Tóm tắt
Nghiên cứu đã sử dụng vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic được tổng hợp bằng
phương pháp đồng kết tủa các muối Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 trên nền khoáng vật
oxit sắt từ (magnetic) để hấp phụ axit humic - thành phần chính của hợp chất hữu
cơ hòa tan có trong nước. Các thí nghiệm được thực hiện để khảo sát sự ảnh hưởng
của pH, thời gian và nồng độ axit humic lên quá trình hấp phụ axit humic bằng
vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hấp phụ diễn ra
tốt nhất ở điều kiện dung dịch có pH bằng 4, thời gian để quá trình hấp phụ đạt
cân bằng là 300 phút. Đồng thời, đặc điểm hấp phụ cũng được xác định: quá trình
hấp phụ tuân theo quy luật động học hấp phụ giả bậc 2 và đẳng nhiệt hấp phụ
Langmuir, với hằng số tốc độ hấp phụ (k) và dung lượng hấp phụ cân bằng (q) lần
lượt là 1,52x10-3 g/mg.phút và 35,21 mg/g.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 376 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hấp phụ axit humic bằng vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 3
HẤP PHỤ AXIT HUMIC
BẰNG VẬT LIỆU ZN/AL LDH - MAGNETIC
Trần Thị Minh Hà1, Nguyễn Thị Thanh Phượng2, Sri Juari Santosa3
1 Trường Đại học Tây Nguyên
2 Viện Môi trường và Tài nguyên, Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Gadjah Mada, In-đô-nê-xi-a
Tóm tắt
Nghiên cứu đã sử dụng vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic được tổng hợp bằng
phương pháp đồng kết tủa các muối Zn(NO3)2 và Al(NO3)3 trên nền khoáng vật
oxit sắt từ (magnetic) để hấp phụ axit humic - thành phần chính của hợp chất hữu
cơ hòa tan có trong nước. Các thí nghiệm được thực hiện để khảo sát sự ảnh hưởng
của pH, thời gian và nồng độ axit humic lên quá trình hấp phụ axit humic bằng
vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hấp phụ diễn ra
tốt nhất ở điều kiện dung dịch có pH bằng 4, thời gian để quá trình hấp phụ đạt
cân bằng là 300 phút. Đồng thời, đặc điểm hấp phụ cũng được xác định: quá trình
hấp phụ tuân theo quy luật động học hấp phụ giả bậc 2 và đẳng nhiệt hấp phụ
Langmuir, với hằng số tốc độ hấp phụ (k) và dung lượng hấp phụ cân bằng (q) lần
lượt là 1,52x10-3 g/mg.phút và 35,21 mg/g.
Từ khóa: Zn/Al LDH, Magnetit, Hấp phụ axit humic, Chất hữu cơ hòa tan.
Abstract
Acid humic adsorption by Zn/Al LDH - magnetite material
This research used Zn/Al LDH - Magnetic material which was synthesized
by co-precipitation of Zn(NO3)2 and Al(NO3)3 on magnetic minerals for adsorption
of humic acid component of dissolved organic compounds in water. Series of
experiments were performed to investigate the infl uence of pH, time and humic
acid’s concentration on adsorption process of humic acid using Zn/Al LDH -
Magnetic material. The results showed that the adsorption is most effective in the
pH 4 solution and and adsorption equilibrium time is 300 minutes. The results also
observed that the adsorption process followed the rules of kinetic model of pseudo
second order and Langmuir adsorption isotherm, with the rate constant (k) and
adsorption capacity (q) were 1.52x10-3 g/mg.min and 35.21mg/g, respectively.
