de » đóng vai trò đích đến của hành động. Một ví dụ khác, giới từ “de” và “à” đưa ra 2 nghĩa khác nhau trong cùng một mối quan hệ nội dung và hình thức. Ví dụ : “une tasse de café” (cốc có chứa cà phê) – “de” ý chỉ nội dung mà chiếc cốc chứa đựng. “une tasse à café” (cốc chuyên dùng để uống cà phê) – “à” ý chỉ sự chuyên dụng. Chương III: Cách sử dụng giới từ “de” ,“à” trong tiếng Pháp Giới từ “de” và “à” dùng để nối 2 thành tố trong câu, vị trí của chúng ở: Đứng sau động từ/tính từ/danh từ/đại từ/ một câu. Ví dụ: À Hanoi, les embouteillages sont fréquents.; réussir à Đứng trước 1 nhóm cú pháp: nhóm danh từ, nhóm động từ nguyên thể, nhóm phó từ, nhóm giới từ, đại từ. Cần lưu ý rằng nghĩa sẽ thay đổi khi nhóm cú pháp thay đổi Ví dụ: Un coucher de soleil Cấu trúc “de” + nhóm danh từ không có quán từ thường chỉ thể loại. Trong ví dụ trên nói đến lúc mặt trời lặn so với những lúc khác. Un coucher du soleil Cấu trúc “de” + nhóm danh từ có quán ngữ thường chỉ sở hữu. Ở đây người đọc hiểu đó không phải là sự lặn của bất kì cái gì mà là sự lặn của riêng mặt trời. Trong tiếng Pháp người học thường mắc phải những lỗi cấu trúc động từ, để tránh sai sót, người ta chia động từ thành nhóm đi với giới từ “à” và nhóm đi với giới từ “de” III.1 Nhóm động từ đi với giới từ “à” ♦ Chỉ sự bắt đầu, tiếp tục : se mettre à ♦ Sự thành công : arriver à, réussir à ♦ Sự ép buộc : forcer à, obliger à ♦ Chỉ ý định, mục đích ; sự khuyến khích, thích nghi ; sự không nhiệt tình. III.2 Nhóm động từ đi với giới từ “de” ♦ Chỉ sự yêu cầu, thử nghiệm : essayer de, tacher de ♦ Sự trách cứ, buộc tội : acuser de, soupconner de ♦ Sự tán dương : se flatter de, se féliciter de ♦ Chỉ sự khuyên bảo hay phản đối ; ra lệnh, cấm đoán ; sự sợ hãi ; quên, bỏ sót ; kế hoạch ; sự giả vờ ; sự kết thúc ; vội vã ; vui mừng hay tiếc nuối ; cho phép, chấp nhận ; từ chối. III.3 Nhóm động từ có cấu trúc phức (có cả hai giới từ) - Conseiller à qq1 de faire qqc - Prier à qq1 de faire qqc - Parler à qq1 de qqc III.4 Nhóm động từ thay đổi nghĩa khi thay giới từ đi kèm  ♦ Demander, décider, essayer, manquer... + Il nous a demandé de sortir =>.Anh ấy yêu cầu chúng tôi phải ra ngoài + Il demande à sortir =>Anh ấy xin phép chúng tôi để được ra ngoài. III.5 Động từ khi thay đổi giữa “de”, “à” nhưng nghĩa không đổi Continuer de faire = continuer à faire Chương IV : nghiên cứu trong truyện “Le petit price” “Le Petit Prince” là một tác phẩm tiếng Pháp rất nổi tiếng của Antoine de Saint-Exupery, được xuất bản vào năm 1943 tại New York. Ngôn ngữ trong truyện rất đơn giản vì nó được vẽ nên dưới cái nhìn của những đứa trẻ Tác phẩm này rất đơn giản để đọc và để hiểu. Hơn nữa tác giả đã sử dụng rất nhiều giới từ “de” và “à”, vì vậy chúng tôi đã chọn tác phẩm này để phân tích trường hợp sử dụng của giới từ “de” và “à”. IV.1. Giới từ “de” ♦ Cách thức: - Le roi siégeait, habillé de pourpre et d’hermine, sur un trône très simple et cependant majesteuex. mais la planète était toute encombrée par le magnifique manteau d’hermine. (matière : manteau fabriqué d’hermine et la couleur de ce manteau est pourpre) ♦ Cấu trúc động từ: - Je demande pardon aux enfants d’avoir dedie ce livre a une grande personne. (demander pardon a qqn de faire qqch) - Elles sont toujours besoins d’explications. (avoir besoin de qqch) - Je les ai vues de tres pres. (voir qqn de pres) - Je sortis de ma poche une feuille de papier. (sortir de la poche qqch) - Je t’ordonne tantôt de bâiller et tantôt de (ordonner à qqn de faire qqch) ♦ Nhóm danh từ : - Un coucher de soleil - “Oh! Mais j'ai déjà vu, dit le petit prince qui se pencha