Câu 1 : Định nghĩa thông tin ? các dạng thể hiện của thông tin ?
Câu 2 : Khái niệm xử lý thông tin ? Trình bày các nội dung trong quy trình xử lý thông tin, trong quy trình xử lý thông tin trong quản lý ? So sánh quy trình xử lý thông tin với nguyên tắc vận hành của máy tính ?
Câu 3 : Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin quản lý ? Trình bày các nội dung quy trình thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý ?
Câu 4 : Định nghĩa Tin học ? Phân biệt hai lĩnh vực nghiên cứu và khoa học phần mềm. Vai trò của Tin học trong thời đại hiện nay ?
Câu 5 : Khái niệm công nghệ thông tin? Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay ?
Câu 6 : Kinh tế tri thức có đặc điểm gì ? Phân tích ?
Câu 7 : Khái niệm lệnh và chương trình ? Thế nào là chương trình điều khiển , chương trình dịch, chương trình tiện ích, chương trình ứng dụng?
Câu 8 : Khái niệm phần mềm máy tính? Trình bày các nội dung của quy trình làm phần mềm ? Trình bày quy trình, tiêu chuẩn của phần mềm ?
Câu 9 : Khái niệm ngôn ngữ thuật toán ? Thế nào là ngôn ngữ liệt kê từng bước , ngôn ngữ sơ đồ khối , ngôn ngữ lập trình . Nêu ví dụ ?
Câu 10 : Khái niệm mạng máy tính ? Các cách phân loại mạng máy tính? Trình bày các hình trạng (topology) của mạng LAN,WAN ?
Câu 11 : Phân tích tác động của công nghệ thông tin đến một số lĩnh vực ?
Câu 12 : Chính phủ điện tử là gì? Các dạng giao dịch của Chính phủ điện tử ? Mục tiêu vai trò , tầm quan trọng và để thực hiện chính phủ điện tử ta phải làm gì ?
Câu 13 : Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ? đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt nam , muốn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cần lưu ý vấn đề gì?
Câu 14 : Khái niệm thuật toán ? phân tích các đặc trưng của thuật toán ?
Câu 15 : Các tính chất của thông tin trong quản lý ? Phân loại thông tin trong quản lý ? Các tiêu chuẩn của thông tin trong quản lý ?
20 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 4154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống câu hỏi lý thuyết học phần tin học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG CÂU HỎI LÝ THUYẾT THI HỌC PHẦN
Học phần: TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1 : Định nghĩa thông tin ? các dạng thể hiện của thông tin ?
Câu 2 : Khái niệm xử lý thông tin ? Trình bày các nội dung trong quy trình xử lý thông tin, trong quy trình xử lý thông tin trong quản lý ? So sánh quy trình xử lý thông tin với nguyên tắc vận hành của máy tính ?
Câu 3 : Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin quản lý ? Trình bày các nội dung quy trình thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý ?
Câu 4 : Định nghĩa Tin học ? Phân biệt hai lĩnh vực nghiên cứu và khoa học phần mềm. Vai trò của Tin học trong thời đại hiện nay ?
Câu 5 : Khái niệm công nghệ thông tin? Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay ?
Câu 6 : Kinh tế tri thức có đặc điểm gì ? Phân tích ?
Câu 7 : Khái niệm lệnh và chương trình ? Thế nào là chương trình điều khiển , chương trình dịch, chương trình tiện ích, chương trình ứng dụng?
Câu 8 : Khái niệm phần mềm máy tính? Trình bày các nội dung của quy trình làm phần mềm ? Trình bày quy trình, tiêu chuẩn của phần mềm ?
Câu 9 : Khái niệm ngôn ngữ thuật toán ? Thế nào là ngôn ngữ liệt kê từng bước , ngôn ngữ sơ đồ khối , ngôn ngữ lập trình . Nêu ví dụ ?
Câu 10 : Khái niệm mạng máy tính ? Các cách phân loại mạng máy tính? Trình bày các hình trạng (topology) của mạng LAN,WAN ?
