Tóm t t: Kết quả nghiên cứu cho thấy, biểu thức
ngôn hành hỏi lựa chọn tiếng Hàn có các dạng thức hỏi
kém đa dạng hơn trong tiếng Việt. Trong khi người Hàn
hướng đến các lựa chọn mang tính khái quát, người
Việt thường quan tâm đến những chi tiết, các yếu tố
phân biệt trong nội tại của sự vật hiện tượng-đối tượng.
Trong khi tiếng Hàn dùng từ nối phủ định -
nếu không/không như là một dạng thức đặc trưng bên
cạnh các cấu trúc khác thì tiếng Việt lại sử dụng liên từ
“hay” - thể hiện sự lựa chọn nhẹ nhàng không mang
tính đối lập. Hành động hồi đáp cho hành động hỏi yêu
cầu lựa chọn xuất hiện trong ngữ liệu khá phong phú,
thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa hỏi và trả lời/đáp.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hành động hỏi trực tiếp yêu cầu lựa chọn (Trên ngữ liệu hội thoại tiếng Hàn và tiếng Việt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
515
HÀNH ĐỘNG HỎI TRỰC TIẾP YÊU CẦU LỰA CHỌN
(TRÊN NGỮ LIỆU HỘI THOẠI TIẾNG HÀN VÀ TIẾNG VIỆT)
Hoàng Th Yn
Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội
Tóm t
t: Kết quả nghiên cứu cho thấy, biểu thức
ngôn hành hỏi lựa chọn tiếng Hàn có các dạng thức hỏi
kém đa dạng hơn trong tiếng Việt. Trong khi người Hàn
hướng đến các lựa chọn mang tính khái quát, người
Việt thường quan tâm đến những chi tiết, các yếu tố
phân biệt trong nội tại của sự vật hiện tượng-đối tượng.
Trong khi tiếng Hàn dùng từ nối phủ định -
nếu không/không như là một dạng thức đặc trưng bên
cạnh các cấu trúc khác thì tiếng Việt lại sử dụng liên từ
“hay” - thể hiện sự lựa chọn nhẹ nhàng không mang
tính đối lập. Hành động hồi đáp cho hành động hỏi yêu
cầu lựa chọn xuất hiện trong ngữ liệu khá phong phú,
thể hiện mối quan hệ gắn kết giữa hỏi và trả lời/đáp.
T khóa: hành động hỏi trực tiếp, hành động hỏi
yêu cầu lựa chọn, ngữ liệu hội thoại, hành động hồi
đáp, biểu thức ngôn hành hỏi.
Abstract: The research result has shown that,
expression of question word choosing Korean has
question forms which has less diversification than in
Vietnamese. While Korean forward to general choices,
Vietnamese often take care of details, inner factors of
distinguish of things, phenomenon-object. While
Korean is used negative linking words - if
not/not as a typical form beside other structures that
Vietnamese is used conjunction “or”- showing mild
choice without opposition. Answering action for
questioning action required to choose appears on
linguistic data plentifully, showing close relationship
between question and answer/respond.
Key words: Direct question action, question action
required to choose, conversation linguistic data,
answer action, question word expression.
1. Mở đầu
Theo khảo sát của chúng tôi, trong những năm
gần đây. xuất hiện khá nhiều các nghiên cứu về
hành động ngôn từ (HĐNT) tiếng Hàn và tiếng
Việt. Tuy nhiên, nghiên cứu hành động hỏi (HĐH)
trong mối liên hệ với hồi đáp trên ngữ liệu hội
thoại tiếng Hàn và tiếng Việt còn thiếu vắng. Vì
vậy, bài viết “Hành động hỏi trực tiếp yêu cầu lựa
chọn (trên ngữ liệu hội thoại tiếng Hàn và tiếng
Việt) mang tính thời sự và phần nào có đóng góp
vào việc nghiên cứu, giảng dạy, dịch thuật và giao
lưu-hợp tác giữa hai nước Hàn-Việt. Các thao tác
khảo sát, phân tích tổng hợp được vận dụng linh
hoạt nhằm làm rõ đặc trưng của HĐH yêu cầu lựa
chọn trong sự gắn kết với hành động hồi đáp và
các yếu tố ngữ dụng.
