Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông

Tóm tắt. Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với việc đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung, hình thức, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất, trình độ quản lí, đổi mới về phương pháp dạy học giữ vai trò then chốt. Trên cơ sở nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, tác giả đề xuất việc sử dụng hệ thống phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường trung học phổ thông.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
296 HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2019-0050 Educational Sciences, 2020, Volume 65, Issue 4C, pp. 296-303 This paper is available online at HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thế Bình*1, Trương Trung Phương2 và Lê Thị Thu3 1Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 3Trường Trung học Cơ sở và Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành, Hà Nội Tóm tắt. Thực hiện Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với việc đổi mới về chương trình, sách giáo khoa, mục tiêu, nội dung, hình thức, kiểm tra đánh giá, cơ sở vật chất, trình độ quản lí, đổi mới về phương pháp dạy học giữ vai trò then chốt. Trên cơ sở nghiên cứu việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng, tác giả đề xuất việc sử dụng hệ thống phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đáp ứng yêu cầu của Chương trình Giáo dục phổ thông môn Lịch sử (2018) và góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn ở trường trung học phổ thông. Từ khóa: phương pháp dạy học lịch sử, năng lực, phát triển năng lực HS, chương trình giáo dục phổ thông, trung học phổ thông. 1. Mở đầu Quá trình dạy học (DH) nói chung, DH Lịch sử (DHLS) ở trường trung học phổ thông (THPT) nói riêng, gồm nhiều yếu tố: mục tiêu DH - nội dung DH - hình thức tổ chức DH - Phương pháp (PP), phương tiện DH - chương trình - sách giáo khoa (SGK) – kiểm tra, đánh giá - môi trường DH. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, cùng hỗ trợ và thúc đẩy nhau phát triển. Trong các yếu tố đó, PPDH giữ vai trò then chốt, quyết định chất lượng DH. Vì vậy, vấn đề PPDHLS đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu từ rất sớm. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểu: A.A.Vaghin đã đề cập đến hệ thống PPDHLS trong cuốn “PP giảng dạy LS ở trường phổ thông” (1972) [1]. Cuốn “Chuẩn bị giờ học LS như thế nào”? của N.G. Đairi (1978) trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn để tiến hành một giờ học LS hiệu quả. Ông khẳng định,“hoạt động nhận thức tích cực có tính độc lập của HS được xem như là một điều kiện bắt buộc đối với một giờ học được tổ chức một cách khoa học và có hiệu quả cao” [2, tr 8]. Một số tác giả khác như Korovkin với PPDHLS (1981) [3], Công nghệ hiện đại trong DHLS ở trường phổ thông” (2007) [4]; M.T Stuđennhiki, Amy Absher với One way teach history through artifacts - Teaching History in America, (2012) (Một cách thức DHLS qua các hiện vật); [5] “Teaching and Learning history in elementary school” [6] của Jere Brophy and Bruce Vansledrigh là những tác giả đã để lại nhiều công trình có giá trị về PPDHLS... Nhìn chung, các công trình Ngày nhận bài:2/3/2020. Ngày sửa bài: 16/3/2020. Ngày nhận đăng: 23/3/2020. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Thế Bình. Địa chỉ e-mail: thebinhsphn@gmail.com Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh... 297 nghiên cứu trên đều khẳng định tầm quan trọng của PPDH đối với bộ môn LS. Đồng thời, chỉ ra cách thức sử dụng các PPDH để đạt được mục tiêu DH bộ môn. Ở trong nước, giáo trình PPDH Lịch sử (1966; 1976; 1980; 1999, 2002 và tái bản qua các năm 2010, 2012...) của tác giả Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi [7] là những cuốn sách dùng trong đào tạo, bồi dưỡng GV vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Trong đó, trình bày về đối tượng, chức năng, nhiệm vụ, bản chất, phân loại và cách thức sử dụng các PPDH trong quá