Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa

1. Đặt vấn đề Dư Hoa là một trong những cây bút quan trọng của nền văn học Trung Quốc đương đại. Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà tác phẩm của ông còn được đón đọc rất nồng nhiệt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dư Hoa sinh ngày 03/04/1960 tại Sơn Đông, sau cùng cha mẹ chuyển tới huyện Hải Diêm - tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Ông bắt đầu sáng tác từ 1983, đến nay đã xuất bản 4 tiểu thuyết, 6 tập truyện vừa và ngắn, 3 tập tuỳ bút. Tác phẩm của Dư Hoa được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản tại nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Hy Lạp, Na Uy, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tác phẩm chính có: Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ, Hò hét trong mưa bụi, Tình yêu cổ điển, Tôi không có tên. Trong đó các tác phẩm Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, tập truyện Tình yêu cổ điển, và tiểu thuyết Huynh đệ được dịch giả Vũ Công Hoan chuyển ngữ sang tiếng Việt và Nxb.Công an Nhân dân xuất bản được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt [1]. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có một công trình nào dành sự quan tâm thoả đáng cho Huynh đệ. Bài viết của chúng tôi bàn về một phương diện trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết này là giọng điệu tự sự.

pdf9 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci. Science., 2010, Vol. 55, No. 7, pp. 38-46 GIỌNG ĐIỆU TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT HUYNH ĐỆ CỦA DƯ HOA Nguyễn Thị Hưởng Trường Đại học Hà Nội 1. Đặt vấn đề Dư Hoa là một trong những cây bút quan trọng của nền văn học Trung Quốc đương đại. Ông không chỉ nổi tiếng trong nước mà tác phẩm của ông còn được đón đọc rất nồng nhiệt ở nhiều quốc gia trên thế giới. Dư Hoa sinh ngày 03/04/1960 tại Sơn Đông, sau cùng cha mẹ chuyển tới huyện Hải Diêm - tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc. Ông bắt đầu sáng tác từ 1983, đến nay đã xuất bản 4 tiểu thuyết, 6 tập truyện vừa và ngắn, 3 tập tuỳ bút. Tác phẩm của Dư Hoa được dịch ra nhiều thứ tiếng và xuất bản tại nhiều nước như Mỹ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Thụy Điển, Hy Lạp, Na Uy, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Tác phẩm chính có: Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, Huynh đệ, Hò hét trong mưa bụi, Tình yêu cổ điển, Tôi không có tên... Trong đó các tác phẩm Sống, Chuyện Hứa Tam Quan bán máu, tập truyện Tình yêu cổ điển, và tiểu thuyết Huynh đệ được dịch giả Vũ Công Hoan chuyển ngữ sang tiếng Việt và Nxb.Công an Nhân dân xuất bản được độc giả đón nhận khá nồng nhiệt [1]. Tuy nhiên, hiện ở Việt Nam chưa có một công trình nào dành sự quan tâm thoả đáng cho Huynh đệ. Bài viết của chúng tôi bàn về một phương diện trong nghệ thuật tự sự của tiểu thuyết này là giọng điệu tự sự. 2. Nội dung nghiêu cứu 2.1. Giọng điệu lạnh lùng, từng trải Lối kể chuyện khách quan, lạnh lùng của Dư Hoa trong tiểu thuyết Huynh đệ thể