Keywords: Zn/Al LDH, Magnetic material, Humic acid adsorption, Dissolved
organic compound
1. Đặt vấn đề
Ở hầu hết các khu vực, trong các
nguồn nước thô dùng để xử lý cấp
nước đều có sự hiện diện của các hợp
chất hữu cơ hòa tan (DOMs - dissolved
organic matters). DOMs là thành phần
quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến quá
trình xử lý và chất lượng nước cấp dưới
nhiều hình thức khác nhau, không phân
biệt nguồn gốc. DOMs bao gồm chất
hữu cơ tự nhiên, các vi chất hữu cơ và
chất hữu cơ từ các dòng thải [6]. Trong
đó, chất hữu cơ tự nhiên chiếm khoảng
80%, có nguồn gốc từ sự phân hủy của
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 20174
thực vật và động vật, gồm chất humic và
chất không humic [6,12]. Axit humic là
thành phần chính của các chất humic,
đó là những hợp chất hữu cơ quan trọng
của đất (đất mùn), than bùn, than đá,
nhiều suối miền núi, sông hồ bị loạn
dưỡng và nước biển. Axit humic là một
hỗn hợp phức tạp của nhiều axit khác
nhau có chứa nhóm cacboxyl (-COOH)
và nhóm phenolat. Sự hiện diện của axit
humic trong các nguồn nước thô có tác
động đáng kể tới quá trình xử lý nước,
đặc biệt là giai đoạn khử trùng bằng clo.
Việc sử dụng clo hay các hợp chất
của clo để khử trùng nước cấp đã và đang
được sử dụng phổ biến ở các nhà máy
nước. Mặc dù clo có tác dụng làm giảm
nguy cơ lây nhiễm bệnh và ngăn ngừa
sự tái nhiễm, nhưng clo có phản ứng với
các hợp chất hữu cơ hòa tan từ nước thô
tạo thành trihalomethanes (THMs) độc
hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người [4,10,12]. Để tăng cường
việc loại bỏ DOMs, các chất như phèn
nhôm, PAC và phèn sắt thường được
sử dụng với liều lượng cao hơn trong
quá trình keo tụ xử lý nước, dẫn đến
tốn kém chi phí sử dụng hóa chất, phát
sinh bùn dư mà hiệu quả không cao
[7]. Thực tế, ngoài keo tụ bằng phèn,
công nghệ tách bằng màng và hấp phụ
cũng được nghiên cứu sử dụng để loại
bỏ chất hữu cơ tự nhiên có trong nước.
Việc sử dụng màng lọc cho hiệu quả tốt
nhưng chi phí quá cao, đồng thời phải
kiểm soát ô nhiễm màng. Riêng đối với
phương pháp hấp phụ, nhờ tính chất
đơn giản và an toàn nên được ứng dụng
rộng rãi, tuy nhiên, hầu hết các chất hấp
phụ như than hoạt tính, các oxit, nhựa
trao đổi anion, đều cho hiệu quả thấp
khi hấp phụ chất hữu cơ hòa tan, mặt
khác quá trình hấp phụ còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố: loại chất hấp phụ, khả
năng hấp phụ, tái sinh chất hấp phụ và
chi phí [5, 7].
Tiếp cận xu hướng phát triển các
phương pháp loại bỏ DOMs và ngăn
chặn tiềm năng hình thành THMs
trong các nguồn nước cấp, nghiên cứu
của chúng tôi đã ứng dụng vật liệu Zn/
Al LDH - Magnetic để loại bỏ axit
humic, một trong những thành phần
chính của hỗn hợp các chất hữu cơ hòa
tan. Đây là hướng đi tích cực vì Zn/Al
LDH - Magnetic là loại vật liệu được
chế tạo trên nền khoáng vật tự nhiên, rẻ
tiền và không độc hại.
