Giọng điệu của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975

TÓM TẮT Thơ ca là tiếng nói khởi nguồn từ nhu cầu giãi bày của tâm hồn nghệ sĩ. Giọng điệu chính là một phương thức bộc lộ rõ nhất những trạng thái cảm xúc của cái tôi trữ tình. Với những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình, giọng điệu thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 cũng mang nhiều sắc thái, cung bậc. Đội ngũ sáng tác trẻ đã cùng hoà giọng, tạo nên nền thơ mang âm hưởng của một thời đại hào hùng. Khát vọng giải đáp những vấn đề nóng bỏng của hiện thực chiến tranh, khám phá bản chất cuộc sống đã tác động đến giọng điệu chung của cả nền thơ bấy giờ. Thế hệ nhà thơ trẻ có những bức chân dung tự hoạ với một sắc giọng mang tầm vóc thời đại mới, tạo nên bản sắc sáng tạo riêng của thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 trong nền thơ hiện đại.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 415 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giọng điệu của cái tôi trữ tình trong thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 8 - Thaùng 2/2012 GIỌNG ĐIỆU CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 - 1975 BÙI BÍCH HẠNH(*) TÓM TẮT Thơ ca là tiếng nói khởi nguồn từ nhu cầu giãi bày của tâm hồn nghệ sĩ. Giọng điệu chính là một phương thức bộc lộ rõ nhất những trạng thái cảm xúc của cái tôi trữ tình. Với những biểu hiện đa dạng của cái tôi trữ tình, giọng điệu thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 cũng mang nhiều sắc thái, cung bậc. Đội ngũ sáng tác trẻ đã cùng hoà giọng, tạo nên nền thơ mang âm hưởng của một thời đại hào hùng. Khát vọng giải đáp những vấn đề nóng bỏng của hiện thực chiến tranh, khám phá bản chất cuộc sống đã tác động đến giọng điệu chung của cả nền thơ bấy giờ. Thế hệ nhà thơ trẻ có những bức chân dung tự hoạ với một sắc giọng mang tầm vóc thời đại mới, tạo nên bản sắc sáng tạo riêng của thơ trẻ Việt Nam 1965 - 1975 trong nền thơ hiện đại. ABSTRACT Poetry is the voice of artists, which is created from the needs of expressing their feelings. Tone is the mode which most clearly shows the emotional status of the lyrical ego. With the multiform expressions of the lyrical ego, the tone of the Vietnamese youth poetry of 1965 – 1975 carries many aspects and tones. Expressing the same voice, the young poets at that time together created the poetical background of a magnanimous age. Aspiration for answering the pressing problems of war reality and the discovery of the nature of life affected the common tone of the poetry at that time. The generation of young poets had their self-portraits with a tone of the new age’s stature, which created the creativity of the Vietnamese youth poetry of 1965 – 1975 in modern poetry. (*)Với tâm thế cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai, một lớp nhà thơ đã in dấu đậm nét vào hành trình thơ của thế hệ đi trước còn dang dở. Họ dấn thân vào cuộc đời