PLC đã du nhập vào Việt nam được trên 10 năm, nay đã trở thành khái niệm phổ cập trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. PLC phải chăng là công cụ hữu hiệu giúp đóng gói sản phẩm trí tuệ Việt Nam trong máy móc, hệ thống tự động hóa thương hiệu Việt?
Thị trường PLC luôn được coi là thị trường phát triển bền vững nhất. Theo nghiên cứu của ARC thì tăng trưởng thị trường trung bình hàng năm của PLC là 4.6 % liên tục từ năm 2003 đến 2008 và dự đoán rằng doanh số sẽ vượt 7.5 tỷ $ vào năm 2008.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 5231 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống ATS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỂ PLC (LOGO)
1.1 Tổng quan PLC (LOGO)
1.1.1 Giới thiệu về PLC (Logo)
H1.1 Bộ điều khiển Logo
PLC đã du nhập vào Việt nam được trên 10 năm, nay đã trở thành khái niệm phổ cập trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp. PLC phải chăng là công cụ hữu hiệu giúp đóng gói sản phẩm trí tuệ Việt Nam trong máy móc, hệ thống tự động hóa thương hiệu Việt?
Thị trường PLC luôn được coi là thị trường phát triển bền vững nhất. Theo nghiên cứu của ARC thì tăng trưởng thị trường trung bình hàng năm của PLC là 4.6 % liên tục từ năm 2003 đến 2008 và dự đoán rằng doanh số sẽ vượt 7.5 tỷ $ vào năm 2008.
Khái niệm PLC đã không còn bao hàm viết tắt của Điều khiển Logic khả trình nữa. Các khả năng truyền thông, bộ nhớ lớn và tốc độ cao của CPU đa biến PLC trở thành một sản phẩm tự động hoá tiêu chuẩn. Thiên đường mới với
PAC (Programmable Automation Controller) sẽ làm thay đổi bộ mặt của tự động hoá công nghiệp ở lớp điều khiển.
Các bộ Nano PLC (thí dụ như LOGO! của Siemens) đang tìm được các con đường mới hướng tới thay thế rơ le, trong khi Micro PLC (thí dụ như SIMATIC S7-200 của Siemens) thâm nhập một cách không hạn chế vào thị trường chế tạo máy. Các PLC cỡ vừa và lớn đang biến chuyển vào thị trường SCADA và chiếm lĩnh thị trường DCS có ứng dụng đơn giản. Người tiêu dùng quan tâm và thích các giải pháp ứng dụng chuyên nghiệp, chuyên dụng trên nền PLC, vì PLC là sản phẩm tiêu chuẩn công nghiệp và đa nổi tiếng vì độ tin cậy cao. PLC ngày nay bao gồm cả công nghệ máy tính và phát triển các công nghệ này đóng góp vào các chức năng của PLC.
Các ứng dụng đã vượt ra ngoài biên giới ngành công nghiệp chế tạo. PLC bây giờ đã trở thành hàng hoá tiêu dùng. Các nhà cung cấp PLC thường không thể biết người dùng cuối cùng về Nano và Micro PLC, mà chỉ bán thông qua các nhà phân phối. Thị trường PLC tương đối ổn định, không có các biến động rõ nét về thị phần. Đó là một thực tế vì các nhà cung cấp lớn về PLC đa và đang tăng thế độc quyền trong các lĩnh vực này. Năm nhà cung cấp lớn trên thế giới như Siemens, Rockwell Automation, Schneider, Mitshubishi, OMRON hợp lại chiếm hầu hết trị trường và ngày càng nâng cao hiện diện ở mọi khu vực.
Trong đó phải thấy Siemens có lợi thế hơn cả về dẫn đầu thị trường (trên 33%) và công nghệ.
Với lợi thế: Kích thước nhỏ gọn có cấu trúc theo kiểu Mô đun, linh hoạt nên PLC được coi là giải pháp tự động hóa trong mọi lĩnh vực dân dụng cũng như sản xuất công nghiệp. Đặc biệt là giá thành phải chăng, hoạt động tin cậy trong môi trường khắc nghiệt có thể lập trình trực tiếp và bằng máy tính và phần mềm có thể dễ dàng Update.
