Hân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn

Tóm tắt. Chuyện cũ viết lại là một trong ba tập truyện ngắn của nhà văn Lỗ Tấn. Không mô phỏng hiện thực một cách đơn thuần, tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao để ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, qua đó thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Với phương thức huyền thoại, Chuyện cũ viết lại thể hiện một tâm thức mới, đề cao tính chất hư cấu, tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật. Cách làm đó gợi nhiều điều thú vị cho độc giả khi thưởng thức tác phẩm.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 159 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2012, Vol. 57, No. 6, pp. 9-16 NHÂN VẬT HUYỀN THOẠI TRONG CHUYỆN CŨ VIẾT LẠI CỦA LỖ TẤN Nguyễn Thị Mai Chanh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội E-mail: maichanhnguyen@gmail.com Tóm tắt. Chuyện cũ viết lại là một trong ba tập truyện ngắn của nhà văn Lỗ Tấn. Không mô phỏng hiện thực một cách đơn thuần, tác phẩm thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao để ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, qua đó thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Với phương thức huyền thoại, Chuyện cũ viết lại thể hiện một tâm thức mới, đề cao tính chất hư cấu, tính trò chơi trong sáng tạo nghệ thuật. Cách làm đó gợi nhiều điều thú vị cho độc giả khi thưởng thức tác phẩm. Từ khóa: Chuyện cũ viết lại, Lỗ Tấn, nhân vật huyền thoại, hình tượng nghệ thuật. 1. Mở đầu Lỗ Tấn là nhà văn có bút pháp sáng tác đa dạng. Hai mươi nhăm truyện ngắn trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng của ông đã chứng minh điều đó, mỗi tác phẩm là một hình thức mới, không hề lặp lại. Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên) mặc dù không được đánh giá cao như hai tập truyện trên nhưng cũng mang phong cách thể hiện hết sức mới mẻ. Tác phẩm được coi là “một đóng góp lớn trong việc tìm tòi hình thức nghệ thuật ở Trung Quốc” [1]. Tuy nhiên, khác với truyện ngắn lịch sử truyền thống, Chuyện cũ viết lại không tuân thủ tiêu chí phản ánh hiện thực “giống như thật”, mà có sự sáng tạo theo tinh thần nghệ thuật hiện đại, chuyên chở những thông điệp gắn với các vấn đề “nhạy cảm” của xã hội Trung Quốc những năm đầu thế kỉ XX. Hiện thực ở đây cũng không tuân theo nguyên tắc “chân thực, lịch sử, cụ thể” như các tác phẩm của chủ nghĩa hiện thực đương thời, mà được phản ánh thông qua phương thức nghệ thuật có xu hướng trở thành kĩ thuật sáng tác của văn chương hiện đại - đó là phương thức huyền thoại. 