2. Một số khái niệm tiền đề
2.1. Hành động hỏi trực tiếp
HĐNT yêu cầu cung cấp thông tin (CCTT)
được thực hiện bởi các biểu thức mang hình thức
là kết cấu nghi vấn là HĐH trực tiếp. Theo Nguyễn
Thiện Giáp (2010, tr. 208) HĐNT trực tiếp (direct
speech act) “được thực hiện ở những phát ngôn có
quan hệ trực tiếp giữa một cấu trúc và một chức
nawg”. Khi hành chức, một HĐH (question) được
coi là chân thực khi nó thỏa mãn bốn điều kiện về
nội dung mệnh đề, điều kiện chuẩn bị, điều kiện
chân thành và điều kiện căn bản của Searle (dẫn
theo Đỗ Hữu Châu, 2005, tr. 471).
2.2. Phương tiện ngôn ngữ thực hiện hành
động hỏi trực tiếp yêu cầu lựa chọn
Trong bài viết, chúng tôi sử dụng thuật ngữ
“biểu thức ngôn hành hỏi-£¤]¥”
(BTNH) hay “biểu thức hỏi-¤]¥” (BTH)
để chỉ phương tiện ngôn ngữ (PTNN) thực hiện
HĐH. BTH thực hiện HĐH yêu cầu lựa chọn-
¦§e¨
¤]¥
1
thực hiện HĐH yêu cầu
1
Hoàng Thị Yến (2013) xác lập các tiểu loại trong nhóm
câu hỏi nhận thức được xác lập dựa trên cách thức yêu
cầu CCTT, tương ứng với cách thức hồi đáp CCTT, bao
gồm: i) Câu hỏi phán định-; ii) Câu hỏi giải
thích-; iii) Câu hỏi lựa chọn-
;
iv) Câu hỏi xác nhận-.
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
516
chọn đối tượng thích hợp trong nhiều đối tượng
được đưa ra (vd:©ª«
¬®¯?°ª«
¬®¯? (Bạn thích phim Hàn Quốc? (Hay)
thích phim Mỹ?).
Hansoft Dictionary (2002) định nghĩa: ¦§±
²³
´µ¶l
·¯©
¸¹
º»
¼½- chọn ra
cái cần thiết trong nhiều cái khác. Có thể xác định
điều kiện tạo lập BTH thực hiện HĐH lựa chọn
trực tiếp như sau: i) BTH mang hình thức kết cấu
hỏi đặc trưng; ii) Có tính nghi vấn cao; iii) Có 2
vế lựa chọn trở lên thể hiện tường minh hay hàm
ẩn2.
2.3. Lưu ý khi nhận diện HĐH lựa chọn trực
tiếp
Đoạn trích (ĐT) 1: (Jeonseol nói với các con
chị Inho hứa không đến nhà và cấm các con không
được gọi điện cho chị ấy nữa. Eunwo Jiwo không
đáp đứng phụng phịu, trề môi)
Jeonseol: ¾¿? ÀÁ? Hiểu chưa? (Hay)
vẫn không hiểu?
Eunwo Jiwo (miễn cưỡng gật đầu)!
Biểu thức đánh dấu ở trên có dạng thức [A?
B?] nhưng không phải BTH thực hiện HĐH yêu
cầu lựa chọn trực tiếp. Người bố chỉ muốn khẳng
định sự áp đặt sự cấm đoán mang tính chất tuyệt
đối với hai đứa con của mình chứ không yêu cầu
một sự lựa chọn cung cấp thông tin- Hiểu chưa?
Hay chưa hiểu?//Các con nhớ chưa? Ta thử xét
thêm dạng thức: [Có A hay không (A)?] trong
tiếng Việt:
ĐT 2: Chữa xong, Sinh gọi loong toong đưa sổ
để đem sang buồng ông Sếp. Nhưng độ mươi phút
sau, ông Sếp lại đến, mà lần này thì nét mặt đã hầm
hầm. Ông hất hàm hỏi Sinh:
- Ông có chữa hay không (chữa) thế?
- Thưa có.
2
Dẫn theo Lee Jang Deuk (1992, tr. 90), các nhà Hàn ngữ
gọi câu hỏi lựa chọn bằng các thuật ngữ:
- Ông để ý một lượt nữa xem.
Nói xong, vẻ lạnh lùng, ông Sếp ra. Sinh cau
mặt nhìn hàng tính cộng.
