Hacao linux: Hệ điều hành Việt dành cho người Việt

Hệ thống cấu trúc tổ chức file của Linux giống như cấu trúc cây vậy. Mức cao nhất của hệ thống là (/)hay còn gọi là root. Trong thế giới linux thì các thiết bị thì được xem như là một file– kể cả ổ cứng, các phân vùng hay ổ dĩa tháo lắp rời.

pdf57 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2293 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hacao linux: Hệ điều hành Việt dành cho người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hacao linux www.hacao.com Hacao linux Hệ điều hành Việt dành cho người Việt ! 12/2006 Nguyễn Quang Trường 1/57 Hacao linux www.hacao.com Hoạt động rất tốt trên máy tính để bàn & máy tính xách tay với cấu hình thấp Tài liệu dành cho Hacao linux 2.01 & 2.12 Pro www.hacao.com Nguyễn Quang Trường 2/57 Hacao linux www.hacao.com Hệ điều hành Hacao linux này được phân phối miễn phí, tự do theo giấy phép GNU ( Mục lục Nguyễn Quang Trường 3/57 Hacao linux www.hacao.com I. Linux cơ bản 1. Thư mục và file hệ thống 2. Quyền truy cập 3. Dòng lệnh 4. Biên tập text 5. Người dùng & nhóm người dùng. II. Giao diện Tiếng Việt & Bộ gõ Tiếng Việt III. Thêm, Xóa và cập nhật ứng dụng. 1. Gói phần mềm là gì ? 2. Thêm / Xóa ứng dụng 3. Quản lý các ứng dụng cài đặt 4. Cài đặt một gói phần mềm đơn lẻ 5. Cập nhật phần mềm IV. Âm nhạc & phim ảnh 1. Chương trình nghe & quản lý các file nhạc 2. Chương trình nghe nhạc & chép nhạc từ CD Audio 3. Ghi dĩa CD, DVD 4. Xem phim VCD, DVD 5. Hỗ trợ giải mã các loại định dạng video 6. Biên tập file âm thanh V. Kết nối Internet 1. Kết nối vào Internet 2. Duyệt web Nguyễn Quang Trường 4/57 Hacao linux www.hacao.com 3. Gửi & nhận Email 4. Chat với bạn bè 5. Gọi điện thoại qua internet 6. Chia sẻ file dạng P2P 7. Kết nối mạng LAN VI. Bộ phần mềm văn phòng 1. Bộ phần mềm văn phòng OpenOffice VII.Đồ họa & Hình ảnh 1. Máy chụp hình kỹ thuật số 2. Hỗ trợ card đồ họa 3D 3. Chương trình xem hình ảnh 4. Chương trình biên tập hình ảnh GIMP 5. Chương trình biên tập đồ họa vector INKSCAPE VIII. Thế giới Games. 1. Bubbe 2. Gtkfish 3. Rubix cube 4. Gemgame 5. Tkmines minisweeper 6. Cài đặt các game khác. IX. Lập trình phần mềm. 1. Trình biên dịch phần mềm từ Source 2. Hỗ trợ môi trường JAVA 3. Công cụ phát triển. 4. Học lập trình X. Phân vùng dĩa cứng & khởi động Nguyễn Quang Trường 5/57 Hacao linux www.hacao.com 1. Chương trình phân vùng dĩa cứng 2. Tự động mount các phân vùng dĩa cứng khi khởi động. 3. Chạy một ứng dụng ngay khi mới khởi động. 4. Các thông tin khởi động khi boot từ CD 5. Các thủ thuật khác. XI. Giải pháp In ấn 1. Cài đặt máy in local 2. Cài đặt máy in qua mạng LAN XII. Chỉnh sửa thiết lập màn hình Desktop & các tiện ích khác. 1. Thay đổi hình nền & màu sắc font chữ 2. Thêm bớt Font chữ 3. Nén & bung nén file 4. Ẩn hiện tập tin ẩn 5. Khởi động, chuyển đổi, tắt chế độ đồ hoạ VESA hay XORG 6. Chạy các ứng dụng điều khiển máy tính từ xa. XIII. Chạy các ứng dụng của Windows 1. Giới thiệu cơ bản về Wine 2. Cài đặt ứng dụng. XIV. Cài đặt Hacao linux 1. Cài vào USB 2. Cài vào dĩa cứng XV.Các tình huống & câu hỏi thường gặp Nguyễn Quang Trường 6/57 Hacao linux www.hacao.com 1. Ghi & chép dĩa từ file ISO 2. Khởi động vào chế độ đồ họa khi boot từ CD I. Linux cơ bản 1. Thư mục và file hệ thống