Câu 11 : Phân tích tác động của công nghệ thông tin đến một số lĩnh vực ?
Câu 12 : Chính phủ điện tử là gì? Các dạng giao dịch của Chính phủ điện tử ? Mục tiêu vai trò , tầm quan trọng và để thực hiện chính phủ điện tử ta phải làm gì ?
Câu 13 : Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước ? đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt nam , muốn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cần lưu ý vấn đề gì?
Câu 14 : Khái niệm thuật toán ? phân tích các đặc trưng của thuật toán ?
Câu 15 : Các tính chất của thông tin trong quản lý ? Phân loại thông tin trong quản lý ? Các tiêu chuẩn của thông tin trong quản lý ?
Câu 16 : Kể tên các bộ phận cơ bản của máy tính điện tử và trình bày một số hiểu biết chính về các bộ phận đó ? Trình bày nguyên tắc hoạt động của máy tính ? Anh (Chị) hiểu biết thế nào về tính “mở” cùa máy tính ?
Câu 17 : Phân biệt giữa Tin học và Công nghệ thông tin ? Nêu các thành phần của Tin học và Công nghệ thông tin ?
Câu 1 : Định nghĩa thông tin ? các dạng thể hiện của thông tin ?
Định nghĩa :
Tất cả những nội dung mang lại sự hiểu biết, nhận thức cho con người về thế giới và mọi lĩnh vực hoạt động của nó;
Được thể hiện theo những dạng tương ứng với lĩnh vực mà nó phản ánh;
Được tác động theo những mục tiêu nhất định (ra quyết định quản lý, đánh giá, nhận biết vấn đề, chuyển hóa thành kỹ năng, kiến thức,..);
Luôn gắn liền với mọi hoạt động của con người.
Các dạng thể hiện của thông tin : Kí hiệu hiệu (chữ viết) ; âm thanh ; hình ảnh ; Video …..
Câu 2 : Khái niệm xử lý thông tin ? Trình bày các nội dung trong quy trình xử lý thông tin, trong quy trình xử lý thông tin trong quản lý ? So sánh quy trình xử lý thông tin với nguyên tắc vận hành của máy tính ?
Khái niệm xử lý thông tin : Là thao tác tác động lên thông tin nhằm mục đích xác định
Hình thức xử lý thông tin: thủ công, tự động, kết hợp
Hoạt động xử lý thông tin diễn ra theo trình tự hoặc đồng thời các bước
Trình bày Qui trình xử lý thông tin: Qui trình xử lý thông tin bao gồm
a.Thu nhập thông tin: là quá trình tiếp nhận thông tin nhằm tập hợp những thông tin cơ sở về đối tượng quản lý, những thông tin phát sinh do hoạt động thường xuyên của đối tượng quản lý, những thông tin phát sinh do hoạt động thường xuyên của đối tượng quản lý, chúng được cập nhật, sắp xếp trong những kho chứa thông tin của hệ thống quản lý ( gọi là cơ sở dữ liệu – CSDL).
b.Lưu trữ thông tin: các thông tin đã có cần lưu trữ để phục vụ cho nhu cầu khai thác sử dụng sau này. Tuy nhiên, lưu trữ như thế nào cho thật khoa học không phải là việc đơn giản. Thông thường thông tin sau khi được thu nhập hoặc xử lý cơ sở ( xử lý theo nghĩa hẹp ) và được thể hiện dưới dạng số liệu, văn bản hay sơ đồ, biểu bảng, hình ảnh, …
c.Xử lý thông tin ( theo nghĩa hẹp ): là quá trình chế biến các thông tin đã được thu nhập nhằm tạo ra thông tin kết quả. Mỗi loại thông tin đều có một qui trình chế biến tương ứng – là hệ thống các thao tác dựa trên thông tin pháp lý, tác động lên thông tin gốc và thông tin phát sinh, theo một trình tự nhất định nằm trong một phạm vi cụ thể, với mục tiêu đưa ra những thông tin kết quả phục vụ cho nhu cầu của hoạt động quản lý.
