TÓM TẮT
Qua hai tháng học trực tuyến, sinh viên trường Đại học Sài Gòn (SGU) đã có thể hiểu được những
thuận lợi và khó khăn giữa hai hình thức học trực tuyến (online learning) và hình thức học trực
tiếp tại lớp (face-to-face learning). Qua việc khảo sát hơn 180 sinh viên từ 6 lớp tiếng Anh không
chuyên và tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính, các tác giả bài báo này thấy rằng số lượng
sinh viên tham gia khảo sát thích hình thức trực tuyến và số lượng thích hình thức trực tiếp tại lớp
là bằng nhau. Qua đó bài báo cũng phân tích các lý giải của những người tham gia khảo sát. Các
sinh viên chọn hình thức học trực tiếp là vì nó có nhiều tương tác thực tế, đa dạng các hoạt động
học tập, ít gặp phải các yếu tố gây mất tập trung và môi trường thực hành các kỹ năng giao tiếp tốt
hơn. Ngược lại, các sinh viên khác cho rằng việc học trực tuyến mang lại nhiều ưu điểm như sự
linh động về địa điểm và thời gian học tập, việc tiếp cận dễ dàng với các tài liệu học tập trong quá
trình học tập. Trong khi đó, có một số ít sinh viên lại bối rối và không quyết định được hình thức
học nào phù hợp hơn với mình bởi vì cả hai hình thức này đều có những ưu điểm nổi bật riêng.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góc nhìn của sinh viên giai đoạn Covid-19 về học tiếng Anh bằng hình thức trực tuyến và bằng hình thức trực tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TNU Journal of Science and Technology 225(10): 54 - 60
54 Email: jst@tnu.edu.vn
GÓC NHÌN CỦA SINH VIÊN GIAI ĐOẠN COVID-19 VỀ HỌC TIẾNG ANH
BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TUYẾN VÀ BẰNG HÌNH THỨC TRỰC TIẾP
Phạm Thị Anh Đào*, Nguyễn Trịnh Tố Anh, Phạm Văn Chiến
Trường Đại học Sài Gòn
TÓM TẮT
Qua hai tháng học trực tuyến, sinh viên trường Đại học Sài Gòn (SGU) đã có thể hiểu được những
thuận lợi và khó khăn giữa hai hình thức học trực tuyến (online learning) và hình thức học trực
tiếp tại lớp (face-to-face learning). Qua việc khảo sát hơn 180 sinh viên từ 6 lớp tiếng Anh không
chuyên và tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính, các tác giả bài báo này thấy rằng số lượng
sinh viên tham gia khảo sát thích hình thức trực tuyến và số lượng thích hình thức trực tiếp tại lớp
là bằng nhau. Qua đó bài báo cũng phân tích các lý giải của những người tham gia khảo sát. Các
sinh viên chọn hình thức học trực tiếp là vì nó có nhiều tương tác thực tế, đa dạng các hoạt động
học tập, ít gặp phải các yếu tố gây mất tập trung và môi trường thực hành các kỹ năng giao tiếp tốt
hơn. Ngược lại, các sinh viên khác cho rằng việc học trực tuyến mang lại nhiều ưu điểm như sự
linh động về địa điểm và thời gian học tập, việc tiếp cận dễ dàng với các tài liệu học tập trong quá
trình học tập. Trong khi đó, có một số ít sinh viên lại bối rối và không quyết định được hình thức
học nào phù hợp hơn với mình bởi vì cả hai hình thức này đều có những ưu điểm nổi bật riêng.
Từ khoá: Học trực tiếp tại lớp; học trực tuyến; ưu điểm; khuyết điểm; trường Đại học Sài Gòn.
Ngày nhận bài: 09/7/2020; Ngày hoàn thiện: 03/9/2020; Ngày đăng: 09/9/2020
STUDENTS’ PERSPECTIVES IN COVID-19 OUTBREAK’S TIME TO
LEARNING ENGLISH IN ONLINE CLASS AND IN FACE-TO-FACE CLASS
Pham Thi Anh Dao
*
, Nguyen Trinh To Anh, Pham Van Chien
Sai Gon University
ABSTRACT
After two months of online learning, students of Sai Gon University (SGU) could gain recognition
of benefits and drawbacks of online learning in comparison with face-to-face learning. Through a
survey of 180 undergraduates from six general English classes and the qualitative research
method, the authors explored the number of participants who chose face-to-face mode was the
same as that of who preferred online learning. Moreover, the article analyzed the explanations by
the participants. The students voted for face-to-face learning because it gave them the real
interactions, less distraction factors, better environment for communication skill practice and more
various learning activities. Oppositely, the others supposed that the online learning brought to
them the flexibility of learning place and time, comfort and accessible online materials and lecture
notes. A few participants could not decide their favorite mode of learning since both had their own
outstanding benefits.