2. Vật liệu và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu sử dụng trong nghiên cứu
là Zn/Al LDH - Magnetic, được tổng
hợp bằng phương pháp đồng kết tủa các
dung dịch muối, cụ thể như sau:
Cân 2,78 gam FeSO4.7H2O và
2,705 gam FeCl3.6H2O lần lượt hòa tan
vào 25 ml nước cất, hòa trộn hai dung
dịch với nhau. Tiến hành khuấy trộn
với vận tốc 300 vòng/phút, ở 500C dưới
điều kiện có sục khí N2, thêm từng giọt
dung dịch NH4OH 3,5M vào dung dịch
đến khi pH đạt 11 sẽ hình thành kết tủa
đen, tiếp tục khuấy trộn ở 500C trong
90 phút. Sau đó để nguội dung dịch đến
nhiệt độ phòng, lọc kết tủa bằng giấy lọc
định lượng có kích thước lỗ lọc 2,5μm
và sử dụng nước cất để rửa kết tủa cho
đến khi pH dung dịch rửa đạt trung tính.
Tiến hành sấy vật liệu ở nhiệt độ 60 -
700C trong 4 giờ. Sản phẩm thu được là
Magnetic (Fe3O4) [15].
Cân 0,325 gam bột magnetic (hạt
có kích thước 200 mesh) hòa tan vào 50
ml nước cất và khuấy trộn có sục khí N2.
Dung dịch NaOH 0,5M cùng với dung
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 5
dịch chứa 5,229 g Zn(NO3)2. 4H2O và
3,751 g Al(NO3)3.9H2O được nhỏ từng
giọt vào dung dịch chứa magnetic phân
tán. Ngừng nhỏ giọt khi pH dung dịch
đạt 7. Sau 15 giờ già hóa, sản phẩm
được nhiệt phân ở 1200C trong 5 giờ.
Sau đó thực hiện tách, rửa và sấy kết tủa
tương tự như trên để thu được vật liệu
Zn/Al LDH - Magnetic [12,15].
2.2. Chuẩn bị dung dịch nghiên cứu
Dung dịch nghiên cứu là axit
humic, được cô lập từ đất đỏ vùng bán
đảo Trung Java, In-đô-nê-xi-a theo các
bước hướng dẫn của IHSS (International
Humic Substances Society). Các bước
cô lập như sau:
Đất đỏ được làm khô, nghiền và
rây để thu các hạt đất có kích thước
100 mesh. Cân 100 gam đất, thêm 1
lít NaOH 0,1M và khuấy trộn 30 phút
trong điều kiện có sục khí N2 . Sau 24
giờ già hóa mẫu, tiến hành ly tâm mẫu
trong 30 phút với tốc độ quay 4500
vòng/phút. Lấy phần dung dịch sau ly
tâm, thêm HCl 0,1M và sục khí N2 đến
khi pH dung dịch giảm xuống còn 1,5.
Già hóa sau 24 giờ, tiếp tục ly tâm 15
phút với tốc độ quay 4500 vòng/phút để
thu được kết tủa axit humic thô.
Sấy kết tủa ở 600C trong 24 giờ, kết
tủa được nghiền và làm sạch tạp chất
bằng cách sử dụng hỗn hợp axit HCl
0,1M và HF 0,3M. Tiến hành khuấy trộn
trong 24 giờ, già hóa sau một đêm và
tiếp tục li tâm để thu kết tủa. Sau đó, kết
tủa được rửa bằng nước cất để loại bỏ
hết toàn bộ ion Cl- và sấy khô ở 600C.
Sản phẩm thu được là axit humic tinh
khiết.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
thực nghiệm
2.3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh
hưởng của pH
Chuẩn bị 13 mẫu dung dịch axit
humic nồng độ 30ppm có pH thay đổi
theo thứ tự tăng dần từ 1 đến 13, sử dụng
dung dịch HCl 0,1M và NaOH 0,1M để
hiệu chỉnh pH của các mẫu.
