Từ năm 1960 tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề Nguyễn Du và Truyện Kiều, đề tài cụ
thể đầu tiên là các cuộc tranh luận vềTruyện Kiều từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, do
đó tôi cũng chú ý tìm hiểu trường hợp Phạm Quỳnh.
Sau khi gia đình Ngô Đình Diệm tìm được ngôi mộ chôn chung Ngô Đình Khôi,
Ngô Đình Huân và Phạm Quỳnh ở khu rừng Hắc Thú, gần Hiền Sĩ, thuộc tỉnh Quảng Trị
(1956) thì báo chí Sài Gòn trước 1975, báo chí tiếng Việt ở hải ngoại thỉnh thoảng khơi
lại cái chết của Phạm Quỳnh với những dụng ý khác nhau, chẳng hạn tháng 5 năm 1999
bốn tờ báo Thế kỷ 21, Người Việt, Ngày nay, Xây dựng phối hợp tổ chức Ngày Phạm
Quỳnh ở California. Người tường thuật cho biết: "Giới truyền thông xoáy mạnh vào ký
ức của gia đình trong thời điểm học giả Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt đi và sau đó thủ
tiêu vào năm 1945, đã gợi lại mối xúc cảm thương tâm của những người con,nhiều câu
trả lời đã nghẹn ngào cùng với tiếng khóc cố nén lại"
(1)
.
Gần đây báo chí trong nước ta cũng có một số bài khơi lại vấn đề này, có một vài
bài đi theo một hướng mới: hoặc cố phát hiện "những uẩn khúc" trong cuộc đời Phạm
Quỳnh, hoặc ra sức chiêutuyết cho Phạm Quỳnh là "người nặng lòng với nước".
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1445 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Góp thêm một ít tư liệu chung quanh cái chết của Phạm Quỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Góp thêm một ít tư liệu chung
quanh cái chết của Phạm Quỳnh
Từ năm 1960 tôi bắt đầu nghiên cứu vấn đề Nguyễn Du và Truyện Kiều, đề tài cụ
thể đầu tiên là các cuộc tranh luận vềTruyện Kiều từ khi tác phẩm ra đời cho đến nay, do
đó tôi cũng chú ý tìm hiểu trường hợp Phạm Quỳnh.
Sau khi gia đình Ngô Đình Diệm tìm được ngôi mộ chôn chung Ngô Đình Khôi,
Ngô Đình Huân và Phạm Quỳnh ở khu rừng Hắc Thú, gần Hiền Sĩ, thuộc tỉnh Quảng Trị
(1956) thì báo chí Sài Gòn trước 1975, báo chí tiếng Việt ở hải ngoại thỉnh thoảng khơi
lại cái chết của Phạm Quỳnh với những dụng ý khác nhau, chẳng hạn tháng 5 năm 1999
bốn tờ báo Thế kỷ 21, Người Việt, Ngày nay, Xây dựng phối hợp tổ chức Ngày Phạm
Quỳnh ở California. Người tường thuật cho biết: "Giới truyền thông xoáy mạnh vào ký
ức của gia đình trong thời điểm học giả Phạm Quỳnh bị Việt Minh bắt đi và sau đó thủ
tiêu vào năm 1945, đã gợi lại mối xúc cảm thương tâm của những người con, nhiều câu
trả lời đã nghẹn ngào cùng với tiếng khóc cố nén lại"(1).
Gần đây báo chí trong nước ta cũng có một số bài khơi lại vấn đề này, có một vài
bài đi theo một hướng mới: hoặc cố phát hiện "những uẩn khúc" trong cuộc đời Phạm
Quỳnh, hoặc ra sức chiêu tuyết cho Phạm Quỳnh là "người nặng lòng với nước".
Trong bài này chúng tôi xin góp một ít tư liệu liên quan đến cái chết của Phạm
Quỳnh để mong làm rõ nguyên do, hoàn cảnh diễn ra sự việc đó, nhằm tạo cơ sở cho
việc nhận định nhân cách chính trị và hoạt động học thuật của ông.
I. TẠI SAO NĂM 1945 PHẠM QUỲNH LẠI BỊ BẮT?
Trên tạp chí Xưa và Nay (số 267, tháng 9-2006), Phạm Tôn viết: "Qua nửa năm
làm Thượng thư kiêm Ngự tiền văn phòng, chín năm làm Thượng thư Bộ Học và gần ba
năm làm Thượng thư Bộ Lại, sau đảo chính Nhật 9-3-1945, Phạm Quỳnh thanh thản từ
nhiệm, về sống ẩn dật tại biệt thự Hoa Đường bên bờ con sông nhỏ An Cựu... Ông lặng
lẽ chuẩn bị trở lại với hoạt động Văn học (Do chúng tôi nhấn mạnh - N.V.H), dịch và
chú giải 51 bài thơ Đỗ Phủ, bắt đầu viết tập Kiến văn cảm tưởng: Hoa đường tuỳ bút"(2).