Keywords: Face-to-face; online learning; benefits; drawbacks; Sai Gon University.
Received: 09/7/2020; Revised: 03/9/2020; Published: 09/9/2020
* Corresponding author. Email: ptadao@sgu.edu.vn
Phạm Thị Anh Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 54 - 60
Email: jst@tnu.edu.vn 55
1. Giới thiệu
Theo trường Đại học Purdue, tại bang Indiana,
Hoa Kỳ, học trực tiếp tại lớp (face-to-face
instruction) hay còn gọi là lớp học truyền
thống (the traditional classroom) [1] là khi
người hướng dẫn và sinh viên ở cùng một nơi
hướng dẫn và việc dạy và học xảy ra cùng một
lúc. Điều kiện bắt buộc là tất cả các tài liệu học
tập phải được phê duyệt của Ban giám hiệu
nhà trường và tất cả các hoạt động dạy học
phải thực hiện trong lớp học hoặc một nơi
tương tự có sự hướng dẫn của thầy cô.
Theo Tiến sĩ Josue Stern thuộc trường Cao
đẳng West Los Angeles, học trực tuyến
(online learning) là giáo dục được thực hiện
qua Internet [2]. Nó thường được cho là học
điện tử (e-learning) để phân biệt với các thuật
ngữ khác. Tuy nhiên, học trực tuyến chỉ là
một loại của học từ xa (distance learning) –
thuật ngữ chung cho bất kì loại học tập nào
diễn ra ở khoảng cách xa và không phải xảy
ra trong một lớp học truyền thống.
Mặc dù nhiều nước khác trên thế giới và ở
Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về các
phương pháp học trực tuyến và học trực tiếp,
nhưng chưa có nghiên cứu nào liên quan tới
quan điểm, thái độ của sinh viên về các hình
thức học tập này tại trường Đại học Sài Gòn
(SGU), thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy,
nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục
đích thăm dò thái độ của sinh viên SGU về
hai hình thức học tập tiếng Anh nêu trên.
Tuy rằng các giảng viên SGU cũng đã và đang
sử dụng các tài liệu và công cụ hỗ trợ trực
tuyến cho việc giảng dạy nhưng việc ứng dụng
hình thức học trực tuyến vẫn chưa đồng bộ ở
tất cả các khoa của trường tính tới thời điểm
tháng 1 năm 2020. Trong bối cảnh đại dịch
Covid-19 đang lan rộng, việc thực hiện cách ly
toàn xã hội để chống dịch là bắt buộc. Lúc này
hình thức học trực tuyến phát huy ưu điểm của
nó hơn bao giờ hết trong việc đảm bảo tiến độ
chương trình học mà vẫn ngăn chặn sự lây lan
bệnh. Sinh viên đã phải học tất cả các môn trực
tuyến kể từ đầu tháng 3 cho tới cuối tháng 4
năm 2020. Qua trải nghiệm này, các sinh viên
giờ đây có thể hiểu rõ và đưa ra so sánh cụ thể
được những mặt lợi và bất lợi của hai hình
thức học tập. Do đó, chúng tôi đã thực hiện
nghiên cứu ý kiến của sinh viên về học trực
tuyến và học trực tiếp tại SGU. Câu hỏi nghiên
cứu chính là “Bạn thích học tiếng Anh theo
hình thức học trực tuyến hay học trực tiếp tại
lớp hơn? Tại sao?”
Nếu sinh viên thích hình thức học trực tiếp
trong các lớp học hơn thì chúng ta sẽ nhìn
nhận những ưu điểm của hình thức này để bổ
sung cho những khuyết điểm của việc dạy
trực tuyến. Hơn nữa, những bất cập của hình
thức học trực tuyến từ góc nhìn của sinh viên
cũng được xem xét nhằm có những điều chỉnh
phù hợp hơn với sinh viên. Mặt khác, nếu
sinh viên thích hình thức học trực tuyến hơn
thì ưu điểm của hình thức học này sẽ được
nhìn nhận để giảng viên phát huy những lợi
thế của nó thêm nữa.
