Việc đối chiếu sách Những hoa văn Arập với sách Trích thư từ gửi bạn bè, dẫu chỉ
trong khuôn kh ổ một đề tài nhỏ hẹp, có thể khiến người am hiểu sáng tác của Gogol bất bình.
Đề tài này vô bổ, ở đây không có gì để nghi ên cứu -người ấy sẽ nói. Và quả thế, theo quan
niệm đã định hình, nh ững quan điểm lịch sử được thể hiện trong sách Những hoa văn
Arập (1835) có rất ít cái chung với những luận điểm lịch sử xuy ên suốt cuốn sách cuối cùng
(1847) của Gogol. Các bài về lịch sử trong Những hoa văn Arập được viết dưới ảnh hưởng
không th ể nghi ngờ của nền sử học châu Âu tiên tiến (Herder, Nibur, Thierry, Guisot) v à ăn
nhập hoàn toàn với dòng phát triển của sử học Nga những năm 20-30 thế kỷ XIX, nhà thức
giả ấy sẽ nói tiếp, còn triết học lịch sử trong Trích thư từ. thì l ại bắt nguồn từnhững quan
niệm của phái thân Slavơ về tính đặc th ù dân tộc của nước Nga, về sự khu biệt của nó đối với
văn minh và văn hóa th ế giới
(1)
. Nét duy nh ất có thể l àm nhích gần lại nhau hai cuốn sách ấy,
nhà thức giả sẽ kết thúc sự phân tích của m ình, đó là màusắc “chính thống -bảo thủ” đôi khi
l ộ ra trong hai bài Về thời trung cổ và Về việc giảng dạy thông sử thế giới trong sách Những
hoa văn Arập.
6 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1521 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp phần xác định những quan điểm lịch sử của Gogol: Từ những hoa văn A Rập đến trích đoạn thư gửi từ bạn bè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Góp phần xác định những
quan điểm lịch sử của Gogol:
Từ những hoa văn A Rập đến
trích đoạn thư gửi từ bạn bè
Việc đối chiếu sách Những hoa văn Arập với sách Trích thư từ gửi bạn bè, dẫu chỉ
trong khuôn khổ một đề tài nhỏ hẹp, có thể khiến người am hiểu sáng tác của Gogol bất bình.
Đề tài này vô bổ, ở đây không có gì để nghiên cứu - người ấy sẽ nói. Và quả thế, theo quan
niệm đã định hình, những quan điểm lịch sử được thể hiện trong sách Những hoa văn
Arập (1835) có rất ít cái chung với những luận điểm lịch sử xuyên suốt cuốn sách cuối cùng
(1847) của Gogol. Các bài về lịch sử trongNhững hoa văn Arập được viết dưới ảnh hưởng
không thể nghi ngờ của nền sử học châu Âu tiên tiến (Herder, Nibur, Thierry, Guisot) và ăn
nhập hoàn toàn với dòng phát triển của sử học Nga những năm 20-30 thế kỷ XIX, nhà thức
giả ấy sẽ nói tiếp, còn triết học lịch sử trong Trích thư từ... thì lại bắt nguồn từ những quan
niệm của phái thân Slavơ về tính đặc thù dân tộc của nước Nga, về sự khu biệt của nó đối với
văn minh và văn hóa thế giới(1). Nét duy nhất có thể làm nhích gần lại nhau hai cuốn sách ấy,
nhà thức giả sẽ kết thúc sự phân tích của mình, đó là màu sắc “chính thống - bảo thủ” đôi khi
lộ ra trong hai bài Về thời trung cổ và Về việc giảng dạy thông sử thế giới trong sách Những
hoa văn Arập.
Lập luận này có thể biến tấu ít nhiều ở các nhà nghiên cứu khác nhau. Song có lẽ đa số
sẽ đồng ý với nhau rằng việc đối sánh những quan điểm lịch sử của Gogol sơ kỳ với Gogol
hậu kỳ vị tất có thể đem lại một cái gì mới cho sự hiểu biết sáng tác của nhà văn vĩ đại. Trong
khi ấy thì trong Những hoa văn Arập có một trước tác sử học, mà theo chúng tôi cho đến
hôm nay vẫn chưa được thấu hiểu và nó có thể soi rọi ánh sáng bất ngờ xuống những quan
niệm lịch sử của Gogol sơ kỳ. Chúng tôi muốn nói đến bài tiểu luận Al-Mamun.