Hệ thống cấu trúc tổ chức file của Linux giống như cấu trúc cây vậy. Mức cao nhất của hệ thống là (/) hay còn gọi là root. Trong thế giới linux thì các thiết bị thì được xem như là một file – kể cả ổ Nguyễn Quang Trường 7/57 Hacao linux www.hacao.com cứng, các phân vùng hay ổ dĩa tháo lắp rời. Điều này có nghĩa là tất cả các file và thư mục (bao gồm các ổ dĩa và các phân vùng) này được nằm trong trong (/). Sau đây là một vài thư mục tiêu biểu nằm trong (/) có các vai trò khác nhau như sau: • /bin – chứa các ứng dụng thực thi và là thư mục rất quan trọng • /boot – chứa các file cần cho khởi động máy tính • /dev – chứa các file thiết bị phần cứng. • /etc – chứa các file cấu hình, khởi động, ... • /home hay /root là thư mục cá nhân của người dùng. • /lib – chứa các file thư viện hệ thống. • /media – chứa các thiết bị về media như CD, máy quay phim, ... • /mnt – chứa các file hệ thống đã được kích hoạt. • /opt – Chứa các tùy chọn bổ sung cho các ứng dụng đã được cài. • /proc – đây là thư mục động đặc biệt chứa các thông tin, trạng thái hệ thống đang được thực hiện. • /root – thư mục cá nhân của người dùng Nguyễn Quang Trường 8/57 Hacao linux www.hacao.com root, đọc là 'slash-root' • /sbin – chứa các file nhị phân quan trọng của hệ thống. • /sys – chứa đựng các thông tin của hệ thống • /tmp – nơi lưu trữ file tạm thời • /usr – chứa các ứng dụng, file cho hầu hết người dùng khi sử dụng. • /var – chứa các file chứa biến chẳng hạn như nhật ký theo dõi truy cập của dữ liệu. 2. Quyền truy cập Tất cả các file của hệ thống Linux đều cho phép hay ngăn chặn sự dòm ngó, chỉnh sửa, thực thi của người khác rất hiệu quả. Với tư cách là người dùng “root” thì người dùng có thể can thiệp tất cả các file trong hệ thống. Các file đều có thể giới hạn truy cập theo từng nhóm đối tượng người dùng khác nhau. Thông thường thì có 3 mức thiết lập bảo mật chính quan trọng. • user - có tác dụng đến các người dùng là chủ file này. • group - các tác dụng đến nhóm hỗ trợ file này. Nguyễn Quang Trường 9/57 Hacao linux www.hacao.com • other – tác dụng đến tất cả người dùng. Ứng với mỗi nhóm thiết lập quyền như vậy chúng ta còn có thể thiếp lập quyền chi tiết hơn nữa như: • read – những file này hay thư mục chỉ có thể được mở hiển thị mà thôi. • write – những file hay thư mục đều có thể bị chỉnh sửa hay bị xóa. • execute – những file này chỉ có thể thực thi như một chương trình mà thôi. Đối với thư mục thì có thể xâm nhập vào bên trong. Đó là những ý chính về quyền trong linux, để tìm hiểu sâu hơn thì bạn có thể tham khảo trong các tài liệu chuyên sâu hơn. 3. Dòng lệnh Dòng lệnh là nơi ra lệnh thực thi các lệnh cần thực hiện trong thế giới linux này rất linh hoạt và có thể phối hợp lập trình được có nhiều tên gọi khác nhau như command prompt hay shell... Ngày nay dòng lệnh ít sử dụng hơn vì hiện nay đã có chế độ đồ họa trực quan hơn khi cần thao tác đến một cái gì đó. Tuy nhiên dòng lệnh vẫn rất là mạnh và đôi Nguyễn Quang Trường 10/57 Hacao linux www.hacao.com khi bạn cần phải sử dụng nó. 3.1 Bắt đầu dùng dòng lệnh: Click vào “Dòng lệnh” trên màn hình (Terminal). 