Thị trường chứng khoánlà một sân chơi cho tất cả những ai ưa mạo hiểm và kiếm
tiền từ chính những mạo hiểm ấy với một niềm tin bất biến“nơi nào rủi ro cao nơi
ấy lợi nhuận cao”. Nói như vậy không có nghĩa là tham gia thị trường chứng
khoán giống như tự do bước chân vào “chợ”, mà phải tuân theo những thủ tục nhất
định. Một chu trình giao dịch chứng khoán trải qua nhiều thủ tục: lưu ký chứng
khoán, đặt lệnh, khớp lệnh, bù trừ chứng khoánvà cuối cùng là thanh toán chứng
khoán. Trong đó lưu ký chứng khoán là điều kiện tiên quyết đểcó một chiếc vé
vào cửa thị trường chứng khoán.
7 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống lưu ký chứng khoán, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống lưu ký chứng khoán
Thị trường chứng khoán là một sân chơi cho tất cả những ai ưa mạo hiểm và kiếm
tiền từ chính những mạo hiểm ấy với một niềm tin bất biến “nơi nào rủi ro cao nơi
ấy lợi nhuận cao”. Nói như vậy không có nghĩa là tham gia thị trường chứng
khoán giống như tự do bước chân vào “chợ”, mà phải tuân theo những thủ tục nhất
định. Một chu trình giao dịch chứng khoán trải qua nhiều thủ tục: lưu ký chứng
khoán, đặt lệnh, khớp lệnh, bù trừ chứng khoán và cuối cùng là thanh toán chứng
khoán. Trong đó lưu ký chứng khoán là điều kiện tiên quyết để có một chiếc vé
vào cửa thị trường chứng khoán.
Vậy trước hết, lưu ký chứng khoán là gì?
Lưu ký (Deposit) là việc gửi chứng chỉ chứng khoán như tờ cổ phiếu, trái phiếu,
hoặc các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán vào hệ
thống lưu ký. Chứng khoán đã được lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký
chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của
nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ
chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán được
giao dịch qua sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán, nó như một
bước khởi đầu nhằm tiện lợi và đơn giản hóa các thủ tục về sau.
Thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến năm 2007 mới được 7 tuổi đời nhưng
đã có những bước tiến nhanh chóng trong việc kiện toàn chu trình giao dịch để
“dọn đường quang lối” cho thị trường “lớn nhanh như thổi” này phát triển. Việc
cải tiến hệ thống lưu ký chứng khoán ở Việt Nam ngay sau khi Luật chứng khoán
ra đời (2007) là một bằng chứng mạnh mẽ nhất cho nỗ lực này.
Hệ thống lưu ký chứng khoán
Hệ thống lưu ký chứng khoán trước đây ở Việt Nam được quy định rõ trong
Chương V- Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán – Nghị định
144CP, gồm hai bước cụ thể. Thứ nhất, việc lưu ký chứng khoán của các nhà đầu
tư chỉ được thực hiện tại các thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch chứng
khoán nên chứng khoán của các nhà đầu tư sẽ được tập trung tại Trung tâm giao
dịch chứng khoán và Trung tâm lưu ký chứng khoán qua các thành viên lưu ký.
Sau đó các thành viên lưu ký sẽ lưu ký chứng khoán khách hàng của mình tại
Trung tâm giao dịch và Trung tâm giao dịch, nơi mà họ đã mở tài khoản lưu ký
của chính mình. Lúc đó, Trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam đóng vai trò
là Trung tâm lưu ký. Các thành viên lưu ký bao gồm các công ty chứng khoán và
các ngân hàng thương mại đã được Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước cấp phép
hoạt động lưu ký và đã đăng ký làm thành viên lưu ký của Trung tâm giao dịch
chứng khoán.
Tính đến đầu năm 2007, Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí
Minh có 14 thành viên lưu ký, trong đó 11 thành viên lưu ký là các công ty chứng
khoán và 3 thành viên lưu ký là các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam. Trước
đây nhà đầu tư trong nước chỉ được lưu ký chứng khoán tại thành viên lưu ký
trong nước - là các công ty chứng khoán hoặc các ngân hàng thương mại trong
nước, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được lưu ký tại thành viên lưu ký nước ngoài - là
các công ty chứng khoán liên doanh với nước ngoài hoặc các ngân hàng thương
mại liên doanh với nước ngoài hoặc các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang
hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.
Quy định này đã được thay đổi, theo Quyết định số 51/2003/QĐ-BTC ngày
15/04/2003 của Bộ Tài Chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế
lưu ký, thanh toán bù trừ và đăng ký chứng khoán, nhà đầu tư trong và ngoài có
thể mở tài khoản lưu ký chứng khoán ở bất kỳ thành viên lưu ký nào. Sau khi
thành viên hoàn tất việc tái lưu ký tại Trung tâm giao dịch chứng khoán thì chứng
khoán đó mới được phép giao dịch.