2. Cơ sở lý thuyết
Dựa theo kết quả được tổng hợp từ nhiều bài
nghiên cứu khác nhau ở Việt Nam và trên thế
giới về những so sánh, đối chiếu giữa hai mô
hình trực tuyến và học trực tiếp tại lớp, nhóm
nghiên cứu đã tìm hiểu hình thức học tập nào
được ưa thích và những ưu điểm, cũng như
nhược điểm của mỗi loại từ góc nhìn của sinh
viên. Cụ thể như sau:
Đầu tiên, bài “An Investigation of
Vietnamese Students’ Learning Styles in
Online Language Learning” (Quan sát các
phong cách học tập của các sinh viên tham
gia lớp học ngôn ngữ trực tuyến) do PGS.TS
Nguyễn Ngọc Vũ (2016) [3] nghiên cứu các
sinh viên của những lớp học ngôn ngữ trực
tuyến và các khó khăn mà các sinh viên gặp
phải khi chuyển sang hình thức học mới này.
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết các
sinh viên đã rất hài lòng với mô hình học tập
mới mặc dù vẫn còn nhiều sinh viên gặp khó
khăn trong việc sử dụng máy tính và muốn
Phạm Thị Anh Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 54 - 60
Email: jst@tnu.edu.vn 56
được tương tác trực tiếp nhiều hơn. Do đó,
giảng viên cần tổ chức các lớp học hướng dẫn
sinh viên nhằm giúp họ tiếp cận các công cụ
học tập trực tuyến dễ dàng và hiệu quả hơn.
Thứ hai, bài “Face To Face or E-Learning in
Turkish EFL Context” (Học trực tiếp và học
trực tuyến trong các lớp dạy tiếng Anh như là
ngôn ngữ nước ngoài ở Thổ Nhĩ Kỳ) được
thực hiện bởi nhà nghiên cứu Ekrem Solak và
Rêcp Cakir thuộc trường đại học Amasya ở
Thổ Nhĩ Kỳ (2014) [4]. Bài nghiên cứu kết
luận rằng mức độ hài lòng của học viên ở cả
hai mô hình học trực tuyến và học trực tiếp là
như nhau. Thêm vào đó, các tác giả cũng
khẳng định rằng sự khác biệt trong cách học
và giới tính đều không ảnh hưởng tới kết quả
so sánh của hai hình thức học này.
Đồng ý với các kết quả nghiên cứu trên, trong
bài báo “Face-to-face or face-to-screen?
Undergraduates’ opinions and test
performance in classroom vs. online learning”
(Mặt đối mặt hay mặt đối màn hình? Các ý
kiến của sinh viên đại học và kết quả làm bài
kiểm tra giữa học trong lớp học truyền thống
và học trực tuyến), Nenagh Kemp và Rachel
Grieve, khoa tâm lý học, trường Đại học Y
Dược Tasmania, Hobart, TAS, Australia
(2014) [5] cũng đồng quan điểm rằng sinh
viên thích học trực tuyến vì sự linh động của
nó và sinh viên cũng rất hào hứng với hình
thức học trực tiếp tại lớp vì ở hình thức này
sinh viên có thể thảo luận dễ dàng, thực tế
hơn và tiếp nhận được nhận xét trực tiếp từ
thầy cô và bạn học một cách sâu sắc hơn. Kết
quả làm bài kiểm tra của các sinh viên trong
hai lớp học trực tuyến và trực tiếp không
chênh lệch nhiều. Việc hỗ trợ các sinh viên
tận dụng những lợi thế của cả hai hình thức
học tập này đều thuộc trách nhiệm của những
nhà phát triển khoá học.
Một câu hỏi được đặt ra trong bài nghiên cứu
tiếp theo “Is Online Learning Suitable for All
English Language Students?” của tác giả
Settha Kuama, Usa Intharaksa, Đại học Prince
of Songkla (2016) [6] ở lĩnh vực học tập này
là “Liệu học trực tuyến có phù hợp với tất cả
sinh viên học tiếng Anh hay không?”. Theo
kết quả báo cáo cho cho biết không phải tất cả
sinh viên học tiếng Anh đều thấy phù hợp với
phương pháp học trực tuyến. Điều này có
nghĩa là các học viên yếu, kém đều không
giỏi các kĩ năng học trực tuyến và thiếu kinh
nghiệm tự học. Do vậy, những học viên này
đều không hứng thú với hình thức học tập
ngoại ngữ này.