d.Tra cứu thông tin: là quá trình tra cứu, tìm kiếm, chọn lọc thông tin được lưu trữ. Đây là một quá trình thường xuyên trong mọi hoạt động quản lý, giúp cho các nhà quản lý thực hiện việc chỉ đạo có cơ sở khoa học đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và thị trường, trên cơ sở pháp lý do nhà nước qui định.
e.Truyền dẫn thông tin: là quá trình trao đổi và cung cấp thông tin giữa các đối tượng cần thiết thông tin trong hệ thống quản lý, nhằm tạo mối liên lạc và phối hợp tác động giữa các tổ chức, cá nhân, giúp cho hệ thống hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng. Quá trình này cũng tạo nên mối quan hệ hai chiều liên tục giữa bộ phận điều hành ( chủ thể quản lý ) và các bộ phận chịu sự điều hành ( khách thể quản lý) trên những vấn đề khác nhau thuộc từng lĩnh vực cụ thể. Trong việc truyền tin, có hai yêu cầu đặt ra là: thời gian thông tin đi từ nơi phát tới nơi nhận phải thật ngắn và sự sai lệch nếu có thể phải hạn chế đến mức thấp nhất.
So sánh quy trình xử lý thông tin với nguyên tắc vận hành của máy tính
* Quy trình xử lý thông tin
- Là chuỗi các khâu, các bước xử lý, liên kết với nhau nhằm chuyển thông tin vào thành thông tin kết quả.
- Quy trình xử lý thông tin gắn với quy trình nghiệp vụ của đơn vị.
* Nguyên tắc vận hành của máy tính :
- Sự thực hiện các chỉ lệnh của chương trình bằng đơn vị xử lý trung tâm (CPU) của máy tính, để biến đổi dữ liệu theo một số cách như phân loại nó, lựa chọn ra một số trong nó phù hợp với tiêu chuẩn đã định, hoặc thực hiện các tính toán số học với nó. Thông tin được xử lý là thông tin rõ , số hóa được, biểu diễn được bằng tập ký tự, số. Lệnh xử lý cũng là các lệnh tường minh mà thông qua các chương trình dịch, thông tin và lệnh biểu diễn qua được ngôn ngữ máy (biểu diễn bằng ngôn ngữ nhị phân) mà máy tính hiểu được.
Câu 3 : Khái niệm hệ thống và hệ thống thông tin quản lý ? Trình bày các nội dung quy trình thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý ?
Khái niệm hệ thống: hệ thống là một tập hợp các phần tử cùng với các mối quan hệ xác định giữa chúng tuân theo một qui luật hoặc một số qui luật nhằm thực hiện một chức năng nào đó.
Khái niệm về hệ thống thông tin quản lý: hệ thống thông tin quản lý là một cấu trúc hợp nhất các cơ sở dữ liệu và các dòng thông tin làm tối ưu việc thu nhập, lưu trữ, truyền dần và phân tích thông tin, thông qua tổ chức nhiều cấp có các nhóm thành phần thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau để đặt được mục tiêu thống nhất của hoạt động quản lý.
Các nội dung quy trình thiết kế và xây dựng hệ thống thông tin quản lý :
* Phân tích hệ thống: khâu phân tích hệ thống bao gồm các công việc sau:
+ Điều tra sơ bộ.
+ Xác định lại các yêu cầu.
+ Xây dựng lại nguyên mẫu.
* Thiết kế hệ thống: khâu thiết kế hệ thống bao gồm hai bước là: thiết kế lôgic và thiết kế vật lý.
* Thử nghiêm hệ thống: sau khi đã hoàn thành thiết kế hệ thống ( cả lôgic và vật lý) cần kiểm thử từng phần các môđun, các phân hệ, biên soạn tài liệu, tích hợp tất cả cá phần cùng hoạt động và kiểm tra cặn kẽ tất cả các phần, các môđun theo các chức năng đã ghi trong bản thiết kế bao gồm cả phần cứng và phần mềm.