Các ứng dụng thường dùng như: Báo giờ tự động, tự động điều khiển đèn chiếu sáng công cộng, giải pháp tự động hóa cho tòa nhà: bơm nước tự động, giải pháp tự động hóa cho tòa nhà: tự động chiếu sáng cầu thang, lối đi, điều khiến thang máy có số tầng hạn chế, điều khiển đóng mở cửa tự động, điều khiển bãi đỗ xe tự động… Với các máy sản xuất cỡ vừa và nhỏ thì sử dụng PLC Logo của Siemens là một giải pháp vừa mang tính hiệu quả kinh tế và độ tin cậy làm việc cao.
1.1.2 Phương pháp điều khiển nối cứng.
Trong các hệ thống điều khiển nối cứng, người ta còn chia ra: nối cứng có tiếp điểm và nối cứng không tiếp điểm.
Điều khiển nối cứng có tiếp điểm:
dùng các khí cụ điện từ như rơle, công tắc tơ kết hợp với các bộ cảm biến, các đèn công tắc ....., các khí cụ điện này được nối lại với nhau theo một mạch điện cụ thể để thực hiện một yêu cầu công nghệ nhất định. Ví dụ: mạch điều khiển đổi chiều quay, mạch khởi động giới hạn dòng hay mạch điều khiển nhiều động cơ chạy tuần tự.
Điều khiển nối cứng không tiếp điểm:
dùng các cổng logic cơ bản, các cổng logic đa năng hay mạch tuần tự (gọi chung là IC số), kết hợp với các bộ cảm biến, các đèn, công tắc ......Các IC số này cũng được nối lại với nhau theo một sơ đồ lôgic cụ thể để thực hiện một yêu cầu công nghệ.
Xác định yêu cầu công nghệ nhất định. Các mạch điều khiển nối cứng sử dụng các linh kiện điện tử công suất như SCR, triac để thay thế công tác tơ trong các mạch động lực.
Trong hệ thống điều khiển nối cứng, các linh kiện hay khí cụ điện được nối vĩnh viễn với nhau. Do đó, khi muốn thay đổi lại nhiệm vụ điều khiển thì phải nối dây lại toàn bộ mạch điện. Với các hệ thống phức tạp thì không hiệu quả và rất tốn kém.
Phương pháp nối cứng được thực hiện theo các bước sau:
H1.2 Phương pháp nối cứng
1.1.3 Phương pháp điều khiển lập trình được
Trong hệ thống điều khiển lập trình được, cấu trúc của bộ điều khiển và cách nối dây độc lập với chương trình.
Chương trình định nghĩa hoạt động điều khiển, chỉ cần thay đổi nội dung bộ nhớ của bộ điều khiển, phần nối dây bên ngoài không bị ảnh hưởng. Đây là ưu điểm lớn nhất của phương pháp lập trình điều khiển được.
Phương pháp điều khiển lập trình được thực hiện theo các bước sau:
H1.3 Phương pháp điều khiển lập trình được
1.1.4 Giới thiệu bộ điều khiển khả trình Logo (PLC)
(Program Logic Controller) gọi tắt là PLC bao gồm các module sau:
- Khối cấp nguồn nuôi
- Đơn vị xử lý trung tâm CPU với bộ nhớ chương trình
- Module xuất / nhập (I / O tín hiệu )
- Hệ thống bus truyền tín hiệu
Hệ thống bus truyền tín hiệu gồm nhiều đường tín hiệu song song:
- Tuyến địa chỉ ( address bus ): chọn địa chỉ trên các khối khác nhau
- Tuyến dữ liệu (data bus ): mang dữ liệu từ khối này sang khối khác
- Tuyến điều khiển (control bus): chuyển, truyền các tín hiệu định thì và điều khiển để đồng bộ các hoạt động trong PLC.
Module tín hiệu vào (Input module) được nối với các công tắc, nút ấn, các bộ cảm biến ......để điều khiển chương trình từ bên ngoài. Các đầu vào tín hiệu được ký hiệu theo thứ tự I1 , I2 , I3 ....
Module tín hiệu ra ( Output module ) được nối với các tải ở ngõ ra như cuộn dây của rơ le, contator, đèn tín hiệu, van điện từ, các bộ ghép quang.....