Tiếp theo, bài nghiên cứu “Comparing Online
English Language Learning and Face-to-Face
English Language Learning at El Bosque
University in Colombia” về sự so sánh giữa
hình thức học tiếng Anh trực tuyến và học
trực tiếp của tác giả Montiel-Chamorro năm
2018 [7] đã đánh giá kết quả học tập môn
tiếng Anh học thuật của các sinh viên trường
Đại học El Bosque, Colombia ở cả bốn kỹ
năng nghe, nói, đọc, viết. Từ đó bài nghiên
cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả của hình thức học
trực tuyến và trực tiếp đều cho kết quả cuối
học kỳ tương đương nhau dù phụ thuộc nhiều
vào những trở ngại về mặt thời gian và
phương pháp giảng dạy.
Bài báo có tựa “Đánh giá của Du học sinh
Việt về học online” đăng ngày 12 tháng 4
năm 2020 trên báo điện tử Vnexpress.net do
tác giả Thoại Giang viết cũng rất quan tâm
đến các ý kiến của những du học sinh người
Việt Nam đối với hình thức học trực tuyến mà
họ đang theo học tại nhiều quốc gia khác
nhau trong giai đoạn đại dịch Covid-19 đang
lây lan nhanh khắp thế giới [8]. Theo đó, bài
báo trích dẫn hai luồng ý kiến trái chiều nhau
của các em đối với việc học online. Thứ nhất,
nhiều em không thích học online vì hiệu quả
truyền đạt bài giảng của thầy cô giảm đi
nhiều, mất nhiều ngày mới nhận được hồi âm
giải đáp thắc mắc của thầy cô, khó quản lý
giờ giấc tham gia học online của sinh viên,
nhiều yếu tố gây xao nhãng việc học như
mạng xã hội, đường truyền Internet không ổn
định, nhiều thầy cô đứng tuổi không thành
thạo công nghệ làm giảm chất lượng bài học,
Phạm Thị Anh Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 54 - 60
Email: jst@tnu.edu.vn 57
khó thực hiện với các giờ thực hành hay làm
việc nhóm, nhiều sinh viên lười tương tác làm
lớp học thiếu sôi nổi, mặc dù cũng có cái lợi
là tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Luồng
ý kiến thứ hai là rất yêu thích hình thức học
này. Có rất nhiều lý do cho sự yêu thích này,
chẳng hạn như nó thích hợp với những em
hướng nội, lớp học online khá yên tĩnh nên dễ
tập trung hơn, sinh viên có thể chat để đóng
góp ý kiến mà không làm gián đoạn lớp học,
thầy cô có thể vừa giảng vừa chia sẻ tài liệu ở
ngay cửa sổ bên cạnh, chủ động về thời gian,
tiết kiệm nhiều chi phí đi lại, mặc dù bất tiện
cho các môn thực hành và sinh viên không
học hỏi được nhiều từ các bạn học do thiếu
tương tác giữa các sinh viên còn giảng viên
thì chỉ độc thoại.
Tóm lại, mức độ yêu thích giữa hai hình thức
học trực tuyến và học trực tiếp tại lớp của
sinh viên là bằng nhau và kết quả học tập của
các sinh viên không phụ thuộc vào hình thức
nào trong hai hình thức học tập này. Tương tự
như vậy, sự khác biệt về giới tính cũng không
là yếu tố ảnh hưởng đến sự ưa thích hình thức
học tập nào của sinh viên. Tuy nhiên, mỗi
hình thức học tập dù là học trực tuyến hay
học trực tiếp đều có những thuận lợi nổi bật
riêng. Ví dụ, học trực tiếp trên lớp thì có ưu
thế hơn trong các hoạt động thảo luận, nhưng
học trực tuyến lại linh động hơn về thời gian
và địa điểm học. Việc thúc đẩy và phát huy
những ưu điểm này ở hai hình thức học tập
ngoại ngữ là trách nhiệm của giảng viên và
nhà thiết kế và phát triển khoá học bởi vì sự
thành thạo ngôn ngữ tiếng Anh đều có ảnh
hưởng cụ thể lên các kỹ năng học trực tuyến
của sinh viên và các khoá học hướng dẫn kỹ
năng học trực tuyến cần được thực hiện nhằm
nâng cao hiệu quả dạy và học.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đây là một tình huống nghiên cứu thực tiễn
dùng phương pháp nghiên cứu định tính bởi vì
mục đích chính của bài nghiên cứu này là để
tìm ra ý kiến của sinh viên về hai hình thức
học ngôn ngữ trực tuyến và học tập trung trên
lớp. Có tổng cộng 6 lớp tiếng Anh không
chuyên, gồm 180 sinh viên ở các cấp độ khác
nhau từ năm thứ nhất tới năm thứ ba trong độ
tuổi từ 19 tới 21 tham gia bài nghiên cứu này.