pour jeter encore un coup d'oeil sur l'autre côté de la planète” - “Je n'ai pas besoin d'habiter ici.” - carriere de peinture, des tas de contacts, des tas de gens - un crayon de couleur. - une maison de cent mille. - sa planete d’origine. ♦ Nhóm tính từ : - Ne pars pas, répontit le roi qui était si fier d'avoir un sujet. ♦ Nguyên nhân : - “- Honte de quoi? . - Honte de boire.” - “Je suis très vieux, je n'ai pas de place pour un carrosse, et ça me fatigue de marcher. ” - “Après cinq minutes d'exercice le petit prince se fatigua de la monotonie du jeu: ” ♦ Nhóm giới từ : - Le mystère de sa présence, contemplation de son trésor. - “J'avais le reste du jour pour me reposer, et le reste de la nuit pour dormir” - “- C'est possible. Donc, quand la moralité de l'explorateur paraît bonne, on fait une enquète sur sa découverte. ” - “Ca c'est enfin un véritable métier! Et il jeta un coup d'oeil autour de lui sur la planète du géographe” ♦ Sở hữu : - Ce ne serait pas la faute du général. ♦ Thể loại : - Si j'ordonnais à un général de voler une fleur à l'autre à la façon d'un papillon, ou d'écrire une tragédie, ou de se changer en oiseau de mer, et si le général n'exécutait pas l'ordre reçu, qui, de lui ou de moi, serait dans son tort? IV.2. Giới từ “À”: ♦ Nhóm tính từ: - Il est contraire à l’étiquette de bâiller. - “C'est utile à mes volcans, et c'est aussi utile à ma fleur, que je les possède. Mais tu n'est pas utile aux étoiles.” ♦ Cấu trúc động từ : - Car le roi tenait essentiellement à ce que son autorité fu^t respectée. (tenir à qqch) - “Je suis sérieux, moi, je ne m'amuse pas à des balivernes!” (s’amuser à) - “- Et à quoi cela te sert-il d'être riche? ” (sercir à) - “ le petit prince ne parvenait pas à s'expliquer à quoi pouvaient server ” (parvenir à / s’expliquer à qqn) - “Et puis j'enferme à clef ce papier-là dans un tiroir.” (enfermer à qqch). - J’etais fier de lui apprendre que je volais. (apprendre a qqn) - Je t’ai donne un tout petit mouton. (donner qqch a qqn). ♦ phương tiện : - S'il l'avait détendu lui-même, il aurait pu assister, non pas à quarante-quatre, mais à soixante-douze, ou même à cent, ou même à deux cents couchers de soleil dans la même journée, sans avoir jamais à tirer sa chaise! ♦ Mục đích : “- Bien sûr. Quand tu trouves un diament qui n'est à personne, il est à toi.” Kết luận Với nghiên cứu này, chúng tôi đã cố gắng hệ thống lại cách sử dụng của giới từ “de” và “à”. Chúng tôi tin rằng công trình này sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu chúng rõ hơn và tránh được những lỗi sai trong khi sử dụng. Tuy nhiên, công trình này vẫn còn nhiều hạn chế. Chúng tôi rất muốn nhận những lời khuyên của thầy cô và các bạn để làm hoàn thiện nó. Chúng tôi hi vọng tiếp tục những bài nghiên cứu khác trong lĩnh vực này sẽ tốt hơn để những người học sẽ không gặp phải những vấn đề về hai giới từ này. Nguồn tài liệu De Saint Exupery A, “Le Petit Prince”, HN, collection bilingue populaire, 1987. Charaudeau P., “Grammaire du sens et de l’expression” Paris, Hachette, 1992. Dubois (J.) Et Lagane, R., « La nouvelle grammaire du français », Paris, Larousse, 1973. “Grand Larousse de langue français”, Paris, Larousse, 1978. GREVISSE M., “Le bon usage”, Paris, Duculot, 10ème édition 1967. Michèle Boularès & Jean- Louis Frérot, “Grammaire progressive du français  avec 400 exercices”, song ngữ Pháp-Việt, biên dịch : Phạm Tuấn - Tăng Văn Hùng - Diệu Hương , Nhà xuất bản Thanh Niên. Maurice Roulean (en collaboration avec Lise Pepin), “Est-ce à, de, en, par, pour, sur ou avec? ”, la préposition vue par un praticien,2000.