Lịch sử văn học l à lịch sử tiếp nhận hay rõ hơn, trực tiếp hơn có thể nói theo
cách của Haral Weinrich mà Jauss rất tán thành: “Lịch sử văn học của người
đọc”
(1)
. Đó là mục đích của những cố gắng lý luận của Jauss đ ược đề ra trong
công trình Lịch sử văn học nh ư là sự thách thức khoa học văn họccủa ông mà
chúng tôi trong một bài viết trước đây đã bắt đầu lưu ý đến
(2)
. “Lịch sử văn học
của người đọc” là phương thức để Jauss “đổi mới lịch sử văn học” (171)
(3)
nhằm đối đầu với những thách thức đang hiện diện của khoa học văn học, đối
đầu với các lối viết “lịch sử văn học của tác giả
8 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hans Robert Jauss: Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận
1
PGS.TS. Huỳnh Vân
Đại học Văn hiến - Tp. Hồ Chí Minh
Lịch sử văn học là lịch sử tiếp nhận hay rõ hơn, trực tiếp hơn có thể nói theo
cách của Haral Weinrich mà Jauss rất tán thành: “Lịch sử văn học của người
đọc”(1). Đó là mục đích của những cố gắng lý luận của Jauss được đề ra trong
công trình Lịch sử văn học như là sự thách thức khoa học văn học của ông mà
chúng tôi trong một bài viết trước đây đã bắt đầu lưu ý đến(2). “Lịch sử văn học
của người đọc” là phương thức để Jauss “đổi mới lịch sử văn học” (171)(3)
nhằm đối đầu với những thách thức đang hiện diện của khoa học văn học, đối
đầu với các lối viết “lịch sử văn học của tác giả”. Những luận điểm đầu của ông
với nội dung xác lập những cơ sở chung cho việc xây dựng một mỹ học tiếp
nhận hướng vào lịch sử văn học, hay một lịch sử văn học căn cứ trên mỹ học
tiếp nhận đã được chúng tôi đề cập trong bài viết vừa được nhắc đến. Trong bài
này, chúng tôi tiếp tục trình bày những luận điểm tiếp theo của Jauss, trong đó
ông đề xuất những vấn đề, những phương thức cụ thể hơn cho lịch sử văn học
“đổi mới” của ông.
Đối với việc hình thành một lịch sử văn học như vậy thì các vấn đề tầm đón đợi
và quan hệ đối thoại, như chúng tôi đã có dịp nói đến, luôn có một vai trò quan
trọng trong mối quan hệ giữa văn học và người đọc. Tầm đón đợi theo quan
niệm của Jauss là yếu tố trung giới không thể thiếu trong việc xác định cả hai
giá trị thẩm mỹ và lịch sử của tác phẩm văn học. Vì thế khi nghiên cứu lịch sử
văn học theo mỹ học tiếp nhận nhà văn học sử nhất thiết phải tái lập lại tầm đón
đợi của tác phẩm quá khứ vào thời điểm lịch sử nó xuất hiện. Jauss cho rằng
“việc tái lập tầm đón đợi mà trước cái tầm đó một tác phẩm trong quá khứ được
tạo ra và được tiếp nhận mặt khác còn tạo điều kiện nêu lên những câu hỏi mà
văn bản đã trả lời và như vậy rút ra kết luận là người đọc trước đây đã có thể
xem xét và hiểu tác phẩm như thế nào. Sự tiếp cận này sửa chữa những qui
chuẩn phần nhiều không được nhận biết của sự lĩnh hội nghệ thuật mang tính
cổ điển hay hiện đại hóa và tránh được sự quy hồi vòng vo vào tinh thần chung
của thời đại. Nó làm cho nhận thấy rõ sự khác biệt giải thích học giữa sự hiểu
trước đây và sự hiểu ngày nay về một tác phẩm và () làm cho ý thức được
lịch sử tiếp nhận nó” (183).