trình DHLS ở trường PT. Ngoài ra, còn có nhiều chuyên đề và các Hội thảo khoa học đi sâu nghiên cứu về PPDHLS như Đổi mới nội dung và PPDHLS ở trường PT [8]; Đổi mới PPDHLS (2014) [9]; Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả bài học LS ở trường phổ thông (Tái bản năm 2016) [10]. Bên cạnh đó, còn có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí uy tín xoay quanh vấn đề này. Trong những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết 29 của BCH Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), có rất nhiều Hội thảo, bài viết của các nhà khoa học trong và ngoài nước đi sâu nghiên cứu về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL của HS. Tiêu biểu như đề tài Phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển NL người học (2011) [11]; Hội thảo Đổi mới chương trình và SGK sau năm 2015, (2013) [12]; Hội thảo Quốc tế “ Phát triển đội ngũ GV đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông” (2016) [13] với bài viết tiêu biểu của Trần Ngọc Điệp về: “Đổi mới PPDH của GV THPT theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Kỉ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa, (2017) [14]. Trong đó, có nhiều bài viết đã đề cập đến việc đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL người học ở các mức độ khác nhau, tiêu biểu là Nghiêm Đình Vỳ với bài viết Tích hợp trong chương trình và SGK LS ở Tiểu học và THCS sau năm 2018. Ngoài ra, còn nhiều chuyên đề về đổi mới PPDH theo định hướng phát triển NL người học được dùng trong các lớp tập huấn, bồi dưỡng GV những năm gần đây. Tiêu biểu như Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT xây dựng các chuyên đề DH và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS môn LS (2014) [15]; Tài liệu tập huấn cán bộ quản lí và giáo viên THPT DH tích hợp liên môn lĩnh vực khoa học xã hội” (2015) [16]. Như vậy, qua khảo cứu chúng tôi nhận thấy có rất nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống PPDH nói chung, PPDHLS ở trường THPT nói riêng, nhưng chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về hệ thống PPDH theo định hướng phát triển năng lực HS trong DHLS ở trường THPT. Vấn đề đặt ra là Cần phát triển những NL chung và chuyên biệt nào cho HS trong quá trình DHLS ở trường THPT? Làm thế nào để lựa chọn được PPDH tối ưu để phát triển NL người học? Để hình thành một NL cụ thể cần vận dụng linh hoạt các PP, phương tiện và hình thức tổ chức DH dạy học nào cho hiệu quả? Chính sự lúng túng nêu trên đã phần nào hạn chế kết quả của quá trình đổi mới PPDHLS hiện nay. Vì vậy, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả tập trung phân tích những ưu nhược điểm của hệ thống PPDHLS hiện hành, đề xuất việc sử dụng hệ thống PPDH theo định hướng phát triển NL HS trong DHLS ở trường THPT, với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đổi mới và nâng cao chất lượng DHLS hiện nay. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cơ sở xác định hệ thống phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông 2.1.1. Yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông Giáo dục Việt Nam đang trong quá trình hội nhập toàn cầu, những kết quả đạt được của giáo dục nước nhà trong những năm qua đã góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc không ngừng đổi mới giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trang Nguyễn Thị Thế Bình*, Trương Trung Phương và Lê Thị Thu 298 bị cho thế hệ trẻ nền tảng văn hoá vững chắc, năng lực thích ứng trước mọi biến động của xã hội trở thành nhu cầu cấp thiết. Trong bối cảnh đó, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (khoá XI) đã thông qua Nghị quyết số 29/NQ-TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. Ngày 27/3/2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Thực hiện các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể (2018) được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và NL của HS, với mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ có những phẩm chất tốt đẹp và