Phạm Trọng Nhân, trong lời tựa cuốn Phạm Quỳnh - Tuyển tập và Di cảo in
ở Paris năm 1992, cũng đã viết: "Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Cuốn
sử sang trang. Việt Nam tuyên bố độc lập. Phạm Quỳnh xin về hưu trí, sống đời ẩn dật
nơi biệt thự Hoa đường bên bờ sông đào Phủ Cam hiền hậu hài hoà. Ông ôm ấp hoài
bão trở lại với sinh hoạt văn chương đã bị gián đoạn tạm thời vì số mạng (Do chúng tôi
nhấn mạnh - N.V.H.). Ông khởi viết một số bài, gom dưới đề Kiến văn cảm tưởng, trong
đó mặc nhiên và tế nhị ký thác cả một tâm sự phong phú và đa dạng của một nhà văn
phong nhã hào hoa, lạc lõng nơi bể hoạn sinh bất phùng thời"(3).
Thanh Lãng trong bài Trường hợp Phạm Quỳnh, viết để phản bác lại những luận
điểm của Nguyễn Văn Trung phê phán Phạm Quỳnh trong cuộc diễn thuyết Văn học và
chính trị - Một quan điểm mới về cuộc tranh luận Phạm Quỳnh - Ngô Đức Kế qua
Truyện Kiều tại trường Quốc gia Âm nhạc, Sài Gòn ngày 7-10-1962, đã viết: "Làm sao
hiểu được tâm sự của Phạm Quỳnh. Thực là khó khăn! Tuy nhiên, thái độ có vẻ chán
chính trị, được bộc lộ qua thái độ sống rút lui, ẩn dật trên bờ sông An Cựu hình như
biện minh phần nào cho Phạm Quỳnh.
Phạm Quỳnh lúc ấy không tham gia chính phủ Trần Trọng Kim, không chạy theo
thực dân Pháp, không theo một phe phái cách mạng nào mà cũng chẳng gia nhập Mặt
trận Việt Minh"(4). (Các dòng in nghiêng là do chúng tôi nhấn mạnh - N.V.H.)
Nhà báo Xuân Ba trong bài Những uẩn khúc trong cuộc đời ông Chủ
bút Nam Phong, đăng liền trên ba số Tiền Phong chủ nhật (10-2005) cũng nhấn mạnh
theo Phạm Trọng Nhân: Sau ngày 9-3-1945 Phạm Quỳnh "xin về hưu trí, sống ẩn dật ở
biệt thự Hoa đường bên bờ sông đào Phủ Cam hiền hoà. Ông ôm hoài bão trở lại với
văn chương!"(5).
Tóm lại, theo Phạm Tôn, Phạm Trọng Nhân, Thanh Lãng, Xuân Ba thì từ sau đảo
chính Nhật 9-3-1945 Phạm Quỳnh đã dứt khoát rời bỏ chính trường, an nhiên ngâm
bài Quy khứ lai từ, trở lại vui thú bút nghiên!.
Ngay bản thân Phạm Quỳnh cũng tuyên bố như thế. Sau ngày đảo chính Nhật, có
một nhà báo lặn lội từ Hà Nội vào Huế, bằng đủ loại phương tiện giao thông: xe lửa, xe
hơi, đi thuyền, xe kéo và cả đi bộ, để đến biệt thự Hoa đường ở An Cựu, phỏng vấn
Phạm Quỳnh.
Hỏi: Chúng tôi muốn biết rồi đây cụ có hoạt động về chính trị nữa không, hay trở
về với văn học giới ?
Đáp: - Suốt một đời tôi đã phụng sự cho văn học thì ngày nay không vì lẽ gì tôi
lại không muốn trở lại cái đời cầm bút đã bị một thời gian bỏ dở(6).
Hơn thế nữa, trong cuốn truyện có tính chất hồi ký nhan đề Những con đường
phản kháng, con rể Phạm Quỳnh là Nguyễn Tiến Lãng đã báo cho vợ (bà Phạm Thị
Ngoạn): "Sáng ngày 23 tháng 8 năm 1945 cờ mới (tức cờ đỏ sao vàng - N.V.H. chú) đã
được treo trước cửa nhà.
Khi thức dậy cha nói với người bồi phòng: Nếu trẻ con phải cầm cờ đi mít tinh,
anh đi mua cho chúng. Sau bữa ăn, tất cả thanh niên con cháu bồi bếp đều đi mít tính,
chỉ có cha và anh ở nhà với đàn bà con gái"(7).
Như vậy là vào sáng ngày 23-8-1945, ngày nhân dân thành phố Huế mít tinh, khởi
nghĩa cướp chính quyền, gia đình Phạm Quỳnh cũng đã tỏ thái độ quy phục cách mạng,
tại sao đến 14 giờ chiều hôm ấy Phạm Quỳnh lại bị bắt?