Đoạn trích trên đây từ chương IX công trình Lịch sử văn học như là sự thách
thức khoa học văn học (dưới đây sẽ được tiếp tục gọi tắt là Lịch sử văn học)
cho thấy tầm quan trọng của việc tái lập tầm đón đợi của tác phẩm đối với
phương pháp lịch sử văn học theo mỹ học tiếp nhận của Jauss. Vấn đề được
nhấn mạnh ở đây là bằng cách dựng lại tầm đón đợi ban đầu của tác phẩm sẽ
giúp ta nhận ra lịch sử tiếp nhận của tác phẩm qua sự khác biệt trong các cách
hiểu, các cách giải thích tác phẩm, nói gọn lại lịch sử tiếp nhận là lịch sử hiểu,
lịch sử giải thích tác phẩm. Và đó là một phương diện trong quan niệm về lịch
sử tiếp nhận của Jauss. Cách xem xét này theo Jauss sẽ cho phép làm phát lộ ra
sự sai lầm của các quan niệm trước đây – chủ yếu là quan niệm của chủ nghĩa
thực thể - vốn cho rằng nghĩa của văn bản tồn tại vô thời hạn và nhà nghiên cứu
có thể tiếp cận trực tiếp bất cứ lúc nào cái nghĩa được biểu đạt một cách khách
quan, một lần cho mãi mãi ấy. Có thể nói rằng quan niệm siêu hình này bị Jauss
phản bác lại một cách đúng đắn, và trong thực tế người ta có thể nhận thấy là
quá trình hiểu và giải thích ở không ít tác phẩm thường không thống nhất với
nhau – chẳng hạn như trường hợp Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương hay thơ,
văn của không ít nhà văn nhà thơ khác trong văn học Việt Nam. Điều ấy rõ
ràng là do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân bên trong lẫn nguyên
nhân bên ngoài văn bản. Sự lần trở lại cách hiểu trước đây về một tác phẩm
theo Jauss cũng sẽ giúp sửa chữa những qui chuẩn của sự nhận hiểu nghệ thuật
mang tính cổ điển hay hiện đại hóa. Chẳng hạn như đem những tiêu chí của văn
chương lãng mạn để hiểu văn chương thời trung cổ mà không nhận thấy cái “ý
đồ ban đầu” của tác phẩm trung cổ như trường hợp Reinecke Fuchs hay đem
các tiêu chí của văn học cổ điển để đánh giá nền văn học phi cổ điển như sử thi
Pháp thời Bédier. Phương pháp lịch sử tiếp nhận này còn được Jauss xem là cần
thiết để biết được một tác phẩm khuyết danh thuộc quá khứ xa xưa với nhiều
điều chưa được biết như ý đồ của tác giả, các mẫu mực mà tác giả noi theo
“thực ra”, tức “từ ý đồ và thời đại của nó” cần được hiểu như thế nào? Và ông
đã chỉ ra cách thức ấy qua thí dụ về trường hợp Roman de Renart (184).
Về cơ bản có thể nhận thấy “sự thống nhất giữa việc xây dựng cơ sở mỹ học
tiếp nhận cho một lịch sử văn học” do Jauss thí nghiệm “với nguyên tắc lịch sử
tác động của Hans Georg Gadamer”. Điều này đã được Jauss nhìn nhận (186).
