Đầu tưra nước ngoài (ĐTRNN) là vấn đềmang tính chất toàn cầu và là xu thếcủa
các quốc gia trong khu vực và trên thếgiới nhằm mởrộng thịtrường, nâng cao
hiệu quảsản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài
nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được
chế độgiấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của
nước sởtại đểmởrộng thịtrường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹthuật, nâng
cao nâng lực quản lý và trình độtiếp thịvới các nước trong khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên, tuỳthuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà ĐTRNN cân
bằng và đồng hành với đầu tưnước ngoài. Vì vậy, dòng vốn đầu tưgiữa các nước
phát triển sang các nước đang phát triển biến động từng năm tùy thuộc nhu cầu và
điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, nhưHàn Quốc là một nước có
chính sách thúc đẩy và hỗtrợ đầu tưnước ngoài vào, đồng thời cũng khuyến khích
các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tưra nước ngoài. Việt Nam đi lên từmột nền
kinh tếkém, tiến hành thu hút đầu tưnước ngoài chậm hơn so với các nước khu
vực và thếgiới nhưng 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tựtrong thu hút và sử
dụng vốn ĐTNN, đồng thời, do nhận thức được vai trò của ĐTRNN nên sớm đã
có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.
7 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống pháp luật về đầu tư ra nước ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hệ thống pháp luật về đầu tư ra
nước ngoài
Đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) là vấn đề mang tính chất toàn cầu và là xu thế của
các quốc gia trong khu vực và trên thế giới nhằm mở rộng thị trường, nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiếp cận gần khách hàng hơn, tận dụng nguồn tài
nguyên, nguyên liệu tại chỗ, tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa, tránh được
chế độ giấy phép xuất khẩu trong nước và tận dụng được quota xuất khẩu của
nước sở tại để mở rộng thị trường, đồng thời, tăng cường khoa học kỹ thuật, nâng
cao nâng lực quản lý và trình độ tiếp thị với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi nước mà ĐTRNN cân
bằng và đồng hành với đầu tư nước ngoài. Vì vậy, dòng vốn đầu tư giữa các nước
phát triển sang các nước đang phát triển biến động từng năm tùy thuộc nhu cầu và
điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của mỗi nước, như Hàn Quốc là một nước có
chính sách thúc đẩy và hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào, đồng thời cũng khuyến khích
các doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư ra nước ngoài. Việt Nam đi lên từ một nền
kinh tế kém, tiến hành thu hút đầu tư nước ngoài chậm hơn so với các nước khu
vực và thế giới nhưng 20 năm qua đã đạt được nhiều thành tự trong thu hút và sử
dụng vốn ĐTNN, đồng thời, do nhận thức được vai trò của ĐTRNN nên sớm đã
có chính sách khuyến khích doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN.
Những năm đầu thập niên 90, lượng vốn ĐTNN vào Việt Nam tăng mỗi năm, số
các doanh nghiệp ĐTNN trong sản xuất hàng dệt-may tăng cao nên số lượng quota
xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách
“đóng cửa rừng”, cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường
cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong
công nghiệp chế biến sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các “thiếu hụt
trên” đã có một số doanh nghiệp ĐTNN chuyển mục tiêu hoạt động hoặc tìm kiếm
cơ hội đầu tư tại một số nước láng giềng trong khu vực. Trong số các doanh
nghiệp đi tiên phong trong ĐTRNN còn phải kể tới một số doanh nghiệp tư nhân
của một số địa phương tại vùng biên giới với một số nước bạn (Lào, Campuchia)
đã thực hiện dự án đầu tư tại nước bạn theo thỏa thuận hợp tác song phương giữa
chính quyền địa phương hai nước.
Trước thực tế đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày
14/4/1999 quy định ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam để hướng dẫn và quản lý
hoạt động ĐTRNN. Như vậy, có thể nói sau hơn 10 năm thực thi Luật đầu tư nước
ngoài tại Việt Nam pháp luật về ĐTRNN tại Việt Nam bắt đầu hình thành, mở
đường cho các hoạt động ĐTRNN sau này. Mặc dù hành lang pháp lý cho
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam mới được ban hành đầu năm 1999, nhưng
trước thời điểm này một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành hoạt động
ĐTRNN.
Để triển khai Nghị định 22/1999/NĐ-CP nói trên, các Bộ, ngành liên quan đã ban
hành các văn bản hướng dẫn cụ thể hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt
Nam (Thông tư số 05/2001/TT-BKH ngày 30/8/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư số 01/2001/TT-NHNN ngày
19/01/2001 hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với ĐTRNN của doanh nghiệp
Việt Nam). Những văn bản nêu trên cùng với các văn bản pháp luật khác đã tạo
nên một khung pháp lý cần thiết cho hoạt động ĐTRNN. Trong hơn 16 năm qua,
đã có 249 dự án ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký
1,39 tỷ USD.