sáng tác với nguyện ước làm thơ ghi lấy cuộc đời mình (Hữu Thỉnh). Đó là lớp nhà thơ đối mặt với chiến tranh và nếm trải bi kịch chiến tranh - đội ngũ các nhà thơ trẻ. Họ đến với thơ bằng trái tim tự nguyện của lớp tuổi hai mươi, ba mươi xanh màu áo lính (Thanh Thảo). Trưởng thành từ sự giằng xé mất mát trong chiến tranh, các cây bút trẻ mang vào thơ chất liệu bộn bề của hiện thực. Họ đến với thơ ca như một sự (*) ThS, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng thúc bách của thời đại và cũng chính từ nhu cầu tự thân bức bách. Với đội ngũ nhà thơ trẻ, còn giao hưởng nào hơn giao hưởng Trường Sơn (Phạm Tiến Duật). Họ hướng vọng về những âm thanh thật, những mảng màu thật, thậm chí những mảng màu tang tóc của chiến tranh. Chính thơ trẻ 1965 - 1975 đã hoàn tất diện mạo thơ cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, với giọng điệu hoà phối vào bản hùng ca của cả nền thơ mà vẫn giữ được những sắc giọng riêng tây không trộn lẫn. Các nhà thơ trẻ đã tiếp bước chặng đường thơ cách mạng lớp trước, với những bản sắc thơ giàu cá tính sáng tạo và những hồn thơ làm xáo động một thời. Nền BÙI BÍCH HẠNH thơ 1965 – 1975 là nơi quy tụ đông đảo đội ngũ sáng tác trẻ sung sức, từ những vùng miền khác nhau của Tổ quốc. Nếu thơ trẻ miền Bắc đã khắc dấu sắc cạnh vào nền thơ hiện đại, thơ vùng giải phóng cũng tạo được nhiều phong cách riêng thì thơ thành thị miền Nam cũng tạo dựng được những cá tính sáng tạo đáng ghi nhận. Tất cả sự góp mặt đó đã mang đến cho thơ trẻ 1965 - 1975 sự đa dạng của diện mạo cái tôi trữ tình, vốn là một trong những phương diện quan trọng hình thành tiếng nói trữ tình của thơ ca. Giọng điệu trong văn học thể hiện qua lời văn nghệ thuật thấm đẫm cảm xúc, thái độ của chủ thể trữ tình trước hiện thực cuộc sống. “Không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi đau, những xót xa trước thân phận con người” [2,34]. Là phạm trù thẩm mĩ của văn học, giọng điệu trong thơ trữ tình thấm đẫm tính chủ quan và mang đậm cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Chính vì vậy, khám phá giọng điệu trữ tình là cách đi sâu vào thế giới cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 – 1975. Giọng điệu chính là “bản tự thuật của tâm trạng”. Hữu Thỉnh từng dõng dạc: Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình. Bằng Việt cũng hùng hồn cùng tuyên ngôn: Cả thế hệ dàn hàng gánh đất nước trên vai. Lâm Thị Mỹ Dạ thể hiện chất giọng vừa tự hào vừa đau xót trong một tiếng lòng đồng điệu. Xuân Quỳnh lại ám ảnh cùng những đam mê, tận tụy trong từng sắc giọng yêu thương. Trần Quang Long da diết trong từng trăn trở. Ngô Kha lại mang sắc giọng ám ảnh va siết về những bi kịch chiến tranh “Từ cảm hứng chủ đạo đến giọng điệu thi ca, nhà thơ luôn cần phải hiện diện. Chính cái khác nhau của những cái tôi trữ tình góp phần quyết định tạo nên những tiếng nói thơ ca khác nhau” [3,74-75]. 