2. Nội dung nghiên cứu Huyền thoại là khái niệm chỉ hình thức tư duy đặc thù của con người thời nguyên thuỷ: lấy tưởng tượng để giải thích các hiện tượng thế giới. Theo quan điểm hiện đại, huyền thoại cũng có nghĩa là những câu chuyện có tính chất hư tưởng và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng. Huyền thoại gắn với yếu tố hoang đường, ở đó sự thật được che giấu bởi lớp áo kì ảo. Huyền thoại hiện đại có thể không sử dụng đậm đặc các yếu tố hoang đường, 9 Nguyễn Thị Mai Chanh tính kì lạ thể hiện qua việc nhà văn “nhào nặn khác đi những chi tiết đời thường để tạo nên một thế giới của riêng tác phẩm, thế giới ấy gợi nên mối tương đồng nào đó với thế giới hiện thực” [2]. Chuyện cũ viết lại thuộc dạng vẫn giữ nguyên cốt truyện và nhân vật trong các huyền thoại xưa, đồng thời có sự bổ sung những chi tiết mới. Sử dụng phương thức huyền thoại, mục đích chính của tác giả không nhằm “vượt thoát” cái nhìn thiên kiến, tập thể về các nhân vật lịch sử hay “cảm nhận lịch sử khác đi”, mà để thông qua đó, thể hiện một cách tiếp cận hiện thực sinh động, ấn tượng, giàu sức ám ảnh. Thông qua những hình tượng nghệ thuật gián tiếp có tầm khái quát cao, nhà văn ẩn ý biểu đạt những vấn đề nhân sinh sâu sắc, huyền thoại còn là cách thức hữu hiệu giúp nhà văn tìm lối thoát về tinh thần sau một loạt vấn đề tư tưởng khiến ông rơi vào tâm trạng cô đơn, bế tắc trong một giai đoạn khổ đau của cuộc đời, đúng như lời tâm sự của tác giả trong bài tựa tập truyện: “. . . tôi một mình sống trong ngôi nhà xây đá ở Hạ Môn, nhìn ra biển cả, dở chồng sách cổ, xung quanh không có sự sống của con người, trong lòng hết sức trống trải. . . Lúc bấy giờ, tôi không muốn nghĩ đến chuyện trước mắt, vì thế mà hồi ức lại thời dĩ vãng, viết mười thiên Nhặt cánh hoa tàn và lượm lặt truyền thuyết đời xưa, chuẩn bị viết thành tám truyện trong Chuyện cũ viết lại này” [4]. 2.1. Lấy nguyên liệu từ những mẩu “chuyện xưa, tích cũ” để xây dựng cốt truyện, các thiên truyện trong Chuyện cũ viết lạimột mặt vẫn mang đậm màu sắc “cổ xưa”. Người đọc không tìm thấy nơi đây “nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình”, mà bắt gặp các nhân vật thần thoại và lịch sử quen thuộc. Lỗ Tấn ngược dòng thời gian tìm về với những con người xa xưa trong quá khứ. Đó là Nữ Oa luyện đá vá trời (Vá trời); Thường Nga ăn trộm thuốc trường sinh, bay lên mặt trăng (Lên trăng); Vũ trị thuỷ ngăn lũ (Trị thuỷ); Bá Di, Thúc Tề giữ nghĩa, quyết không ăn lúa nhà Chu, nhịn đói chết ở núi Thú Dương (Hái rau vi); Mi Gian Xích báo thù cho cha (Luyện kiếm); Lão tử “xuất quan” lui về ở ẩn (Xuất quan); Mặc tử sang Sở “phản đối chiến tranh” (Phản đối chiến tranh)... Ngoài ra, chúng ta còn thấy thấp thoáng bóng dáng một số nhân vật lịch sử khác qua những huyền thoại cổ đại được lưu truyền, như Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ đế đi tìm núi tiên, người tiên (Vá trời); Đế Thuấn nhường ngôi cho Đại Vũ (Trị thủy); Trụ vương vô đạo chẻ ống chân một người buổi sáng sớm không sợ lạnh lội qua sông, xem tủy như thế nào, moi tim Tỉ Can xem có lỗ hay không (Hái rau vi), bắt hồn trẻ em yểm móng khi xây dựng Lộc đài (Cải tử hoàn sinh). . . Các nhân vật, về cơ bản vẫn mang phong thái, dáng vẻ của con người thời cổ: Mặc tử (Phản đối chiến tranh) xuất hiện với “đôi giày cỏ” và “chiếc tay nải” trên lưng; Trang tử (Cải tử