Hệ thống sản xuất biến hình (rms=reconfigurable manufacturring system)
Định nghĩa Sơ đồ Xuất xứ Các thành phần của RMS Tính hợp lý của RMS Đặc điểm Nguyên tắc của RMS So sánh RMS và FMS Cơ sở khoa học của RMS
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hệ thống sản xuất biến hình (rms=reconfigurable manufacturring system), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỆ THỐNG SẢN XUẤT
BIẾN HÌNH
(RMS=RECONFIGURABLE
MANUFACTURRING SYSTEM)
Lê Trung Thực
Nội dung
• Định nghĩa
• Sơ đồ
• Xuất xứ
• Các thành phần của RMS
• Tính hợp lý của RMS
• Đặc điểm
• Nguyên tắc của RMS
• So sánh RMS và FMS
• Cơ sở khoa học của RMS
Khái niệm và Định nghĩa
• Là một hệ thống được thiết kế để đáp ứng
sự thay đổi nhanh chóng về cấu trúc phần
cứng và phần mềm để dễ điều chỉnh khả
năng sản xuất và chức năng bên trong
một họ chi tiết, theo sự thay đổi đột ngột
của thị trường hoặc bên trong hệ thống.
Sơ đ ồ
Reconfigurable
Machining
Systems
Reconfigurable?
Dedicated
Flexible
Reconfigurable
• Reconfigurablity concept - wrenches
• RMS: reconfigure capacity and
functionality
• Reconfigurable vs dedicated vs
flexible is an economic decision
Xuất xứ của RMS
• RMS được sáng chế năm 1999 tại trung
tâm nghiên cứu kỹ thuật về RMS ở trường
Đại học Michigan, Hoa kỳ. Muc tiêu của
RMS là “Chức năng và khả năng cần thiết
mà chính xác, thì chính xác khi nào cần
thiết” = Exactly the capacity and
functionality needed, exactly when needed
Một hệ thống RMS có 6 đặc điểm
cốt lõi:
• Modularity,
• Integrability,
• Customized flexibility,
• Scalability,
• Convertibility, and
• Diagnosability
Nhưng không phải tất cả là cần thiết.
• RMS tăng tốc độ đáp ứng của hệ thống sản xuất
đối với những sự kiện không lường trước được
của thị trường, thí dụ nhu cầu thay đổi hay sự cố
của máy móc.
• RMS đảm bảo nhanh chóng sản xuất sản phẩm
mới, điều chỉnh sản lượng nếu cần thiết một
cách đột xuất. Một hệ thống RMS lý tưởng đảm
bảo chính xác chức năng và khả năng sản xuất
cần thiết, và có thể điều chỉnh chính xác một
cách kinh tế khi cần thiết.
• Những hệ thống này được thiết kế và hoạt động
theo nguyên tắc RMS của Koren.
Các thành phần của RMS:
• Máy CNC
• Máy công cụ có thể thay đổi cấu hình
được
• Máy kiểm tra có thể thay đổi cấu hình
được
• Hệ thống vận chuyển vật liệu liên kết các
máy thành một hệ thống
• Sự bố trí và cấu hình khác nhau của các
máy này sẽ tạo nên hiệu quả của hệ
thống.
• Một tập hợp các công cụ toán học làm nền
tảng khoa học cho RMS có thể được dùng
để cực đại hoá năng suất của hệ thống
với số lượng máy ít nhất có thể.
Tính hợp lý của RMS
• Sự toàn cầu hoá đã tạo ra triển vọng mới cho công
nghiệp, cạnh tranh khốc liệt, Cơ hội thị trường nhỏ hẹp
và nhu cần sản phẩm thay đổi thường xuyên. Sự thay
đổi này là cơ hội và thách thức.
• Để tận dụng cơ hội, công nghiệp phải có những hệ
thống sản xuất sản xuất nhiều loại sản phẩm trong cùng
một họ trong một phạm vi rộng. Phạm vi có thể thấy
trong nhiều nước, trong nhiều nền văn hoá, chứ không
phải trong một vùng thị trường. Việc thiết kế sản phẩm
đa dạng có thể kèm theo khả năng kỹ thuật cho phép
thay đổi nhanh chóng, ngay cả trong một tháng. Hệ
thống RMS có những khả năng đó.
Đặc điểm của RMS
• Được Yoram Koren giới thiệu năm 1995:
Modularity, Integrability, Customized
flexibility, Scalability, Convertibility, and
Diagnosability, ứng dụng cho thiết kế hệ
thống sản xuất và các thành phần của nó -
Máy biến bình, bộ điều khiển biến hình,
phần mềm điều khiển hệ thống biến hình.
Tính modul hoá = Modularity
• Chế tạo các linh kiện máy móc theo modul
để dễ dàng thay đổi cấu hình bằng cách
lắp rắp lại hệ thống.