3.2 Một số lệnh thông thường: (trong linux có phân biệt giữa chữ hoa & chữ thường) Tên lệnh Chức năng ls Liệt kê tất cả các file & thư mục hiện hành mkdir thumuc Tạo thư mục có tên “thumuc” cd /thumuc/thumuccon Chuyển thư mục hiện hành đến “thumuccon” cp (file hay thư mục “nguồn”) (đến file hay thư mục “đích”) Sao chép file hay thư mục “nguồn” file hay thư mục “đích” rm (file hay thư mục) Xóa bỏ tất cả các file bạn đã chỉ ra. Lệnh “rm -rf” sẽ xóa tất cả các thư mục mà bạn đã Nguyễn Quang Trường 11/57 Hacao linux www.hacao.com chỉ ra. mv (file hay thư mục) Lệnh này được dùng cho việc di chuyển hay đổi tên file hoặc thư mục locate (file hay thư mục) Lệnh này sẽ tìm kiếm trên máy tính tất cả các file mà bạn đã chỉ ra. Bạn có thể dùng các từ phỏng đoán như “*” cho tất cả hay “?” cho vài ký tự nào đó chưa biết. 4. Biên tập text Bất kỳ bản linux nào cũng đều có ít nhất 1 chương trình biên tập văn bản text trong chế đồ dòng lệnh text (vi, mp) hay trong môi trường đồ họa (geany, leafpad). Dùng để biên tập hay chỉnh sửa các file văn bản text. 5. Người dùng & nhóm người dùng: Hacao Nguyễn Quang Trường 12/57 Hacao linux www.hacao.com linux thiết đặt mặc định là người dùng root để tăng cường khả năng kiểm soát tối đa nhất cho bạn. II. Giao diện Tiếng Việt & Bộ gõ Tiếng Việt 1. Giao diện Tiếng Việt: Hacao linux bây giờ đã có giao diện hoàn toàn là Tiếng Việt, rất thuận tiện cho các bạn mới làm quen với máy tính hay mới sử dụng linux. Các vấn đề hỗ trợ (UTF-8) hay hiển thị Tiếng Việt đều được thực hiện tốt. 2. Bộ gõ Tiếng Việt: Vấn đề gõ Tiếng Việt đã được giải quyết tốt với chương trình gõ Tiếng Việt miễn phí nổi tiếng Unikey. Mặc định khi bạn khởi động Hacao linux lên là bộ gõ Unikey đã thực sự hoạt động rồi (kiểu gõ Telex, hỗ trợ Font Unicode: TX-UTF8). Sau đây là một vài hướng dẫn sử dụng Unikey: Bạn có thể thay đổi sang kiểu gõ quen thuộc của bạn bằng cách nhấn chuột vào ô vuông viền xanh ở góc dưới bên phải [TX-UTF8] - Tắt/Mở bộ gõ Tiếng Việt: Trái chuột (OFF) - Thay đổi hỗ trợ Font chữ: Phải chuột (UTF8, VIQR, TCVN, VNI) - Thay đổi kiểu gõ: Ctrl - Phải chuột Nguyễn Quang Trường 13/57 Hacao linux www.hacao.com (TX, VI, VR, UD) III. Thêm, Xóa và cập nhật ứng dụng. 1. Gói phần mềm. Đối với mỗi bản linux khác nhau thì sẽ có các đóng gói phần mềm tương ứng khác nhau. Tuy nhiên đa số các bản linux này đều dùng chung vài kiểu đóng gói phần mềm như RPM, DEB, TAR.GZ,... bản Hacao linux này cũng không phải là ngoại lệ. Các gói phần mềm được dùng cho Hacao linux đều dựa trên dạng nén TAR.GZ và có một vài chỉnh sửa riêng để trở thành gói phần mềm dạng PUP đặc trưng. Tuy nhiên bạn vẫn có thể cài đặt các phần mềm từ các chuẩn khác vào Hacao linux thông qua các hỗ trợ như unrpm, undeb,... 2. Thêm / Xóa ứng dụng Việc cài đặt mới hay gỡ bỏ các phần mềm ở trong Hacao linux khá đơn giản. Có 2 cách để cài đặt phần mềm: - Cài đặt từ các gói phần mềm dạng *.pup: bạn chỉ cần click chuột vào file pup này để cài đặt. - Tải & cài đặt trực tiếp từ internet thông Nguyễn Quang Trường 14/57 Hacao linux www.hacao.com qua trình quản lý phần mềm: Bạn click vào “Phần mềm” ở trên màn hình. Ở đây bạn sẽ thấy có 2 nguồn phần mềm khác nhau đó là Dotpup & Pupget. Nguồn Pupget chính thức với các gói phần mềm có khả năng tương thích cao hơn với hệ thống và việc cài vào & gỡ ra dễ dàng hơn. Còn nguồn Dotpup là do cộng đồng người dùng tạo nên nên số lượng rất nhiều. Tuy nhiên hiện nay sau nhiều lần hoàn chỉnh, cả 2 nguồn này hoạt động rất tốt. Bạn chỉ cần chọn phần mềm và nhấn nút “Install” để chương trình tự động download & cài đặt đối với Dotpup và nhấn mũi tên qua phải để cài đặt đối với Pupget và nhấn mũi tên qua trái cho phần mềm cần gỡ bỏ. 3. Quản lý các ứng dụng cài đặt: Như phần trên đã đề cập thì bạn có thể quản lý các phần mềm cài đặt hay gỡ bỏ thật dễ dàng thông qua “Phần mềm” trên màn hình desktop. 