Biểu thức trên có cấu trúc [Có A hay không
A?]-dạng thức đặc trưng của BTH thực hiện HĐH
yêu cầu lựa chọn, tiêu điểm nghi vấn yêu cầu đối
tượng giao tiếp chọn một trong hai vế. Tuy nhiên,
có thể thấy Sếp không có nhu cầu nhận thức về
việc Sinh đã chữa hay chưa chữa. Có thể Sinh đã
chữa nhưng vẫn còn lỗi. Vấn đề quan trọng là đầu
giờ anh đến muộn sau đó làm tính sai. Có lẽ đây
chính là lí do giải thích cho thái độ của sếp: Muốn
cảnh cáo, phê phán thái độ làm việc của Sinh
Trong tiếng Việt, trong một số BTH chứa từ
“hay”, ranh giới để phân định HĐH yêu cầu lựa
chọn hay phán định là khá mờ nhạt, khó có thể
tách bạch rõ ràng. Ví dụ: Cấu trúc [đã A hay
chưa (A)?]. Xét đoạn thoại sau:
ĐT 3:
- U nó đã sang nhà cụ Nghị Quế hay chưa?
- Đã!
Phát ngôn hỏi trên có thể tách làm hai BTH
khác nhau như sau:
- U nó (đã) sang nhà cụ Nghị Quế chưa? (hỏi
phán định)
- U nó (đã) sang nhà cụ Nghị Quế (rồi) hay
chưa sang? (hỏi lựa chọn)
Trả lời cho hai HĐH trên có thể dùng biểu
thức: “Đã/rồi” hoặc “Chưa”.
Theo chúng tôi, biểu thức trên nên xử lí là hỏi
phán định, vì 2 lí do: Thứ nhất, HĐH của anh Dậu
hướng tới yêu cầu hồi đáp phán định: Sang
rồi/chưa sang của vợ chứ không đưa ra sự lựa
chọn tường minh. Kế hoạch này hai vợ chồng đã
bàn bạc với nhau từ trước, chỉ có điều anh không
rõ vợ đã thực hiện nó hay chưa mà thôi. Thứ 2,
khi phục hồi vế thứ hai (... hay chưa sang?) và sử
dụng trong giao tiếp khẩu ngữ, BTH trở nên thiếu
tự nhiên.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
517
2.4. Kết quả khảo sát tư liệu
Từ 6.438 phiếu tư liệu tiếng Hàn và 752 phiếu
tiếng Việt, chúng tôi nhận diện, thống kê được
4.132 đv BTH. Trong đó, có 4.069 đv BTH được
thực hiện HĐH trực tiếp, 157 dv BTH thực hiện
HĐH gián tiếp, 86 đv mô hình kết hợp. Trong số
các đv BTH thực hiện HĐH trực tiếp, chúng tôi
thu thập được 194 đv BTH thực hiện HĐH trực
tiếp yếu cầu lựa chọn và phân thành các tiểu nhóm
như ở bảng sau:
Bảng 1: Tần số xuất hiện của các nhóm BTH thực hiện HĐH yêu cầu lựa chọn
Dạng thức Tần số Ví dụ
1 A+ +B? 66đv-
34,0%
?
!" # $? Vì không có CM nên còn dư 3 phút.
Nên để nhạc dạo cuối hay để bài hát? <Mối nhân duyên, tập
24, cảnh 27>
2 A? + A? 47đv-
24,2%
%&'( )* +,- ./? 0 - ./? Chị vẫn kết hôn
với Yuntuytbook à? Hay là không? <Những bà nội trợ vui
vẻ, tập 94>
3 A? + B? 55 đv-
28,4%
('123) 455 67? 89: 67? Đi đường bộ à?
(Hay) đi tàu?
4 Dạng thức khác 26đv-
13,4%
Nêu hai /hơn hai vế lựa chọn + BTNH hỏi.
3. Đặc điểm biểu thức hỏi thực hiện hành
động hỏi trực tiếp yêu cầu lựa chọn
3.1. Dạng thức A+ +B? (66đv)
Xuất hiện dưới 2 dạng hình thái A+ +B?