* Cài đặt hệ thống: đây là khâu cài đặt và trình diễn để người sử dụng kiểm tra và chấp nhận hệ thống.
Khâu này bao gồm hai bước: cài đặt và xem xét, đánh giá.
* Vận hành, theo dõi, bảo dưỡng, sử dụng: sau khi đã xem xét, đánh giá hệ thống và được chấp nhận có thể chuyển giao toàn bộ hệ thống và đưa vào khai thác sử dụng.
Câu 4 : Định nghĩa Tin học ? Phân biệt hai lĩnh vực nghiên cứu và khoa học phần mềm. Vai trò của Tin học trong thời đại hiện nay ?
Định nghĩa Tin học : tin học là ngành khoa học chuyên nghiên cứu việc thu nhập thông tin, quản lý thông tin, xử lý và chuyển nhận thông tin theo cách nào đó nhằm đạt được ở mức độ tốt nhất mục tiêu đặt ra từ trước của con người.
Phân biệt hai lĩnh vực được tập trung nghiên cứu và phát triển song hành của tin học là: khoa học kỹ thuật phần cứng và khoa học kỹ thuật phần mềm.
- Khoa học kỹ thuật phần cứng : bao gồm toàn bộ các vấn đề về thiết bị của máy tính và các phương tiện thông tin hiện đại.
- Khoa học kỹ thuật phần mềm : bao gồm các chương trình phục vụ nhu cầu điều khiển hoạt động của máy tính, của toàn bộ hệ thống trang thiết bị và các chương trình xử lý thông tin tự động.
Vai trò của Tin học trong thời đại ngày nay :
Là cầu nối các ngành khoa học
Góp phần mang lại hiệu quả kinh tế xã hội do thu nhận và xử lý thông tin nhanh
Giải phóng sức lao động của con người
Tạo điều kiện cho con người có khả năng học suốt đời, tiếp thu tri thức của nhân loại (Internet)
Câu 5 : Khái niệm công nghệ thông tin? Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay ?
Khái niệm công nghệ thông tin :
- Là công nghệ bao gồm cả kỹ thuật tính toán (máy tính) và kỹ thuật thông tin liên lạc tốc độ cao truyền tải dữ liệu, âm thanh, hình ảnh
- Là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội. (Nghị quyết 49/CP kí ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Nam )
Vai trò của công nghệ thông tin trong sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay :
Trong những năm gần đây, công nghệ thông tin đã có những tác động ảnh hưởng đáng kể, ảnh hưởng sâu sắc đến sự biến đổi của xã hội cụ thể đã tạo nên 9 sự thay đổi lớn là:
+ Thay đổi cách thức giao tiếp của con người.
+ Thay đổi cách thức sử dụng thông tin.
+ Thay đổi bản chất công việc và hình thức lao động.
+ Thay đổi cách thức làm việc: thiết kế, xây dựng, sản xuất, dịch vụ.
+ Thay đổi cách thức học tập và hoạt đông giáo dục.
+ Thay đổi cách thức nghiên cứu.
+ Thay đổi cách thức chăm sóc sức khoẻ và hoạt động y tế.
+ Thay đổi bản chất của thương mại.
+ Thay đổi cách thức hoạt động của chính phủ.
Câu 6 : Kinh tế tri thức có đặc điểm gì ? Phân tích ?
Kinh tế tri thức có đặc trưng :
+ Tri thức là nguồn lực quyết định nhất đến sự phát triển Kinh tế xã hội .