4. Cài đặt một gói phần mềm đơn lẻ: Đối với các phần mềm khác không có dạng *.pup thì bạn hãy cài bổ sung các phần hỗ trợ bung nén các gói phần mềm Nguyễn Quang Trường 15/57 Hacao linux www.hacao.com dạng RPM, DEB,... có tên là “unpm” hay “undeb” trong phần quản lý phần mềm. Sau khi bạn cài đặt các phần mềm hỗ trợ trên thì bạn có thể bung nén các file phần mềm thuộc các dạng trên bằng lệnh: unrpm *.rpm hay undeb *.deb vào “/” Còn nếu gặp dạng phần mềm dạng TAR.GZ thì bạn chỉ cần click chuột vào file này và bung nén vào “/” mà thôi (dạng đóng gói này thực chất là nén file mà thôi). Nếu bạn nhận được 1 file cài đặt tự chạy dạng *.bin thì bạn có thể cài đặt bằng lệnh: sh *.bin và bạn làm theo chương trình yêu cầu. 5. Cập nhật phần mềm: Nếu cần cập nhật phần mềm nào đó thì bạn chỉ cần cài đè các phần cập nhật bổ sung riêng lẻ hay vào phần “Phần mềm” để cài trực tiếp lên hệ thống luôn. IV. Âm nhạc & phim ảnh 1. Chương trình nghe nhạc Bạn có thể sử dụng “Bắt đầu > Giải trí – Đa phương tiện > Gxine” hay GplayCD để nghe nhạc từ CD, file nhạc, với nhiều Nguyễn Quang Trường 16/57 Hacao linux www.hacao.com định dạng MP3, OGG,... 2. Chương trình nghe nhạc & chép nhạc từ CD Audio Bạn có thể sử dụng “Bắt đầu > Giải trí – Đa phương tiện > RipperX” để chuyển đổi các CD audio thành các file MP3, OGG,... 3. Ghi dĩa CD, DVD - Bạn có thể sử dụng “Bắt đầu > Giải trí – Đa phương tiện > Graveman” để thực hiện các công việc làm việc với việc ghi chép dĩa CD, DVD. - Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng chương trình tkDVD để ghi chép các loại dĩa DVD. - Ở đây cũng có chương trình chuyên ghi file ISO thành dĩa CD/DVD. Bạn chỉ cần chọn file ISO (chẳng hạn như Hacao201Pro) và chọn “burn” mà thôi. 4. Xem phim VCD, DVD Bạn có thể sử dụng “Bắt đầu > Giải trí – Đa phương tiện > Gxine” để xem tất cả các loại file âm thanh, hình ảnh, VCD, DVD phim hay ca nhạc mà bạn có. Ngoài ra trình duyệt web cũng đã được tích hợp phần xem phim ảnh Gxine này nhúng trong trình duyệt dùng để xem, Nguyễn Quang Trường 17/57 Hacao linux www.hacao.com nghe nhạc online. 5. Hỗ trợ giải mã các loại định dạng video Mặc định các phần hỗ trợ giải mã hình ảnh video đã được tích hợp sẵn. Nếu bạn muốn hỗ trợ nhiều hơn nữa thì bạn có thể vào “Phần mềm” vào “Pupget” để cài bổ sung thêm các bộ giải mã hỗ trợ cho các định dạng Video của Gxine. Hay thậm chí cài thêm cả bộ Mplayer để hỗ trợ cho các hoạt động xem phim ảnh của bạn. 6. Biên tập file âm thanh Bạn có thể biên tập các âm thanh từ micro hay các bài nhạc MP3, OGG mà bạn có theo cách riêng của bạn thì bạn cũng dễ dàng thực hiện được bởi chương trình “Bắt đầu > Giải trí – Đa phương tiện > Thâu & biên tập âm thanh với mhWaveEdit”. Chương trình này có giao diện rất thân thiện và nhiều tiện ích chỉnh sửa âm thanh. V. Kết nối Internet Thế giới ngày nay phụ thuộc vào Internet rất nhiều và mọi người ngày càng xích lại gần nhau hơn, khoảng cách địa lý không còn là rào cản nữa. Giai đoạn này là giai đoạn của Nguyễn Quang Trường 18/57 Hacao linux www.hacao.com Internet. 