hoàn sinh) với “mũ đạo sĩ, áo vải, tay cầm roi ngựa”; Lão tử (Xuất quan) “cưỡi thanh ngưu”. . . Theo truyền thuyết, Nữ Oa là một nữ hoàng, cũng là nữ thần “mặt người mình rắn, một ngày biến hoá bảy mươi lần” (Sơn Hải kinh). Trong tâm thức Trung Hoa, bà là thuỷ tổ loài người bởi kì công “nặn đất thành người” (Phong tục thông); còn là nữ anh hùng “luyện đá vá trời” (Hoài nam tử, Liệt tử), cứu thế gian thoát khỏi cơn nguy biến - trời sập. Xuất hiện trong Vá trời, Nữ Oa vẫn mang cái vẻ siêu nhiên, hoang đường của một vị nữ 10 Nhân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn thần sáng tạo: khi bà “đứng dậy, duỗi cánh tay béo tròn và đầy sinh lực lên không trung, vươn vai ngáp” thì “không trung liền đổi sắc, biến thành màu hồng của da thịt, rất kì dị”; khi bà “đi ra ven biển, những nét cong trên thân hình bà lẫn vào biển ánh sáng màu hoa hồng nhạt, rồi khoảng giữa người bà đậm lại thành một đám trắng tinh. Sóng biển kinh ngạc vô cùng, nhấp nhô. . . ”; nữ thần có thể “co tay, kéo núi lại gần”, có thể “quỳ một chân xuống, đưa tay vốc một nắm bùn mềm. . . vắt nặn một hồi. Thế là trong tay bà, nắm bùn đã biến thành một vật nho nhỏ, na ná giống bà” [5]. Hậu Nghệ cũng là một nhân vật truyền thuyết, là sự tập hợp nhiều sự tích của các anh hùng bắn giỏi thời thượng cổ: bắn rơi chín mặt trời, chém tu xà (rắn dài) ở hồ Động Đình, bắt phong hy (lợn lớn) ở Tang Lâm. Được tái hiện trong Lên trăng, Nghệ vẫn mang phong thái của một anh hùng thiện xạ trong tư thế cưỡi ngựa, bắn cung, đặc biệt là phép “cắn tên” thần kì. Hành động Hậu Nghệ bắn mặt trăng khi phát hiện thấy Thường Nga - người vợ mà chàng rất mực thương yêu - đã lén nuốt trộm thuốc tiên bay lên trăng một mình, cũng được nhà văn khắc hoạ với những nét huyền ảo: “Nghệ tay cầm cung, tay cầm tên, một lúc đặt cả ba mũi vào, kéo căng dây, nhằm vào mặt trăng. Chàng đứng thẳng như một hòn núi đá, mắt long lanh, sáng như chớp, râu tóc xoả ra, bay phất phơ như ngọn lửa màu đen. . . Bọn nữ tỳ thét lên. Ai cũng thấy mặt trăng rung chuyển, tưởng là sắp rơi. . . Nghệ ngửng đầu, kêu to lên, nhìn vừng trăng một hồi. Nhưng vừng trăng vẫn không để ý đến chàng. Chàng tiến lên ba bước, vừng trăng lùi ba bước, chàng lùi ba bước, vừng trăng lại tiến lên ba bước”. Cũng như Vá trời và Lên trăng, Luyện kiếm tái hiện câu chuyện truyền thuyết về Mi Gian Xích tự nguyện cắt đầu mình để báo thù cho cha. Cốt truyện này từng được ghi lại trong cuốn Liệt dị truyện (tương truyền của Tào Phi), Sưu thần ký (của Can Bảo, đời Tấn) và Sở vương trù kiếm ký (tương truyền của Triệu Hoa, đời Hậu Hán). Mi Gian Xích là con trai của một thợ luyện kiếm “nổi danh đệ nhất thiên hạ”, người mà trước kia đã bị tên vua tàn ác buộc phải đem máu tắm cho thanh bảo kiếm do chính ông luyện ra. Tuy thân hình Mi Gian Xích đã bị đám chó sói xé nát ngay sau khoảnh khắc lìa khỏi cổ, nhưng cái đầu của chàng chỉ thực sự chết sau khi đã cắn chết đầu Quốc vương, trả được mối hận thù. Đây là tác phẩm có