Chương trình điều khiển trên PLC, phương pháp biểu diễn phổ biến là:
- Sơ đồ hình thang LAD (Lader Diagram).
1.1.5 Giới thiệu tổng quan về PLC Logo
Logo là một module logic đa năng mới của hãng Siesmen.
Logo bao gồm các phần sau:
- Bộ cung cấp nguồn.
- Các chức năng điều khiển.
- Bộ vận hành và hiển thị.
- Các đầu vào tín hiệu và các đầu ra tín hiệu.
- Một giao diện cho nguời lập trình và cáp nối với máy tính.
- Các chức năng cơ bản thông dụng trong thực tế như: các hàm thời gian, tạo xung.
- Một công tắc thời gian theo đồng hồ (có pin nuôi riêng).
Logo có thể dùng điều khiển các hệ thống dân dụng (như: chiếu sáng, bơm nước, báo động ....) hay tự động điều khiển trong công nghiệp (như: điều khiển).
Có các loại PLC Logo sau:
1.1.6 Logo 24
- Nguồn nuôi và đầu vào tín hiệu số: 24VDC
- Đầu ra tín hiệu số dùng tranzitor có I0MAX = 0,3A
1.1.7 Logo 24R
- Nguồn nuôi và đầu vào tín hiệu số: 24VDC
- Đầu ra tín hiệu dùng rơle có I0MAX = 10A
1.1.8 Logo 23R
- Nguồn nuôi và đầu vào tín hiệu số: 125VAC / 230VAC
- Đầu ra tín hiệu dùng rơle có I0MAX = 10A
1.1.9 Logo 230RC
- Nguồn nuôi đầu vào tín hiệu số: 125VAC / 230VAC
- Đầu ra tín hiệu dùng rơle có I0MAX = 10A
- Bốn công tắc thời gian (theo đồng hồ) với ba lần đóng cắt cho mỗi công tắc.
Nối nguồn - đầu vào tín hiệu - Đầu ra tín hiệu của Logo
Dây nối cho Logo được chọn loại có tiết diện 1 x 2,5mm2 hay 2 x 1,5mm2.
Logo được bảo vệ cách điện nên không cần dây nối đất.
Nối nguồn và đầu vào tín hiệu: I
H1.4 Nối nguồn và đầu vào tín hiệu cho logo
Nối đầu ra tín hiệu với các thiết bị ngoại vi.
H1.5 Nối nguồn và đầu ra tín hiệu cho logo
Khi đấu nhiết điện trở PT 100 vào môđun AM 2PT100, ta có thể sử dụng kỹ
thuật 2 dây hoặc 3 dây.
H.1.5 Các thông số kỹ thuật của PLC logo
Logo 230R và 230RC dùng nguồn 115V hay 230V/50Hz hay 60Hz. Điện áp có thể thay đổi trong khoảng 85V đến 264V. Ở 230V thì dòng điện tiêu thụ là26 mA.. Logo 24 và 24R dùng nguồn 24VDC. Điện áp có thể thay đổi trong khoảng 20,4V đến 28,8V.Ở 24V thì Logo 24R có dòng tiêu thụ là 62mA, Logo 24 có dòng tiêu thụ là 30mA cộng với dòng đầu ra tín hiệu là 4 x 0,3A (Logo 24 ngõ ra đợc cấp dòng từ nguồn 2V của nguồn nuôi). Logo 230 R và 230 RC có ngõ vào ở mức "0" khi công tắc hở hay có điện áp == 79VAC. Dòng điện ngõ vào lớn nhất là 0,24mA. Thời gian đổi trạng thái từ "0" lên "1" hay từ "1" xuống "0" tối thiểu là 50ms để logo nhận biết được. Logo 24 và 24R có ngõ vào ở mức '0" khi công tắc hở hay có điện áp == 15VDC.