• Máy công cụ biến hình với cấu trúc modul
có trục chính có thể biến đổi cho những
nguyên công khác.
Hệ thống băng tải biến đổi theo
modul
Khả năng tích hợp = Integrability
• Khả năng tích hợp các modul một cách nhanh chóng và
chính xác bởi một tập các giao diện cơ khí, thông tin,
điều khiển cho phép tích hợp và truyền thông.
• Ở cấp độ máy móc, các trục chuyển động và trục chính
có thể tích hợp để tạo nên máy móc. Nguyên tắc tích
hợp cho phép các nhà thiết kế máy liên hệ các phần tử
trên chi tiết với các máy gia công, nhờ đó cho khả năng
tích hợp quá trình-sản xuất.
• Ở cấp độ hệ thống, các máy là các modul mà có thể tích
hợp với hệ thống vận chuyển để tạo ra RMS.
Tuỳ biến = Customization
• Để thiết kế hệ thống máy mềm dẻo chỉ
theo một họ chi tiết, nhờ đó đạt được tính
mềm dẻo - tuỳ ý, ngược lại với sự linh
hoạt thông thường của FMS/CNC. Đặc
điểm này làm cho RMS khác hẵn với
FMS, cho phép giảm giá thành. Nó cho
phép sản xuất một họ chi tiết chứ không
phải là một chi tiết hoặc bất cứ chi tiết nào
(đặc trưng của FMS).
Họ chi tiết
• Họ chi tiết nghĩa là những chi tiết giống nhau về hình
dạng, độ chính xác, quy trình chế tạo, thí dụ một số kiểu
block cylindre hoặc một số kiểu Microprocessor, hoặc tất
cả các kiểu máy bay Boing 747.
• Việc xác định họ chi tiết phải chắc chắn là hệ thống
được dùng để chế tạo mỗi chi tiết thành viên. RMS phải
thay đổi cho hợp với đặc điểm chính của cả họ chi tiết,
bằng cách sử dụng đặc tính linh hoạt theo nhu cầu
(Customized flexibility). Nó cho phép sử dụng nhiều
dụng cụ (thí dụ, trục chính trên máy phay hay vòi phun
trên máy ép nhựa) trên cùng một máy, nhờ đó, tăng
được năng suất, giá thành hạ mà không phải thoả hiệp
về tính linh hoạt.
Khả năng biến đổi =
Convertibility
• Khả năng dễ biến đổi chức năng của hệ thống
máy và bộ điều khiển hiện tại cho thích hợp với
yêu cầu của sản xuất.
• Sự biến đổi hệ thống có thể có nhiều cấp độ. Sự
biến đổi có thể yêu cầu trục chính thay đổi tốc
độ từ thấp với momen lớn (khi gia công titan)
sang tốc độ cao mà moment nhỏ (khi gia công
nhôm), hoặc điều chỉnh bậc tự do khi gia công
hai chi tiết khác nhau của cùng một họ trong một
ngày cho trước.
Khả năng biến đổi =
Convertibility
• Sự biến đổi hệ thống ở cấp độ ngày này
phải cho phép thực hiện nhanh chóng và
hiệu quả. Muốn vây, RMS phải sử dụng
không chỉ phương pháp thông thường
như cài đặt Off-Line nhưng cũng có thể có
những cơ cấu cao cấp cho phép thay đổi
nhanh chóng giữa các chi tiết, cũng như
các phương pháp điều khiển và cảm biến
cho phép tinh chỉnh nhanh chóng sau khi
biến đổi
Thay đổi quy mô = Scalability
• Khả năng thay đổi quy mô sản xuất bằng
cách bố trí lại hệ thống sản xuất hoặc thay
đổi quy mô sản xuất của các vị trí máy có
thể biến hình. Đặc điểm này giống với
khả năng biến đổi. Tính thay đổi quy mô
có thể yêu cầu ở cấp độ máy móc, thêm
trục chính để tăng năng suất, còn ở cấp
hệ thống, thay đổi đường đi của chi tiết,
hoặc thêm máy để mở rộng khả năng của
hệ thống khi thị trường có yêu cầu.
Khả năng chẩn đoán =
Diagnosability
• Khả năng tự động đọc được tình trạng nhiện tại
của hệ thống để phát hiện và chẩn đoán căn
nguyên của sự cố và sau đó nhanh chóng sửa
chữa lỗi
• Tính chẩn đoán có hai khía cạnh: Phát hiện sự
cố của máy và phát hiện chi tiết có chất lượng
không chấp nhận được. Khía cạnh thứ hai là
đặc biệt trong RMS. Khi hệ thống sản xuất càng
dễ biến hình, thì khả năng tinh chỉnh càng quan
trọng để tạo ra những chi tiết có chất lượng.
Khả năng chẩn đoán =
Diagnosability
• Vì vậy, RMS phải được thiết kế với hệ thống đo
kiểm chất lượng sản phẩm như một phần tích
hợp. Thí dụ Máy kiểm tra biến hình nhúng trong
hệ thống RMS cho phép phát hiện nhanh chóng.
Những hệ thống đo này giúp phát hiện nhanh
chóng nguyên nhân của vấn đề chất lượng trong
hệ thống sản xuất. Do đó chúng có thể được
sửa chữa bằng cách sử dụng các phương pháp
điều khiển, dữ liệu thống kê và kỹ thuật xử lý tín
hiệu.
Các nguyên tắc RMS
• Các hệ thống RMS hoạt động theo các nguyên
tắc căn bản mà giáo sư Yoram Koren xây dựng
và gọi là nguyên tắc Koren. Chúng bao gồm:
1. RMS được thiết kế để điều chỉnh tài nguyên sản
xuất để đáp ứng nhu cầu sắp tới. Khả năng của
RMS là thay đổi quy mô trong từng số gia nhỏ
và tối ưu. Chức năng của RMS là nhanh chóng
thích nghi với việc sản xuất sản phẩm mới.
Các nguyên tắc RMS
• Để cải thiện tốc độ đáp ứng của hệ thống sản xuất,
đặc điểm của RMS cốt lõi phải được nhúng trong toàn
bộ hệ thống cũng như các thành phần (cơ khí, truyền
thông và điều khiển).
• RMS được thiết kế chỉ cho một họ chi tiết với sự linh
hoạt tuỳ ý chỉ đủ cần cho việc sản xuất tất cả các chi
tiết trong họ.
• RMS chứa hỗn hợp các thiết bị kinh tế gồm các máy
CNC, máy công cụ biến hình, máy kiểm tra biến hình
và các máy lắp ráp biến hình.
• RMS có phần cứng và phần mềm có khả năng đáp
ứng các sự kiện bất ngờ của thị trường và máy móc
một cách kinh tế.
• Hai hệ thống có mục đích khác nhau:
• FMS: tăng chủng loại chi tiết được sản
xuất. Sản lượng nhỏ
• RMS: tăng tốc độ đáp ứng nhu cầu của thị
trường và khách hàng. Nó cũng linh hoạt
nhưng sự linh hoạt chỉ hạn chế trong một
họ chi tiết. Sản lượng có thể biến đổi từ
nhỏ tới lớn.
RMS và FMS
Cơ sở khoa học của RMS
• Công nghê RMS là dựa trên phương pháp
hệ thống trong thiết kế và vận hành RMS.
Phương pháp gồm các phần tử then chốt,
mà sự phối hợp của chúng gọi là cơ sở
khoa học RMS. Các phần tử này tóm lại
như sau:
Cơ sở khoa học của RMS
Cho trước một họ chi tiết, sản lượng yêu cầu và
sự pha trộn,
Nhà lập kế hoạch xử lý cấp hệ thống đề nghị
những cấu hình hệ thống khác nhau và so sánh
chúng theo năng suất, chất lượng, khả năng
biến đổi, tuỳ chọn quy mô,
Việc cân đối hệ thống có thể được thực hiện tự
động bằng thuật toán thông thường và thống kê.
Bộ phần mềm dùng để thực hiện các nhiệm vụ
này là PAMS và SHARE.
Cơ sở khoa học của RMS
• Phương pháp mô hình hoá chu kỳ sống
một cách kinh tế, sẽ đề nghị hệ thống
thích ứng một cách tối ưu trong thời gian
hoạt đông (sống) của nó.
• Phương pháp thiết kế máy công cụ biến
hình cho phép máy được thiết kế một
cách hệ thống, xuất phát từ đặc điểm họ
chi tiết cần chế tạo.
Cơ sở khoa học của RMS
Phương pháp thiết kế hệ thống điều khiển logic để điều
khiển tuần tự và toạ độ của hệ thống sản xuất lớn tạo ra
những bộ điều khiển hợp chuẩn và biến hình được sử
dụng trong PLC côngnghiệp.
• Phương pháp Stream – of – Variations (SoV) dựa trên lý
thuyết điều khiển không gian tĩnh và thống kê trong quá
trình, tạo nên phương pháp lý thuyết mới để tinh chỉnh
một cách hệ thống sau khi biến hình, làm giảm thời gian
tung ra thị trường.
• Thuật toán Machine Vision được tích hợp trong máy
kiểm tra biến hình dùng để kiểm tra các khuyết tật do rỗ
mặt (được cài đặt tại nhà máy General Motors Flint
Engine Plant)
Tóm lược
• Trong bài học này, chúng ta đã tìm hiểu các vấn
đề sau:
– Định nghĩa
– Sơ đồ
– Xuất xứ
– Các thành phần của RMS
– Tính hợp lý của RMS
– Đặc điểm
– Nguyên tắc của RMS
– So sánh RMS và FMS
– Cơ sở khoa học của RMS