Và A+ ;+B? là dạng nói tắt của
trong giao tiếp khẩu ngữ hàng ngày. Có thể tạm dịch
là “nếu không thì là”. Tuy nhiên, trong ngữ cảnh
giao tiếp cụ thể có thể coi tương đương với
“hay” trong tiếng Việt về hình thái và ý nghĩa.
ĐT 4: Youngyeo: ... ?@ A B
C DE? < FG H I: J K ./?
)* )* LE K ./?... Ôi không, mẹ
Bobe tại sao lại đến đây làm gì thế? Mà này.
Bánh này là bỏ tiền ra mua ăn à? Hay là cứ thế
lấy ăn thế?
Heejeong: MNO H I: J K .PQ R
S 6=TUV. Tất nhiên là cháu bỏ tiền mua
ăn rồi. Thôi, tôi đi trước đây.
Thái độ của mẹ chồng cô chủ tiệm bánh thật
gay gắt, không hề để ý đến việc giữ thể diện cho
đối phương-có lẽ việc Heejeong thường ăn bánh
miễn phí tại cửa hàng của bạn-con dâu bà đã thành
lệ khiến bà không ưa. Bà chất vấn rất thẳng thắn:
Bánh cô ăn là trả tiền hay ăn không? Hồi đáp
đúng tiêu điểm nghi vấn, cung cấp đủ thông tin
tuy mức độ tin cậy không cao lắm bởi hành động
vội vàng rời đi của nhân vật.
3.2. Dạng thức [A? + A?]= [A? Không A?]
(47đv)
Dạng thức này xuất hiện với 47 biểu thức,
thường A là động từ hoặc ngữ động từ. Một vế là
A, vế kia là phủ định của A: Thực hiện HĐ?
Không thực hiện HĐ? Cũng giống như trong
tiếng Hàn, nếu lược bỏ từ “hay” (tương đương với
“ W;) giữa hai vế trong tiếng Việt, áp lực
CCTT tăng rõ rệt.
ĐT 5: Heejin: X Y2ZE< 0ZE? Em kiểm
tra rồi? (Hay) Không kiểm tra?
Junsu: 0 Z... Em không, nhưng...
Heejin: I6 [\ ]^ DE Y2G _
`a )b? (lược) Cô đã nhắc là dù có tự tin thì
cũng phải kiểm tra lại bài, đúng không?
Thái độ của Heejin đối với cậu học trò khá gay
gắt. Lí do vì điểm kiểm tra của cậu không cao nên
mẹ cậu đã chê trách, thậm chí không thuê cô dạy
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
518
cho con mình nữa.
3.3. Dạng thức [A? + B?] (55đv)
Dạng thức này có 55 biểu thức với cấu trúc của
A và B khá đa dạng: là danh từ, là mệnh đề, là kết
cấu chủ-vị. Biểu thức này cũng không xuất hiện
= nếu không => hay giữa hai vế lựa chọn
một cách tường minh.
3.3.1. Dạng thức [A? + B?]: A, B là một danh từ
ĐT 6: (Junsik muốn Sera giới thiệu người yêu,
cô nói là anh ấy bận. Junsik không tin).
Jaera (đế): cd e f6 ghi.j! Vì là
tuyển thủ cực kì nổi tiếng ạ!
Junsik: (phấn khởi): gh? klS e ` m
no# [p gh? hq? rs t ./?
Tuyển thủ? Tưởng là chỉ học hành giỏi giang thôi,
Tuyển thủ gì thế? Là tuyển thủ bơi lội? Hay
tennis?
Jaera: ?]... Con gái....
Sera (bịt mồm ngăn): 8 ...8uv! Cầu...
cầu lông ạ!
Junsik: (vẻ hài lòng) )w x]y zz
@{|?
Vậy à...mình bắt đầu thấy kì vọng rồi đây.
Không tinh ý để nhận ra thái độ khá lạ lùng của
hai cô con gái, Junsik vô tư yêu cầu cung cấp và
tiếp nhận thông tin về cậu bạn của con gái cả. Hồi
đáp của Sera tuy không trùng với những phương
án lựa chọn bố đưa ra nhưng nhu cầu nhận thức
vẫn được đáp ứng, người nghe hài lòng với thông
tin mới.
3.3.2. Dạng thức [A? + B?]: A, B là một mệnh đề
ĐT 7 (Youngsim xác nhận việc Youngran gọi
điện bảo Eunji đến viện).