Cốt lõi tư tưởng của bài viết này là sự đối lập phép trị nước của hai hoàng đế Arập
thuộc triều đại Ablasid - Harun ar-Rashid (trị vì 786-809) và con trai của ông là Al-Mamun
(trị vì 813-833). Phần mở đầu bài viết được dành cho những nhận định về hoàng đế Harun,
sau đó theo phép tương phản, Gogol đưa ra những nhận xét về hoàng đế Al-Mamun.
Trong những năm Harun trị vì, Gogol viết, một đế quốc Arập hùng cường và thịnh
vượng đã được lập nên, trải rộng từ Ấn Độ ở phía Đông tới Gibraltare ở phía Tây. Thành
công của triều đại này cần được giải thích bởi sự tụ hợp phi thường ở Harun tất cả những
phẩm chất cần thiết cho một đế vương. Ông ta đã “thấu hiểu tất cả những năng lực phi
thường của dân tộc mình”. Ông đã kết hợp trong mình một cách hài hòa nhiều phẩm chất đa
dạng: “Ông không chỉ là một quân chủ - triết gia, hay một quân chủ - chính khách, hay một
quân chủ - văn nhân. Ông liên kết ở trong mình tất cả, biết khai triển đồng đều tác động của
mình với tất cả, không để cho một ngành nào ưu trội ngành nào”. Vị hoàng đế này thực hiện
một chính sách giáo hóa sáng suốt: “Ông biết tiếp thụ văn hóa ngoại bang chỉ ở mức để nó
tiếp sức cho sự phát triển văn hóa của dân tộc mình”. Harun đã duy trì được trong bờ cõi của
mình thái độ tôn kính đối với “những trang nảy lửa của kinh Coran”, khiến những quy định
của nó vẫn được mọi người Arập, “tuy họ đã bước qua thời đại cuồng tín và xâm lược ồ ạt,
nhưng vẫn còn tràn đầy nhiệt tình tôn giáo”, tuân thủ răm rắp. Những quyết định hành chính
của hoàng đế này cũng hiệu quả: “Bằng nỗi sợ sự có mặt khắp nơi của mình Harun biết làm
cho bộ máy hành chính quốc gia vận hành nhịp nhàng và những mệnh lệnh của ông được thi
hành mau lẹ. Những tên toàn quyền và các tiểu vương, mà mỗi người đều thường muốn trở
thành độc tài, luôn sợ bắt gặp vị hoàng thượng cải trang và nắm vững tất cả - và vì thế mà dù
không có pháp luật, chính thể vẫn vững mạnh, rõ nét”. Do sự hội tụ tất cả những hoàn cảnh
thuận lợi ấy quốc gia của Harun “chìm ngập trong xa xỉ mà vẫn không bị lây nhiễm một lệnh
tinh thần nào của xã hội chính trị”.
Sau khi nhận định vắn tắt, nhưng sắc nét như thế triều đại của Harun, Gogol chuyển
sang đề tài chính của tiểu luận sử học của mình: phân tích phép trị nước của Al-Mamun. Mục
đích chính của vị hoàng đế này, mà tôn chỉ là hành động theo chân lý, là “biến quốc gia chính
trị thành quốc gia của các nữ thần khoa học và nghệ thuật”. Toàn bộ khảo sát của Gogol cho
thấy mục đích ấy là không thể thực hiện và mọi cố gắng đạt tới nó đều nguy hại cho quốc gia.
Tất cả những nhận định về Al-Mamun đều được xây dựng theo phép trái nghịch với Harun.