hiện ở ngay cách gọi tên nhân vật trong tác phẩm. Ông như người đứng tách biệt ra trước cuộc sống, không tỏ ra mảy may động lòng khi nhắc đến nhân vật, dù đó là một người tốt, một người có số phận đáng thương hoặc một người tráo trở, một kẻ đầu cơ, độc ác hay một người nhà quê nghèo khó, từ nhân vật chính đến các nhân vật phụ, từ người có tên đến người không tên đều được gọi bằng một giọng điệu không tỏ ra yêu quý, cũng không căm ghét, không bênh vực cũng không lên án. Ví như nhân vật Lý Trọc được gọi là: Lý Quang Đầu, chú bé nghèo khó, thằng nhóc lưu manh, thằng nhóc khốn kiếp, thằng lỏi con, cậu bé, địa chủ con, “cái mông 38 Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa đít non”, “vua mông đít”, diêm vương tí hon, thằng Lý Trọc, ma vương sống giữa cõi người, một nhà buôn trời sinh, Lý Xưởng trưởng, nhà buôn rác thải, Lý Tổng giám đốc, nhà tỉ phú, nhà siêu tỉ phú, cậu, hắn, hắn ta, anh ta. . . ; nhân vật Tống Cương: cậu bé tội nghiệp, địa chủ con, anh, chàng trai khôi ngô, anh chàng yêu văn học. . . ; nhân vật Tống Phàm Bình: thầy giáo Tống Phàm Bình, thầy giáo trung học, danh nhân của thị trấn Lưu, Tống Phàm Bình cao to, người đàn ông có thân hình khôi ngô, chàng rể, người chồng tái hôn, bố đẻ Tống Cương, bố dượng Lý Trọc, “địa chủ Tống Phàm Bình”. . . ; đám đông quần chúng thì được gọi là: đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, phụ nữ, trẻ con, những con vật tội nghiệp, một lũ dốt nát, bọn bịp bợm đĩ thoã, bọn nhà báo, lũ nhà quê. . . Trong tác phẩm của mình, Dư Hoa hướng tới nhiều loại người và có lúc người đọc có cảm giác như ông chán ghét tất cả. Ngòi bút của ông cứ chờn vờn như sẵn sàng lia bất kì đối tượng nào lên trang giấy. Bởi vậy, nhân vật của Dư Hoa hầu như không có nhân vật nào hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu. Họ luôn có một kết cục bi thảm do chính tính cách của họ mang lại. Với Dư Hoa, việc quá nhân ái, bao dung, hi sinh hết mình cho người khác cũng là một nhược điểm. Cái nhìn xã hội của Dư Hoa tỏ ra sắc sảo với những mặt trái của xã hội. Con người trong xã hội này thật dễ rơi vào những cái tầm thường, xấu xa, đáng cười. Mỗi một trang viết của ông là một sự thật được nhà văn phóng to, tô đậm để cho ta dễ thấy, phải thấy. Ông khiến người ta cười, rồi giật mình và chua chát nhận ra những bất công cùng với những thói hư tật xấu nhan nhản trong cuộc đời này, trong mỗi người. Có thể nói, nhà văn đã truyền sang ta một ý thức tỉnh táo: đừng ảo tưởng là sẽ có một sự công bằng trong xã hội, đừng ảo tưởng có một nhà doanh nghiệp làm giầu một cách trong sạch và chính trực, đừng ảo tưởng nhà văn nhà báo là người chỉ biết nói sự thật, đừng ảo tưởng một người con gái ngây thơ sẽ suốt đời là một người vợ ngoan, đừng ảo tưởng một ai tốt với người khác thì sẽ luôn được đền đáp và sẽ có một kết cục tốt đẹp, đừng ảo tưởng một ngày nào đó mình không sa ngã trước sức cám dỗ ghê gớm của cuộc sống. . . Huynh đệ tạo dựng một không gian bức bối, ngột ngạt, điên đảo. Nhà văn đã dồn nén tất cả sự phẫn uất tột độ vào trong một giọng điệu khách quan, lạnh