Dòng điện ngõ vào tiêu chuẩn là 3mA.. Thời gian đổi trạng thái từ "0" lên "1" hay từ "1" xuống "0" tối thiểu là 50ms để Logo nhận biết được. Các loại logo 24R - 230RC có ngõ ra là rơle, với các tiếp điểm của rơle cách ly với nguồn và ngõ vào. Tải ở ngõ ra có thể là đèn, động cơ, công tắc.....và có thể dùng các nguồn điện áp cấp cho các tải khác nhau. Khi ngõ ra = "1" thì dòng điện cực đại cho tải thuần trở là 10A và tải cuộn dây là 3A. Đối với Logo 24 thì dùng công tắc ngõ ra là tranzistor. Ngõ ra đuợc bảo vệ chống quá tải và ngắn mạch. Loại này không cần nguồn nuôi riêng cho tải mà dùng chung với nguồn nuôi 24VDC. Dòng điện cực đại ở ngõ ra là 0.3A..
1.2. Các thao tác trên PLC LOGO (OBA 1 - OBA5)
1.2.1 Phương thức lập trình trực tiếp trên logo
Một ưu điểm của Logo là thiết bị có màn hình hiển thị LCD và các phím
chức năng. Do đó người sử dụng có thể can thiệp lập trình thay đổi thông số trực tiếp trên logo mà không cần tới máy tính. Để lập trình trực tiếp người lập trình sử dụng kết hợp các phím chức năng, giao tiếp với màn hình LCD bố trí trên PLC Logo.
1.2.2 Phương thức chỉnh thông số trực tiếp trên Logo
Chỉnh thông số nhanh: Nhấn hai phím kết hợp ESC + OK, sau đó chọn Param, sau đó dùng phím mũi tên di chuyển con trỏ tới các khối chức năng cần chỉnh thông số.
Chỉnh thông số trên trương trình điều khiển: Vào mục soạn thảo ( Edit Prg), sau đó dùng phím mũi tên di chuyển con trỏ tới các khối chức năng cần chỉnh thông số.
1.2.3 Xóa chương trình
(Với các dòng sản phẩm Logo OBA1 đến OBA3)
Để can thiệp vào chương trình điều khiển cho Logo ta thực hiện như sau:
+ Cấp nguồn cho Logo.
Sau khi được cấp nguồn màn hình sẽ xuất hiện:
Nhấn nút trái + phải ( ) + OK: màn hình sẽ xuất hiện
+ Chọn Program: nhấn OK
+ Để giao tiếp với thẻ nhớ (Card) và PC: nhấn OK
>Edit Prg
Clear Prg
Set clock
Clear Prg
>No
Yes
+ Để chạy chương trình: nhấn Start
Chú ý: để di chuyển con trỏ( >) ta sử dụng các phím trái , phải
và lên, xuống
Khi chọn Program màn hình sẽ xuất hiện:
Xóa chương trình chọn Clear
Khi chọn Clear màn hình xuất hiện:
Nếu muốn xoá chọn Yes và nhấn OK
Muốn trở lại màn hình trước hoắc không xoá chọn No và nhấn OK.
1.2.4 Viết chương trình mới.
+ Để soạn thảo chương trình chọn Edit Prg
Khi chọn Edit Prg màn hình xuất hiện:
Dùng các phím chức năng chọn các khối chức năng để soạn thảo chương trình.
Chú ý:
+ Nhập chương trình từ đầu ra tín hiệu (Q) tới đâu vào tín hiệu (I).
+ Giữa đầu ra tín hiệu và đầu vào tín hiệu: số khối không quá 7 khối.
1.2.5 Chạy chương trình (Logo ở chế độ Ru ).
Khi chương trình đã hoàn tất nhấn phím ESC cho đến khi xuất hiện giao diện:
Chọn Start để chạy chương trình
+ Cài đặt thời gian chọn: Set Clock
Khi chọn Clock màn hình sẽ xuất hiện dùng các phím chức năng di chuyển con trỏ chọn thay đổi: thứ, giờ, tháng, ngày, năm
Chú ý: Với các dòng sản phẩm Logo V3.0 đến V5.0
Để lập trình trực tiếp người lập trình thao tác như sau:
+ Cấp nguồn cho Logo.
+ Màn hình xuất hiện
Chọn Stop màn hình xuất hiện:
+ Chọn Program để soạn thảo chương trình
- Khi chọn program màn hình xuất hiện
Chọn Password để nhập mã bảo vệ chương trình hoặc thay đổi chương trình cũ.
chọn xong nhấn OK. Nhập Password bằng cách sử dụng các phím lên xuống để chọn ký tự.
- Khi soạn thảo xong chương trình nhấn phím ESC cho đến khi màn hình xuất hiện Start sau đó chọn Start. Dùng phím trái phải di chuyển màn hình hiển thị xuất hiện các tín hiệu vào ra.
PLC Logo đang ở chế độ Run. Muốn thay đổi thông số nhấn đồng thời hai phím
ESC + OK. Màn hình sẽ xuất hiện
Chọn Set Clock: để thay đổi thời gian.
Chọn Set Param để thay đổi các tham số của các khối chứa năng như: thời gian trễ, số đếm....
- Chọn Card để giao thiết với thẻ nhớ (Nhập trương trình từ thẻ nhớ hoặc ghi
chương trình lên thẻ nhớ).
- Chọn Clock để thay đổi thời gian
- Chọn Start để Run chương trình.
+ Khi Logo ở chế độ Run ( làm việc ):
- Dùng phím ESC để màn hình xuất hiện như khi bắt đầu cấp nguồn cho logo
- Dùng phím trái, phải di chuyển để màn hình xuất hiện chế độ Run hoặc hiện thị thông số thời gian.
1.3 Các khối chức năng.
1.3.1 Các đầu nối CO (Conectors)
Các đầu vào tín hiệu của Logo ký hiệu từ I1 đến In
Các đầu ra tín hiệu của Logo ký hiệu từ Q1 đến Qn
Các đầu nối có thể sử dụng trong Menu CO là:
- Đầu vào tín hiệu (Inputs): I1 - I2 - I3 - I4 - I5.............
- Đầu ra tín hiệu (Outputs): Q1 - Q2 - Q3 - Q4 - Q5............
- Mức thấp: lo ("0" hay OFF)
- Mức cao: hi ("1" hay ON)
- Đầu ra tín hiệu không nối: "x"
Khi đầu vào tín hiệu của một khối luôn ở mức thấp thì chọn "lo", nếu luôn ở
mức cao thì chọn "hi", nếu đầu vào tín hiệu đó không cần sử dụng thì chọn "x".
1.3.2 Các chức năng cơ bản GF (General Function )
Khi nhập vào một mạch, chúng ta có thể chọn các khối chức năng cơ bản trong bảng sau:
H1.6 Các khối chức năng cơ bản
1.3.3 Hàm AND (Hàm Và)
Hàm AND chỉ có đầu ra tín hiệu ở trạng thái “1” khi tất cả đầu vào tín
hiệu ở trạng thái "1".
Hàm AND có sơ đồ mạch, ký hiệu và bảng chân lý như hình vẽ (Bảng
chân lý xét hai đầu vào tín hiệu, đầu vào tín hiệu dư dùng "x").
Hình 1.7 Hàm AND
Hàm OR (Hàm hoặc )
Hàm OR có đầu ra tín hiệu ở trạng thái "1" khi chỉ cần một đầu vào tín hiệu có
trạng thái "1". Hàm OR có sơ đồ mạch, ký hiệu và bảng chân lý như hình vẽ (Bảng chân lý chỉ xét hai đầu vào tín hiệu, đầu vào tín hiệu dư dùng "x" ).
Hình 1.8 Hàm OR
1.3.5 Hàm NOT (Hàm đảo)
Hàm NOT có đầu ra tín hiệu đảo lại trạng thái của đầu vào tín hiệu, nếu
đầu vào tín hiệu ở trạng thái là "1" thì đầu ra tín hiệu ở trạng thái là "0" và ngược lại.
Hình 1.9 Hàm NOT
1.3.6 Hàm NAND (Hàm và - đảo )
Hàm NAND là mạch có các tiếp điểm thường đóng nối song song nhau
như sơ đồ mạch trong hình:
Hình 1.10 Hàm NAND
1.3.7 Hàm NOR (Hàm hoặc - đảo)
Hàm NOR là mạch có các tiếp điểm thường đóng nối tiếp nhau như sơ đồ mạch trong hình:
Hình 1.11 Hàm NOR
1.3.8 Hàm EXOR hay XOR (Hàm hoặc - loại trừ )
Hàm EXOR là mạch điện có hai tiếp điểm đối ngược nhau ghép nối tiếp như trong sơ đồ mạch:
Hàm EXOR có ngõ ra ở trạng thái "1" khi chỉ có một đầu vào tín hiệu ở trạng thái "1".