NL cần thiết để trở thành người công dân toàn cầu, có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong tình hình mới [17, tr 6]. Điều này đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động DH, trong đó đổi mới về hệ thống PPDH nhằm phát triển phẩm chất và NL của HS trở thành cấp thiết và mang tính thực tiễn cao. Hệ thống PPDHLS được hình thành thông qua quá trình nghiên cứu tích lũy của nhiều thế hệ, trở thành cơ sở để GV tổ chức hoạt động DH hiệu quả. Chương trình giáo dục phổ thông Tổng thể (2018) xác định năm phẩm chất chung cần bồi dưỡng và phát triển cho HS là: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm [17, tr. 7]. Nhưng do đặc trưng, nội dung và ưu thế của bộ môn Lịch sử nên trong quá trình DH còn bồi dưỡng cho HS nhiều phẩm chất tốt đẹp khác như lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn. Đồng thời, hình thành và phát triển cho HS những NL đặc thù của bộ môn như NL tìm hiểu lịch sử; NL nhận thức và tư duy LS; NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học [18, tr. 7-8]. Để hình thành và phát triển được các phẩm chất và NL của HS, trong quá trình DHLS ở trường THPT đòi hỏi mỗi GV phải nỗ lực phấn đấu, tự bồi dưỡng, trau dồi kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, nghệ thuật DH, trong đó sử dụng hệ thống PPDH theo định hướng phát triển NL và phẩm chất HS là một trong những yếu tố quyết định. 2.1.2. Ưu điểm và hạn chế của hệ thống phương pháp dạy học lịch sử hiện hành Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành được xây dựng dựa trên quan điểm tiếp cận nội dung DH. Đối với bộ môn LS, trên cơ sở mục tiêu, quan điểm giáo dục và đặc trưng bộ môn, căn cứ vào quy luật nhận thức, các nhà giáo dục đã phân loại hệ thống PPDHLS thành: nhóm PP thông tin - tái hiện LS, nhóm PP nhận thức LS và nhóm PP tìm tòi nghiên cứu [7, tr. 14]. Nhóm PP thông tin - tái hiện LS chủ yếu gồm PP dùng lời và PP trực quan. Trong quá trình DH, PP dùng lời được GV triển khai thông qua các biện pháp sư phạm chủ yếu như: tường thuật; miêu tả; nêu đặc điểm; giải thích. PP trực quan trong DHLS là cách thức, biện pháp sư phạm được GV sử dụng dựa trên các loại đồ dùng trực quan (ĐDTQ) nhằm huy động các giác quan của HS tham gia vào quá trình nhận thức LS. ĐDTQ đem đến cho người học những hình ảnh cụ thể, sinh động về quá khứ, khắc phục tình trạng “hiện đại hóa” LS. ĐDTQ trong DHLS được chia thành 3 nhóm: ĐDTQ hiện vật, ĐDTQ tạo hình và ĐDTQ quy ước. Nhóm các PP phát triển năng lực nhận thức bao gồm: PP sử dụng SGKvà tài liệu tham khảo; PP sử dụng câu hỏi, bài tập lịch sử; PP trao đổi đàm thoại... Nhóm PP này được tiến hành trên cơ sở HS đã lĩnh hội kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng LS, từ đó đi sâu tìm hiểu mối liên hệ bản chất bên trong, giúp HS đi từ “biết” đến “hiểu” sâu sắc các sự kiện, hiện tượng LS. Nhóm PP tìm tòi - nghiên cứu bao gồm các PPDH như DH nêu vấn đề; DH tích hợp liên môn; DH dự án Nhóm PP này được tiến hành thông qua các PPDH cụ thể, phù hợp với trình Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh... 299 độ nhận thức và yêu cầu học tập của HS, góp phần phát triển kĩ năng tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức, chủ động sử dụng tri thức đã có vào giải quyết các nhiệm vụ học tập và trong đời sống. Với cách phân loại hệ thống PPDHLS hiện hành thể hiện được tính khoa học, lôgic và phù hợp với sự phát triển từ thấp đến cao của quá trình nhận thức, khả năng tư duy của HS, cũng như con đường hình thành kiến thức LS cho HS. Trong thực tiễn DHLS hiện nay ở trường THPT, có rất nhiều GV đã biết vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các nhóm PPDH nên có nhiều tiết học đạt chất lượng tốt, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS. Tuy nhiên, hệ thống PPDH hiện nay được GV sử dụng chủ yếu nhằm mục đích truyền thụ và trang bị tối đa kiến thức theo SGK cho HS, điều này buộc HS phải chú trọng ghi nhớ, học thuộc nội dung kiến thức, hạn chế tính chủ động và sáng tạo ở người học, mà chưa chú trọng đến mục tiêu DH theo định hướng phát triển NL của HS. Vì vậy, phải có sự điều chỉnh, bổ sung hệ thống PPDHLS phù hợp để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. 