lùng đến mức tàn nhẫn để kể lại cơn ác mộng, những bi - hài kịch khó tin. Vốn là một nhà văn rất ít khi miêu tả các nét về ngoại hình của nhân vật, nhưng chỉ cần vài nét phác họa mang tính chất lược thuật một cách đơn sơ cũng đủ làm nổi bật bản chất của sự việc. Đặc biệt hơn, với những đoạn văn ít ỏi như vậy đã bộc lộ rất rõ giọng điệu khách quan, lạnh lùng của tác giả. Ví dụ: “Cuối cùng, chủ nhân của năm cái mông cũng lao ra giận dữ, nghiến răng nghiến lợi, the thé thét lên, khóc khóc, mếu mếu. Khóc khóc mếu mếu là cái mông be bé không đáng nhắc đến trong con mắt của Lý Trọc, một bé gái mười một, mười hai hay mười ba tuổi, hai tay ôm mặt, khóc đến nỗi toàn thân run bần bật, cứ làm như cô bé vừa bị Lý Trọc cưỡng hiếp, chứ không phải bị nhòm trộm (. . . ). Sau khi cái mông tròn như cuộn lại đi xa, cái mông bé tẻo teo khóc khóc mếu mếu cũng đi nốt, một cái mông gầy gầy xương 39 Nguyễn Thị Hưởng xương buột mồm chửi Lý Trọc, phì phì nhổ bọt vào đầy mặt cậu, sau đó giơ tay lau mồm mình, rồi cũng bỏ đi (. . . )” [1;tập 1;14, 15]. . . Lời văn ở đây chứa đựng một điều gì như một sự mỉa mai, ánh mắt soi mói, giọng văn tỉnh khô, lại pha chút đả kích khi khám phá ra bản năng sinh lí ở những hành động có vẻ ngẫu nhiên và vô tình. Dư Hoa được giới phê bình văn học Trung Quốc đánh giá là “người kế thừa và phát triển tinh thần Lỗ Tấn tiêu biểu nhất” [6]. Trên phương diện ngôn ngữ, Dư Hoa tỏ ra rất sắc sảo khi kế thừa và phát triển giọng điệu chủ quan của Lỗ Tấn, đặc biệt là ở việc lấy đám đông để khắc sâu vào bản chất đối tượng. Những cảnh tượng người đông nghìn nghịt chen chúc nhau trên phố lớn “hò hét và ca hát như những đàn chó to chó nhỏ”, những tên Hồng vệ binh càng ngày càng đông, những người dân bị phê đấu, đội mũ cao, đeo biển gỗ cũng càng ngày càng nhiều trong Đại Cách mạng văn hoá; những đám đông túm tụm lại chỉ trỏ và bàn tán mỗi khi thị trấn Lưu có xô xát, đánh nhau, có đám cưới, đám ma, có những cuộc thi đấu thể thao hay những sự kiện văn hoá lớn. . . Nhà văn viết về họ với tính chất là một hiện tượng xã hội phổ biến. Mỗi lúc như vậy, nhà văn phát huy tối đa các giác quan để có thể mô tả chi tiết, thậm chí có những đoạn văn giống như những thước phim tài liệu quay chậm trước mắt người đọc. Với người kể chuyện ngôi thứ ba, Dư Hoa đã kế thừa một cách xuất sắc phương pháp kể truyền thống. Người kể chuyện giấu mặt này không bao giờ tham gia trực tiếp vào câu chuyện nhưng lại kể với tư thế của người trong cuộc. Tuy nhiên, mặc dù không can thiệp vào nhưng những nơi những chỗ cần đến một cái nhìn mang tính chất lịch sử kinh nghiệm thì điểm nhìn lại được chủ quan hoá bằng vốn sống cá nhân, mà kinh nghiệm cá nhân trong nghệ thuật trở thành một giá trị. Lúc này giọng văn lại trở nên từng trải, hiểu đời, hiểu nhân vật. Chẳng hạn như sau vụ Lý Trọc nhòm trộm trong nhà vệ sinh bị bắt quả tang (câu chuyện này cũng đã từng xảy ra cách đó mười bốn năm với bố hắn), người kể chuyện đã quay ra lí giải nguyên nhân sự việc bằng vốn sống của bản thân mà chỉ có những người phải sống cả hai thời đại như tác giả mới