Nếu ở Harun những phẩm chất khác nhau kết hợp hài hòa và không lĩnh vực hoạt động nào
lấn át lĩnh vực khác, thì Al- Mamun “say mê khoa học và say mê một cách hoàn toàn vô tư:
ông yêu khoa học vì chính nó, không nghĩ về mục đích và công dụng của nó”, ông “đã hiến
mình cho khoa học với niềm mê đắm vô độ”. Chính sách của hai hoàng đế trong lĩnh vực văn
hóa cũng khác biệt gay gắt. Harun sử dụng văn hóa ngoại bang để bổ trợ cho sự giáo hóa
những người Arập. Al-Mamun, ngược lại, “tràn đầy niềm khát vọng khai hóa, dùng mọi nỗ
lực để du nhập vào nước mình... cái thế giới Hy Lạp từ trước đến giờ vẫn xa lạ với nó”, làm
quen người Arập với Aristote - một triết gia “không thể nào thích hợp với trí tưởng tượng của
họ”. Al-Mamun “bằng mọi cách ép buộc các thần dân của mình hấp thụ nền văn hóa mà ông
du nhập. Nhưng cái văn hóa mà ông du nhập lại ứng hợp ít nhất với những yếu tố tự nhiên và
sức tưởng tượng khổng lồ của người Arập. Những nguyên lý đa thần chủ nghĩa đã mất hết
sinh lực và biến thành một mớ từ, những tư tưởng Kitô giáo, bị bóp méo một cách táo tợn,
hắt ánh sáng kỳ lạ xuống các khoa học thời ấy, song không hòa nhập với chúng mà có thể nói
lại triệt tiêu chúng bằng sự ưu thắng của mình - tất cả đều tương phản hoàn toàn với bản tính
phát lửa của con người Arập, mà ở nó trí tưởng tượng nhận chìm quá mức những kết luận
gầy yếu của lý trí... Tưởng chừng, dân tộc ấy hứa hẹn cho quốc gia ấy một sự toàn thịnh chưa
từng thấy. Nhưng Al-Mamun đã không hiểu dân tộc mình. Ông đã buông tuột khỏi trường
nhìn một chân lý vĩ đại, nó nói rằng sự giáo hóa phải phát sinh từ trong lòng dân tộc, rằng văn
hóa ngoại lai phải được vay mượn chỉ ở mức độ mà nó có thể trợ giúp cho sự phát triển của
văn hóa nội địa, rằng dân tộc phải được phát triển từ những tố chất của chính nó. Nhưng với
con người Arập, vũ đài lập những chiến công đã bị ngăn chắn bởi sự giáo hóa ngoại lai vô bổ
ấy”.
Ý nguyện thiết lập một “quốc gia của các nữ thần khoa học và nghệ thuật” đã dẫn Al-
Mamun đến những sai lầm không thể sửa đổi cả trong lĩnh vực hành chính. Ông đã không
dành cho nó một sự quan tâm cần thiết, bởi vì “trong việc trị nước, Al-Mamun là một triết gia
lý thuyết nhiều hơn là triết gia thực hành, mà lẽ ra vị quân chủ phải là người thứ hai”. Những
sai lầm trong lĩnh vực này đặc biệt nguy hiểm đối với đế chế của ông: “Trong những lối cai
trị không có luật pháp xác định kiểu Á châu, toàn bộ phần hành chính rơi xuống chính người
quân chủ, vì thế mà hoạt động của anh ta phải năng nổ phi thường, sự chú ý phải luôn luôn
căng thẳng; anh ta không thể tin cậy hoàn toàn một ai, và con mắt của anh ta phải trông thấy
tứ phía như Argus: anh ta chỉ cần thiếp đi một phút, tức thì những quan khâm sai toàn quyền
của anh ta sẽ lớn mạnh, và đất nước của anh ta sẽ tràn ngập triệu triệu tên độc tài”. Một tai vạ
nữa là ở chỗ các viên khâm sai toàn quyền ấy, “những người cai quản các địa phương xa viễn
của quốc gia” cũng “a dua theo hoàng thượng” và bắt đầu coi “phần hành chính” như một cái
gì đó thứ yếu. Kết quả là “những người quản lý lại ủy thác nhiều việc thuộc về quản lý cho
những thư ký và những sủng thần”, mà những kẻ ấy thì nhiều khi đoạt được địa vị “chỉ bằng
gian xảo”. Giống như hoàng thượng, nhiều khâm sai bắt đầu quan tâm quá nhiều đến khoa
học và nghệ thuật, “thói sính văn chương dần dần lan nhiễm các cấp bậc cao nhất của nhà
nước”, “các quan đại thần và tiểu vương ai cũng cố vây bọc triều đình của mình bằng những
nhà thông thái đến từ ngoại bang”. Nhưng rõ rành rành là “một đám triết gia lý thuyết và thi
nhân, chiếm giữ những vị trí thống trị, không thể đem lại cho quốc gia một nền cai trị vững
vàng”. Ở đây, Gogol sẵn sàng giả định một ngoại lệ chỉ dành cho các đại thi hào kết hợp
trong mình “cả triết gia, cả thi nhân, cả sử gia”, họ thực chất là “những đại tư tế”, mà “những
người trị nước sáng suốt mời đến dự những hội nghị quốc gia quan trọng với tư cách những
người thấu hiểu một chiều sâu của nhân tâm”. Còn những học giả nước ngoài lũ lượt
tới Bagdad thì, thừa hưởng ân sủng của hoàng đế không để ý gì đến tính chất kiến thức và tôn
giáo của họ, không thể đem lại lợi ích gì trong lĩnh vực văn hóa cũng như hành chính. Và cái
đó trước tiên là do họ “không hiểu biết tinh thần dân tộc cũng như phong thổ” của người
Arập. Hơn thế nữa, họ rõ ràng làm hại đế chế Arập: “Chính chủ nghĩa thế giới của Al-
Mamun đã mở cửa vào nước mình cho các học giả thuộc mọi đảng phái”, “những lợi ích mà
người Kitô giáo được hưởng trong quốc gia của ông đã không thể không thổi bùng trong các
chính thần dân của ông niềm căm thù và cả khinh bỉ đối với ngay những thiết chế hữu ích
nhất mà họ đưa vào”.