2.2. Hệ thống phương pháp dạy học lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường Trung học phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông môn LS (2018) định hướng PPDH chủ đạo là tích cực hóa hoạt động của người học nhằm phát triển các phẩm chất chủ yếu, các NL chung và NL đặc thù cho HS. Vì vậy, việc vận dụng linh hoạt, đa dạng và sáng tạo hệ thống PPDHLS hiện hành vừa là yêu cầu, vừa là là điều kiện tiên quyết để GV tổ chức thành công quá trình DHLS ở trường THPT. Căn cứ vào các NL bộ môn được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn LS (2018), trên cơ sở tiếp thu và vận dụng linh hoạt hệ thống PPDHLS hiện hành, chúng tôi đề xuất hệ thống các PPDH theo định hướng phát triển phẩm chất và NL của HS như sau: 2.2.1. Nhóm phương pháp dạy học phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử Trong các NL cần hình thành cho HS cấp THPT, năng lực tìm hiểu LS (NLTHLS) được xem là NL cơ bản, nền tảng cho các NL khác. NLTHLS được mô tả ở 2 cấp độ chủ yếu. Một là, nhận diện và sử dụng tư liệu lịch sử (TLLS): phân biệt được các loại hình TLLS, hiểu được nội dung, khai thác và sử dụng được TLLS trong quá trình học tập; Hai là, tái hiện và trình bày LS: mô tả, trình bày (nói hoặc viết) diễn trình của các sự kiện, nhân vật, quá trình LS từ đơn giản đến phức tạp; xác định được các sự kiện LS trong không gian và thời gian cụ thể [18, tr.7]. Mục đích của nhóm PP này là phải hình thành ở HS khả năng nhận diện, khai thác, sử dụng được các nguồn TLLS; biết trình bày sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS một cách khách quan, chân thực nhất trên cơ sở tái tạo hình ảnh quá khứ bằng trí tưởng tượng của HS. NLTHLS là NL cốt lõi đầu tiên cần trang bị cho HS trong quá trình DHLS ở trường THPT. Bởi lẽ, mục tiêu DH hiện nay là dạy cho HS biết cách học phù hợp với khả năng nhận thức của HS, trên cơ sở phát huy cao độ tính tự giác, tự học, độc lập và sáng tạo trong quá trình nhận thức. Theo đó, NL học tập LS đầu tiên của HS không phải là khả năng ghi nhớ kiến thức, ghi chép bài hợp lí hay trình bày lại kiến thức do GV cung cấp, mà là khả năng nhận diện và khai thác các nguồn sử liệu để phục vụ việc học tập. HS phải có kĩ năng tìm hiểu, tự nhận diện và đánh giá được nguồn tư liệu đảm bảo tính khoa học, tính tư tưởng, hữu ích cho quá trình học tập. Đồng thời, biết cách sưu tầm tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như tư liệu trong SGK, sách tham khảo, từ mạng internet, báo chí, hay những kiến thức từ cuộc sống hiện tại ; biết chọn lọc và ghi chép tư liệu đúng PP. Tiếp đó, HS phải biết khai thác nguồn tư liệu hợp lí và hiệu quả trong quá trình học tập như sử dụng tư liệu để trình bày hoàn cảnh, diễn biến, kết quả của một sự kiện LS hay mô tả quá trình hoạt động của một nhân vật LS. Qua đó, tái hiện được bức tranh hiện thực của quá khứ, giúp HS “biết” LS diễn ra như thế nào một cách chính xác, sinh động và hấp dẫn, làm cơ sở để “hiểu” được bản chất của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật LS. NLTHLS được hình thành và phát triển qua một quá trình lâu dài, ở cả trên lớp và tự học ở nhà, với sự kết hợp chặt chẽ giữa việc tổ chức, hướng dẫn của GV và việc chủ động học tập của Nguyễn Thị Thế Bình*, Trương Trung Phương và Lê Thị Thu 300 HS, trên cơ sở vận dụng linh hoạt một số PPDH có ưu thế như: PP khai thác, sử dụng tài liệu tham khảo; PP sử dụng SGK; PP Web Quest; PP khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan; PP sử dụng lời nói (thông báo, miêu tả, tường thuật, lược thuật, nêu đặc điểm, kể chuyện); PP tự học, PP học theo nhóm, ứng dụng công nghệ thông tin Tuy nhiên, trong quá trình DH, tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung bài học mà GV cần kết hợp các PPDH khác để đem lại hiệu quả thực sự của giờ học. Ví dụ, khi dạy học về Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (lớp 