+ Kinh tế tri thức trong xã hội thông tin mang tính toàn cầu
+ Kinh tế tri thức đảm bảo tính phát triển bền vững
+ Kinh tế tri thức làm thay đổi cơ bản thị trường truyền thống
+ Kinh tế tri thức làm thay đổi cơ cấu xã hội và thang giá trị xã hội
Dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hoá, công nghệ năng lượng, … Nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang kinh tế thông tin – kinh tế tri thức, nền văn hoá loài người đang chuyển từ văn minh trí tuệ. Có thể kể ra các đặc điểm chính của nền kinh tế mới – kinh tế tri thức là:
Tri thức: nền kinh tế mới là nền kinh tế dựa tren tri thức trong SX sản phẩm và cung cấp dịch vụ cà một bước chuyển đổi từ lao động cơ bắp sang lao động tri óc. Tri thức đang trở thành một yếu tố quan trọng củ sản phẩm. Khoảng cách giữa người tiêu dùng và người SX, giữa người sử dụng và người cung cấp sản phẩm và dịch vụ ngày càng rút ngắn.
+ Số hoá:
+ ảo hoá:
+ Phân tử hoá.
+ Nhất thể hoá.
+ Phi môi giới.
+ Hội tụ.
+ Sáng tạo và đổi mơí.
+ Sự tham gia của người tiêu dùng.
+ Tính tức thời.
+ Toàn cầu hoá.
+ Nhiều vấn đề nảy sinh.
Đại hội Đảng lần thứ VIII đã khẳng định phải đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để đến khoảng năm 2002 nước ta về cơ bản sẽ trở thành nước công nghiệp, đồng thời Đại hội Đảng lần thứ IX cũng đã xác định là chúng ta sẽ phải: “ Tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và công nghệ, đặc biệt là CNTT, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức độ cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu công nghệ hiện đạI và tri thức mới, từng bước phát triển kinh tế tri thức.”
Câu 7 : Khái niệm lệnh và chương trình ? Thế nào là chương trình điều khiển , chương trình dịch, chương trình tiện ích, chương trình ứng dụng?
Khái niệm lệnh : Lệnh là một điều khoản được viết theo quy tắc nhất định trên một ngôn ngữ lập trình cụ thể, nhằm hướng dẫn máy thực hiện một công việc nào đó.
Khái niệm chương trình : Chương trình là một dãy hữu hạn các câu lệnh được viết theo 1 quy tắc nhất định trên 1 ngôn ngữ lập trình nào đó nhằm hướng dẫn máy thực hiện các công việc cụ thể.
Khái niệm Chương trình điều khiển : là những chương trình có liên quan đến chức năng đIều khiển, phân phối công việc của hệ thống quản lý và điều hành hoạt động của máy tính (được gọi là hệ điều hành), khi một chương trình điều khiển hoạt động, nó không cho ra 1 tác động đối với sự điều khiển hoạt động của máy tính. Có 1 số loại chương trình điều khiển như sau:
- Chương trình dẫn dắt
- Chương trình điều khiển bài toán.
- Chương trình điều khiển vào ra.
- Chương trình tải.
Khái niệm Chương trình dịch : khi viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình phải có một chương trình làm nhiệm vụ dịch từ ngôn ngữ đó sang ngôn ngữ máy hoặc 1 ngôn ngữ trung gian mà máy hiểu được-ta gọi đó là chương trình dịch
có hai loại chương trình dịch là: trình thông dịch và trình biên dich .
Khái niệm Chương trình tiện ích: chương trình tiện ích là các chương trình nhỏ bổ trợ thêm cho hệ điều hành bàng cách cung cấp một số dịch vụ mà hệ điều hành chưa có hoặc chưa lmà tốt
Các chương trình ứng dụng : các chương trình ứng dụng hay phần mềm ứng dụng ( Application sofware ) là các chương trình phục vụ cho các ứng dụng cụ thể có nhiều loại chương trình ứng dụng khác nhau như: soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, thư tín đIện tử, …
Câu 8 : Khái niệm phần mềm máy tính? Trình bày các nội dung của quy trình làm phần mềm ? Trình bày quy trình, tiêu chuẩn của phần mềm ?