Dosik: }G ~/? f ~/? Việc tốt
đẹp? (Hay là) Việc tồi tệ?
Youngsim: =: V:
=?m: )tV }G ~T?
Vì con rể Jung nói là nhớ, muốn gặp con gái
nên là việc tốt đẹp rồi.
Trật tự từ trong mệnh đề ngữ danh từ trong
tiếng Hàn: = tính từ định ngữ + danh từ
trung tâm; khác với tiếng Việt: việc tốt= danh từ
trung tâm + tính từ định ngữ.
3.3.3. Dạng thức [A?+B?]: A, B là một kết
cấu chủ -vị/mệnh đề động từ vị ngữ
ĐT 8: Nhân viên: 5 S
G 5
< h5 ?
Anh nhận 5 triệu won bằng tiền mặt ạ? Hay
bằng ngân phiếu?
Seongung: 5 S
\ h5 1
E7. Cho tôi một tờ ngân phiếu 5 triệu won.
Trong tiếng Việt, dạng thức [A hay B] có hình
thái xuất hiện khá đa dạng: [A hay (là) B (rồi)?],
[Ax hay Ay?], [ A? Hay B?], [AxBy hay AyBx?],
[xA hay yA?]. Trong đó, yếu tố x và y giúp phân
biệt 2 mặt của A lập thành 2 vế lựa chọn. Xét các
đoạn thoại sau đây:
Dạng thức [A hay (là) B (rồi)?] -thực hiện HĐ
A hay B?
ĐT 9:
- Lạy ông, lạy bà!
- Không dám. Ông đốc có nhà hay đi chơi
vắng?
- Bẩm ông, ông đốc con sang cụ tuần.
Ông đốc có nhà (hay) không? Sẽ là HĐH yêu
cầu phán định. Tuy nhiên, ở đây, người hỏi đưa ra
hai vế lựa chọn khá rõ ràng: có nhà-đi chơi vắng.
Hồi đáp tuy không trả lời trực tiếp - chọn nguyên
một phương án nào đó để trả lời, mà chọn cách
diễn đạt sát tiêu điểm nghi vấn, vừa ngắn gọn lại
CCTT bổ sung khá cụ thể: ông đốc con sang cụ
tuần=ông đốc con không có nhà...
Dạng thức [V+ xA hay yA?]- lựa chọn thời
điểm của động từ hay trạng thái
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
519
ĐT 10:
“- Bẩm cụ, thế bệnh nhân hay đau lưng sau
bữa cơm hay trước bữa cơm?
- Hình như sau khi ăn cơm.
- Thế thì trong dạ dày thiếu nước chua, vì thiếu
nước chua thì hay đau lúc no, mà thừa chất chua
thì hay đau lúc đói”.
Trạng thái đau lưng xuất hiện ở thời điểm
trước hay sau bữa cơm? Căn cứ vào thông tin
được cung cấp, “đốc tờ” Xuân chỉ bệnh.
Dạng thức [Ax hay Ay?]-phân tách cách thức
hành động hay trạng thái
ĐT 11:
- Theo các đồng chí thì cậu ta ốm thật hay ốm
tư tưởng?
- Có ý kiến cho là ốm tư tưởng.
-Tôi hỏi ý kiến các đồng chí kia
Chính trị viên:
-Báo cáo, lúc đầu chúng tôi cũng cho là cậu
này nằm ỳ, nhưng sau này
-Từ bao giờ?
Im lặng. Chính ủy:
- Từ hôm qua, đưa cậu ta đi viện! (lược)
Thông thường, hai cặp đối lập: thật-giả thường
đi kèm với nhau. Cặp ốm thật-ốm tư tưởng là cách
diễn đạt khác nhưng thực ra cũng mang nghĩa như
vậy. Ốm thật là ốm đau về sinh lí. Ốm tư tưởng ở
đây không có nghĩa là vì tương tư, vì tâm tư căng
thẳng, đau khổ mà sinh bệnh- có nghĩa là giả bệnh,
giả ốm. Hồi đáp thứ nhất, dùng cách nói gián tiếp,
dẫn ý kiến người khác để bao biện cho thành kiến,
thiếu trách nhiệm của bản thân các cán bộ. Chính
vì vậy, chính ủy phê bình thói quan liêu của cán
bộ cấp dưới: Ban đầu thì cho là cậu ta nằm lì (giả
ốm), nhưng từ hôm qua, đưa cậu ta đi viện (mới
biết là cậu ta ốm thật- mà lại ốm nặng).