Hình 1.12 Hàm EXOR
1.3.9 Các chức năng đặc biệt SF ( Special Functions )
Khi nhập vào một chương trình chúng ta có thể chọn các chức năng đặc biệt trong bảng sau:
Hình 1.13 Các chức năng đặc biệt
1.3.10 Hàm On - Delay
Hàm On - Delay có ký hiệu trên sơ đồ, ký hiệu trên logo và giản đồ thời
gian như trong hình:
Hình 1.14 Hàm ON-Delay
- Trg: (Trigger) là đầu vào tín hiệu của mạch On - Delay.
- T: (Time) là thời gian trễ của mạch On - Delay.
Khi ngõ vào Trg có trạng thái "1" thì mạch bắt đầu tính thời gian trễ. Nếu ngõ vào Trg có trạng thái "1" đủ dài thì sau thời gian trễ T, đầu ra tín hiệu Q có trạng thái "1".
Khi đầu vào tín hiệu Trg trở lại mức "0" thì đầu ra tín hiệu Q trở lại mức"0". Nếu ngõ Trg có trạng thái '1" rồi trở lại trạng thái "0" với thời gian nhỏ hơn T thì đầu ra tín hiệu không đổi trạng thái và thời gian trễ đang tính sẽ bị xoá.
1.3.11 Hàm Off – Delay
Hàm Off - Delay có ký hiệu trên sơ đồ, ký hiệu trên Logo và giản đồ thời
gian như trong hình:
Hình 1.15 Hàm Off-Delay
- Trg: (trigger) là đầu vào tín hiệu của mạch Off - Delay.
- R: (Reset) là đầu vào tín hiệu để chấm dứt thời gian trễ và điều khiển đầu ra tín hiệu Q xuống mức "0".
- T: (Time) là thời gian trễ của mạch Off – Delay.
Khi ngõ Trg lên trạng thái "1" thì đầu ra tín hiệu Q cũng lên trạng thái"1"ngay. Khi đầu vào tín hiệu Trg xuống trạng thái "0" thì sau thời gian trễ T, đầu ra tín hiệu Q xuống trạng thái "0".
Trường hợp đầu vào tín hiệu Trg xuống "0" trong thời gian ngắn hơn T rồi lại lên "1" thì thời gian trễ đang tính sẽ bị xoá và bắt đầu tính thời gian trễ trễ trở lại khi đầu vào tín hiệu Trg lại về "0".
Khi đầu ra tín hiệu đang ở trạng thái "1" trong thời gian trễ T. nếu đầu vào tín hiệu R lên "1" thì đầu ra tín hiệu Q sẽ xuống "0" ngay tức thì.
1.3.12 Rơ le xung ( Pulse Relay )
Rơ-le xung là loại Rơ-le được điều khiển đầu ra tín hiệu Trg bằng trạng thái "1" dạng xung. Mỗi lần đầu vào tín hiệu Trg nhận một xung kích dương (Từ"0" lên "1" rồi xuống "0") thì đầu ra tín hiệu bị đổi trạng thái một lần.
Hình 1.16 Rơle xung
Khi ngõ Trg nhận xung dương ("1") thứ nhất thì đầu ra tín hiệu "Q" lên trạng thái "1". Khi đầu vào tín hiệu Trg nhận xung dương thứ hai thì đầu ra tín hiệu Q xuống trạng thái "0".
Trường hợp đầu ra tín hiệu Q đang ở mức "1", nếu đầu vào tín hiệu R lên trạng thái "1" thì đầu ra tín hiệu Q xuống "0" tức thời
1.3.13 Đồng hồ thời gian thực (Real time clock = Time Switch )
Chức năng này chỉ có trong Logo loại 230RC và gọi tắ t là khối đồng hồ
(Clock). Mỗi khối đồng hồ có ba cam thời gian điều khiển ngõ ra Q.