Tiếp theo, cân 10 mg vật liệu Zn/Al
LDH - Magnetic lần lượt cho vào 10ml
mỗi mẫu axit humic có nồng độ 30ppm
nêu trên. Trước khi xác định hiệu quả
hấp phụ ở các giá trị pH khác nhau, dung
dịch các mẫu được lắc trong 1,2 giờ và
lọc qua giấy lọc Whatman 42. Nồng độ
axit humic còn lại ở các mẫu sau khi hấp
phụ đều được xác định thông qua việc
đo độ hấp thu ở bước sóng 400nm bằng
máy Genesys S20UV-vis [10,12]. Mẫu
trắng và dung dịch các mẫu được phân
tích trong cùng điều kiện.
2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh
hưởng của thời gian
Chuẩn bị 13 mẫu, mỗi mẫu chứa 10
ml dung dịch axit humic 30ppm có pH
đạt 4. Thêm 10 mg vật liệu Zn/Al LDH
- Magnetic vào các mẫu và tiến hành lắc
ở các khoảng thời gian khác nhau: 0, 5,
10, 30, 60, 90, 120, 180, 240, 300, 480,
600, 720 và 840 phút.
Lọc các mẫu bằng giấy lọc
Whatman 42 và đo độ hấp thu ở bước
sóng 400nm bằng máy Genesys S20
UV-vis. Lượng axit humic bị hấp phụ
được xác định thông qua sự khác nhau
giữa nồng độ axit humic ban đầu và
nồng độ axit humic còn lại trong dung
dịch.
2.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh
hưởng của nồng độ axit humic
Chuẩn bị 11 mẫu, các mẫu chứa 10
ml dung dịch axit humic với nồng độ
khác nhau: 2,5; 10; 25; 50; 100; 150;
200; 250; 300; 350 và 400ppm. Sử dụng
NaOH 0,1M và HCl 0,1M để hiệu chỉnh
pH của các mẫu đạt 4.
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 20176
Thêm 10mg vật liệu Zn/Al LDH -
Magnetic vào các mẫu và tiến hành lắc
trong 5 giờ. Sau đó, lọc các mẫu bằng
giấy lọc Whatman 42, đo độ hấp thu ở
bước sóng 400nm bằng máy Genesys
S20 UV-vis và xác định lượng axit
humic bị hấp phụ.
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Ảnh hưởng của pH
Sau 1,2 giờ cho các dung dịch axit
humic tiếp xúc với vật liệu hấp phụ, kết
quả cho thấy: các mẫu với pH thay đổi
từ 1 đến 13 có sự thay đổi liên tục về
lượng axit humic còn lại trong dung
dịch. Axit humic được loại bỏ nhờ vào
hai quá trình: hấp phụ và kết tủa.
Ở môi trường pH 1 và pH 2, sự kết
bám axit humic trên bề mặt vật liệu Zn/Al
LDH - Magnetic chủ yếu là do quá trình
kết tủa. Khi pH tăng từ 2 đến 4, lượng
axit humic kết tủa giảm mạnh, thay vào
đó là lượng axit humic được hấp phụ trên
vật liệu nhiều hơn. Đối với các dung dịch
có pH lớn hơn 4, hầu như tất cả sự kết
bám của axit humic trên chất hấp phụ là
nhờ vào quá trình hấp phụ.
Hình 1: Ảnh hưởng của pH đến quá trình
hấp phụ axit humic
Kết quả nghiên cứu cho thấy quá
trình hấp phụ đạt tối ưu ở pH 4 (hình 1)
và dưới điểm đẳng điện của vật liệu Zn/Al
LDH - Magnetic (pHPZC =5), hiệu quả loại
bỏ axit humic đạt được 94,16%. Điều này
có thể được giải thích như sau: ở pH 4,
chất hấp phụ và axit humic có sự tích điện
trái dấu: Zn/Al LDH - Magnetic tích điện
dương (+) vì pH của hệ thấp hơn giá trị
pHPZC của vật liệu [1], đồng thời nhờ vào
nhóm FeOH2+được tạo ra từ thành phần
magnetic trên bề mặt của vật liệu [8]; axit
humic tích điện âm (-) vì nhóm cacboxyl
(-COOH) của axit humic vừa xảy ra quá
trình giải phóng proton H+[12,14].
