Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn như: Chiều cao, bề rộng của mối hàn, góc vát, khe hở, chiều dày mép vát của phôi hàn.
Tính toán chế độ hàn (dh, Ih,Uh,Vh) lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết hàn, vị trí hàn.
Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát bằng phương pháp hàn MIG, MAG.
Hàn mối hàn giáp mối đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, lẫn xỉ, ít biến dạng đúng kích thước bản vẽ.
Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2932 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hàn giáp mối vát mép vị trí hàn bằng MIG MAG, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: Hàn giáp mối vát mép vị trí hàn bằng MIG MAG. I. Mục tiêu của bài: Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: Trình bày các thông số cơ bản của mối hàn như: Chiều cao, bề rộng của mối hàn, góc vát, khe hở, chiều dày mép vát của phôi hàn. Tính toán chế độ hàn (dh, Ih,Uh,Vh) lưu lượng khí bảo vệ phù hợp với chiều dày vật liệu, kiểu liên kết hàn, vị trí hàn. Trình bày kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát bằng phương pháp hàn MIG, MAG. Hàn mối hàn giáp mối đảm bảo độ sâu ngấu, ít rỗ khí, lẫn xỉ, ít biến dạng đúng kích thước bản vẽ. Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. II. Dụng cụ, vật liệu, thiết bị: 1. Dụng cụ: Kìm rèn, búa tay, búa gõ xỉ, bàn chải sắt, mỡ chống dính, kìm bấm. 2. Thiết bị: Máy hàn MAG: XD350. 3. Vật liệu: Thép CT3 có chiều dày S = 8; kích thước 200x100x8, số lượng 2 tấm. Dây hàn Ø1.0 mm. III. Quá trình thực hiện: 1. Đọc bản vẽ: Hàn giáp mối vát chữ V đảm bảo: Đúng kích thước. Không bị khuyết tật. Đảm bảo mịm, bóng. 2. Chuẩn bị, gá đính phôi hàn: Phôi làm sạch bề mặt, vát mỗi tấm 300, đảm bảo độ phẳng, thẳng, độ song song, đúng kích thước. Gá đính chắc chắn, gá cùng phía mối hàn, cùng chế độ hàn, đảm bảo độ ngấu sâu. 3. Chọn chế độ hàn: - Đường kính dây hàn: d = 1 mm. - Tốc độ hàn 25 cm/phút. - Dòng điện hàn : 135 (A). - Điện áp hàn: 23 24 (V). - Khí bảo vệ CO2 lưu lượng khí 15ml/sec. 4.Gây hồ quang và tiến hành hàn: Cho que hàn cách mép hàn 10 15 mm tiến hành gây hồ quang rồi đưa nhanh về mép hàn. 750 Dao động mỏ hàn hình răng cưa, bề rộng dao động = 10 mm. IV. Các sai hỏng thường gặp nguyên nhân và cách khắc phục: a. Mối hàn rỗ khí: Nguyên nhân: Do khí quá lớn tạo khí xoáy không bảo vệ được mối hàn. Do khí quá ít không đủ bảo vệ mối hàn. Do vật liệu, dây hàn chưa được làm sạch. Từ những nguyên nhân trên anh(chị) cho cách khắc phục khi mối hàn bị rỗ khí? b. Mối hàn cháy cạnh: Nguyên nhân: Do dòng điện và điện áp quá lớn. Do không dừng hai cạnh mối hàn khi dao động ngang. Cách khắc phục: Điều chỉnh dòng điện hàn và điện áp hàn hợp lí. Dừng hai cạnh mối hàn khi dao động. c. Mối hàn không ngấu: Nguyên nhân: Do dòng điện hàn và điện áp hàn bé. Tốc độ hàn nhanh. Lưu lượng khí bảo vệ ít. Cách khắc phục: Điều chỉnh đúng chế độ. Lựa trọn vận tốc hàn phù hợp. V. Điều kiện an toàn khi luyện tập hàn vị trí hàn bằng giáp mối vát chữ V: Mắc bảo hộ đầy đủ. Che chắn hồ quang cẩn thận. Kiểm tra hệ thống điện nguồn, dây tiếp đất. Kiểm tra chai khí và các vị trí nối. VI. Phân công vị trí luyện tập: Dụng cụ và bảo hộ kèm theo.