Trong bài báo mà chúng tôi đã trích dẫn ở đầu bài này, Phạm Tôn, để chứng minh
Phạm Quỳnh là "người nặng lòng với nước" đã dùng lại tư liệu và lập luận của Nguyễn
Phúc Bửu Tập trong Ngày Phạm Quỳnh ở California, Mỹ. Theo Nguyễn Phúc Bửu Tập
thì Phạm Quỳnh, về văn hoá, có một địa vị siêu đẳng trong nền văn học nước ta, về
chính trị, thật xứng đáng được xếp ngang hàng với các bậc tiền bối như Phan Bội Châu,
Phan Châu Trinh để gọi là Chí sĩ Phạm Quỳnh, Chiến sĩ Ái Quốc Phạm Quỳnh. Cả hai
người - Nguyễn Phúc Bửu Tập và Phạm Tôn - để chứng minh "tấm lòng son" của Phạm
Quỳnh đều dẫn ra bản báo cáo mật của Haelewyn, Khâm sứ Trung Kỳ, gửi cho Toàn
quyền Đông Dương Decoux, tố cáo Phạm Quỳnh đã trách cứ Pháp trưng dụng lúa gạo
để cung ứng cho Nhật và vẫn kiên trì đòi Pháp trả quyền cai trị Bắc Kỳ cho Nam Triều
nhưng cả hai đều bỏ qua ý kiến này trong bản mật báo "Phạm Quỳnh sẽ có thể trở thành
kẻ đối địch bất khả quy của chúng ta nếu như một khi ông ta bị lôi cuốn bởi lời hứa hẹn
của Nhật Bản cho một chủ thuyết Đại Đông Á"(8).
Lời cảnh báo này chứng tỏ bộ máy mật thám Trung Kỳ của Pháp rất thính, đã tiên
đoán ra khả năng thay đổi thái độ chính trị của Phạm Quỳnh, một khi Nhật thắng thế và
bây giờ - sau đảo chính Nhật 9-3-1945 - khả năng đó đang trở thành hiện thực.
Trong cuốn Phạm Quỳnh - Tuyển tập và Di cảo do gia đình Phạm Quỳnh xuất bản
ở Paris năm 1992 nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Phạm Quỳnh (1892-1992)
(Phạm Thị Hoàn, người con thứ tám của Phạm Quỳnh giữ bản quyền, người cháu là
Phạm Trọng Nhân đề tựa), mở đầu phần Di cảo (tức Hoa đường tuỳ bút) đã viết: "Chúng
tôi cho in lại trọn vẹnphần Di cảo này coi như một sử liệu tốt cho những ai muốn
nghiên cứu về Phạm Quỳnh sau này".
Nói như thế nhưng không làm đúng như thế!
Cuối năm 1982 trong một chuyến tôi sang Paris công tác, tại phòng làm việc của
ông, giáo sư Pierre - Bernard Lafont, Chủ nhiệm Trung tâm Lịch sử và Văn minh bán
đảo Đông Dương của trường Cao học thực hành thuộc Đại học Sorbonne, đã giới thiệu
tôi với bà Phạm Thị Ngoạn. Không hiểu có được thông tin từ nguồn nào mà ông đã nói:
- Đây là giáo sư Hoàn, mới từ Hà Nội sang, trước đây có thời gian cùng làm việc
với chồng bà ở Khu IV, Việt Nam.
P.B. Lafont là giáo sư hướng dẫn bà Phạm Thị Ngoạn làm luận án Tìm hiểu Tạp
chí Nam Phong (1917-1934)(9). Trong luận án này bà Ngoạn đã giới thiệu lại đầy đủ
danh mục các bài trong Di cảo: Bài thứ nhất, nhan đề Thế thái nhân tình; bài thứ 11, bài
cuối cùng, nhan đề Cô Kiều với tôi; bài thứ 6, nhan đề Chuyện một đêm một ngày (9-10
tháng 3 năm 1945). Đây là bài cố ý bị bỏ quên, không được in lại trong cuốn Phạm
Quỳnh - Tuyển tập và Di cảo, nhưng năm 1973 ở Sài Gòn Giáo sư Nguyễn Văn Trung
đã được bà Phạm Thị Hảo, người con thứ năm của Phạm Quỳnh, cho mượn và chụp lại
một bản. Theo Nguyễn Văn Trung trong bài này "Phạm Quỳnh kể lại vụ đảo chính Nhật
9-3 ở Huế và người ta thấy Phạm Quỳnh là nhân vật chính mà Nhật tìm đến để liên lạc,
đề nghị thương thảo để thuyết phục nhà vua cộng tác với Nhật"(10).