Mặt khác, hình 1 cũng chỉ ra rằng:
hiệu quả hấp phụ axit humic ở các mẫu
có pH lớn hơn 5 giảm đi tương ứng vì
vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic và axit
humic đều tích điện âm, không xảy ra
lực hút tĩnh điện. Trong trường hợp này,
quá trình hấp phụ chủ yếu nhờ vào lực
tương tác Van der Waals: dưới sự ảnh
hưởng của từ trường sinh ra từ thành
phần Fe3O4 của vật liệu và điện trường
gây ra bởi lưỡng cực của các phân tử
axit humic, chất hấp phụ bị cảm ứng
điện từ và xuất hiện lưỡng cực cảm ứng,
sau đó chất hấp phụ và chất bị hấp phụ
sẽ hút nhau bằng các lực ngược dấu.
3.2. Ảnh hưởng của thời gian
Kết quả khảo sát sự ảnh hưởng của
thời gian đến quá trình hấp phụ axit humic
bằng Zn/Al LDH - Magnetic được thể
hiện ở hình 2. Sự hấp phụ axit humic xảy
ra nhanh trong khoảng 60 phút đầu và đạt
cân bằng ở thời điểm 300 phút (5 giờ).
Hình 2: Ảnh hưởng của thời gian đến quá
trình hấp phụ axit humic
Để xác định hằng số tốc độ hấp
phụ, nghiên cứu dựa trên ba phương
trình động học, bao gồm: phương trình
tốc độ phản ứng bậc nhất của Lagergren,
phương trình động học hấp phụ giả bậc
2 của Ho và Mckay [2,13] và phương
trình động học của Santosa [9].
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 7
Hình 3 biểu thị mối quan hệ giữa
dung lượng hấp phụ và thời gian t. Có
thể thấy quá trình hấp phụ axit humic
phù hợp với mô hình hấp phụ giả bậc
2 của Ho &Mckay, vì hệ số tương quan
(R2) của mô hình này cao hơn so với hai
mô hình Lagergren và Santosa. Do đó,
nghiên cứu sẽ sử dụng hằng số tốc độ
hấp phụ theo mô hình Ho &Mckay.
Sự xác định hằng số tốc độ hấp phụ
k dựa theo công thức:
t
qqkq
t
eet
1
.
1
2 +=
Trong đó: qe và qt (mg/g) là dung
lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng và
tại thời gian t; k là hằng số tốc độ hấp
phụ bậc 2 (g/mg.phút) [13].
Kết quả biểu diễn mối quan hệ
tuyến tính của t/qt theo thời gian t với
hệ số tương quan cao R2 = 0,9963 (hình
3C). Thông qua hệ số góc của đồ thị,
xác định được hằng số tốc độ hấp phụ
(k) là 1,52 x10-3g/mg.phút.
3.3. Ảnh hưởng của nồng độ axit humic
Sự hấp phụ axit humic bằng vật
liệu Zn/Al LDH - M agnetic trong các
dung dịch có nồng độ thay đổi thì khác
nhau. Ở các mẫu có nồng độ axit humic
ban đầu thấp từ 0 đến 100mg/l thì hiệu
quả hấp phụ tăng nhanh nhưng không
đều. Sau đó, sự hấp phụ tiếp tục thay
đổi không theo quy luật ở những mẫu
có nồng độ axit humic cao hơn (hình 4).
Trong nghiên cứu này đã sử dụng
2 mô hình đẳng nhiệt hấp phụ thông
dụng nhất để mô tả cân bằng quá trình
hấp phụ axit humic bằng vật liệu Zn/Al
LDH - Magnetic, đó là mô hình đẳng
nhiệt Langmuir và Freundlich. Mục
đích phân tích đẳng nhiệt hấp phụ để
biết dung lượng và cơ chế hấp phụ.