1. GIỌNG HÀO SẢNG, NGỢI CA Là một yếu tố của thi pháp, giọng điệu vừa có khả năng khu biệt sự độc đáo của từng phong cách vừa thể hiện tư tưởng nghệ sĩ. Giọng điệu chịu sự chi phối của điểm nhìn nghệ thuật. Bởi điểm nhìn - cái nhìn nghệ thuật “thể hiện chiều sâu tư tưởng và sự nhạy bén của nghệ sĩ”. Vì thế, thơ trẻ thể hiện sự phong phú của giọng điệu ứng với sự đa dạng điểm nhìn của chủ thể trữ tình. Khi cái tôi hướng đến cái nhìn ngợi ca, tự hào trước chân dung đất nước và con người, giọng thơ hào sảng mang đậm chất sử thi. Đó là giọng thơ ngập tràn cảm xúc của một tâm hồn phơi phới đang mở lòng bắt nhịp thời đại. Với cái tôi hướng nhìn về tầm vóc đáng tự hào của đất nước, giọng ngợi ca, hào sảng trở thành “chủ âm”. Thơ ca kháng chiến vốn đã mang sắc giọng trân trọng, tự hào lịch sử oanh liệt. Khi nhìn vào những đau xót trong quá khứ, thấm hiểu cái giá của máu và nước mắt cha ông, nghệ sĩ đã thể hiện sắc giọng hàm ơn. Đến thế hệ thơ trẻ, Nguyễn Khoa Điềm cũng cất dựng một hình tượng đất nước qua lăng kính ngưỡng vọng. Giọng thơ không giấu nổi niềm tha thiết, tự hào về hình tượng đất nước có từ trong truyền thống: Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy/ Những cuộc đời đã hoá núi sông ta (Đất Nước – Trích trường ca “Mặt đường khát vọng”). Nhà thơ mang chất giọng tin yêu, trân trọng, hân hoan khi nghĩ về cội nguồn của dân tộc: Ôi những dòng sông bắt nước từ đâu/ Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát/ Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác/ Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi. Lưu Quang Vũ miên man trong miền cảm xúc của người lính vừa vào quân ngũ, với niềm GIỌNG ĐIỆU CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 - 1975 tự hào rạng rỡ. Tác giả đưa thơ vào vùng hân hoan, rạo rực. Giọng điệu thơ căng ra trong niềm vui lí tưởng cách mạng và lí tưởng cuộc đời: Con đường quê hương, con đường yêu thương/ Nối với vạn nẻo đường đất nước/ Náo nức ngày đêm xe xuôi ngược/ Đi ra tiền tuyến xa gần (Những con đường). Với Phạm Ngọc Cảnh, giọng điệu hừng hực khí thế của tuổi trẻ gửi vào cả tình yêu dành cho đất Mẹ. Bao trùm cả tập thơ “Ngọn lửa dòng sông” là sắc giọng của niềm hứng khởi, tự hào. Gần như tác phẩm nào cũng được phả vào giọng hào sảng của thời đại chống Mĩ. Nghĩ về quá khứ của cha ông, giọng thơ rộn ràng trong điệu hát; nhịp điệu câu thơ như dồn dập, thể hiện cảm xúc không thể kiềm nén trước tinh thần lạc quan đẹp đẽ của truyền thống cha ông: Nghìn đời cha ông/ Lưng bầm vai rát/ Một lưỡi cuốc cùn/ Một dây khố nát/ Đạp lên gai rừng/ Vừa đi vừa hát/ Máu trộn đất bùn/ Gieo từng nắm hạt (Bài ca pháo thủ). Giọng điệu trữ tình là biểu hiện rõ nét nhất thế giới tâm hồn của người sáng tạo. Trong cái nhìn sử thi, không chỉ có nguồn cảm hứng ca ngợi, cổ vũ mà xuất phát từ tinh thần dân tộc, từ niềm kiêu hãnh về quê hương đất nước, thơ trẻ 1965 – 1975 còn ngập tràn chất giọng sục sôi căm thù: Trận gió lốc xoáy vào lòng khẩu đội/ Nín lặng, cúi đầu, nghiến chặt hàm răng/ Một vòng người – quấn một vòng tang! (Viên đạn căm thù – Phạm Ngọc Cảnh). Giọng căm hờn khi đã lên đến cao trào, người đọc bắt gặp trong thơ trẻ sắc giọng của sự quả quyết. Tiếng nói đầy khí thế khắc cả vào những cung bậc thúc giục, vang dội của tinh thần thế hệ: Mưa gầm lên tưởng cuốn cả cây rừng/ Mây xám, mưa tuôn, kẻ thù: mưa lửa/ Trăm trận đánh đồi xanh thành đồi đỏ/ Thành màu cờ cháy rực suốt mùa mưa (Tiểu đội bộ binh trên chốt mùa mưa - Nguyễn Đức Mậu). Đối mặt với nỗi đau dân tộc bị đọa đày lăng nhục, các nhà thơ trẻ không đi ra khỏi mạch cảm hứng chung – rửa sạch nỗi đau hận thù. Giọng thơ như uất nghẹn, có lúc như vỡ ra trong âm hưởng căm hờn. Trong cái tôi dấn thân và quả quyết hành động là sắc giọng của uy quyền, thách thức: Nào thép gai, ta xé thép gai!/ Nào xe Mĩ, ta đốt bùng xe Mĩ!/ Hồ sơ quân sự học đường thì ta quăng vào lửa/ Ảnh Thiệu, Ních - xơn ta vạch mặt, bôi vôi! (Xuống đường – trích trường ca “Mặt đường khát vọng”). Khi thể hiện lòng căm phẫn tột cùng đối với kẻ thù, thơ trẻ dấy lên giọng điệu của những tình cảm hân hoan mãnh liệt về một tương lai rạng ngời của dân tộc. Theo quan niệm của đội ngũ thơ trẻ, đặc biệt là các cây bút trong lòng đô thị miền Nam, thơ ca là tiếng hát say sưa với niềm tự hào, kiêu hãnh. Càng đau đớn, hi sinh, càng bội phần căm thù thì sắc giọng ấy càng thường trực trong những trái tim rát bỏng căm thù: Định mệnh con người không ở trong tay thượng đế/ Tiền nhân dạy ta làm chủ đời mình/ Trong gió heo may mùa thu thế kỉ/ Có ai ngờ dân tộc đã vùng lên? (Mùa thu, trên đường về - Đông Trình). 2. GIỌNG NỒNG ẤM, TIN YÊU Chính cái tôi trữ tình ắp đầy khát vọng đã tạo nên sắc giọng tin yêu đằm thắm trong thơ trẻ. Dẫu ngợi ca mang hơi hướng của một thời đại cả đất nước lên đường ra trận, song người nghệ sĩ còn chuyển mạch cảm hứng hào sảng của một thời đại âm vang vào những niềm tin giản dị - đằm thắm mà cũng rất đỗi mãnh liệt. Đây chính là sắc giọng tạo dựng được từ điểm nhìn sử thi. Khi những cảm hứng hô hào, cổ vũ, thậm chí lòng căm giận đã lên đến đỉnh điểm, con người thơ chạm vào những BÙI BÍCH HẠNH không gian của yêu tin, hứa hẹn. Giọng thơ vì thế chuyển sang một gam khác, thể hiện cái tôi đầy ắp niềm tin vào sự đổi đời của dân tộc và sự thay đổi thân phận con người: Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa/ Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa/ Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa/ Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào/ Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi. (Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm). Thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Đức Mậu cũng bàng bạc giọng yêu tin, lời thơ như ngân nga trong nguồn cảm xúc dâng trào về hình ảnh ngày vui chiến thắng, một ngày mai đất nước là những bài ca: Cây phong lan giữa vùng bom đạn, mơ ngày mai đôi bờ mở hội, những khuôn mặt dáng người hồ hởi, cây đàn vang vọng mãi âm