Tất cả các sinh viên này đều đã trải nghiệm
hình thức học trực tuyến trong 02 tháng, từ đầu
tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 2020 trong thời
gian đại dịch Covid 19 bùng phát. Hiện nay,
các sinh viên này cũng đang tham gia học trở
lại ở các lớp học trực tiếp như thường lệ.
Các lớp học trực tuyến đã được thiết lập qua
Moodle và Google Meet và đương nhiên việc
tiếp cận Internet là điều kiện bắt buộc có đối
với cả giảng viên và sinh viên. Giảng viên
phải thường xuyên đăng tải tài liệu, cập nhật
thông báo và các thông tin quan trọng của
môn học cho sinh viên lên Moodle. Để thực
hiện được điều này, mỗi giảng viên và sinh
viên đều được tạo một tài khoản trên Moodle
để truy cập và đồng thời các hoạt động tương
tác giảng dạy và học tập đều được thực hiện
qua trang Google Meet. Qua các thiết bị như
laptop hay smartphones, ứng dụng này cho
phép giảng viên và sinh viên dạy và học,
tương tác qua lại bằng video call. Tất cả sinh
viên tham gia lớp và giảng viên đều có thể
thấy nhau trong giờ học. Thời gian học trực
tuyến được tính theo lịch học tập trung trên
lớp như thường lệ. Ứng dụng này cũng cho
phép trưởng các đơn vị truy cập vào lớp học
để kiểm tra quá trình dạy và học xuyên suốt
thời gian học trực tuyến.
Về phương pháp nghiên cứu, nhóm tác giả sử
dụng phương pháp định tính để phân tích dữ
liệu thu được từ kết quả khảo sát. Để tiến
hành thu thập dữ liệu, các tác giả đã phát
phiếu khảo sát dưới dạng câu hỏi mở để sinh
viên điền câu trả lời. Chi tiết câu hỏi như sau:
Bạn thích học tiếng Anh theo hình thức học
trực tuyến hơn hay hình thức học trực tiếp
trên lớp hơn? Tại sao?
Các phiếu trả lời được các tác giả phân loại
thành 02 nhóm sau: nhóm thích học trực
tuyến và nhóm thích học trực tiếp. Chuỗi các
bước tiến hành như sau:
Phạm Thị Anh Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 54 - 60
Email: jst@tnu.edu.vn 58
Bước 1: phân loại câu trả lời theo quan điểm;
Bước 2: đếm số câu trả lời của từng nhóm;
Bước 3: phân loại các câu trả lời có cùng lý
do mỗi nhóm;
Bước 4: tóm tắt lại các lý do này.
4. Kết quả
Kết quả cho thấy, số lượng sinh viên chọn
hình thức học trực tiếp tại lớp khá tương đồng
với số lượng sinh viên chọn hình thức học
trực tuyến. Lý do chủ yếu để sinh viên chọn
hình thức trực tiếp tại lớp là sự tương tác thực
tế thường xuyên và liên tục, ít các yếu tố gây
xao lãng, môi trường thực tập các kỹ năng
giao tiếp tốt hơn, và sự đa dạng trong các hoạt
động học tập khi trên lớp. Trong khi đó,
người học chọn hình thức học trực tuyến vì sự
linh động trong thời gian và địa điểm học tập,
việc truy cập các nguồn tài liệu và bài giảng
được dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có một vài
người học không thể xác định được họ yêu
thích phương thức nào hơn khi cả hai đều có
những lợi ích vượt trội. Do đó có một vài
đóng góp đáng được xem xét là sự kết hợp
của hai hình thức học trực tiếp trong lớp học
và học trực tuyến.
