BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ HẠCH
TOÁN
1.2-CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG VÀ QUỸ TIỀN
LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3-HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN VÀ KẾT
QUẢ LAO ĐỘNG
1.4-HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ
THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.5-HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
51 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1
HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
1.1- BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ HẠCH
TOÁN
1.2- CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG VÀ QUỸ TIỀN
LƯƠNG CỦA DOANH NGHIỆP
1.3- HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN VÀ KẾT
QUẢ LAO ĐỘNG
1.4- HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ
THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.5- HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
1.1- BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG VÀ NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN
1.1.1- BẢN CHẤT TIỀN LƯƠNG
LAO ĐỘNG LÀ HOẠT ĐỘNG CHÂN TAY VÀ TRÍ
ÓC CỦA CON NGƯỜI NHẰM TÁC ĐỘNG, BIẾN ĐỔI
CÁC VẬT TỰ NHIÊN THÀNH NHỮNG VẬT PHẨM
ĐÁP ỨNG CHO NHU CẦU SINH HOẠT CỦA CON
NGƯỜI.
TIỀN LƯƠNG LÀ BIỂU HIỆN BẰNG TIỀN CỦA
HAO PHÍ LAO ĐỘNG SỐNG CẦN THIẾT MÀ DOANH
NGHIỆP TRẢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG THEO THỜI
GIAN, KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC MÀ NGƯỜI LAO
ĐỘNG ĐÃ CỐNG HIẾN CHO DOANH NGHIỆP.
Các quan niệm khác nhau về tiền lương:
Quan niệm phổ biến: Tiền lương mà các doanh nghiệp
phải trả cho người lao động là một yếu tố chi phí sản
xuất - kinh doanh.
Quan điểm cá biệt: Tiền lương mà các doanh nghiệp
phải trả cho người lao động là một phần thu nhập nằm
trong thu nhập chung của doanh nghiệp
1.1.2- PHÂN LOẠI TIỀN LƯƠNG
Theo quan hệ tiền lương với chức năng của người lao
động
Tiền lương của lao động ở các bộ phận sản xuất – kinh
doanh
Tiền lương của lao động trực tiếp (công nhân sản xuất)
Tiền lương của lao động gián tiếp (nhân viên phân
xưởng, quản lý đội...)
Tiền lương của nhân viên bán hàng
Tiền lương của nhân viên quản lý doanh nghiệp
Tiền lương của CNV ở các bộ phận khác:
Theo công dụng của tiền lương:
Tiền lương chính: là phần tiền lương trả cho người
lao động trong thời gian làm nhiệm vụ chính tại doanh
nghiệp
Tiền lương phụ: là tiền lương trả cho người lao động
trong thời gian làm nhiệm vụ khác, như: đi học, đi họp,
nghỉ phép, ngừng sản xuất...
1.1.3- NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ LAO ĐỘNG – TIỀN LƯƠNG
Xây dựng hệ thống định mức thời gian lao động khoa
học
Xây dựng đơn giá tiền lương hợp lý
Xây dựng chế độ kỷ luật lao động để kiểm soát thời
gian và kết quả của người lao động
Xây dựng phương án tính lương, tính thưởng, phụ cấp,
trợ cấp cho người lao động để phát huy vai trò đòn bẩy
kinh tế của tiền lương, tiền thưởng
Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch đào tạo, nâng cao
tay nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao
động
1.1.4- NHIỆM VỤ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG
Tổ chức ghi chép, phản ánh, tổng hợp
số liệu về số lượng lao động, thời gian kết
quả lao động, tính lương và trích các
khoản theo lương, phân bổ chi phí nhân
công theo đúng đối tượng sử dụng lao
động.
Hướng dẫn, kiểm tra các nhân viên
hạch toán ở các phân xưởng, các bộ phận
sản xuất - kinh doanh, các phòng ban
Theo dõi tình hình thanh toán tiền
lương, tiền thưởng, các khoản phụ cấp,
trợ cấp cho người lao động.
Lập các báo cáo về lao động, tiền lương
phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước
và quản lý doanh nghiệp.
1.2. CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG VÀ QUỸ TIỀN
LƯƠNG
1.2.1- CÁC HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG
HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG THEO THỜI GIAN
HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM
HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG THEO THỜI GIAN
Hình thức tiền lương theo thời gian thực hiện việc tính trả
lương cho người lao động theo thời gian làm việc, theo
ngành nghề và trình độ thành thạo nghiệp vụ, kỹ thuật,
chuyên môn của người lao động.