rất nhiều yếu tố hoang đường thể hiện tư duy thần kì của huyền thoại cổ đại. Một bà hoàng phi vì ôm cái trụ sắt, mà thụ thai sinh ra một cục sắt xanh và trong suốt, rồi từ cái “của báu lạ” đó, nhà vua sai cha của Mi Gian Xích luyện thành đôi “thư kiếm” và “hùng kiếm” kì lạ (một kiếm cái và một kiếm đực). Hai thanh bảo kiếm được luyện trong suốt ba năm, “Ngày mở lò cuối cùng, thật là một cảnh tượng kinh người! Trong khi một luồng khí trắng bay lên ngùn ngụt thì mặt đất cũng như chuyển động. Luồng khí trắng lên đến lưng chừng trời thì biến thành một đám mây bao trùm khắp cả vùng, rồi dần chuyển sang màu hồng ánh xuống, làm cho mọi vật trông giống như hoa đào”. Khi người luyện kiếm lấy nước giếng trong từ từ rưới vào, hai thanh kiếm đỏ thắm kêu xèo xèo, dần biến thành màu xanh. Bảy ngày bảy đêm, chúng tự dưng không thấy đâu, nhưng nhìn thật kĩ, lại thấy chúng vẫn nằm trong lò, xanh lè, trong suốt như hai thỏi băng. Một “người đen thui” cũng hiện lên bất ngờ, kì lạ: gầy như que củi, đôi mắt lấp lánh như ánh ma trơi, linh 11 Nguyễn Thị Mai Chanh hồn có nhiều vết thương đau, tự ghét bản thân, tự nguyện báo thù thay cho My Gian Xích “thù của em cũng là thù của ta. Cha em cũng là cha ta”. Kì lạ hơn là chiếc đầu lâu của Mi Gian Xích có thể lộn nhào, nhảy múa, ca hát trong cái đỉnh nước sôi phùn phụt để làm trò, dụ Quốc vương lại gần. Và kì lạ nhất là hình ảnh ba chiếc đầu lâu “quyết chiến” dưới nước: đầu người đen thui rơi xuống “liền chạy thẳng đến đầu Quốc vương, ngoạm vào mũi như muốn cắn cho đứt đi. Quốc vương đau quá thét lên một tiếng “ối giời!”. Đầu Mi Gian Xích thừa cơ vùng ra được, quay lại cắn vào cằm Quốc vương. Đầu Quốc vương không những bị hai đầu kia cắn chặt mà còn bị giằng xé làm cho cái miệng cứ há hốc ra. Rồi như gà đói mổ thóc, chúng mổ loạn xạ đến nỗi Quốc vương mắt lồi, mũi bẹt, vết thương nhăn nhở khắp nơi. Trước thì đầu Quốc vương còn vùng vẫy được, sau thì nằm một chỗ rên rỉ, cuối cùng im bặt chỉ thở hắt ra. Đầu Mi Gian Xích và đầu cái ông đen thui cũng thôi không cắn nữa, dần dần thả đầu Quốc vương ra, bơi một vòng quanh đỉnh, dò xem Quốc vương giả vờ chết hay chết thật. Khi biết Quốc vương chết thật, thì bốn mắt nhìn nhau, nheo cười, rồi nhắm lại, cứ thế, mặt ngửng lên trời mà chìm dần xuống đáy nước”. . . 2.2. Tuy nhiên, nếu liên hệ với các mẩu chuyện mang tính chất thần thoại và truyền thuyết, chúng ta nhận thấy, các nhân vật của Lỗ Tấn mang rất nhiều nét mới. Họ kì ảo mà gần gũi, chân thực. Họ tuy bước ra từ những trang sách cổ, song rất đỗi đời thường. Ở những con người này, cái ảo - cái thực, cái kì dị - cái bình thường có sự đan cài sống động; các trạng thái tâm lí phức tạp của con người thực tại như buồn, vui, sung sướng, ngạc nhiên, hối hận, sợ hãi, chán ngán, bực dọc, sốt ruột, thẫn thờ, lúng túng, hoảng hốt, phẫn nộ. . . xuất hiện thường xuyên gắn với điểm nhìn nội tâm của chính họ. Các nhân vật có xu hướng vượt thoát khỏi cái “con người chức năng” quen thuộc của