có thể hiểu được: “Bây giờ khắp thế giới chỗ nào cũng có đàn bà hở mông ngúng nga ngúng nguẩy, trong vô tuyến truyền hình, trong phim ảnh, trong VCD, trong DVD, trên quảng cáo, trên họa báo, trên bút bi dùng để viết chữ, trên bật lửu dùng để hút thuốc (. . . ). Ngày xưa đó là một bảo bối, vàng không đổi, bạc không đổi, châu báu cũng không đổi. Ngày xưa đành phải ra nhà vệ sinh nhòm trộm, cho nên mới có tiểu lưu manh như Lý Trọc bị tóm cổ tại chỗ, mới có đại lưu manh như bố Lý Trọc bị mất mạng tại chỗ” [1;tập 1;11,12]. Với lối kể chuyện ấy, người đọc dù ở bất cứ không gian, thời gian nào đi chăng nữa cũng có thể hiểu tận tường bản chất của câu chuyện kể. Cái nhìn mang tính kinh nghiệm lịch sử ấy cũng chính là điều mà nhà văn Dư Hoa muốn đem đến cho độc giả khi viết Huynh đệ. Giọng từng trải còn được thể hiện ở việc Dư Hoa tỏ ra rất hiểu tâm lí nhân vật của mình dù nhân vật ấy là một đứa trẻ, một tập thể, là đàn ông, đàn bà, là người giàu có hay là kẻ nghèo khó. . . Bởi vậy, trong tác phẩm, mỗi lúc chuyển điểm nhìn cho nhân vật cũng như thể hiện tâm lí, tính cách của các nhân vật, nhà 40 Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa văn trẻ này lại tỏ ra vô cùng tuân thủ các quy luật về tâm lí và lứa tuổi, giới tính của đối tượng. 2.2. Giọng điệu "umua đen” Umua là sự châm biếm có tính chất xây dựng. Đen là chỉ xã hội đáng sợ và mâu thuẫn. Nhà văn hoà lẫn hoạt kê và nghiêm túc, hí kịch và bi kịch trong sự đối chiếu biểu đạt tư tưởng trêu đùa không cung kính. Như vậy, nếu umua là sự châm biếm có tính chất xây dựng thì “umua đen” là sự châm biếm có tính chất phủ định. Đọc Huynh đệ chúng ta hay bắt gặp các tình huống đầy éo le oái oăm và nghịch lí: những điều giả dối thường được che đậy trong những hình thức của sự thật; cái xấu tồn tại ngay trong tâm hồn trẻ thơ; cái ngu muội được che đậy bằng một bề ngoài hiểu biết; cái không văn hoá được che đậy trong một vỏ bọc văn hoá; cái tàn ác, vô nhân đạo thì được xã hội bảo vệ; cái thiện trở nên lạc loài; đồng tiền là thước đo mọi giá trị ngay cả trong lĩnh vực tình cảm; những hành động phản văn minh lại được xem là văn minh nhất. . . Đáng nói hơn, khi sự che đậy ấy chỉ là một động tác đầy vụng về, ngu xuẩn, nó trở thành cái gây cười, cái hài hước (umua). Khi sự che đậy ấy là một hành động có tính toán tinh vi mà cuối cùng bản chất giả dối xấu xa vẫn bị lộ tẩy thì lúc này nó trở thành cái đáng lên án, mỉa mai, châm biếm, đả kích và phải bị đánh đổ. Những bi kịch xã hội ấy được nhà văn lột tả lại bằng một giọng văn hài hước trong một hình thức của hí kịch. Điều này mang lại một thực tế là cái cười mang tính chất umua đen. Như vậy, trong tác phẩm này, chúng ta có thể nhận thấy có hai cấp độ là umua và umua đen. Nhưng xét về nghệ thuật biểu hiện trong tác phẩm này thì cấp độ umua ở đây chỉ là một nấc thang để cho tính chất umua đen được thể hiện. Là một nhà văn có thiên hướng viết về những cái tiêu cực trong xã hội, Dư Hoa thường đặt con người vào những hoàn cảnh với những tình huống éo le để từ đó lột tả ra bản chất của vấn đề. Vì vậy, thật dễ để tìm ra những oái oăm mà đầy nghịch lí trong cuốn tiểu thuyết Huynh đệ. Dư Hoa đã không ngần ngại đưa vào tác phẩm của mình đầy rẫy những hình ảnh mang nghịch cảnh oái oăm nhưng lại lột tẩy được bản chất của cuộc sống như: Lý Trọc có bố đẻ bị chết chìm trong hố phân công cộng vì nhòm trộm mông đàn bà khi cậu ta chưa được sinh ra, còn hắn thì mười bốn năm sau lại bị bắt quả tang vì nhòm trộm mông đàn bà trong nhà vệ sinh công cộng. Người cứu vớt bố cậu ta từ dưới hố phân lên lại chính là người sáu năm sau trở thành bố dượng của cậu, còn người bắt quả tang và trực tiếp áp tải cậu ta đi giễu phố rồi đến đồn công an lại là một người cứ mở mồm ra là nói đến thơ văn nghệ thuật, đạo đức và những lời giáo huấn nhưng cũng chính hắn lại “thường xuyên nhòm trộm mông đàn bà trong nhà vệ sinh (. . . ). Hôm ấy, nhà thơ Triệu vốn cũng chuẩn bị đến nhòm trộm mông đàn bà” [1;tập 1;45], sau này chính anh ta cũng là một trong số những người “mua bí mật mông Lâm Hồng” bằng một bát mì Tam tiên. “Sau khi nhòm trộm mông đàn bà trong nhà vệ sinh, Lý Trọc thân bại danh liệt” [1;tập 1;27], trở thành một “cái mông đít non” rồi “vua mông đít”, những người 41 Nguyễn Thị Hưởng đàn ông lúc trước còn đánh Lý Trọc, cười cợt, chỉ trỏ và chế giễu anh ta nhưng “ngó trước ngó sau không có ai ở chung quanh, liền ghé sát vào tai hỏi nhỏ” [1;tập 1;28], “bí mật mông đít Lâm Hồng” [1;tập 1;29]. Lý Trọc nhòm trộm mông bị bắt quả tang là một việc làm tiếng xấu để đời, nhưng hắn ta lại ngay lập tức “nhận ra giá trị của mình”. Việc bán bí mật mông Lâm Hồng với một giá cố định là một bát mì Tam Tiên trong gần một năm đã biến một Lý Trọc xanh xao cũng thành “đỏ ra thắm thịt”. . . Những tình huống oái oăm một cách khôi hài đã mang lại những mâu thuẫn cho câu chuyện: Triệu Thắng Lợi và Lưu Thành Công trở thành hai tài tử lớn chỉ vì chúng có “một bài thơ ngắn bốn dòng” và một truyện ngắn hai trang “in trên tạp chí in rônêô của Nhà văn hoá huyện” [1;tập 1;13], nhưng ngay một ví dụ văn học cũng lấy sai, “hai tài tử bự của thị trấn Lưu (. . . ) kiến thức lịch sử cũng không bằng thằng nhóc hư hỏng nhòm trộm mông đàn bà” [1;tập 1;18]. Đã vậy, hai anh chàng này lại luôn ra vẻ ta đây là một tài tử lớn. “Khi xơi xơi trách mắng răn dạy, mồm cậu vẫn đầy ắp ý thơ ý tranh”. [1;tập 1;14]. Đáng nói hơn cả ở đây là tất cả những điều xấu xa, giả dối lại luôn luôn được che đậy bằng những thứ trang sức loè loẹt và kệch cỡm. Dường như những oái oăm, những nghịch cảnh trớ trêu là một phần không thể thiếu ở thị trấn bé nhỏ này. Ở đó, những người “có chức sắc, có máu mặt” trong huyện lại lợi dụng danh nghĩa làm việc công để thực hiện những mục đích riêng cho cá nhân mình: nhà thơ Triệu thì lấy danh nghĩa một nhà tài tử lớn của thị trấn Lưu, “đang viết một thiên tiểu thuyết, viết về câu chuyện một thiếu niên nhòm trộm mông đàn bà trong nhà xí bị bắt quả tang” [1;tập 1;47] nhằm dò hỏi về “bí mật mông Lâm Hồng” vì không muốn mất một bát mì Tam Tiên cho Lý Trọc. Đáng cười hơn, khi biết mình đã vào đúng cái lúc không cần thiết, lại vừa giận mình, vừa tiếc nuối “lắc