Đơn vị để tính tiền lương thời gian là lương tháng, lương
ngày và lương giờ.
Lương tháng được quy định sẵn đối với từng bậc lương
trong các thang lương. Lương tháng thường được áp dụng
để trả lương cho nhân viên làm công tác quản lý kinh tế,
quản lý hành chính và các nhân viên thuộc các ngành hoạt
động không có tính chất sản xuất.
Lương ngày bằng mức lương tháng chia (:) cho số ngày
làm việc trong tháng theo chế độ (22).
Mức lương giờ bằng cách lấy mức lương ngày chia (:) cho
số giờ làm việc trong ngày theo chế độ (8).
Hạn chế của hình thức tiền lương theo thời gian: là mang
tính bình quân
HÌNH THỨC TIỀN LƯƠNG THEO SẢN PHẨM
Hình thức tiền lương theo sản phẩm thực hiện việc tính trả
lương cho người lao động theo số lượng và chất lượng sản
phẩm hoặc công việc đã hoàn thành.
Các hình thức cụ thể :
Hình thức tiền lương theo sản phẩm trực tiếp không hạn
chế
Hình thức tiền lương theo sản phẩm gián tiếp
Hình thức tiền lương theo sản phẩm có thưởng, có phạt
Hình thức tiền lương sản phẩm thưởng luỹ tiến
Hình thức khoán khối lượng hoặc khoán từng việc
1.2.2- QUỸ TIỀN LƯƠNG:
Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương
và các khoản có tính chất lương mà doanh nghiệp trả cho
tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử
dụng.
Thành phần quỹ lương bao gồm các khoản chủ yếu là
tiền lương trả cho người lao động trong thời gian thực tế
làm việc; trong thời gian ngừng việc, nghỉ phép hoặc đi
học; các loại tiền thưởng trong sản xuất, các khoản phụ
cấp thường xuyên
Về nguyên tắc quản lý tài chính, các doanh nghiệp phải
quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương và phải tuân thủ các quy
định của pháp luật, như:
Chưa có lãi, chưa bảo toàn vốn thì tổng quỹ lương
không vượt quá tiền lương cơ bản.
Kinh doanh có lãi, đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Nhà nước cao, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước lớn thì
được phép chi quỹ lương theo hiệu quả đạt được của
doanh nghiệp.
3.3- HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG, THỜI GIAN VÀ
KẾT QUẢ LAO ĐỘNG
3.3.1- HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
3.3.2- HẠCH TOÁN SỬ DỤNG THỜI GIAN LAO ĐỘNG
3.3.3- HẠCH TOÁN KẾT QUẢ LAO ĐỘNG
3.3.1- HẠCH TOÁN SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
Chứng từ ban đầu: Quyết định tuyển dụng, thuyên
chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc
Sổ sách:
Sổ danh sách lao động
Sổ lương
3.3.2- HẠCH TOÁN SỬ DỤNG
THỜI GIAN LAO ĐỘNG
Hạch toán sử dụng thời gian lao động phải bảo đảm ghi
chép, phản ánh kịp thời, chính xác số ngày công, giờ công
làm việc thực tế hoặc ngừng việc, nghỉ việc của từng người
lao động, từng đơn vị sản xuất, từng phòng ban trong doanh
nghiệp.
Hạch toán sử dụng thời gian lao động có ý nghĩa rất lớn
trong việc quản lý lao động, kiểm tra việc chấp hành kỷ luật
lao động, làm căn cứ tính lương, tính thưởng chính xác cho
từng người lao động.
Hạch toán thời gian lao động được thực hiện bằng:
"Bảng chấm công" (mẫu số 02 - LĐTL chế độ chứng từ kế
toán).
"Biên bản ngừng việc"
chứng từ nghỉ việc (ốm đau, thai sản) do các cơ quan có
thẩm quyền cấp (như cơ quan y tế, hội đồng y khoa...)
3.3.3- HẠCH TOÁN KẾT QUẢ LAO ĐỘNG
Hạch toán kết quả lao động là căn cứ tính lương, tính
thưởng và kiểm tra sự phù hợp của tiền lương phải
trả với kết quả lao động thực tế, tính toán, xác định
năng suất lao động, kiểm tra tình hình thực hiện định
mức lao động của từng người, từng bộ phận và cả
doanh nghiệp.
Hạch toán kết quả lao động được thực hiện bằng:
“Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn
thành” (mẫu số 06 - LĐTL chế độ chứng từ kế toán),
“Hợp đồng giao khoán” (mẫu số 08 - LĐTL chế độ
chứng từ kế toán)...