12), trước hết GV cần yêu cầu HS tự đọc trước SGK ở nhà để xác định kiến thức cơ bản của bài; hướng dẫn HS sưu tầm một số tư liệu liên quan trực tiếp đến bài học như tư liệu về hoàn cảnh quốc tế và trong nước trước tổng khởi nghĩa; chủ trương quyết định tổng khởi nghĩa của Đảng; khởi nghĩa giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội, Huế, Sài Gòn; nôi dung của bản Tuyên ngôn Độc lập; phim tư liệu về sự kiện ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình - Hà Nội. Đồng thời, hướng dẫn HS các địa chỉ để sưu tầm tư liệu như qua sách tham khảo hay trên mạng internet, phim tư liệu, tranh ảnh Trên cơ sở đó, ở trên lớp GV tổ chức cho HS chủ động tìm hiểu về sự kiện Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 với các PP làm việc theo nhóm, miêu tả, tường thuật, kể chuyện kết hợp với sử dụng tranh ảnh, lược đồ, phim tư liệu và các tài liệu viết để tái hiện chính xác, sinh động bối cảnh, chủ trương, diễn biến và kết quả của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, làm cơ sở để đi sâu tìm hiểu vấn đề thời cơ của cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng, Hồ Chí Minh và quần chúng nhân dân đối với cách mạng. Qua đó, phát triển NLTHLS cho HS. 2.2.2. Nhóm phương pháp dạy học phát triển năng lực nhận thức và tư duy lịch sử Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử (NLNT&TDLS) được biểu hiện qua hai cấp độ. Một là, giải thích được nguồn gốc, sự vận động của các sự kiện LS từ đơn giản đến phức tạp; chỉ ra được quá trình phát triển của LS theo lịch đại và đồng đại; so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các sự kiện LS, lí giải được mối quan hệ nhân quả trong tiến trình LS. Hai là, đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá của cá nhân về các sự kiện, nhân vật, quá trình LS trên cơ sở nhận thức và tư LS; hiểu được sự tiếp nối và thay đổi của LS; biết suy nghĩ theo những chiều hướng khác nhau khi xem xét, đánh giá, hay đi tìm câu trả lời về một sự kiện, nhân vật, quá trình LS [18, tr.8] NLNT&TDLS là NL chuyển tiếp trong mối quan hệ từ việc “biết - hiểu - vận dụng” kiến thức, cụ thể hơn là trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các NL đặc thù của môn LS “tìm hiểu - nhận thức, tư duy - vận dụng”. Đây là NL trung gian, có vai trò quan trọng trong việc thực hiện nguyên tắc cơ bản của khoa học LS, đó là thông qua việc khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu khác nhau để tái hiện, phục dựng một cách chân thực, khách quan sự kiện, hiện tượng LS. Đồng thời, đặt các sự kiện LS trong mối liên hệ, sự tương tác, vận động của chúng. NLNT&TDLS chỉ được hình thành và phát triển trên cơ sở HS đã có kiến thức cơ bản về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, đã “biết” LS diễn ra như thế nào một cách chính xác, trên cơ sở đó các em được hướng dẫn để tiếp tục đi sâu vào tìm hiểu bản chất, mối liên hệ bên trong của các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử và đưa ra những nhận định, đánh giá, bày tỏ quan điểm cá nhân. Đây là giai đoạn nhận thức lí tính, đòi hỏi HS phải huy động các thao tác của tư duy trong quá trình nhận thức như phân tích, giải thích, so sánh, đánh giá, chứng minh, tổng hợp Từ đó, giúp HS “hiểu” LS một cách sâu sắc và biện chứng, làm cơ sở để “vận dụng” kiến thức một cách linh hoạt trong học tập và cuộc sống. Để hình thành, phát triển NLNT&TDLS của HS, trong quá trình DHLS ở trường THPT, GV cần sử dụng linh hoạt các PPDH có ưu thế như: PPDH nêu và giải quyết vấn đề; PPDH tích hợp; PP dùng lời (giải thích, tranh luận, trao đổi đàm thoại, đóng vai); PPDH nghiên cứu trường hợp; PPDH theo dự án, PPDH hợp đồng; PPtự học, tự nghiên cứu, PP học tập theo nhóm, PP sử dụng câu hỏi, bài tập Đây là những PPDH có khả năng phát huy cao độ tính chủ động, độc Hệ thống phương pháp dạy học Lịch sử theo định hướng phát triển năng lực học sinh... 301 lập của HS trong quá trình DH, góp phần phát triển tư duy sáng tạo, thu hút, lôi cuốn HS tham gia vào các hoạt động học tập.