văn học truyền thống. Dưới ngòi bút Lỗ Tấn, các nhân vật huyền thoại đã đem đến cho người đọc những khoái cảm thẩm mĩ hết sức tươi mới. Qua đây, nhiều lớp hiện thực được tái hiện, đó không chỉ là hiện thực lộ diện ngoài đời sống, còn là hiện thực ẩn sâu trong tâm trạng con người. Chẳng hạn, mở đầu Vá trời là hình ảnh: “Nữ Oa bừng tỉnh dậy. Bà như vừa qua một giấc mộng, nhưng không nhớ rõ mình mộng thấy những gì, chỉ biết là ảo não lắm. Bà cảm thấy hình như thiếu cái gì mà cũng như thừa cái gì. . . ”. Và suốt chiều dài thiên truyện, Nữ Oa cứ triền miên với những nỗi niềm: “Chưa bao giờ mình lại buồn như thế này”, “cảm thấy như có cái gì đang bay ra từ các lỗ chân lông khắp mình”, “không hiểu vì sao bỗng nhiên mình lại cảm thấy xung quanh cái gì cũng bất như ý cả”. . . Về hoạt động sáng tạo của Nữ Oa, các sách xưa đều lí giải đơn giản qua lời kể khách quan ngắn gọn (như Thái bình ngự lãm, Hoài nam, Liệt tử). Nhưng sáng tạo nhân vật Nữ Oa trong Vá trời, Lỗ Tấn đi ngược lại dự định ban đầu “viết cho thật nghiêm trang”. Người đọc có thể nhận thấy ở đây một giọng điệu “đùa bỡn”, giễu nhại - chất giọng đặc trưng của Chuyện cũ viết lại. Như chính nhà văn nói, với tác phẩm này, ông “dùng thuyết Freud để giải thích nguyên nhân của sự sáng tạo- sáng tạo người và sáng tạo văn học” [6]. Phân tâm học đã phát hiện ở con người, bên cạnh phần tiềm thức và ý thức, còn có phần vô thức, cái trạng thái vô thức mông lung chính là thể hiện sự thăng hoa tuyệt mĩ tinh thần tự do của người nghệ sĩ. Mặc dù có thái độ hoài nghi học thuyết Freud, song Lỗ Tấn không thể không thừa nhận 12 Nhân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn điều mà Phân tâm học quan tâm, đó là tình cảm, trực giác, bản năng có sự chi phối mạnh mẽ tới mọi hoạt động sáng tạo của con người: “phàm những hiện tượng tinh thần như văn học nghệ thuật, triết học, tôn giáo đều do nhục dục bị kiềm chế, rồi ẩn náu trong tiềm thức mà sinh ra” [5]. Năng lượng sáng tạo con người của Nữ Oa chính là bắt nguồn từ năng lượng tính dục. Nữ thần do tính dục phát động mà nảy sinh cảm hứng sáng tạo. Có lúc “chính bà không hay biết gì cả” về công việc thiêng liêng, cao quí của mình, chỉ là “theo bản năng cứ vắt nặn ra”. Có lúc do “tinh nghịch, bà cầm lấy cây tử đằng quay. . . Cây tử đằng dính bùn và nước, quằn quại trên mặt đất như con trăn bị bỏng nước sôi. Những giọt bùn bắn từ cây tử đằng ra như mưa rào, và đang ở trên không trung, đã biến thành những vật nhỏ khóc oa oa, rơi xuống thì bò lổm ngổm khắp nơi”. Qua “trò chơi” sáng tạo của Nữ Oa, những con người được sinh ra không phải là sản phẩm hoàn hảo, tuyệt mĩ của tạo hóa. Trái lại, đó là những con người - vật xấu xí, dị dạng, méo mó, đầy khuyết tật. Chúng hiện lên như những hiện hữu bất thường của cuộc sống: “phần lớn đều ngớ ngớ ngẩn ngẩn, đầu hươu mắt chuột, trông thật dễ ghét”. Chính Nữ Oa cũng không khỏi “kinh ngạc”, “sợ hãi”, “tròn xoe mắt nhìn”, “da thịt nổi gai như đụng phải sâu róm” trước