1. Kết nối vào Internet Điều đầu tiên khi muốn lướt web là bạn phải kết nối internet trước đã. Nhưng thật là may mắn cho bạn là Hacao linux 2.01 Pro đã tự phát hiện và kết nối mạng ngay và truy cập internet thông qua ADSL thiết lập chế độ tự động (DHCP) khi bạn khởi động từ CD. Nếu bạn muốn kết nối bằng tay thì bạn có thể click vào “Kết nối” trên màn hình để vào phần khai báo các loại kết nối mạng mà bạn đang có như : Kết nối thông qua modem dial điện thoại, thông qua card mạng, thông qua kết nối không dây (wireless). - Đối với loại kết nối dial thông qua line điện thoại thì sau khi bạn cắm đầy đủ các loại modem và line điện thoại đúng thì bạn hãy nhấn vào các nút tượng trưng cho loại cổng kết nối của modem điện thoại vào máy tính và thử kết nối. Nếu bạn may mắn thì modem của bạn hoạt động và bạn có thể dễ dàng lướt web ngay khi nhập các số điện thoại kết nối Internet đầy đủ. - Đối với loại kết nối thông qua card Nguyễn Quang Trường 19/57 Hacao linux www.hacao.com mạng, đây là loại kết nối rất phổ biến và rất đơn giản. Giả sử bạn có 1 modem ADSL kết nối internet, việc còn lại của bạn là cắm sợi dây cáp mạng (RJ45) vào modem và vào card mạng là có thể kết nối mạng vào internet được rồi. Cách này không cần driver điều khiển nào cả và là cách kết nối nhanh & hiệu quả nhất so với việc kết nối trực tiếp với modem ADSL thông qua sợi dây USB. Nếu vì một lý do nào đó bạn muốn kết nối bằng tay hay muốn sử dụng IP tĩnh cho máy tính của bạn thì bạn có thể làm theo như sau: Mở “Kết nối”, chọn “kết nối thông qua card mạng”, chọn nhấn vào nút giao thức mạng mà Hacao linux đã phát hiện ra thông thường là eth0, tại đây bạn sẽ thấy 2 nút Auto DHCP và Static IP, nút tự động thì Hacao linux đã thực hiện rồi, bạn muốn IP tĩnh mà thì bạn sẽ nhấn nút “Static IP” và ở đây bạn sẽ cần phải nhập các thông tin để kết nối mạng bằng tay (Bạn cần tắt chương trình gõ Tiếng Việt Unikey lại vì ở đây không cho phép gõ Tiếng Việt). Các thông tin cần nhập vào là địa chỉ IP (ví dụ: 192.168.0.15) mỗi 3 số cách nhau bởi dấu chấm, địa Nguyễn Quang Trường 20/57 Hacao linux www.hacao.com chỉ MAC mặt nạ của mạng (ví dụ: 255.255.255.0), địa chỉ Gateway của router (ví dụ: 192.168.0.1), kế tiếp là địa chỉ DNS của nhà cung cấp dịch vụ ADSL (ví dụ: VNN là 203.162.4.190 ; VIETTEL là 203.113.131.1 ; FPT là ... các địa chỉ này do nhà cung cấp dịch vụ ADSL cung cấp cho bạn). Nếu đã nhập đầy đủ và chương trình không báo lỗi gì thì bạn có thể lướt web được rồi. - Loại kết nối còn lại là kết nối không dây (wireless), đây là loại kết nối dành cho người năng động và rất thuận tiện cho mọi người khi cần di chuyển. Đối với loại kết nối này ngoài việc máy tính của bạn có card wireless ra thì bạn phải đang ở trong vùng phủ sóng Wifi (Hot Pot) nữa thì bạn mới kết nối được. Mặc định là kết nối wireless này được kích hoạt khi bạn khởi động Hacao linux trong vùng phủ sóng Wifi. Tuy nhiên nếu vì một lý do nào đó như bạn cần cấu hình kết nối không dây theo cách của bạn hay bạn cần cài đặt driver cho card mạng không dây của bạn hơi đặc biệt (loại phổ biến hiện nay được tích hợp sẵn trên các