Các kết quả thí nghiệm đã được
sử dụng để xây dựng đồ thị đẳng nhiệt
hấp phụ theo mô hình Langmuir và
Freundlich và được trình bày ở hình 5.
(A) (B)
(C)
Hình 3: Động học quá trình hấp phụ axit humic bằng Zn/Al LDH - Magnetic theo Lagergren
(A), Santosa (B) và Ho & Mckay (C)
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 20178
Dựa vào các phương trình tuyến
tính của đồ thị đẳng nhiệt, xác định được
các hằng số KL,KF, n và qmax. Các kết quả
được tổng hợp và trình bày trong bảng
1.
Bảng 1. Tham số đẳng nhiệt hấp phụ axit
humic theo các mô hình đẳng nhiệt
Mô hình
đẳng nhiệt Hằng số Giá trị
Langmuir
KL (l/mg) 0,030
qmax (mg/g) 35,21
R2 0,9919
Freundlich
KF 29,97
n 2,6
R2 0,9556
Đồ thị trên hình 5 cho biết phương
trình tuyến tính hấp phụ đẳng nhiệt
Langmuir và Freundlich của vật liệu
Zn/Al LDH - Magnetic lần lượt là: Ce/
qe =0,0284Ce + 0,4207 với R² = 0,9919
và log qe = 0,3846 log Ce+ 1,4767 với
R² = 0,9556. Các giá trị R2 cho thấy,
phương trình Langmuir thích hợp để mô
tả quá trình hấp phụ axit humic trên vật
liệu Zn/Al LDH - Magnetic hơn phương
trình Freundlich và cho biết quá trình
hấp phụ chủ yếu xảy ra theo cơ chế
hấp phụ vật lý, nhờ lực tương tác tĩnh
điện giữa nhóm cacboxylat (-COO-) và
nhóm phenolat (C6H5O-) của axit humic
với vật liệu Zn/Al LDH - Magnetic. Tải
trọng hấp phụ axit humic tối đa xác định
được là 35,21 mg/g.
Mặt khác, khi thiết lập phương
trình hấp phụ, Langmuir đã giả định các
chất bị hấp phụ hình thành một lớp đơn
phân tử và có thể bỏ qua tương tác giữa
các phân tử bị hấp phụ [2]. Do đó, bước
đầu có thể nhận định: quá trình hấp phụ
axit humic bằng vật liệu Zn/Al LDH -
Magnetic là hấp phụ đơn lớp vì đã
cho kết quả phù hợp với mô hình hấp
phụ đẳng nhiệt của Langmuir.
4. Kết luận
Axit humic trong nước có thể được
loại bỏ bằng cách sử dụng vật liệu Zn/
Al LDH - Magnetic để hấp phụ. Nghiên
cứu đã xác định được đặc điểm và các
Hình 4: Mối quan hệ giữa nồng độ axit humic còn lại trong dung dịch ở thời điểm cân bằng
và nồng độ của axit humic được hấp phụ
(A) (B)
Hình 5: Đồ thị đẳng nhiệt hấp phụ axit humic theo mô hình Langmuir (A) và Freundlich (B)
Nghiên cứu
Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường - Số 15 - năm 2017 9
thông số tối ưu cho quá trình hấp phụ
axit humic lên vật liệu Zn/Al LDH -
Magnetic như sau: hiệu quả hấp phụ
đạt tối ưu ở môi trường pH = 4 và sau
5 giờ; quá trình hấp phụ tuân theo quy
luật động học hấp phụ giả bậc 2 và đẳng
nhiệt hấp phụ Langmuir, với hằng số
tốc độ hấp phụ (k) và dung lượng hấp
phụ cân bằng (q) lần lượt là 1,52x10-3 g/
mg.phút và 35,21 mg/g.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Trung Minh; Nguyễn Đức
Chuy; Nguyễn Thu Hoà; Lê Quốc Khuê;
Cù Sỹ Thắng; Nguyễn Thị Thu; Nguyễn
Kim Thường; Nguyễn Trung Kiên;
Đoàn Thị Thu Trà; Phạm Tích Xuân; Cù Hoài
Nam (2009). Kết quả bước đầu xác định điểm
điện tích không của Bazan Phước Long, Tây
Nguyên bằng phương pháp đo pH. Viện Địa
chất - Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Hoài Nam (2014). Nghiên
cứu đặc điểm hấp phụ một số hợp chất hữu
cơ hòa tan trong nước trên nền vật liệu sắt
hydroxit có mặt phụ gia SiO2 và sắt kim
loại. Luận án Tiến sĩ hóa học,Viện khoa học
và công nghệ quân sự, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thị Kim Phượng; Lê Phú
Đông; Trần Thị Minh Hạnh; Đỗ Thị Kim
Liên (2014). Nghiên cứu xử lý Nitrat trong
nước bằng vật liệu hydroxit lớp kép (Mg-
Al LDH - PVA/Alginat), Viện Hàn lâm khoa
học và công nghệ hóa học Việt Nam.