Việc ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đã đánh
dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động ĐTRNN
của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho việc ra đời nhiều dự án ĐTRNN
của doanh nghiệp Việt Nam hoạt động đạt hiệu quả nhất định. Đồng thời là minh
chứng cho sự trưởng thành về nhiều mặt của các doanh nghiệp Việt Nam từng
bước hội nhập đời sống kinh tế khu vực và thế giới. Tuy nhiên, qua thực tế cho
thấy hoạt động ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam còn lúng túng, gặp nhiều khó
khăn khi triển khai thực hiện, bộc lộ một số hạn chế đòi hởi cần được hoàn thiện.
Chẳng hạn, các quy định còn thiếu cụ thể, đồng bộ, nhất quán, có một số điều
khoản đến nay không còn phù hợp, không bao quát được sự đa dạng của các hình
thức ĐTRNN. Thủ tục hành chính nhìn chung vẫn còn phức tạp, rườm rà, không ít
quy định của cơ quan quản lý can thiệp quá sâu vào quá trình hoạt động sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp. Quy trình đăng ký và thẩm định cấp Giấy chứng
nhận đầu tư ra nước ngoài còn phức tạp, thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu
tư chưa được rõ ràng. Thiếu các chế tài cụ thể về cơ chế báo cáo, cung cấp thông
tin về triển khai dự án đầu tư ở nước ngoài và chưa có cơ chế kiểm soát hoạt động
ĐTRNN. Cơ chế phối hợp quản lý đối với ĐTRNN chưa được quy định cụ thể, rõ
ràng. Ngoài ra, văn bản pháp lý về ĐTRNN mới dừng lại ở cấp Nghị định của
Chính phủ nên hiệu lực pháp lý chưa cao.
Từ thực tế nêu trên, năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động
ĐTRNN và được Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư năm 2005 (có hiệu lực vào
tháng 7/2006), trong đó có các quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam.
Sau một thời gian ngắn, Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định về
ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam được ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng
dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chủ đạo là (I) phù hợp với thực
tiễn hoạt động; (II) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; (III) tăng cường hiệu quả của
quản lý nhà nước và (IV) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đồng thời, kế thừa và
phát huy có chọn lọc những mặt tích cực, cũng như khắc phục những hạn chế của
hệ thống pháp luật hiện hành về ĐTRNN nhằm mở rộng và phát triển quyền tự
chủ, tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định
các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có doanh
nghiệp có vốn ĐTNN, đều có quyền ĐTRNN, có quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức
quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp
luật Việt Nam bảo hộ. Giảm thiểu các quy định mang tính “xin-cho” hoặc “phê
duyệt” bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền
hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả
thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các
nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-
CP còn quy định rõ về trách nhiệm, các quan hệ giữa cơ quan nhà nước đối với
nhà đầu tư và doanh nghiệp, về việc thực hiện các mối quan hệ đó cũng như chế
tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước)
nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Như vậy, khuôn khổ pháp lý của hoạt động ĐTRNN đã dần dần được hoàn thiện
hơn thông việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, đồng thời, Nghị định số
78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về ĐTRNN đã thay thế Nghị định số
22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 và thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng
dẫn cụ thể, rõ ràng, đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày
10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Thủ tục đầu tư ra nước ngoài:
2.1. Điều kiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài:
- Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước đối với
các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2.2. Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
Nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy trình cụ thể như
sau:
2.3 Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô
vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam:
a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Văn bản đăng ký dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc
Giấy phép đầu tư.
- Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần
hoặc hợp tác đầu tư đối với dự án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư trực tiếp ra nước.
b) Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Hồ sơ: 03 bộ (có 01 bộ hồ sơ gốc)
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư có văn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ
(nếu có).
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ, ngành và
địa phương liên quan.
- Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không được chấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửi nhà đầu tư.
2.4 Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư áp dụng đối với dự án đầu tư có quy mô
vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam trở lên:
a) Hồ sơ dự án đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Văn bản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư.
- Bản sao có công chứng của: Giấy chứng nhận đầu tư; hoặc Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc
Giấy phép đầu tư.
- Văn bản giải trình về dự án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa
điểm đầu tư; quy mô vốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt
Nam (nếu có); việc sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện
dự án đầu tư.
- Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần
hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham gia đầu tư.
- Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng
cổ đông hoặc đại hội xã viên về việc đầu tư ra nước ngoài.
b) Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư:
- Đối với các dự án đầu tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính
phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm
theo hồ sơ dự án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận của Thủ tướng
Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư của
Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.