Về việc này còn có một nhân chứng khác. Trong hồi ký Từ Triều đình Huế đến
Chiến khu Việt Bắc, Phạm Khắc Hoè, nguyên Chánh văn phòng của Bảo Đại cho biết:
Sáng ngày 10-3-1945 ông đi vào Đại Nội làm việc như thường lệ, đến cửa Thượng Tứ
thì bị lính Nhật chặn lại và dẫn đến trước mặt một viên quan Nhật. Viên quan này thấy
ông đeo bài ngà Ngự tiền văn phòng Tổng lý thì chào một cách kính cẩn và nói bằng
tiếng Pháp: "Quân đội Thiên hoàng chỉ truất quyền của thực dân Pháp thôi, chứ không
đụng chạm gì đến Nam Triều, còn lệnh thiết quân luật thì đến 6 giờ sáng mai mới hết",
sau đó viên quan Nhật thân dẫn ông Hoè về đến tận nhà!
Sáng hôm sau, 7 giờ, ông Hoè vào điện Kiến Trung, nơi Bảo Đại ở và làm việc.
Một lính thị vệ chạy lại: "Dạ bẩm, Hoàng đế chưa tánh (chưa dậy) còn các cụ Cơ mật đã
vào chầu Đức Từ (mẹ Bảo Đại)". Ông Hoè vào cung Diên Thọ, thấy sáu vị thượng thư
đang đàm luận sôi nổi với bà Từ Cung về thú đánh mạt chược! Thấy ông Hoè, bà ấy nói
mát:
- Hôm nay ông Tổng lý mới vào à!
Ông Hoè thanh minh:
- Tâu, từ tờ mờ sáng hôm qua chúng tôi đi đến cửa Thượng tứ thì bị lính Nhật
chặn lại và cho biết đến sáng nay mới hết giờ thiết quân luật!
Bà Từ Cung bắt bẻ:
- Quân luật là đối với người thường, chứ đâu đối với các ông. Chứng cớ là hôm
qua ông Lại vẫn vào chầu được!
Ông Hoè hỏi nhỏ một anh thị vệ:
- Hôm qua cụ Lại vào chầu lúc mấy giờ ?
- Dạ bẩm, cụ Lại vào lúc hơn 10 giờ, đi cùng một ông Nhật chắc là quan to lắm !
Sau đó Hội đồng Cơ mật họp. Bảo Đại bảo: "Thầy Lại bắt đầu đi!"
Phạm Quỳnh nói:
- Nhờ quân đội Thiên Hoàng nước ta đã được độc lập. Hôm qua quan Đại sứ Nhật
ở Đông Dương là Yokohama đã vào chầu Hoàng đế, tâu bày nhã ý của Chính phủ Nhật
sẵn sàng công nhận nền độc lập của nước ta. Hôm nay Hội đồng Cơ mật họp, thông qua
bản "Tuyên bố độc lập"; để cho gọn việc, chúng tôi đã trộm phép dự thảo bản đó. Nói
xong Phạm Quỳnh trịnh trọng đọc bản tuyên bố bằng tiếng Việt và bản dịch chữ Hán(11).
Phạm Quỳnh bị bắt chiều ngày 23-8-1945 thì sáng 29-8 một nhóm sáu sĩ quan
Pháp nhảy dù xuống Hiền Sĩ, tự xưng là "Phái bộ Đồng minh". Trong lúc Phan Tử Lăng,
Chỉ huy trưởng còn đi thỉnh thị cấp trên thì nhóm Thanh niên tiền tuyến tức tối về thái
độ láo xược của bọn Pháp, đã bất ngờ tấn công bắt gọn. Theo tài liệu thu được thì nhóm
này có nhiệm vụ liên lạc với các quan lại bản xứ để lập lại chủ quyền của Pháp ở Đông
Dương.
Gần một tuần sau các báo ở Hà Nội đã đưa tin này để tố cáo âm mưu xâm lược
của Pháp. Lê Thiệu Huy, con cụ Lê Thước, một đội viên Thanh niên tiền tuyến, hàng
ngày học tiếng Anh qua đài BBC, cho biết: đài BBC cũng đưa tin này. Mười ngày sau
một đơn vị lính Pháp khác lại tìm cách đổ bộ vào cửa biển Thuận An, để thực hiện
nhiệm vụ giống như nhóm nhảy dù xuống Hiền Sĩ.
Tóm lại, việc quân Nhật và Phạm Quỳnh âm mưu liên lạc, cấu kết với nhau là
nguyên do đầu tiên đưa đến việc Phạm Quỳnh bị bắt giữ. Sau đó việc quân Pháp tìm
cách trở lại Huế, thực hiện âm mưu tái chiếm Đông Dương của Chính phủ De Gaulle lại
khẳng định sự đúng đắn và cần thiết của việc bắt giữ đó.