3.4- HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG, TIỀN THƯỞNG VÀ
THANH TOÁN VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG
3.4.1- Chứng từ ban đầu:
"Bảng thanh toán tiền lương" là chừng từ làm căn
cứ thanh toán tiền lương, phụ cấp cho người lao
động làm việc trong các đơn vị sản xuất - kinh
doanh. "Bảng thanh toán tiền lương" được lập cho
từng bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) tương ứng
với "Bảng chấm công".
“Bảng thanh toán tiền thưởng" sử dụng để tính tiền
thưởng thường xuyên cho người lao động
Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo
lương
Sè TT
Hä vµ tªn BËc
l¬ng
L¬ng s. phÈm L¬ng TG vµ
nghØ viÖc,
ngõng viÖc
hëng 100%
l¬ng
NghØ viÖc,
ngõng viÖc
hëng ...%
l¬ng
Phô cÊp thuéc
quü l¬ng
S
è
c«ng
S
è tiÒn
S
è
c«ng
S
è tiÒn
S
è
c«ng
S
è tiÒn
S
è
c«ng
S
è tiÒn
Céng
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị:.......... bảng thanh toán tiền lương Nợ: ................
Bộ phận........... Tháng.... năm.... Có:
.................
T
æng céng
T
huÕ thu
nhËp
T¹m øng kú I C¸c khoản phải khÊu trõ Kú II ®îc lÜnh
S
è tiÒn
K
ý
nhËn
... ... Céng
S
è tiÒn
K
ý
nhËn
Sè
TT
Hä vµ tªn BËc l¬ng Møc thëng Ghi chó
XÕp lo¹i Sè tiÒn Ký nhËn
Céng
Ngày.... tháng.... năm....
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Đơn vị:.......... bảng thanh toán tiền thưởng Nợ: ................
Bộ phận........... Tháng.... năm.... Có:
.................
Sè
TT
TK ghi Cã
TK ghi Nî
TK 334 TK 338 TK
335 céng 3382 3383 3384 céng
TK 622
TK 627
TK 641
TK 642
Tæng céng
Đơn vị:.......... bảng phân bổ tiền lương và BHXH
Tháng.... năm....
Ngày.... tháng.... năm....
Người lập bảng Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
3.4.2- TÀI KHOẢN
Thu nhËp ®· tr¶ cho ngêi lao
®éng
C¸c kho¶n khÊu trõ vµo thu
nhËp cña ngêi lao ®éng
Gi÷ hé thu nhËp cho ngêi lao
®éng
D: Thu nhËp tr¶ thõa cho c«ng
nhan viªn
Thu nhËp ph¶i tr¶ cho ngêi
lao ®éng
D: Thu nhËp cßn nî c«ng nh©n
viªn
N TK 334 - PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG C
Tài khoản 3341: phải trả CNV
3342: phải trả người LĐ khác
3.4.3- PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
Khi phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất
lương vào chi phí sản xuất - kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 622: Phải trả cho lao động trực tiếp
Nợ TK 627: Phải trả nhân viên phân xưởng
Nợ TK 641: Phải trả cho nhân viên bán hàng
Nợ TK 642: Phải trả cho nhân viên QLDN
.v.v.
Có TK 334: (3341) Tiền lương, tiền thưởng các khoản
phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp
phải trả cho CNV.
Hạch toán tiền lương nghỉ phép của CNSX
Møc trÝch tríc
tiÒn l¬ng cña
L§TT theo KH
=
TiÒn l¬ng chÝnh
ph¶i tr¶ cho
L§TT trong kú
x
Tû lÖ
trÝch
tríc
Tû lÖ
trÝch
tríc
=
TL nghØ phÐp, ngõng SX theo KH n¨m cña L§TT
------------------------------------------------------------------
Tæng sè TL chÝnh KH n¨m cña L§TT
•Khi trích trước tiền
lương nghỉ phép
hoặc ngừng sản xuất
có kế hoạch :
Nợ TK 622
Có TK 335
•Khi có lao động trực tiếp nghỉ
phép, hoặc do ngừng sản xuất
có kế hoạch phản ánh tiền
lương nghỉ phép thực tế phải
trả :
Nợ TK 335
Có TK 334
• Khi trích trước tiền lương nghỉ phép hoặc ngừng
sản xuất có kế hoạch :
Nợ TK 622
Có TK 335
• Khi có lao động trực tiếp nghỉ phép, hoặc do ngừng
sản xuất có kế hoạch phản ánh tiền lương nghỉ phép
thực tế phải trả :
Nợ TK 335
Có TK 334
Phản ánh khoản phụ cấp, trợ cấp, tiền thưởng có nguồn
bù đắp riêng như trợ cấp ốm đau từ quỹ BHXH, tiền
thưởng thi đua trích từ quỹ khen thưởng... phải trả cho
người lao động:
Nợ TK 4311: Tiền thưởng thi đua trích từ quỹ khen
thưởng.