Theo quy định, mỗi nhà đầu tư chỉ được mở một tài khoản lưu ký tại một thành
viên lưu ký. Do vậy nhà đầu tư cần tìm hiểu trước để lựa chọn một thành viên lưu
ký thích hợp cho mình. Trong trường hợp muốn đổi sang một thành viên lưu ký
khác, nhà đầu tư sẽ mở tài khoản lưu ký mới tại thành viên lưu ký mới, đồng thời
phải làm các thủ tục đóng tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký cũ và yêu cầu
thành viên lưu ký này chuyển số dư chứng khoán sang tài khoản lưu ký tại thành
viên lưu ký mới. Ngoài ra, có những trường hợp ngoại lệ, các đối tượng như Ngân
hàng Nhà nước hay tổ chức tín dụng được phép tham gia đấu thầu, phát hành hoặc
bảo lành phát hành trái phiếu Chính phủ cũng có thể mở tài khoản lưu ký tại Trung
tâm giao dịch như các thành viên khác.
Hệ thống lưu ký này là một cơ cấu “hai cửa”, hoặc có thể gọi “đa cấp”, nhà đầu tư
không thể trực tiếp lưu ký chứng khoán tại Trung tâm mà phải qua các thành viên
lưu ký và tất nhiên chịu một mức phí nhất định, và đối với các ngân hàng thương
mại dịch vụ nhận lưu ký là một hình thức kinh doanh ngày càng hấp dẫn.
Hệ thống lưu ký hỗn hợp
Theo Luật chứng khoán 2007, Trung tâm lưu ký chứng khoán sẽ tách ra hoạt động
độc lập so với Trung tâm giao dịch chứng khoán, và tiến hành cung cấp dịch vụ
như một tổ chức phi lợi nhuận. Hệ thống lưu ký vẫn mang bản chất một cơ cấu “đa
cấp”.
Một phương án kết hợp có thể tính tới. Nhà đầu tư mở tài khoản lưu ký tại các
thành viên lưu ký và sau đó các thành viên lưu ký sẽ tiến hành lưu ký từng tài
khoản riêng biệt của từng nhà đầu tư tại Trung tâm lưu ký. Như vậy các nhà đầu tư
dễ dàng kiểm tra tài khoản của mình ngay tại Trung tâm giao dịch, và mức phí lưu
ký cũng giảm thiểu đáng kể. Hệ thống này được gọi là cơ cấu lưu ký hỗn hợp, vì
đó là sự kết hợp giữa mô hình “đa cấp” và “đơn cấp”.
Theo các chuyên gia về công nghệ thông tin, việc xây dựng một Trung tâm lưu ký
độc lập ở Việt Nam sẽ đắt đỏ, tối thiểu chi phí phải cao gấp hơn 3 lần chi phí cần
thiết để thành lập một công ty chứng khoán trung bình. Chính vì vậy điều kiện tiên
quyết để Việt Nam hay bất kì một quốc gia nào sỏ hữu một Trung tâm lưu ký
“hoàn hảo” là qui mô thị trường rộng lớn, số lượng các nhà đầu tư cao, khối lượng
giao dịch tương đối nhiều; tóm lại đó phải là một thị trường sôi động. Và điều
quan trọng hơn cả là việc tạo lập một Trung tâm lưu ký là bước đi khởi đầu hướng
tới hiện đại và đơn giản hóa tuyệt đối chu trình giao dịch chứng khoán bằng mô
hình “đơn cấp” với mục tiêu trên hết an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư.
Mô hình hỗn hợp này có những ưu điểm gì? Một điều dễ nhận thấy là với cơ cấu
đa cấp thì số lượng các tài khoản mà Trung tâm phải quản lý ít hơn rất rất nhiều,
nhưng theo các chuyên gia công nghệ thông tin, đó không phải là mối lo ngại khi
chuyển sang mô hình hỗn hợp. Tài khoản lưu ký chứng khoán gần giống như tài
khoản tiền gửi ở ngân hàng. Hệ thống ngân hàng tại Việt Nam đang đảm nhận hơn
25 triệu tài khoản, không có gì là khó khăn khi toàn bộ được quản lý bằng hệ
thống máy tính và mạng. Thậm chí một công ty chứng khoán hoàn toàn tự tin khi
họ đóng góp vào sự phát triển của thị truờng chứng khoán Việt Nam bằng việc
giám sát minh bạch từng tài khoản của các nhà đầu tư.
Thứ hai, áp dụng mô hình hỗn hợp giúp các công ty thành viên giảm được một
lượng đáng kể phí hoạt động chức năng, bởi lẽ khi mỗi nhà đầu tư đều sở hữu một
tài khoản riêng biệt, hệ thống máy tính đa dạng hóa dễ dàng tùy biến để quản lý,
điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm tình hình của từng tài khoản hơn. Mọi hoạt
động đều diễn ra suôn sẻ, “chỉ cần cập nhật vào hệ thống, hệ thống sẽ tự động xử
lý và các phòng ban hỗ trợ hoàn toàn thảnh thơi”.
Thứ ba, các công ty chứng khoán không sẽ quan tâm đến phí dịch vụ nhiều, vì
Trung tâm lưu ký hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận, và nhà đầu tư là người lợi
trước tiên. Phí dịch vụ cố định khoảng 0,2% nhưng đa số các công ty thành viên
đều không thu phí hoặc giảm phí như một phương thức để chiêu khách.