Khái niệm phần mềm : các loại chương trình khác nhau được sử dụng để điều khiển máy tính và các thiết bị có liên quan, hiặc để xử lý thông tin tự động, được gọi là phần mềm.
Quy trình làm phần mềm:
- Lập trình trong trường học có những điểm khác với thực tế. Đó là vì các đề bài nói chung đều nhỏ và đã được chỉ rõ các yêu cầu, trong nghiều trường hợp khác, các yêu cầu này có thể không rõ ràng, nên cần có một sự đối thoại để có thể hiểu rõ hơn nhiệm vụ phải giải quyết tức là phải hiểu rõ hơn các chi tiết của đề trước khi làm bài. Qui trình làm phần mềm phải trải qua các khâu sau:
+ Xác định yêu cầu : đây là khâu chuẩn bị tài liệu mô tả một cách đầy đủ rõ ràng về các yêu cầu, hay còn gọi là quá trình đặc tả. Các yêu cầu này có thể suất phát từ những người đặt hàng có nhu cầu giải quyết các bài toán thực tế, cũng có thể suất phát từ những người sáng tạo ra các ý tưởng cho một phần mềm trong tương lai.
+ Phân tích bài toán: mục đích của khâu này là:
- Hiểu và làm rõ vấn đề.
- Đánh giá các giải pháp khác nhau.
- Chọn giải pháp được ưa thích nhất.
+ Xây dựng thuật toán và viết chương trình: khâu nào bao gồm các bước sau:
- Bước1: thực hiện thiết kế hệ thống theo kiểu từ trên xuống dưới tạo ra các mô đun nhỏ. Đối với mỗi mô đun, xác định các cấu trúc dữ liệu chính và các chương trình con liên quan.
- Bước2: viết thuật giải và có thể dùng các lệnh giả ( giả theo ngôn ngữ nào đó ) để mô tả các thủ tục.
- Bước3 : tạo mã ( tức là viết chương trình với một ngôn ngữ cụ thể ) cho giải pháp đã chọn.
- Bướ 4: gỡ rối ( sửa các lỗi )
+ Thử nghiệm chương trình: mục đích của khâu này nhằm thử nghiệm chương trình và khẳng định nó đã chạy đúng so với yêu cầu.
+ Cài đặt, vận hành, theo dõi và bảo dưỡng: khâu này bao gồm nhiều công đoạn khác nhau như:
- Cho chạy toàn bộ hệ thống.
- Đánh giá các tính năng của nó.
- Gỡ các lỗi mới mỗi khi phát hiện ra thêm.
- Cập nhật hệ thống.
- Khẳng định rằng các thay đổi này là đúng.
Câu 9 : Khái niệm ngôn ngữ thuật toán ? Thế nào là ngôn ngữ liệt kê từng bước , ngôn ngữ sơ đồ khối , ngôn ngữ lập trình . Nêu ví dụ ?
Khái niệm ngôn ngữ của thuật toán : Một ngôn ngữ được dùng để mô tả thuật toán được gọi là ngôn ngữ thuật toán. Thuật toán thường được mô tả bẳng 1 dãy các lệnh. Bộ xử lý sẽ thực hiện các lệnh đó theo 1 trật tự nhất định, cho đén khi gặp lệnh dừng thì kết thúc.
Ngôn ngữ liệt kê từng bước: đây là cách dùng ngôn ngữ thông thường liệt kê từng bước phải làm của thuật toán.
Ví dụ : Sử dụng ngôn ngữ liệt kê từng bước giải phương trình bậc hai: ax2+dx+c = 0 với a ( 0.
Bước1: nhập a, b, c;
Bước2: Nếu a = 0 quay về bước 1, nếu a ( 0 tính ( = b2 - 4ac;
Bước3: Nếu (< 0, kết luật phương trình vô nghiệm và sang bước 6;
Bước4: Nếu ( = 0, kết luật phương trình có nghiệm kép, tính theo công thức: x1=x2=- b/2a và sang bước 6;
Bước 5: Nếu ( > 0, kết luật phương trình bậc hai có hai nghiệm phân biệt, tinh theo công thức : x1 = (- b +)/ 2a, x2 = (- b -)/ 2a;
Bước 6: kết thúc.