đầu quầy quậy, tỏ ra thương cảm vô hạn, nói: - Giá thằng khốn nạn mình vào chậm mười phút nữa thì hơn” [1;tập 1;52]; bọn cảnh sát thì lấy danh nghĩa “thẩm vấn”, “nhưng không có chút nào giống như thẩm vấn, trái lại y như họ đang dò hỏi Lý Trọc (. . . ). Năm viên cảnh sát của đồn công an hàng ngày đã từng ngắm cái mông đẹp của Lâm Hồng qua lớp vải quần khi cô đi trên phố (. . . ). Sau khi giữ được Lý Trọc, năm viên cảnh sát không để lỡ mất thời cơ, họ cứ hỏi đi hỏi lại” [1;tập 1;22], trong tâm trạng “giống như nghe chuyện ma, nét mặt đầy vẻ căng thẳng” [1;tập 1;27]. Là cảnh sát, việc loại trừ những thói hư tật xấu trong lối sống của người dân, cảnh cáo những việc gây mất trật tự trị an là một việc đáng làm và cần phải làm nhưng ở đây chúng lại “oán trách” người đã giúp chúng bắt tội kẻ phạm: “Cái thằng cha họ Triệu không chịu khó ngồi ở nhà mà viết thơ ca, ra nhà vệ sinh làm gì” [1;tập 1;23]; tai hại hơn nữa, bọn Hồng vệ binh thì lợi dụng dòng thác Đại Cách mạng mà đánh người, ức hiếp người, và giết người một cách “hợp pháp”. Chúng có thể ra tay đối với bất kì người nào mà chúng cho là phản cách mạng. Chúng có thể lục soát và lấy đi (đúng hơn là công khai cướp bóc) bất kì một thứ tài sản nào của người bị đấu tố. Chúng có thể đánh đập đến chết người nào mà chúng cho là phản cách mạng. . . Sự đau xót ở 42 Giọng điệu tự sự trong tiểu thuyết Huynh đệ của Dư Hoa chỗ những người bị chúng ức hiếp lại nhẫn nhịn chịu đựng tất cả không một lời oán trách, không một sự phản kháng ngay cả khi bị ức hiếp một cách quá đáng. Nguyên do một phần là vì người dân quá mông muội, ấu trĩ, thiếu sự hiểu biết về pháp luật, cũng như về những quyền lợi bản thân mình. Mặt khác cũng bởi vì “Trong Đại Cách mạng văn hoá, cá nhân không có chỗ đứng, không có một vũ đài nào, tất cả thuộc về chính quyền” [8] cho nên họ không được chính quyền quan tâm, bênh vực, cả chính quyền cùng đóng một vở diễn khổng lồ nhân danh cách mạng. Sự nhẫn nhục một cách ấu trĩ và đáng thương của người dân trước sự đàn áp, chà đạp của bọn Hồng vệ binh đã mang lại một âm điệu bi phẫn và chua chát cho tác phẩm. Qua Huynh đệ người đọc có thể nhìn thấy ở đây tất cả những gì thuộc về Trung Quốc trong Đại Cách mạng văn hoá: con người đầy ích kỉ, sẵn sàng tàn sát lẫn nhau một cách tàn nhẫn ngay cả anh em ruột thịt và những người hàng xóm của mình. Khắp các đường phố “những tấm áp phích khổ lớn, nơi người dân có thể tự tay tố khổ hoặc tố giác chính những người hàng xóm láng giềng của mình (. . . )” [7], ở đó có những lời lẽ cay độc và thô thiển mà “bạn có thể đọc được mọi thứ từ đây, kể cả chuyện tình dục” [7], họ sẵn sàng sỉ nhục bất kì người nào bị đấu tố bằng cả hệ thống ngôn ngữ tục tĩu và cả những hành động “nhổ bọt xì mũi vào cổ họ, nắm dương vật đái tồ tồ vào thân họ”. Họ bỏ hết công việc hàng ngày - những công việc mưu sinh, mọi nhà máy và xí nghiệp, trường học đều bị đóng cửa. Mọi người, mọi nhà, mọi ngành ồ ạt đổ xô ra đường, rát cổ cháy họng hô những khẩu hiệu chỉ để được làm một quần chúng cách mạng. Những người dân bị đấu tố trở thành kẻ thù cách