Và điều cuối cùng cũng là quan trọng nhất, Chính phủ có thể ưu thích áp dụng mô
hình này như một cách thức để giám sát nhà đầu tư thông qua việc nắm biết chính
xác và đầy đủ tình hình tài khoản chứng khoán của họ. Bởi lẽ, thật khó để mà đoán
xét được thành viên Hội đồng quản trị các công ty có đang giao dịch chính cổ
phiểu của họ không, và những thông tin nội bộ kiểu như vậy sẽ được giấu nhẹm đi
nếu không có sự quản lý chặt chẽ.
Hệ thống lưu ký chứng khoán ở một số nước trên thế giới
Mô hình lưu ký đơn cấp- tức là các nhà đầu tư sẽ trực tiếp lưu ký và mở tài khoản
tại Trung tâm lưu ký chứng khoán, không phải thông qua bất kỳ một thành viên
lưu ký nào, và mọi giao dịch đều được thông qua tài khoản này -là ưu việt nhất về
mặt thuận tiện thủ tục cũng như an toàn đầu tư. Tuy nhiên hiện nay trên thế giới
chưa có nước nào áp dụng mô hình tiên tiến nhất này, mà chỉ tồn tại mô hình đa
cấp như ở Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Inđônêsia, Mỹ
và các nước Châu Âu và mô hình hỗn hợp như ở Việt Nam, Singapore phụ thuộc
vào điều kiện nguồn lực và mục tiêu mỗi nước.
Tại Singapore, Trung tâm lưu ký chứng khoán cho phép mỗi nhà đầu tư cá nhân
đều có thể mở riêng một tài khoản tại quầy dịch vụ của trung tâm hay tại các thành
viên của nó. Còn tại Braxin, mỗi một loại chứng khoán khác nhau (trái phiếu
Chính phủ, cổ phiếu…) được lưu ký, bù trừ và thanh toán trên những tài khoản cụ
thể ở các hệ thống chức năng khác nhau và ở quốc gia này không có Trung tâm
Lưu ký chứng khoán! Braxin có nên lập một Trung tâm với mô hình hỗn hợp
tương tự Việt Nam? Không chắc chắn với câu trả lời tán thành hay phản đối nhưng
có một điều chắc chắn là sẽ không có hệ thống đơn cấp ở đây.
Tại Mexico, các trung tâm môi giới sẽ đảm nhận việc mua và bán chứng khoán và
cung cấp mọi loại dịch vụ giao dịch chứng khoán cho khách hàng, từ việc tư vấn,
quản lý danh mục đầu tư, cấp tín dụng, cho vay chứng khoán, giao dịch chứng
khoán phái sinh cho đến việc đóng vai trò chuyên gia phân tích và nhận ủy thác
chứng khoán. Hiện tại, INDEVAL là tổ chức duy nhất đóng vai trò Trung tâm Lưu
ký chứng khoán ở Mexico, đây là một công ty tư nhân được hợp nhất từ các tổ
chức tài chính khác nhau, bao gồm công ty môi giới, ngân hàng, công ty bảo hiểm,
công ty tư vấn BMV, Hiệp hội tài chính quốc gia Nafinsa… Mọi hoạt động lưu ký
đều phải thông qua Trung tâm này và hệ thống lưu ký ở quốc gia này rõ ràng là đa
cấp. Giống như Mexico, tại Peru, ICLVs đảm nhận vai trò của trung tâm lưu ký
độc nhất, là một công ty cổ phần với mục tiêu duy nhất là thực hiện đăng ký, lưu
ký, bù trừ, thanh toán và chuyển nhượng chứng khoán thông qua một hệ thống xử
lý trung tâm đặt bên ngoài Sàn giao dịch.
Như vậy mô hình đa cấp là xu hướng phổ biến trên thế giới hiện nay bởi lẽ nó
cũng có nhiều ưu thế nhất định: nhà đầu tư chỉ cần liên hệ và giải quyết mọi vấn
đề với một tổ chức duy nhất đó là thành viên lưu ký, việc chuyển giao chứng
khoán và bù trừ tiền tiến hành ngay trên tài khoản không cần nhập vào sổ sách của
công ty phát hành… Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng việc phân chia và minh bạch
tài sản cho mỗi nhà đầu tư, bảo vệ tài sản cho các nhà đầu tư, phân chia rủi ro và
quản lý việc cầm cố thế chấp là những nghiệp vụ hết sức phức tạp, đòi hỏi phải
xây dựng hệ thống quản lý tinh vi.
Quay trở lại với Việt Nam, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống Luu ký
chứng khoán hỗn hợp khá hoàn chỉnh, đó là kết quả của sự đồng lòng nhất trí giữa
các chuyên gia và các nhà làm luật. Trung tâm lưu ký Việt Nam ra đời cùng với
quá trình tin học hóa mọi giao dịch chứng khoán chính là bệ phóng cho thị trường
chứng khoán non trẻ nhưng rất “sung sức” của Việt Nam tiến xa hơn nữa, cả về
lượng và chất.