Nguyên tắc lịch sử tác động được Gadamer trình bày trong tác phẩm Chân lý và
phương pháp của ông. Trong đó, Gadamer tìm cách chỉ ra cái hiện thực lịch sử
ngay trong chính sự hiểu. Như vậy sự hiểu tác phẩm được đồng nhất với hiện
thực lịch sử của tác phẩm và mặt khác sự hiểu văn bản được trung giới bởi lịch
sử tác động của nó. Sự đồng nhất này cũng có thể nhận thấy đây đó ở Jauss và
sự chuyển hướng đó của giải thích học trong công trình trên của Gadamer thể
hiện sự cố gắng của ông để xây dựng một “giải thích học mới”: “giải thích học
triết học”. Đây là một trong hai khuynh hướng tồn tại bên cạnh nhau nhưng đối
lập nhau trong nguyên tắc lý giải văn bản của khoa giải thích học. Khuynh
hướng thứ nhất đặt trọng tâm ở việc nhận thức đối tượng lịch sử, tức “nghĩa
văn bản” (der Textsinn). Khuynh hướng thứ hai cho rằng không cần đi tìm đối
tượng lịch sử mà nghĩa của văn bản nên được nhận ra ở sự cập nhật hoá nào đó
(hiện tại hoá: Aktualisierung) văn bản cho một hiện tại nhất định và như thế
mới đưa đến việc hiểu văn bản. Giải thích học triết học của Gadamer có cơ sở ở
chủ nghĩa hiện sinh của Martin Heidegger, cụ thể là ở “giải thích học của sự
hiện hữu” của Heidegger mà theo đó “hiểu” được giải thích là “tính chất tồn tại
nguyên thuỷ của cuộc sống con người”(4). Gadamer xây dựng giải thích học của
ông dựa trên giải thích học hiện sinh của Heidegger như là một phương thức
khắc phục vòng tuần hoàn giải thích học luẩn quẩn của giải thích học truyền
thống bằng quan niệm “tất cả mọi sự hiểu đều là tự hiểu”(5). Không nghi ngờ gì
đó là một quan niệm hoàn toàn chủ quan với mục đích chống lại chủ nghĩa
khách quan lịch sử. Và Jauss tán thành sự chống đối ấy của Gadamer. Trên cơ
sở đó Jauss tiếp thu nguyên lý lịch sử tác động của Gadamer. Trong nguyên lý
lịch sử tác động này Gadamer đã vận dụng lôgic hỏi và đáp của Collingwood
vào trong sự lưu truyền lịch sử. Từ luận điểm của Collingwood với ý “người ta
chỉ có thể hiểu được một văn bản nếu người ta đã hiểu cái câu hỏi mà văn bản
đó là câu trả lời”, Gadamer cho rằng: “câu hỏi được tái lập lại không thể còn
nằm trong tầm nguyên thuỷ của nó vì tầm lịch sử này luôn bị bao bọc bởi cái
tầm hiện tại của chúng ta” cho nên với Gadamer “hiểu luôn luôn là một quá
trình của sự dung hợp các tầm vẫn nhầm tưởng là chỉ tồn tại tự thân như thế” và
câu hỏi lịch sử không thể tồn tại cho riêng nó mà phải chuyển thành câu hỏi,
“câu hỏi đó là cái được truyền lại cho chúng ta”(6). Theo Gadamer quá khứ chỉ
trở thành thực tế với tính cách là cái được truyền lại. Cái được truyền lại làm
trung giới giữa cái quá khứ và hiện tại nào đấy và bản thân cái hiện tại này sẽ
góp phần vào việc lưu truyền tiếp theo. Như vậy có thể nói mỗi sự hiểu đều có
tiền đề là sự hiểu trước đó, cái mà Gadamer gọi là “sự đan cài lịch sử tác
động”(7). Cho nên ở ông sự hiểu văn bản được trung giới bởi lịch sử tác động
của văn bản. Nói cách khác, với Gadamer “việc dựa vào người đọc đầu tiên
cũng như vào cái nghĩa của tác giả chỉ là một nguyên tắc rất thô sơ của giải
thích học lịch sử. Nguyên tắc này về thực tế không được phép giới hạn tầm
nghĩa của văn bản”(8). Tóm lại, ở đây có thể nói nghĩa, nội dung của văn bản là
tổng hợp những sự cấp nghĩa hình thành trong lịch sử và điều đó rõ ràng không
tránh khỏi dẫn đến một sự xoá nhoà ranh giới giữa hiểu đúng và hiểu sai, dẫn
đến một sự tương đối hoá nghĩa của văn bản, tương đối hoá chân lý của tác
phẩm.