Nợ TK 4312: Tiền trợ cấp trích từ quỹ phúc lợi.
Nợ TK 338 (3383): Tiền trợ cấp từ quỹ BHXH.
Có TK 334 (3348): Thu nhập khác phải trả cho người
lao động
Phản ánh các khoản khấu trừ vào thu nhập của người
lao động như tiền tạm ứng thừa, BHXH, BHYT mà người
lao động phải nộp, thuế thu nhập...
Nợ TK 334
Có TK 141: Tiền tạm ứng thừa
Có TK 138: Tiền phạt, tiền bồi thường phải thu, tiền
doanh nghiệp chi hộ
Có TK 338: Thu hộ các quỹ BHXH, BHYT
Có TK 333: Thu hộ thuế thu nhập cá nhân cho Nhà
nước.
.v.v.
Khi thanh toán cho người lao động, kế toán ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111: Trả bằng tiền mặt
Có TK 112: Trả bằng chuyển khoản.
Nếu doanh nghiệp đã chuẩn bị đủ tiền để thanh toán với
người lao động nhưng vì một lý do nào đó, người lao
động chưa lĩnh thì kế toán lập danh sách để chuyển thành
số giữ hộ:
Nợ TK 334
Có TK 338 (3388)
Khi thanh toán số tiền trên cho người LĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3388)
Có TK 111, 112
TK 641
TK 642
TK 431(1,2)
TK 3383
TK 334(1,8) TK 621
TL, tiền thưởng
phải trả cho LĐTT
Trích trước
TL NP của
LĐTT
TK 335-LP
TLNP thực tế phải
trả cho LĐTT(*)
TK 627
TL, tiền thưởng
phải trả cho NVPX
TL, tiền thưởng
phải trả cho NVbán hàng
TL, tiền thưởng
phải trả cho NVQLDN
Tiền thưởng từ quỹ khen
thưởng phải trả cho NLĐ
BHXH phải trả TT cho
NLĐ (những người đóng
BH)
TK 111, 112
Thanh toán thu nhập cho
NLĐ
TK 138
Khấu trừ khoản phải thu
khác (Nợ phải thu)
TK 141
Khấu trừ khoản tạm ứng
thừa
TK 338(3,4)
trích trừ tiền lương lập quĩ
BHXH, BHYT(6% tổng
lương)
3.5- HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
3.5.1- CHẾ ĐỘ TRÍCH CÁC KHOẢN THEO LƯƠNG
QUỸ BHXH
QUỸ BHXH LÀ QUỸ DÙNG ĐỂ TRỢ CẤP
CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CÓ THAM GIA
ĐÓNG GÓP QUỸ TRONG CÁC TRƯỜNG HỢP
HỌ BỊ MẤT KHẢ NĂNG LAO ĐỘNG NHƯ ỐM
ĐAU, THAI SẢN, TAI NẠN LAO ĐỘNG, HƯU
TRÍ, MẤT SỨC...
Theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHXH
được hình thành bằng cách tính theo tỷ lệ 20 % trên
tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Người sử dụng
lao động phải nộp 15% trên tổng quỹ lương và tính
vào chi phí sản xuất - kinh doanh, còn 5% trên tổng
quỹ lương thì do người lao động trực tiếp đóng góp
(trừ vào thu nhập của họ).
KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƯỢC NGHỈ HƯỞNG
BHXH, KẾ TOÁN PHẢI LẬP PHIẾU NGHỈ HƯỞNG
BHXH CHO TỪNG NGƯỜI VÀ LẬP BẢNG THANH
TOÁN BHXH ĐỂ LÀM CƠ SỞ THANH TOÁN VỚI
CƠ QUAN QUẢN LÝ QUỸ.
CÁC DOANH NGHIỆP PHẢI NỘP BHXH TRÍCH
ĐƯỢC TRONG KỲ VÀO QUỸ TẬP TRUNG DO
QUỸ BHXH QUẢN LÝ (QUA TÀI KHOẢN CỦA HỌ
Ở KHO BẠC).