Dạng thức [A? Hay B?]-trạng thái tốt đẹp thực
sự hay chỉ vẻ bề ngoài?
ĐT 12:
“- Sau này có giầu không? Hay chỉ có danh
hão?
- Giầu thì chả giầu gì nhưng cũng phong lưu”.
Giầu có và danh tiếng-có cả hai hay chỉ được
một-chỉ có danh hão? Có thể thấy, Xuân tóc đỏ coi
trọng sự giầu có chứ không cần danh tiếng hão huyền.
3.4. Dạng thức khác (26đv)
Tư liệu xuất hiện 26 đv biểu thức với các mô
hình cấu trúc kết hợp khá đa dạng như sau:
3.4.1. BTH thực hiện HĐH giải thích?+ A và
B hoặc biểu thức trần thuật có A và B
ĐT 13: Nhân viên: ]\ E6 }7?
?@ ~ ]\`: ~ &m
]\6 DE. Anh thích chỗ nào ạ? Giờ
chỉ còn chỗ ở trên cùng và ở góc dưới cùng thôi ạ.
Eric: )w? 3 :6 r
&]\5 7. Thế à? Ngồi ở trên mỏi cổ lắm,
cho tôi ngồi ở phía dưới đi.
Sp2 đưa ra lí do lựa chọn trước khi CCTT về
phương án chọn: Chỉ còn A và B, anh thích cái
nào?- A chán/xấu/tồi lắm, cho tôi B. Hoặc ngược
lại, có thể đưa ra các phương án lựa chọn và yêu
cầu xác định phương án lựa chọn phù hợp như
trong tình huống sau: 13 J D
E }? -Hàn Quốc có 4 mùa, bạn
thích mùa nào?- 6 }.-
Tôi thích mùa thu, mùa đọc sách.
Tuy nhiên, khái quát lại thì có thể thấy các
dạng thức này thường có chung khuôn cấu trúc
gồm hai vế: i) nêu cụ thể hoặc khái quát về các
loại/chủng của sự vật/hiện tượng; ii) vế chứa từ
hỏi: E-ở đâu/ -ai/E-nàoW¡-bao giờ/khi
nào... Vị trí của hai vế có thể đảo trước-sau khá
linh hoạt và tự nhiên.
Tiu ban 3: Đào to ting Vit nh mt ngoi ng cho ngi n c ngoài
520
3.4.2. BTH thực hiện HĐH gián tiếp+A và
B+BTH thực hiện HĐH yêu cầu giải thích?
ĐT 14: Dosik: ]¢ £¤`¥ ¦§!
¨
`: ©` )?]Q 1r ª I«
./? Cậu nói thật xem nào! Ra viện rồi, em vợ
hay cô ta. Cậu sẽ giơ tay ra với ai?
Seunwo: )/. MNO G >P! Cái đó à.
Tất nhiên là với mẹ của Eunji rồi!
Vấn đề khá tế nhị, người hỏi yêu cầu: Phải nói
thật. A và B, chọn ai? Người hỏi đã khôn khéo kết
hợp cả BTH thực hiện HĐH trực tiếp và gián tiếp
để có được thông tin.
Có thể thấy, các dạng thức/khuôn hỏi của BTH
thực hiện HĐH trực tiếp yêu cầu lựa chọn tiếng
Hàn không nhiều, nhưng xuất hiện một số dạng
thức có cấu trúc khá phức tạp.
4. Hồi đáp cho hành động hỏi trực tiếp yêu
cầu lựa chọn
4.1. Trả lời trực tiếp cung cấp thông tin
4.1.1. Cung cấp thông tin phù hợp tiêu điểm hỏi
ĐT 15: (Sau khi biết mình có con trai với Bori,
Shin ho tìm đến gặp hai mẹ con)
Shinho (ngây người) ¬ ®¯?
Đứa bé này.tên gì?
Bori: (vẫn không nhúc nhích) ¤ °± ²3
³´#[µa¶!
Vẫn chỉ có tên thai.. là Muleuki ạ..
Shinho: -ÂÃ? ÄÃÅ?...ÆÃÅ?