mạng chỉ bởi vì từ đời ông bà, cha mẹ anh ta là địa chủ, tư sản kinh doanh. . . Đại Cách mạng văn hoá của xã hội Trung Quốc những năm 60 của thế kỉ trước, trong cái nhìn của Dư Hoa vừa mỉa mai, bi phẫn, vừa đáng khinh ghét lại vừa đáng thương, lại được đặt vào trong cái nhìn ngây thơ của Tống Cương và Lý Trọc khiến cho câu chuyện trở nên chua chát, cười ra nước mắt. Hai đứa trẻ chưa đầy mười tuổi, ngày nào cũng chứng kiến những bạo lực, nhiễu nhương, những khẩu hiệu trống rỗng. Đáng nói hơn, chúng cũng là một bộ phận của cách mạng, chúng cũng là “những đứa trẻ cách mạng”, cũng chạy theo đoàn người biểu tình, cũng rát cổ khản họng hô theo những khẩu hiệu. Và cũng giống như tất cả người dân của thị trấn Lưu, chúng làm việc đó một cách hào hứng và đầy thích thú. Bởi vậy mà cái đáng nói ở đây, là những chua xót, bi phẫn, đáng khóc về nội dung lại được biểu đạt ra bên ngoài bằng một hình thức hài hước, đáng cười. Cái lẽ ra là bi kịch thì lại được thể hiện ra ngoài là hài kịch. Đặc biệt hơn, hai cái có sự đối nghịch nhau lại được đặt cạnh nhau, đôi khi tưởng như không thể tồn tại bên nhau thì nó lại chính là hai mặt của một vấn đề. Cho nên, nó đã tạo nên một sắc thái umua đen cho giọng điệu của câu chuyện. Đại Cách mạng lấy đi của biết bao người sự êm ấm, làm tan nát bao nhiêu gia đình, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân thị trấn, nhưng chính Đại Cách mạng văn hoá cũng mang đến cho bao kẻ sự thích thú và những cơ hội làm giàu mới. Khi người dân cả thị trấn Lưu đổ xô ra đường làm cách mạng, giác 43 Nguyễn Thị Hưởng ngộ cách mạng, thì một số đông khác lại nhanh chóng nhận được một cơ hội làm giầu cho họ: ông Vương bán kem, lợi dụng các cuộc diễu hành cách mạng để bán kem của mình. “Ông Vương phất to, mỗi que kem ông bán ra đều là một giấy chứng nhận cách mạng, ông ta hô mau mau đến mua, mua kem của tôi đều là anh chị em giai cấp, không mua kem của tôi đều là kẻ thù giai cấp” [1;tập 1;143]; “Anh Đồng, ông Quan, ông Trương tổ chức một dây chuyền sản xuất thương tua đỏ liên hoàn” [1;tập 1;198], để bán cho quần chúng cách mạng; “Dư nhổ răng là một kẻ đầu cơ cách mạng, khách hàng đi đến trước mặt, ông không hỏi thành phần giai cấp, khách nằm xuống ghế mây, ông cũng không vặn hỏi thành phần giai cấp, khách há mồm để ông nhìn rõ chiếc răng sâu, ông vẫn tỉnh bơ không hỏi thành phần giai cấp. Ông sợ ngộ nhỡ một khi hỏi thành phần giai cấp, sẽ tuột khỏi tay một cuộc làm ăn, mất một khoản thu nhập” [1;tập 1;196]. Nghịch cảnh ở chỗ bọn đầu cơ cách mạng ngày càng giàu lên. Chúng lợi dụng việc làm cách mạng để đục nước béo cò, trong khi những người làm cách mạng chân chính vẫn u mê mù quáng. Ngoài ra, bên cạnh những hình ảnh đầy sức ám ảnh như cái chết của Tống Phàm Bình, hình ảnh hai đứa trẻ lang thang đi tìm bố trong buổi trưa mùa hè nắng như đổ lửa, tiếng khóc bi thảm của Lý Lan và các con trong ngày đưa tang anh, cái chết của Tôn Vĩ, của bố Tôn Vĩ, sự điên loạn vì đau khổ của mẹ Tôn Vĩ. . . người đọc còn có thể tìm thấy các hình ảnh đầy kiêu ngạo và tự mãn của những tên Hồng vệ binh, và s