[4]. John van Leeuwen J., Chow; C.,
Drikas, M., Smernik; R. J., Chittleborough;
D. J., & Bestland, E (2016). Characterization
of Dissolved Organic Matter for Prediction
of Trihalomethane Formation Potential in
Surface and Sub-surface Waters. Journal of
Hazardous Materials, 308, 430-439.
[5]. May Lim; Rose Amal (2014).
Highly adsorptive and regenerative
magnetic TiO2 for natural organic matter
(NOM) removal in water. Chemical
Engineering journal 246, 196-203.
[6]. M.B. Teixeira; A.D. Benetti
(2015).Dissolved Organic Carbon removal
from clarifi ed water by granular activated
carbon. IWA Conference Natural Organic
MaHer in Water, Malmö.
[7]. Rao, P., Lo; I. M., Yin, K., & Tang,
S. C. (2011). Removal of natural organic
matter by cationic hydrogel with magnetic
properties. Journal of environmental
management, 92(7), 1690-1695.
[8]. Petrova, T. M., Fachikov, L., &
Hristov, J. (2011). The magnetite as adsorbent
for some hazardous species from aqueous
solutions: a review. International review of
chemical engineering, 3(2), 134-152.
[9]. Santosa, S. J., Dwi Siswanta;
Agusta Kurniawan; Wasino H.Rahmanto
(2007). Hybrid of chitin and humic acid
as high performance sorbent for Ni(II).
Surface science, 601, 515-516.
[10]. Santosa, S. J., & Kunarti, E. S.,
(2008). Synthesis and utilization of Mg/Al
hydrotalcite for removing dissolved humic
acid. Applied Surface Science, 254(23),
7612-7617.
[11]. Santosa S. J., Kunarti, E. S., &
Sudiono, S., (2010). A rapid and simple
method for the purifi cation of humic acid
by means of sorption - desorption process
using Mg/Al hydrotalcite sorbent. J.ion
exchange, 21(3), 156-161.
[12]. Santosa, S. J., Sudiono, S.,
& Shiddiq, Z., (2007). Effective Humic
Acid Removal Using Zn/Al Layered
Double Hydroxide Anionic Clay. J.ion
exchange, 18(4), 322-327.
[13]. Sharma, I., & Goyal, D. (2009).
Kinetic modeling: Chromium (III) removal from
aqueous solution bymicrobial waste biomass.
[14]. Stevenson, F. J. (1994). Humus
chemistry: genesis, composition, reactions.
[15].Sulistyaningsih, T., Silalahi, D. S.
V., Santosa, S. J., Siswanta, D., & Rusdiarso,
B., (2013). Synthesis and Characterization
of Magnetic MgAl-NO3-HT Composite
via the Chemical Co-precipitation
Method. Proc. Chemical, Biological and
Environmental Engineering, 58, 95-99.