Muleuki? Con trai à? (Hay) con gái?
Bori: ÄXÇÈ Contrai
HĐH nhát gừng, hồi đáp cũng gượng gạo thể
hiện cảm xúc ngỡ ngàng, ngượng ngịu khi hai
người gặp lại trong một hoàn cảnh trớ trêu.
4.1.2. Cung cấp thông tin không phù hợp tiêu
điểm hỏi
Có thể đưa vào tiểu nhóm này hai trường hợp:
i) chọn tất cả các phương án đưa ra và ii) không
chọn phương án nào đưa ra trong BTH.
a. Chọn tất cả các phương án đưa ra
Người CCTT chọn tất cả các phương án đưa ra
với nghĩa thông tin liên quan bao hàm, rộng hơn
các phương án lựa chọn riêng lẻ như dưới đây:
ĐT 16: Bà phó hỏi:
- Thầy xem số hay xem tướng?
- Bẩm cả hai thứ ạ.
b. Không chọn trong các phương án đưa ra
ĐT 17: Hyeran: ÉÊ
ËÌ? ÍK? ÎÏ? Chị
dùng gì? Rượu tây? Hay cô nhắc?
Kyoungseo: ÐÃÑ
©
Ò
Ó Cho tôi cốc nước
lọc thôi.
<Bằng chứng ngoại tình, tập 48, bếp nhà
Hyeran>
Sự lựa chọn của Kyeongseo không nằm trong
phạm vi các lựa chọn được Hyeran đưa ra. Về mặt
ý nghĩa, có thể coi đây là sự không tương hợp về
tiền giả định. Về mối quan hệ liên tương tác, tồn
tại sự thiếu đồng cảm, nhất trí về quan điểm và độ
tương thông, gần gũi giữa hai bên tham gia giao
tiếp. Xét thêm đoạn thoại sau:
ĐT 18: Ngừng một lúc, Tuyết lại nói:
- À, thế ông via và bà cụ ở nhà thế nào?
Ngơ ngác một vài phút để đủ thì giờ hiểu,
Xuân mới nói một cách buồn rầu:
- Anh chẳng may bồ côi sớm.
- Ông cụ chết, bà cụ còn hay cụ bà chết, cụ
ông còn?
- Cả hai đều đã mất cả.
Có thể thêm vào danh sách yêu cầu lựa chọn
của Tuyết phương án cuối cùng mà Xuân tóc đỏ
đưa ra. Vì ý thức rằng “bồ côi sớm” là vẫn còn
một trong hai cụ còn sống nên Tuyết không tính
đến khả năng lựa chọn thứ 3 khá buồn kia.
4.2. Trả lời gián tiếp cung cấp thông tin
Trong thực tế, có khi Sp2 cung cấp đầy đủ
thông tin nhưng lại sử dụng cách trả lời gián tiếp
thay cho phương thức CCTT trực tiếp.
Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014
521
ĐT 19: Chị Dậu mếu máo:
- Thày em làm sao thế? Có phải lên cơn sốt
rét hay không? Hay là chỗ trói đau quá?
Anh Dậu ú ớ:
- U nó đã ra đấy ư? Đi lấy cho tôi bát nước.
Khát lắm, ráo cả họng từ sang đến giờ.
Chị Dậu đã sử dụng cả BTH thực hiện HĐH
giải thích và BTH thực hiện HĐH lựa chọn (cấu
trúc bởi hai BTH yêu cầu xác nhận-sự phỏng đoán
của cá nhân: Có phải do lên cơn sốt rét? Hay do
bị trói đau quá?) nhằm tìm ra nguyên nhân tình
trạng mê mệt của anh Dậu. Hồi đáp của anh Dậu
không chú trọng vào các phương án lựa chọn mà
chị Dậu đưa, anh chỉ đủ sức để nói lên nhu cầu
cấp thiết của bản thân mình: “Tôi khát nước. Đi
lấy cho tôi bát nước”. Tuy câu trả lời hướng tới
CCTT cho HĐH yêu cầu giải thích: “Thày em làm
sao thế?”. Tuy nhiên, có thể xác định lí do anh
Dậu khát nước là lên cơn sốt rét, vì thế, anh mới
“ráo cả họng từ sáng đến giờ.”
4.3. Hồi đáp không cung cấp thông tin
Kh