Khi nói đến chơi cá rồng, thì phải nói đến chơi nước, mà khi chơi nước, thì chuyện đầu
tiên chúng ta cần phải quan tâm đến là quản lý hàm lượng của độc tố ammonia tích tụ
trong nước . Độc tố ammonia là loại độc tố có tác hại mạnh nhất đối với các con cá rồng
yêu của tất cả chúng ta . Ammonia tích tụ nhiều hay ít trong nước là qua sự phóng tiết
qua cơ quan bài tiết của cá rồng phóng thải phân/nước tiểu cũng như sự phân huỷ của các
loại thức ăn dư thừa trong nước .
Các cum vi sinh hửu ích trong bể hồ cá rồng có nhiệm vụ tiêu thụ độc tố ammonia, nhưng
để có thể xuất sắc hoàn thành chức năng này, chúng cần có dưỡng khí oxygen . Câu hỏi
được đặc không phải là bao nhiêu oxygen được hoà tan trong nước mà điều chúng ta cần
quan tâm là sau khi hoà tan trong nước, hàm lượng của oxygen được chuyên chở và chảy
qua các vật liệu lọc theo lưu lượng của nước trong hồ là điều vô cùng quan trọng
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàm lượng độc tố Ammonia trong nước và lưu lượng nước chảy qua vật liệu lọc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hàm lượng độc tố Ammonia trong
nước và lưu lượng nước chảy qua
vật liệu lọc.
Khi nói đến chơi cá rồng, thì phải nói đến chơi nước, mà khi chơi nước, thì chuyện đầu
tiên chúng ta cần phải quan tâm đến là quản lý hàm lượng của độc tố ammonia tích tụ
trong nước . Độc tố ammonia là loại độc tố có tác hại mạnh nhất đối với các con cá rồng
yêu của tất cả chúng ta . Ammonia tích tụ nhiều hay ít trong nước là qua sự phóng tiết
qua cơ quan bài tiết của cá rồng phóng thải phân/nước tiểu cũng như sự phân huỷ của các
loại thức ăn dư thừa trong nước .
Các cum vi sinh hửu ích trong bể hồ cá rồng có nhiệm vụ tiêu thụ độc tố ammonia, nhưng
để có thể xuất sắc hoàn thành chức năng này, chúng cần có dưỡng khí oxygen . Câu hỏi
được đặc không phải là bao nhiêu oxygen được hoà tan trong nước mà điều chúng ta cần
quan tâm là sau khi hoà tan trong nước, hàm lượng của oxygen được chuyên chở và chảy
qua các vật liệu lọc theo lưu lượng của nước trong hồ là điều vô cùng quan trọng !
Khi dòng lưu lượng của nước được vận chuyển bởi máy bơm qua các vật liệu lọc trong
hệ thống lọc nước, thì chính lúc ấy, ammonia sẻ được thanh tẩy .
Bài viết này sẻ cùng các bạn tìm hiểu xem mối tương quan giữa lưu lượng dòng nước
chảy và hàm lượng ammonia nhé .
Ammonia rất độc hại vì khi hiện hửu ở hàm lượng cao, sẻ làm bỏng đi các mô tế bào
mang của cá, làm phỏng da và đường ruột của cá . Nếu tình trạng không được khác phục
trong một thời gian ngắn, thì hậu quả cuối cùng sẻ đưa đến cái chết của cá ! Đó là trong
các trường hợp bị ngộ độc ammonia cấp tính . Thế còn các trường hợp ngộ độc ammonia
trong các trường hợp kinh niên, khi hàm lượng ammonia không đủ để giết cá ngay, và
không đủ để có thể đo lường được qua các test kit, nhưng vẩn hiện hửu trong nước, thì
sao? Trong các trường hợp hàm lượng ammonia thường trực hiện hủu trong nước, không
được thanh tẩy kịp thời, thì các hậu quả của sự ngộ độc kinh niên này là : cá sẻ chậm lớn,
cá sẻ mất màu, và hệ thống miển nhiểm của cá rồng các bạn sẻ suy yếu đi và sẻ tạo gia
tăng sự nhiểm trùng cơ hội .
Như đã có vài lần đề cập trong các bài viết trước đây, hầu hết những test kit đo ammonia
sẻ không đủ khả năng để đo chính xác được hàm lượng của độc tố ammonia . Và thật sự
khi đo, các test kit này không đủ tinh vi để có thể đo đươc thật sự hàm lượng của
ammonia , vi` thế khi đo, chúng ta thật sự đo số lượng tổng cộng của ammonia, mà trong
đó có cả ammonia và ammonium . Trong nước, tuỳ theo đô pH, khi ở độ pH dưới dạng
acidic, thì ammonium hiện hửu (NH4+) và khi nước có độ pH dưới dạng kiềm (pH cao),
thì ammonia hiện hửu dưới dạng (NH3-) ==> vô cùng độc hại . Tất cả những hậu quả xấu
đã để cập bên trên đều xảy ra dưới dạng NH3- . Hy vọng là các bạn thấy thấy được cái lợi
khi giữ độ pH của nước trong bể hồ cá rồng ở mức độ acidic (ph= 5-6.5)
Trở lai vấn đề, vì thế để thật sự tính được một cách khá chính xác hàm lượng độc tố
ammonia trong nước khi bạn đo là bao nhiêu, chúng ta cần đi thêm một bước nữa như sau
:
Nitrogen (N), và Hydrogen (H) có trong lượng nguyên tủ (atomic weight ) như sau :
N=14; H=1 ===> NH3/N = (14+3)/14 = 1.21
Thí dụ trong khi đo hàm lượng ammonia, xử dụng các test kit đang bày bán trên thì
trường, có kết quả là 2ppm hay 2mg/L ==> lúc ấy để có hàm lượng ammonia chính xác ,
các bạn cần phải nhân (2mg/L x 1.21) = 2. 42 mg/L . Đây là hàm lượng độc tố ammonia
hiện hửu trong nước với một con số khá chính xác hơn ! Tuy nhiên, khi nước trong bể hồ
cá rồng mà có hàm lượng ammonia như thế này, thì cá bạn đã và đang ngất ngư rồi, vì
hàm lượng ammonia trong nước luôn được khuyến cáo là phải ở mức 0mg/L . Trên thức
tế, khi các bạn đạt được số đo ammonia (NH3-) là 0mg/L, thật sự ra nó không là zero, lý
do là vi test kít không đủ tinh vi để đo những hàm lượng quá thấp .