Quỹ BHYT
Quỹ BHYT là quỹ được sử dụng để trợ cấp cho
những người có tham gia đóng góp quỹ trong các
hoạt động khám, chữa bệnh.
Theo chế độ hiện hành các doanh nghiệp phải
thực hiện trích quỹ BHYT bằng 3% tổng quỹ
lương, trong đó doanh nghiệp phải chịu 2% (tính
vào chi phí sản xuất - kinh doanh) còn người lao
động trực tiếp nộp 1% (trừ vào thu nhập của họ).
Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản
lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng
lưới y tế. Vì vậy, khi trích BHYT, các doanh
nghiệp phải nộp cho BHYT (qua tài khoản của họ
ở kho bạc).
Kinh phí công đoàn
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động công
đoàn ở các cấp
Theo chế độ tài chính hiện hành, kinh phí công đoàn
được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho
người lao động và doanh nghiệp phải chịu toàn bộ (tính vào
chi phí sản xuất - kinh doanh).
Thông thường, khi trích được kinh phí công đoàn thì một
nửa doanh nghiệp phải nộp cho công đoàn cấp trên, một
nửa được sử dụng để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại
đơn vị.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là quỹ dùng để
trợ cấp cho người lao động phải nghỉ việc theo chế
độ.
Mức trích quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm từ
1% - 3% trên quỹ tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm
xã hội của doanh nghiệp.
Mức trích cụ thể do doanh nghiệp tự quyết định tuỳ
vào khả năng tài chính của doanh nghiệp hàng năm.
Khoản trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được
trích và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong
kỳ của doanh nghiệp.
Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
không đủ để chi trợ cấp cho người lao động mất việc làm
trong năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được
hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Thời điểm trích lập quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
là thời điểm khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm.
3.5.2- HẠCH TOÁN TỔNG HỢP CÁC KHOẢN TRÍCH THEO
LƯƠNG
Nép kinh phÝ c«ng ®oµn
Chi tiªu kinh phÝ c«ng ®oµn t¹i
®¬n vÞ
D: Sè vît chi kinh phÝ c«ng
®oµn
Kinh phÝ c«ng ®oµn trÝch ®îc
trong kú
D: Kinh phÝ c«ng ®oµn cha
nép hoÆc hiÖn cßn
TÀI KHOẢN
TK 3382 - KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
Nép BHXH
BHXH ph¶i tr¶ ngêi lao ®éng
t¹i doanh nghiÖp
D: BHXH cha ®îc cÊp bï
B¶o hiÓm x· héi trÝch ®îc
trong kú
NhËn tiÒn cÊp bï cña Quü
BHXH
D: BHXH cha nép
TK 3383 - BẢO HIỂM XÃ HỘI
Nép b¶o hiÓm y tÕ
D: BHYT nép thõa
B¶o hiÓm y tÕ trÝch ®îc trong
kú
D: BHYT cha nép
TK 3384 - BẢO HIỂM Y TẾ
Trî cÊp cho ngêi lao ®éng
mÊt viÖc lµm
TrÝch quü dù phßng trî cÊp
mÊt viÖc lµm trong kú
D: Quü dù phßng trî cÊp mÊt
viÖc lµm hiÖn cßn
TK 351 QUỸ DỰ PHÒNG TRỢ CẤP MẤT VIỆC
LÀM
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN
Khi trích BHXH, BHYT, KPCĐ, kế toán ghi:
Nợ TK 622; 627; 641; 642... Phần tính vào chi phí
của doanh nghiệp.
Nợ TK 334: Phần trừ vào thu nhập của người lao
động.
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
Phản ánh phần BHXH trợ cấp cho người lao
động tại doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334 (3348)
Phản ánh chi tiêu KPCĐ tại đơn vị:
Nợ TK 338 (3382)
Có TK 111, 112...
Khi nộp BHXH, BHYT, KPCĐ:
Nợ TK 338 (3382, 3383, 3384)
Có TK 111, 112
Trường hợp nhận được tiền cấp bù của quỹ
BHXH:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338 (3383)
Khi trích lập Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
làm, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 351 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc
làm
Khi chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc làm cho
người lao động, ghi:
Nợ TK 351 – Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
Có các TK 111, 112
Trường hợp Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm
không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi
việc, mất việc làm trong năm tài chính, thì phần
chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp trong kỳ:
Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có các TK 111, 112