Từ nguyên lý lịch sử tác động của Gadamer – mà ở đây chúng tôi chỉ nêu một
số điểm cần thiết cho việc tìm hiểu quan điểm của Jauss – Jauss đã tìm thấy chỗ
dựa cho việc xây dựng mỹ học tiếp nhận của ông. Căn cứ vào đó ông đưa ra
cách tháo gỡ điều nan giải của việc đánh giá văn học mà René Wellek đã nêu
ra. Đó là nhà ngữ văn nên đánh giá một tác phẩm theo góc nhìn nào: theo góc
nhìn của quá khứ, từ lập trường của hiện tại hay “theo sự đánh giá của các thế
kỷ”(9). Điều nan giải ở đây là sự đánh giá theo chuẩn mực nào cũng không thoả
đáng. Chuẩn mực của quá khứ hay của hiện tại hoặc hạn hẹp hoặc không công
bằng. Còn “sự đánh giá của các thế kỷ”, tức lịch sử tác động của nó thì có thể
bị phê phán là một thứ quyền uy giống như quyền uy của những người đương
thời của tác giả. Tuy nhiên, giải pháp của Wellek khi cho rằng không thể tránh
được sự đánh giá của chính mình nhưng phải cố gắng khách quan như có thể
được bằng cách “cô lập đối tượng”(10), đã bị Jauss xem là thoái lui vào chủ
nghĩa khách quan. Giải pháp của Jauss khác với giải pháp của Wellek ở chỗ
Jauss cho rằng “sự đánh giá của các thế kỷ” về một tác phẩm không phải chỉ là
“sự đánh giá đã được sưu tập lại của người đọc, của nhà phê bình, của người
xem và thậm chí của các giáo sư nữa”(11) mà nhiều hơn thế: đó là “sự phát triển
tuần tự của một tiềm năng nghĩa được xây dựng trong tác phẩm, được cập nhật
hoá trong các cấp độ tiếp nhận lịch sử của nó” (186). Sự luận giải của Jauss về
điều nan giải trên với quan niệm về “tiềm năng nghĩa được xây dựng trong tác
phẩm, được cập nhật hoá trong từng cấp độ tiếp nhận lịch sử”, cũng như với sự
lưu ý về một sự “đánh giá có hiểu biết” và sự “thực hiện có kiểm tra sự dung
hợp các tầm” cho thấy quan niệm về lịch sử tiếp nhận của Jauss không hoàn
toàn thống nhất với lịch sử tác động của Gadamer; nó “dung hợp” trong đó cả
phần nào đó lập trường của giải thích học truyền thống lẫn quan điểm của chủ
nghĩa cấu trúc Praha trong nghiên cứu văn học. Điều cuối cùng ở trên có thể
tìm thấy trong bài nghiên cứu Iphigenie của Racine và của Goethe của Jauss(12).
Sự khác biệt chủ yếu giữa lịch sử tiếp nhận của Jauss và lịch sử tác động của
Gadamer theo chính sự nhìn nhận của Jauss là ở chỗ ông không tán thành việc
Gadamer nâng khái niệm cái cổ điển lên thành nguyên mẫu của mọi sự trung
giới lịch sử giữa quá khứ và hiện tại. Lý do mà Jauss đưa ra là làm như vậy thì
không nhất quán trong việc vận dụng lôgic hỏi và đáp, bởi theo Jauss quan hệ
hỏi – đáp “có tính chất cấu thành đối với mọi sự lưu truyền lịch sử” cho nên nó
cũng phải được vận dụng vào quan niệm về cái cổ điển. Nếu Gadamer cho rằng
“những gì là cổ điển thì không đòi hỏi phải cần đến sự khắc phục khoảng cách
lịch sử bởi nó thực hiện sự khắc phục này trong sự trung giới thường xuyên”(13)
thì ngược lại Jauss quan niệm rằng đối với văn bản cổ điển không phải không
cần đi tìm câu hỏi mà nó trả lời cũng như trước một tác phẩm cổ điển ý thức
tiếp nhận cũng không được gỡ bỏ khỏi cái nhiệm vụ là phải nhận thức “mối
quan hệ độ căng giữa văn bản và hiện tại” mà chính Gadamer đã đề ra cho sự
trung giới lịch sử(14). Và nói chung theo Jauss cả truyền thống nghệ thuật cũng
đòi hỏi một mối quan hệ đối thoại của hiện tại với quá khứ mà theo đó tác
phẩm quá khứ không phải là một sự kiện tự trung giới cho mình, cũng không
phải là hiện tượng tự phát tiết hay hữu xạ tự nhiên hương. Truyền thống nghệ
thuật chỉ có thể trả lời và “nói với chúng ta điều gì đó” nếu người quan sát hiện
tại nêu lên câu hỏi, câu hỏi đó sẽ đưa tác phẩm từ sự tách biệt quá khứ quay trở
lại (188).