Ngôn ngữ sơ đồ khối : một trong các ngôn ngữ thuật toán có tính trực quan cao, và dễ cho chúng ta nhìn thấy rõ toàn cảnh của quá trình xử lý của thuật toán, đó là ngôn ngữ sơ đồ khối. Ngôn ngữ sơ đồ khối để diễn đạt thuật toán được tạo lợp từ các yếu tố cơ bản sau đây:
- Khối thao tác.
- Khối điều kiện.
- Các mũi tên.
- Khối bắt đầu thuật toán.
- Khối kết thu thuật toán.
- Khối nối tiếp.
Ví dụ : Sử dụng ngôn ngữ sơ đồ khối tính tổng của 1000 số tự nhiên liên tiếp
Ngôn ngữ lập trình : Một thuật toán được mô tả dưới 1 ngôn ngữ cụ thể nào đó mà có 1 máy tính hiểu được, được gọi là 1 chương trình. Một ngôn ngữ thuật toán mà máy tính hiểu được, được gọi là ngôn ngữ lập trính.
Ví dụ : Sử dụng ngôn ngữ lập trình tính tổng hai số bất kỳ (hai số bất kỳ đó được gọi là A,B, tổng ký hiệu là S
Program TT
Var a,b,S real
Begin
Writeh ( ‘ nhập a,b ’ )
Readh ( a, b ) ;
S : = a+b ;
Writeh ( ‘ tổng a + b = ’ , S ) ,
Readh ;
END
Câu 10 : Khái niệm mạng máy tính ? Các cách phân loại mạng máy tính? Trình bày các hình trạng (topology) của mạng LAN,WAN ?
Khái niệm mạng máy tính: mạng máy tính là một tập hợp các máy tính và các thiết bị tin học được kết nối bởi các đường truyền vật lý theo một kiến trúc nào đó.
Phân loại mạng máy tính :
+ Căn cứ vào yếu tố địa lý: nếu căn cứ vào yếu tố địa lý ( khoảng cách), có thể xếp thành 4 loại mà: mạng cục bộ, mạng đô thị, mạng diện rộng và mạng toàn cầu.
+ Căn cứ vào kỹ thuật chuyển mạch: nếu căn cứ vào kỹ thuật chuyển mạch, có thẻ xếp thành 3 loại mạng là: mạng chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch thông báo và mạng chuyển mạch gói.
+ Căn cứ vào kiến trúc mà: nấu căn cứ vào kiến trúc mạng, có thể xếp thành một số loại mạng như: mạng SNAcủa IBM, mạng ISO theo kiến trúc chuẩn quốc tế …
Trình bày các hình trạng ( topologi ) của mạng LAN. Topologi :
- Về nguyên tắc, mọi topologi của mạng máy tính nói chung đã trình bầy ở trên đều có thể sử dụng cho mạng cục bộ. Song do đặc thù của mạng cục bộ, nên chỉ có 3 topologi thường được sử dụng là Star (dạng hình sao ), Bus và Ring ( dạng vòng ).
+ Star: ở dạng hình sao, tất cả các trạm được nối vào một thiết bị trung tâm có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ các trạm và chuyển đến trạm đích của tín hiệu. Tuỳ theo yêu cầu của truyền thông trong mạng, thiết bị trung tâm có thể là một bộ chuyển mạch ( Swicth ), một bộ chọn đường (Router ) hoặc đơn giản là một bộ phận kênh ( Hub ), vai trò thực chất của thiết bị trung tâm này chính là thực hiện việc bắt tay giữa các cặp trạm cần trao đổi thông tin với nhau, thiết lập các liên kết điểm - điểm giữa chúng. Ưu điểm c