Theo như những ưu điểm đã nêu về phương
thức học trực tiếp, phương thức này yêu cầu
người học phải tham gia trên lớp trong mỗi
buổi học của khóa học. Một nửa số người học
ưa thích phương thức này vì có sự tương tác
trực tiếp với giảng viên và các bạn cùng lớp.
Khi họ không hiểu một vấn đề, họ có thể nêu
vấn đề đó rõ ràng và giảng viên sẽ ở đó để
giải thích cho họ hoặc hỗ trợ họ tức thời. Khi
học trực tiếp trên lóp, họ cảm thấy tập trung
hơn và điều đó khuyến khích họ học hơn. Gặp
gỡ và trao đổi mặt đối mặt trên lớp giúp
người học trau dồi và phát huy kỹ năng giao
tiếp, đặc biệt nghe và nói. Đồng thời lỗi phát
âm của họ cũng được sửa ngay lập tức. Được
trình bày ý kiến trước lớp và tự nhiên trao đổi
thông tin giữa các bạn học giúp người học có
thêm tự tin trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Cũng trong những lớp học trực tiếp như vậy,
người học có thể mở rộng mối quan hệ xã hội
khi làm quen với các bạn học và chủ động
hơn trong các hoạt động học tập cần sự tương
tác. Một số người học cho rằng hình thức học
này có thời gian biểu cố định và kỷ luật trong
lớp học, điều này giúp họ tập trung tốt hơn
cho việc học.
Về nhược điểm của hình thức học trực tiếp tại
lớp, kết quả phân loại và phân tích chỉ ra rằng
người học vẫn nhận thấy một vài trở ngại khi
tham gia các lớp học trực tiếp. Chẳng hạn như,
thời lượng cho một buổi học chưa đủ để họ có
thể rèn luyện thành thạo các kỹ năng giao tiếp.
Bên cạnh đó, một vài người học cảm thấy
không tự tin để trao đổi thông tin hay trình bày
ý kiến cá nhân trước lớp bằng tiếng Anh vì khả
năng phát âm của họ chưa tốt.
Đối với hình thức trực tuyến, có khoảng một
nửa người học tham gia bình chọn cho hình
thức học này. Về ưu điểm, các sinh viên thích
sự linh động trong thời gian học khi họ có thể
học bất cứ lúc nào và kéo dài bao lâu theo ý
muốn của họ. Đương nhiên, với sự hỗ trợ của
công nghệ hiện đại, người học có thể chọn địa
điểm thích hợp cho việc học của họ (ở nhà
chẳng hạn), không cần phải đến địa điểm chỉ
định, miễn là nơi đó có kết nối Internet. Đối
với họ, hình thức học này giúp tiết kiệm chi
phí, đặc biệt là chi phí di chuyển.
Ngoài ra, một ưu điểm của hình thức học trực
tuyến nữa là sự đa dạng về nội dung của các
nguồn tài liệu cũng như việc truy cập và sử
dụng chúng một cách dễ dàng và nhanh
chóng. Khi đó, người học có thể chủ động
chọn lựa những tài liệu họ yêu thích để tham
khảo, ôn tập và trau dồi kiến thức bất cứ khi
nào họ muốn. So với việc mang một cuốn
sách giáo khoa dày và nặng đến lớp, người
học có thể truy cập vào các tài liệu trực tuyến
như e-book, trang web, tài liệu hình ảnh, âm
thanh và bài giảng.
Thêm vào đó, nhờ vào sự hỗ trợ của công nghệ,
các buổi học trực tuyến có thể được ghi hình và
lưu trữ trên hệ thống, khi đó học viên không
Phạm Thị Anh Đào và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ ĐHTN 225(10): 54 - 60
Email: jst@tnu.edu.vn 59
cần lo lắng khi vắng một buổi học vì họ có
thể xem lại buổi học đó bất cứ lúc nào, vì vậy
họ vẫn có thể theo kịp tiến độ chương trình.
Trong các buổi học trực tuyến, sinh viên có
thể không cần thấy mặt giảng viên, vì vậy học
viên cảm thấy thoải mái hơn khi không phải
phụ thuộc vào tâm trạng của người dạy. Cũng
có người học cho rằng họ có thể luyện tập
phát âm, làm bài tập ngữ pháp, trau dồi kỹ
năng nghe và học từ vựng dễ dàng trên nhiều
trang web. Đối với những người rụt rè, họ
thấy tự tin hơn và tiên phong hơn trong hình
thức học này. Khi đ