thanh Trong tư duy thơ trẻ, điểm đến cuối cùng của những tình cảm quê hương, niềm hướng vọng lớn lao nhất của con người thời chiến là khát vọng đoàn tụ, viên thành. Vì thế, trải trên khắp các tác phẩm thơ ca là niềm tin. Trước sự tan rã, thảm bại của kẻ thù, giọng điệu yêu tin càng có chỗ để neo đậu, chắp cánh cho hồn thi sĩ thăng hoa, về với bến đỗ của quan niệm nghệ thuật về cuộc sống, chiến tranh – không thế lực nào, không điều gì có thể xóa đi niềm tin của con người. Thơ trẻ bấy giờ mang sắc giọng của lí tưởng sống vốn ăn sâu vào tâm thức của con người đã phải trả giá quá đắt cho những tháng ngày tang tóc: Đạn bom giặc hãy trả lên đầu giặc/ Người Việt Nam hãy về với Việt Nam/ Đây bát cơm mẹ già đang đợi chờ con/ Đây đồng ruộng mênh mông dang vòng tay đón/ Êm ấm làm sao, nghĩa đồng bào rộng lớn/ Tha thiết làm sao tiếng gọi quê hương/ Khoác súng lên vai, kèn trỗi lên đường/ Một đời mới khai sinh mùa xuân mới (Bài ca khởi nghĩa - Trần Quang Long). Ngay cả tâm tưởng của con người khi hướng về khoảng kí ức ngày xưa cũng ấm áp trong cái nhìn tin yêu. Giọng nồng ấm yêu thương, dịu dàng tình mẫu tử trong thế giới hồi tưởng của Hoàng Nhuận Cầm ắp đầy những điều yên lành, xao động tâm tư. Tứ thơ mở ra một câu chuyện đẹp về hình tượng người mẹ có tình yêu với cái chấm nôi hiền thật bé, ở đó, giọng dịu ngọt là gam chủ đạo: Cái chao nôi đủ thành con sóng bể Mẹ đã nghiêng nôi - chấm vào giữa trời xanh Chấm theo cả những khát khao đẹp nhất Con ngước nhìn lên trời cao xanh ngút mắt Mẹ hiện ra như mây trời trong khúc hát đầu tiên (Má và mẹ) Từ cảm hứng lạc quan, các cây bút còn tạo nên một cung bậc giọng điệu khác, làm nên nét duyên cho thơ trẻ giai đoạn này. Cái tôi trữ tình trong cái nhìn trẻ trung, tươi tắn đã tạo nên giọng thơ tinh nghịch, dí dỏm. Nguyễn Duy khám phá cái mái tăng của mình là một bầu trời vuông. Với một hồn thơ xao động, Hoàng Nhuận Cầm cũng lắng lòng mình bắt gặp âm thanh của tiếng chim; thật lạ, thanh âm trở nên có dáng, có hình và có cả cái xôn xao của tâm hồn người lính: Mũ tai bèo khẽ nghiêng nghiêng/ Nghe lăn lăn những tiếng chim xuống hầm. Nguyễn Đức Mậu lại có cả ngăn yêu thương cho mảnh trời riêng; giọng thơ thoảng niềm vui ngạc nhiên trước những điều giản dị trong chiến trường: Người nằm nghiêng súng cũng nằm nghiêng/ Người ngồi ngủ, súng ôm ghì trước mặt (Đơn vị ngủ rừng theo đội hình đánh giặc). Chính sự gắn bó cùng đời sống chiến trận với cái nhìn của người trong cuộc mà chất giọng lạc quan pha chút dí GIỌNG ĐIỆU CỦA CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TRẺ VIỆT NAM 1965 - 1975 dỏm nhẹ nhàng như thế đã tự nhiên đi vào thơ trẻ. Không chỉ có niềm tin vào tương lai của cuộc chiến đấu, ngày mai của dân tộc hay khoảng kí ức của đời người mới là mạch cảm hứng chủ đạo tạo nên sắc giọng yêu tin, khát vọng trong thơ trẻ Việt Nam 1965 – 1975 mà nét trong trẻo, đằm thắm trong những mối tình thời chống Mĩ cũng nhen lên trong thế giới nghệ thuật thơ trẻ những âm sắc của giọng điệu nồng ấm, khao khát. Tình yêu trong giai đoạn này cũng thanh thoát, dịu nhẹ như không gian chiều, trong giọng thơ đằm thắm: Chiều xuống cánh chim bay/ Như nụ cười thoáng gặp/ Như vầng trăng mới mọc/ Như mối tình mới yêu (Chiều - Lưu Quang Vũ). Hay có khi chất giọng trong trẻo, da diết của Lưu Quang Vũ lại bắt nhịp cho tác giả thổ lộ những tâm sự kín đáo: Giấc mơ lạ về theo cơn gió lạ/ Cơn gió quen thầm thĩ giấc mơ quen/ Cầm tay nhau run rẩy cả trời đêm/ Trong mắt ướt một vì sao thoáng hiện (Mùa gió). Chất giọng trong vườn thơ tình yêu của thời cả nước lên đường nhìn chung ấm áp, nồng nàn. Nỗi nhớ cũng phả nét thanh khiết, giản dị đến yên lòng: Nhớ em khi đang sang sông/ Nghe em là sóng bập bùng đưa chân (Nhớ - Nguyễn Duy). Dù trong hoàn cảnh chiến tranh, chia cắt có khi là vĩnh viễn song hầu hết cái tôi trữ tình trong thơ trẻ chống Mĩ sống cùng thế giới tình yêu với những cung bậc trong trẻo, đằm thắm, dịu nhẹ. Giọng thơ tình vì thế là hoà âm của những âm điệu dịu dàng, thanh thoát. Với cái nhìn về tình yêu thuở đầu trong sáng, lãng mạn, Dương Hương Ly – nhà thơ đại diện cho đội ngũ trên tiền tuyến lớn miền Nam – đã phối giọng trong trẻo, khỏe khoắn vào những lời tình tứ: Một tiếng chim ngân/ Một làn gió biển/ Một sớm mai xuân trước cửa hầm dã chiến/ Thấy trời xanh xao xuyến ở trên đầu/ Ta vẫn thầm hái hoa tặng nhau (Bài thơ tình yêu - Dương Hương Ly). Hầu hết vườn thơ tình yêu giai đoạn 1965 – 1975 ngào ngạt sắc hương của lời tin yêu đằm thắm mà cũng không kém phần da diết, không chỉ hứa hẹn mà còn là trao gửi yêu tin. Hướng về tình cảm lớn lao của dân tộc, những con người yêu nhau trong thời khốc liệt vẫn gieo vào nhau niềm tin giản dị đến nao lòng. Ấp ủ trong những trái tim yêu đằm thắm vẫn là khát vọng và niềm tin cháy bỏng về một ngày mai gặp mặt. Dẫu muôn trùng cách trở song sự chờ đợi của họ vẫn là điểm đến của tình yêu: Cơn dông là đôi mắt em cười/ Chiều lạ quá, chiều ơi lay động mãi/ Giá lại phải băng qua trăm ngả đường phá hoại/ Thì hẳn chỗ cuối cùng, anh gặp vẫn là em (Những đoạn thơ tình viết giữa hai cuộc chiến tranh phá hoại - Bằng Việt). Với cái tôi trữ tình đa đoan, lật trở nhiều nỗi niềm riêng tư thì giọng điệu bi quan, giằng xé có khi chi phối hồn thơ song không phải là nỗi buồn ám ảnh một đời. Đó chỉ là chặng đổ vỡ lòng tin tạm thời để về sau, lạc quan lại bừng sáng trong giọng điệu đậm chất suy tư. Khi đời tư đã lành lặn, giọng xốn xang hạnh phúc ngỡ òa lên nức nở: Bỗng một ngày em tới em ơi/ Anh gặp biển khơi gặp nhà ga bóng mát/ Anh thấy chân trời tuổi thơ bát ngát/ Em dạy anh nhìn cái thật của đời/ Hiểu bao điều lòng anh vẫn non tươi/ Chẳng còn là đám mây rách rưới/ Từ nay có nhau từ nay không còn bóng tối (Những ngày chưa có em - Lưu Quang Vũ). Khi hạnh phúc tái sinh, giọng thơ ấm áp trong lời tâm niệm hàm ơn cuộc sống: Chúng ta đi bên nhau trên mặt đất/ Dẫu chỉ riêng điều đó là có thật/ Đủ cho anh mãi mãi biết ơn