những sản phẩm dị thường, quái đản ấy của mình. Là vị thần có khả năng siêu phàm tạo nên sự sống con người, nhưng bản thân Nữ Oa cũng không thoát khỏi cái vòng sinh tử ngắn ngủi của cuộc đời trần thế. Nữ thần tắt thở bởi sức tàn lực kiệt, sau khi hoàn thành công việc “vá trời”. Và trên vùng bụng tử thi “màu mỡ” của bà, người ta “đóng trại”, cắm cờ, tuyên bố họ “mới là dòng giống Nữ Oa”. Tương tự như vậy, Mi Gian Xích (Luyện kiếm) và Hậu Nghệ (Lên trăng) cũng thần kì mà gần gũi, chất chứa trong lòng ngổn ngang tâm trạng. Nghe mẹ kể về cái chết oan khốc của người cha mà chưa một lần được thấy mặt “đầu chôn ở cửa trước, thân hình chôn ở vườn sau”, Mi Gian Xích có cảm giác “nóng lên như lửa đốt”, “như mỗi lỗ chân lông đều có lửa phụt ra”. Xa mẹ, Mi Gian Xích “sực nhớ đến mẹ”, “bất giác, mắt mũi thấy cay cay, muốn khóc”. Khi “người đen thui” nhắc chàng chuyện báo thù cho cha, “Mi Gian Xích bất giác lòng quặn đau”. Sống giữa cái xã hội trắng đen hỗn tạp, thế đạo suy vi, mọi giá trị bị đảo lộn, tài năng phi thường không thể giúp được Hậu Nghệ tài hoa thoát khỏi cảnh mưu sinh khốn khó, với cái ý nghĩ thường trực “không biết sau này sẽ làm ăn ra sao”, Hậu Nghệ khôn nguôi nhớ tiếc về một thời huy hoàng đã mất: “chàng nhớ lại con phong trư năm ấy sao mà to thế! Đứng xa nhìn, tưởng là một cồn đất. Giá lúc ấy không bắn chết, để đến bây giờ. . . làm gì đến nỗi ngày nào cũng phải lo vất vả. Lại còn con trường xà nữa. . . ”, “Rồi chàng tưởng nhớ lại các thức ăn ngày trước. . . ”. Chính cuộc sống túng thiếu, tẻ nhạt cùng chuỗi ngày chìm đắm trong nỗi buồn đã khiến con người trở nên vô tâm, ích kỉ, và Thường Nga- vợ chàng đã trốn chạy khỏi thực tại, nhẫn tâm lừa dối, rời bỏ chàng, “một mình lên cung trăng”, “một mình hưởng hạnh phúc đời đời”. Tâm trạng cô đơn rất thực của Hậu Nghệ được diễn tả giống như tâm sự của biết bao con người bình thường trong cuộc sống: “có cảm giác như bị một chậu nước lạnh dội vào đầu”, “cảm thấy hình như một mình chàng bị bỏ rơi lại quả đất này”, “nhìn vầng trăng như trôi giữa biển trời xanh thẳm, chàng cảm thấy thân mình sao mà nặng nề thế!”. . . Sự cô đơn, bất lực của 13 Nguyễn Thị Mai Chanh Hậu Nghệ, nỗi đớn đau, hiu quạnh của Mi Gian Xích và hình ảnh cái chết của Nữ Oa dẫu mang sắc màu huyền thoại, song đồng thời gợi cho người đọc nỗi ám ảnh, day dứt về một thực tại đầy bất an, đau khổ; tạo ấn tượng rõ nét về những con người cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời. Có thể thấy, huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại không phải là một thế giới nghệ thuật siêu thoát, tráng lệ. Ở đây, cái kì ảo “sống” cùng cái thực, các nhân vật huyền thoại có xu hướng “trần tục hóa”. Xu hướng này không chỉ nhằm tới mục đích “giải thiêng” các anh hùng quá khứ, mà còn thể hiện tinh thần dân chủ, lối tiếp cận giá trị đời sống một cách “đa nguyên”, “phi quy phạm”. Nó mở rộng quan niệm về hiện thực, đưa văn học đến gần với nguyên tắc “trò chơi”. Nó là một cách