máy tính xách tay hiện nay Nguyễn Quang Trường 21/57 Hacao linux www.hacao.com là loại Intel ProWireless ). Thì bạn có thể thực hiện các bước như sau: + Đã cài đặt đúng driver cho card mạng không dây ? Bạn có thể vào địa chỉ để download driver và cài đặt cho đúng với card bạn đang có, bạn cần đọc kỹ các hướng dẫn tương ứng cho mỗi thiết bị đi kèm với driver. Nếu sau khi bạn cài driver và khởi động lại mà bạn thấy đèn trên card wireless nhấp nháy thì có nghĩa là bạn đã cài đặt thành công (phải ở trong vùng phủ sóng wifi). + Cấu hình và chạy bằng tay, bạn vào “Kết nối” trên màn hình và chọn “kết nối internet thông qua kết nối không dây wireless”, bạn nhấn vào nút “Run_WAG”, bạn sẽ thấy các nút hiện ra và công việc của bạn là hãy nhấn vào nút “DHCP TOGGLE”, chờ trong giây lát và bạn sẽ nhận được lời chúc mừng, bây giờ đóng chương trình này lại và lướt web được rồi đó. + Bạn muốn tùy chỉnh kết nối wireless và thiết đặt chế độ bảo mật WEP ? Có lẽ bạn nên tham khảo file kết nối chuẩn mà tôi thực hiện (/root/my- Nguyễn Quang Trường 22/57 Hacao linux www.hacao.com applications/bin/ipw2200-connect)cho các kết nối wireless tự động phía trên. Các dòng bắt đầu có dấu “#” là dòng ghi chú để tham khảo và nếu muốn dùng thêm lệnh nào thì bỏ dấu “#” ở phía trước đi mà thôi. #!/bin/sh echo "Configuring Wireless LAN Card" echo ## load the driver modprobe ipw2200 ## if no error messages, this should create a network interface, eth0 ifconfig eth0 up #(sometimes necessary) ## now set up the wireless network #iwconfig eth0 essid MY_ESSID key 1234567890 mode managed ## for automatic IP dhcpcd -t 30 -h hacaopc -d eth0 ## or for static IP ## modify /etc/resolv.conf to include your nameservers #ifconfig eth0 192.168.0.xx broadcast Nguyễn Quang Trường 23/57 Hacao linux www.hacao.com 192.168.0.255 netmask 255.255.255.0 #route add default gw 192.168.0.1 eth0 # or whatever your router's IP is Nếu bạn dùng wireless tại cơ quan hay tại nhà với khóa bảo WEP là 1234567890 và mạng wireless của bạn có tên là MY_ESSID thì bạn hãy bỏ dấu “#” phía trước dòng “#iwconfig eth0 essid MY_ESSID key 1234567890 mode managed” này đi là bạn có thể kết nối rồi. Còn bạn muốn khai báo các thông số mạng tĩnh nữa như địa chỉ IP, gateway, DNS thì bạn tham khảo trong các dòng cuối cuối và khai báo cho phù hợp với mạng của bạn. Bạn cũng có thể vào diễn đàn để trao đổi thêm về các vấn đề này. Đối với phiên bản 2.12 Pro thì bạn đã có công cụ RutiIT hỗ trợ bạn cấu hình tại “Bắt đầu > Mạng máy tính > Kết nối truy cập không dây với RutiIT” 2. Duyệt web Tất nhiên bạn muốn truy cập internet khi muốn trao đổi tin tức hay đọc báo, học ngoại ngữ trên internet... Bạn chỉ Nguyễn Quang Trường 24/57 Hacao linux www.hacao.com cần click chuột vào “Duyệt web” trên màn hình là bạn có thể truy cập internet được rồi. Trình duyệt web mặc định là Seamonkey là anh em với Firefox lẫy lừng hiện nay, vì thế bạn không phải lo lắng lắm với các vấn đề bảo mật... và vấn đề tương thích. Nếu bạn thích Firefox thì bạn cũng có thể cài đặt thật dễ dàng ở trong phần “Phần mềm” khi bạn kết nối internet. 3. Gửi & nhận Email Bạn có thể sử dụng chương trình gửi & nhận Email của bộ Seamonkey này bằng click chuột vào “Email” trên màn hình. Giao diện thì trực quan và rất dễ sử
Tài liệu liên quan