Theo như sự đề nghị của các cơ quan hửu trách của Mỹ, và Châu Âu mà điển hình là The
European Inland Fishery Advisory Commission (EIFAC) , thì hàm lượng độc tố
ammonia mà chúng ta có thể chấp nhận được trong bất cứ thời điểm nào trong nước của
bể hồ cá rồng là 0.0025mg/L.
Như đã đề cập bên trên, độ pH và nhiệt độ của nước trong bể hồ cá rồng có sự liên quan
mật thiết đến hiện hửu của ammonia trong nước .
pH = 6.5 @ 28 độ C ===> Ammonia = 0.34mg/L
pH = 7.0 @ 28 độ C ===> Ammonia = 0.62mg/L
pH = 7.5 @ 28 độ C ===> Ammonia = 1.94mg/L
Để có thể tính được hàm lượng của độc tố ammonia trong nước tuỳ theo số lượng cho ăn
hàng ngày cho mổi con cá rồng, chúng ta sẻ tính như sau:
Hầu hết các loại thức ăn của cá rồng , thành phần chất đạm là chủ yếu, vì trong các loại
thức ăn được cho cá rồng ăn, rất ít các chất tinh bột và chất béo , và chất đạm (protein) sẻ
có số % ~ 48% .
Để đơn giản hoá, chúng ta sẻ dùng độ pH của nước trong bể hồ cá rồng của các bạn là 7.5
vi đây là độ pH thông thường mà chúng ta thường thấy cho hầu hết cac bể hồ cá rồng .
Khi có độ pH =7.5, thì hàm lường của ammonia trong nước ~ 2% .
Theo ước tính của ông Michael Timmons, tác giả của cuốn sách Recirculating
Aquaculture System (Lưu Lượng Dòng Nước Chảy Cho Các Hệ Thống Nuôi Cá Cảnh ),
thì có khoảng 10% của các thành phần chất đạm sau khi được tiêu hoá, sẻ thải ngược ra
trong nước dưới dạng độc tố ammonia .
Vì thế, để ước tính lưu lượng dòng nước chảy trong hồ cá rồng, với khẩu phần ăn cho
mổi con cá rồng khoảng 250g/ngày có phần chất đạm ở mức 48% ===> lượng ammonia
sẻ được thải ngược ra nước là 4.8%
Dựa trên những dữ kiện đã được nêu ra, ta có thể tính được hàm lượng của ammonia
được thải ra nước trong một ngày như sau :
[4.8% x (2/100)]= 0.096% Ammonia trong nước
Nếu ước lượng khẩu phần ăn trong một ngày của cá rồng là 250g ===>
(0.096/100)x (250g)= 0.240g hay 240mg Ammonia/ngày sẻ được thải ra nước qua sự bài
tiết của cá rồng .
Bây giờ sau khi đã tính được khá chính xác hàm lượng độc tố ammonia được thải ra
trong ngày theo khẩu phần ăn của cá, chúng ta cần lưu lượng dòng nước chảy như thế nào
để co thể giữ hàm lượng ammonia ở dưới mức 0.0025mg/L đã được đề nghị bởi cơ quan
EIFAC .
Lưu lượng nước cần thiết phải chảy qua vật liệu lọc để có thể thanh tẩy độc tố ammonia
được tính như sau :
NÔNG ĐỘ = (HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ AMMONIA THẢI RA TRONG NGÀY / LUƯ
LƯỢNG NƯỚC CHẢY)
===> LUƯ LƯƠNG NƯỚC = HÀM LƯỢNG ĐỘC TỐ AMMONIA THẢI TRONG
NGÀY / NỒNG ĐỘ )
===> LUƯ LƯỢNG NƯỚC CẦN THIẾT = (240mg/ngày / 0.0025mg/L) = 96,000 Lít
Nước /Ngày
===> bạn cần có máy bơm có hiệu năng bơm và vận chuyển nước với công suất 4,000
lít/giờ hay 66 lít nước/ phút
Hy vọng là qua bài viết, các bạn sẻ thông hiểu được sự tương quan mật thiết giữa lưu
lượng nước chảy cần thiết tối thiểu để thanh tẩy ammonia một cách chính xác, chứ không
còn phỏng đoán như trước nữa . Và đồng thời các bạn có thể tính chính xác với những
con số cụ thể về hàm lượng độc tố ammonia được thải ra trong nước dựa trên khẩu phần
ăn của cá