đời (Em - Lưu Quang Vũ). BÙI BÍCH HẠNH 3. GIỌNG NGHIỆM SUY, CHẤT VẤN Mang tâm thế tự nghiệm, cái tôi trữ tình trong thơ trẻ 1965 – 1975 luôn dằn vặt và không nguôi đi tìm lời giải đáp về nhiều vấn đề bức thiết của đời sống chiến tranh, nhất là vấn đề thân phận dân tộc, số phận con người, cái còn lại đằng sau những vinh quang, mất – còn Chính vì thế, bên cạnh những sắc điệu hoan ca, lạc quan, đẫm yêu tin, thơ trẻ còn dành một khoảng ngẫm suy trong sắc giọng suy tưởng, chất vấn. Ở đó, cái tôi trữ tình trải nghiệm cùng những điều lớn lao gắn chặt với sinh mệnh dân tộc, đến những điều tưởng rất đời thường. Chiến tranh trong nhãn quan của thế hệ thơ trẻ đâu chỉ là đường ra trận mùa này đẹp lắm (Phạm Tiến Duật), không chỉ là chiến công thành điệp khúc suốt mùa thu (Hoàng Nhuận Cầm) mà đó còn là tổn thất, thương tật, di chứng. Dù trong dòng chung của thơ chống Mĩ, những ngẫm suy như thế không phải là tư tưởng chủ đạo song đó là sắc diện rất thật của cái tôi trữ tình. Trong tư duy thơ trẻ miền Nam, hằn sâu vào cuộc sống là nỗi buồn chiến tranh. Cảnh tượng chới với của con người bị bỏ lại phía sau những trận càn đã trở thành niềm đau dai dẳng, đâu đâu cũng là dấu vết của thương tổn chiến tranh. Giọng điệu hẫng hụt gieo vào những dòng thơ tự do với biên độ câu thơ dài ngắn đan xen càng tạo nên chất trầm buồn, day trở: giữa lòng quê/ cuộc chiến bỏ quên người/ xe lăn đi/ đất mở rộng cơn đau/ đường gai chạy qua đồng máu chảy (Hành trình - Ngô Kha). Sự thật của cuộc chiến là những vành khăn tang, những “vòng trắng”. Trong lòng đô thị miền Nam, với cái tôi thơ trẻ, sự thật nghiệt ngã về chiến tranh là những gì họ phải chứng kiến hàng ngày, là hình ảnh tội nghiệp của những con người hoảng hốt trong nỗi đau vĩnh viễn mất người thân: khi trời đổ mưa/ tôi thấy người chị/ tay cầm cây nhang/ với vầng mây cô đơn trải làm khăn chế/ tôi thấy người lính trẻ/ chĩa súng dài trên mặt nước/ với giòng sông/ tôi thấy đứa bé mồ côi/ ngước nhìn ảnh cha/ với tương lai trên chiến địa (Mùa đông chiến tranh ở Huế - Ngô Kha). Những nghiệm suy về bức tranh xót đau của cuộc sống đạn lửa có khi còn phối vào trong thơ trẻ âm điệu của niềm bi quan, tuyệt vọng. Trở đi trở lại trong hồn thơ là nỗi ám ảnh về cái chết, về sự ra đi, về những âm thanh tức tưởi của con người. Đây là giọng điệu thể hiện rất rõ cái tôi nếm trải đến tận cùng hiện thực đổ vỡ của chiến tranh. Giọng thơ chùng xuống nhưng cũng thao thiết với niềm đau thấm thía. Giọng bi quan trải trên hàng loạt hình tượng thơ đầy ám gợi: Bây giờ con sống đây/ Bên những người đã chết/ Bên những người đang chết/ Cuộc sống mù lòa giữa mặt trời đen/ con mang máng thấy mình còn sống/ Khi ngồi âm thầm đếm nhịp trái tim/ Và con đếm nhịp trái tim/ Trong cơn hấp hối (Thưa mẹ, trái tim - Trần Quang Long). Thơ trẻ dường như có một sự chuyển đổi chất giọng trong trẻo hồn hậu sang bè trầm của giọng buồn. Dấu ấn đời tư có khi hằn vào thơ viết về dân tộc sự xót xa, hoài nghi