Và cuối cùng, Al-Mamun đã phạm phải những sai lầm nghiêm trọng nhất trong lĩnh
vực tôn giáo. Chúng tôi thấy đoạn này trong bài của Gogol là quan trọng đặc biệt cho nên xin
dẫn nó hầu như nguyên vẹn: “Khuynh hướng không đúng của chính quyền sẽ là cái ác sửa
chữa được, nếu mà Al-Mamun không triển khai quá xa tình yêu của mình đối với chân lý.
Ông rắp tâm làm người cải cách tôn giáo của dân tộc mình. Có một trí tuệ thuần túy lý thuyết,
đứng bên trên những mê tín dị đoan và định kiến, tìm hiểu kỹ hơn những người tiền nhiệm
của mình một số giáo thuyết của đạo Kitô, ông không thể không nhìn thấy vô số mâu thuẫn,
vô số điều vô lối nảy lửa toát ra khắp nơi trong những nghị định của người sáng tác kinh
Coran mắc chứng thao cuồng. Ông quyết định sửa đổi, làm thanh sạch sách thánh của người
Hồi giáo chính vào lúc khi mà tất cả các cấp thấp của nhà nước và toàn bộ tầng lớp dân đen
còn tin rằng sách này được mang xuống từ trên trời và sự hồ nghi dẫu chỉ một điều khoản
nhỏ vặt trong đó đã được xem là một tội tày trời. Nếp tư duy bán Hy Lạp của Al-Mamun xa
lạ hoàn toàn với nhiệt tình mù quáng của các thần dân của ông. Vì thế ông cho rằng bước đầu
tiên trên đường giáo hóa dân tộc mình phải là tiêu diệt đi nhiệt tình ấy - cái nhiệt tình mà là
chính sự tồn tại của dân tộc Arập, mà nhờ có nó dân tộc ấy mới phát triển được và mới lập
nên được thời đại huy hoàng, và phá vỡ nó tức là phá vỡ kiến trúc chính trị của cả quốc gia.
Còn vô nghĩa hơn nữa, lố bịch hơn nữa, theo quan niệm của Al-Mamun, là thiên đường của
Mahommed, nơi mà con người Arập chuyển di vào toàn bộ cuộc sống trần thế đầy nhục cảm,
được dành cho rặt những khoái lạc xác thịt. Nhưng Al-Mamun đã không lưu tâm tới một
điều, đó là quan niệm ấy phát sinh từ khí hậu hừng hực lửa của bán đảo Aravie, từ bản tính
phát lửa của con người Arập - với người Hồi giáo, thiên đường ấy là ốc đảo vĩ đại giữa sa
mạc của cuộc đời họ, và chỉ có kỳ vọng được thụ hưởng thiên đường ấy mới khiến được con
người Arập đầy nhục cảm kiên nhẫn chịu đựng cảnh nghèo túng và chịu áp bức, đè nén trong
lòng niềm đố kỵ đối với những kẻ vô công rồi nghề chìm đắm trong xa xỉ. Ý nghĩ rằng cuối
cùng ta cũng sẽ được chung sống với các nàng tiên, trong xa xỉ vượt xa sự xa xỉ của các chúa
đất - chỉ ý nghĩ ấy mới thích hợp với tính nhục cảm sặc sỡ của trí tượng tượng mà thiên nhiên
đã phú cho người Arập... Nhưng Al-Mamun đã không thấu hiểu bản tính Á châu của những
thần dân của mình”.