hướng người đọc tới sự chủ động trong tiếp nhận. Đại Vũ cũng là một anh hùng thần thoại, xuất hiện trong Trị thủy, về cơ bản vẫn mang sắc màu huyền thoại. Ở phần đầu tác phẩm, nhân vật chỉ được nhắc tới qua lời bàn luận của đám học giả và lời “kháo truyền”, “đồn đại” của những người dân. Nơi “lời đồn” nảy sinh là nơi huyền thoại được bắt đầu (trong Chuyện cũ viết lại có rất nhiều “tin truyền”). Người ta hình dung viên “quan đại thần sắp đến trông coi việc thủy lợi” đầy bí ẩn, oai phong. Họ mong chờ và thêu dệt nên bao huyền thoại li kì về con người ấy: “Trước thềm nhà, dưới gốc cây, người ta kháo nhau về chuyện ông ta, nhất là chuyện ban đêm ông ta hóa thành gấu vàng, lấy mõm và móng chân hì hục khai chín con sông, rồi vời binh tướng nhà trời bắt con yêu quái Vô Chi Kỳ. . . ”. Ngày nào cũng có người đứng trước cửa quan, ngóng chờ “xem nghi trượng của ông đã đến chưa”. Thế nhưng, “rồi một buổi sáng không nắng cũng không mưa, ông Vũ vào đế đô. . . giữa làn sóng người. Phía trước chẳng có nghi trượng gì cả, chỉ có một số tùy tùng, tiều tụy như ăn mày. Đi sau cùng là một người to lớn, tay chân thô ráp, mặt đen, râu vàng, chân vòng kiềng. . . ”. Đại Vũ hiện ra vô cùng giản dị, tầm thường, thậm chí xấu xí và khuyết tật: “mặt mũi gầy đét và đen xì”, lại bị chứng bệnh phong “đầu gối không co lại, cặp giò cứ duỗi thẳng, bàn chân chổng về phía các quan”. Không thần thánh hóa người anh hùng, nhà văn xây dựng Đại Vũ như một anh hùng áo vải bình dân, gần gũi và thân thiết. Chi tiết trong thần thoại cổ: Vũ từ ngày lấy vợ, “bươn bả lo việc nước”, “sợ trễ việc, nạn hồng thủy lại gây thêm hại cho dân” nên có lúc đi trị thủy ngang nhà “nghe tiếng con khóc mà không dám rẽ vào thăm” [7] cũng được Lỗ Tấn đưa vào tác phẩm, nhưng gửi vào điểm nhìn của nhân vật bà vợ Vũ. Với điểm nhìn này, Vũ không còn là một thần tượng lí tưởng toàn vẹn; xác tín cộng đồng đã bị cái nhìn hoài nghi đời thường phản tư lại. Anh hùng Vũ thì ra cũng là con người thiếu khuyết, tầm thường, là kẻ “không có chút lương tâm” đáng trách, chỉ “mải miết làm quan” mà thiếu trách nhiệm đối với gia đình: “Đồ chết đâm chết chém đâu! Chạy như là chạy tang. Đi qua cửa mà không ghé thăm nhà một tí, cứ đi thẳng. Làm quan, làm quan, làm quan được cái cóc khô gì nào! Cứ xem ông bố đấy! Rồi cũng đến đi đày, rơi xuống đầm biến thành trạch thôi! Đồ chết đâm chết chém, không có chút lương tâm!”. 2.3. Sử dụng chất liệu huyền thoại truyền thống, Lỗ Tấn đặc biệt có ý thức sáng tạo nhằm phản ánh tình trạng của con người hiện đại. Trong tác phẩm Cải tử hoàn sinh, nhà văn sử dụng một motip quen thuộc thường gặp ở các câu chuyện cổ- motip người chết 14 Nhân vật huyền thoại trong Chuyện cũ viết lại của Lỗ Tấn sống lại, như để soi chiếu trạng thái hiện sinh bi đát của con người, đồng thời khắc sâu nỗi ám ảnh về tính chất bi hài của thực tại. Tác phẩm dựa trên câu chuyện mang tính ngụ ngôn trong thiên Chí lạc của cuốn Trang tử, ghi lại chuyện Trang tử - đại biểu củ