Hình 1.17 Đồng hồ thời gian thực
- B 01: N01 nghĩa là cam số trong khối B 01
- Day: Để chọn các ngày trong tuần từ thứ hai đến chủ nhật
- ON : Thời gian mở (đầu ra tín hiệu Q lên "1")
- OFF: Thời gian tắt (đầu ra tín hiệu Q xuống "0")
Ngày trong tuần có thể chọn từng ngày như:
Su (Sunday: chủ nhật), Mo (Monday: thứ hai), Tu (Tuesday: thứ ba),
Wen (Wenesday: thứ tư), Th (Thusday: thứ năm), Fr (Friday: thứ sáu),Sa (Saturday: thứ bảy) hay chọn nhiều ngày liên tiếp như :
Mo -- Fr (thứ hai đến thứ sáu)
Mo -- Sa (thứ hai đến thứ bảy)
Mo -- Su (thứ hai đến chủ nhật)
Sa -- Su (thứ bảy đến chủ nhật)
Thời gian mở ON và thời gian tắt OFF có thể chọn từ 00.00 giờ đến 23.59 giờ. Nếu chọn: ------: ------ là không định thời gian mở và thời gian tắt.
Trong Logo 230RC có nguồn dự phòng cho đồng hồ nên khi mất điện
đồng hồ vẫn hoạt động. Thời gian mở sử dụng nguồn dự phòng là 8 giờ nếu
nhiệt độ môi trường là 400C.
Nếu chọn thời gian ON / OFF cho ba cam trùng nhau nhưng khác thời
điểm thì thời điểm ON / OFF sẽ theo cam nào có thời điểm chọn sớm hơn như ví
dụ.
Hình 1.18 Cam thời gian của đồng hồ thời gian thực
1.3.14 Rơ-le chốt
Thông thường, mạch điều khiển dùng nút ấn phải có mạch tự duy trì trạng
thái đóng sau khi nhấn nút ON.Trong Logo dùng rơ-le chốt RS để thực hiện
chức năng này.
Hình 1.19 Rơle chốt
1.3.15 Rơ-le chốt Mạch phát xung đồng hồ
Hình 1.20 Mạch phát xung đồng hồ
Mạch phát xung đồng hồ cho ra xung vuông đối xứng chuẩn với thời gian định trước.
T: là thời gian đầu ra tín hiệu Q = "1" và cũng là thời gian Q = "0". Như vậy, chu kỳ của xung vuông ra là 2T. Ngõ En ( Enable: cho phép ) lên "1" thì mạch sẽ cho ra xung vuông ở đầu ra tín hiệu.
Lưu ý: Thời gian T phải chọn trị số lớn hơn 0,1s
1.3.16 Rơ-le On – Delay loại thường có những đặc điểm sau
Rơ-le On-Delay loại thường chỉ hoạt động đúng nếu đầu vào tín hiệu có thời gian lên "1" dài hơn thời gian trễ T. Nói cách khác On - Delay loại thường hoạt động bằng mức điện thế cao ở đầu vào tín hiệu.
Rơ-le On - Delay có nhớ chỉ cần xung kích ở đầu vào tín hiệu (I lên "1" trong thời gian rất ngắn dạng xung điện), thì mạch vẫn có thể hoạt động và tính thời gian trễ. Sau thời gian trễ, Q lên "1", nh ưng không tự về "0" được mà cần phải có xung kích làm đầu vào tín hiệu R lên "1" thì đầu ra tín hiệu mới trở về"0".
Hình 1.21 Rơle ON-Delay
1.3.17 Bộ đếm lên / xuống
R: (Reset) khi đầu vào tín hiệu R = "1" thì giá trị đang đếm sẽ bị xoá và trở về giá trị "0".
Cnt: (Count: đếm) khi đầu vào tín hiệu Cnt từ '0" lên "1" thì bộ đếm nhận tín hiệu vào để đếm, khi đầu vào tín hiệu Cnt từ "1" xuống "0" thì không đếm . Tần số đếm tối đa là 5 Hz.
Dir: (Direction: hướng đếm) khi Dir = "0" thì mạch có chức năng đếm lên, khi Dir = "1" thì mạch có chức năng đếm xuống. Số đếm có thể từ 0 đến9999.
Par: (Parameter: thông số đếm ) chọn số đếm giới hạn cho bộ đếm. Khi số đếm lớn hơn hay bằng giá trị đa chọn cho Par thì Q lên "1". Giá trị Par có thể chọn giữa 0 và 9999.
1.3.19 Đầu vào tín hiệu Analog ( Analog trigg