Tiến trình hi ện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Vi ệt Nam bắtnguồn từ đâu, đi qua
những sự kiện gì, v ận động theo h ình thái nào , ấy là những vấn đề m à tham luận n ày tìm
cách trả lời, tr ên cái nhìn so sánh.
Theo những tìm hi ểu còn hạn hẹp của chúng tôi, tiến trình hi ện đại hóa văn học ở H àn
Quốc v à Vi ệt Nam đều bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của nền văn học bản địa. Có những dấu
hiệu rất xa (từ quá khứ, trong văn học dân gian v à văn học trung đại của H àn Quốc và Vi ệt
Nam) của một cảm thức hiện đại.
Nếu chúng ta quan niệm hiện đại nh ư là m ột cảm thức về thời gian (hiện t ồn) v à ý th ức
về thân phận, tình hu ống như m ột cá thể.
Những cái hôm qua, đêm qua, xu ất hiện nhiều trong ca dao v à thơ thiền Việt Nam là
một thời điểm cụ thể để đối sánh với cái hiện tại. Một b ài ca cổ như Hoàng Điểu ca của Hàn
Quốc, nếu chuyển sang tiếng Hàn và không nói xu ất xứ, cũng có thể tưởng là thơ của thời hiện
đại. Có rất nhiều ví dụ nh ư vậy rải rác, lẩn khuất trong gi òng chảy văn học hai n ước từ thuở
nguyên sơ cho đến khi chịu ảnh h ưởng của nước ngoài.
7 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ XX - Nghiên cứu so sánh trường hợp Hàn Quốc và Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hiện đại hoá văn học đầu thế kỉ
XX: Nghiên cứu so sánh trường hợp
Hàn Quốc và Việt Nam
Tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ đâu, đi qua
những sự kiện gì, vận động theo hình thái nào, ấy là những vấn đề mà tham luận này tìm
cách trả lời, trên cái nhìn so sánh.
Theo những tìm hiểu còn hạn hẹp của chúng tôi, tiến trình hiện đại hóa văn học ở Hàn
Quốc và Việt Nam đều bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của nền văn học bản địa. Có những dấu
hiệu rất xa (từ quá khứ, trong văn học dân gian và văn học trung đại của Hàn Quốc và Việt
Nam) của một cảm thức hiện đại.
Nếu chúng ta quan niệm hiện đại như là một cảm thức về thời gian (hiện tồn) và ý thức
về thân phận, tình huống như một cá thể.
Những cái hôm qua, đêm qua, xuất hiện nhiều trong ca dao và thơ thiền Việt Nam là
một thời điểm cụ thể để đối sánh với cái hiện tại. Một bài ca cổ như Hoàng Điểu ca của Hàn
Quốc, nếu chuyển sang tiếng Hàn và không nói xuất xứ, cũng có thể tưởng là thơ của thời hiện
đại. Có rất nhiều ví dụ như vậy rải rác, lẩn khuất trong giòng chảy văn học hai nước từ thuở
nguyên sơ cho đến khi chịu ảnh hưởng của nước ngoài.
Cắt nghĩa điều này, tôi nghĩ đến mấy yếu tố: văn hóa nông nghiệp, triết lý Phật giáo,
và sức sống mạnh mẽ độc lập của văn hóa dân gian hai nước. Tuy nhiên, cũng có thể thấy
rằng, cảm thức về thời gian bắt nguồn từ văn hóa nông nghiệp và triết học Phật giáo khác
với cảm thức về thời gian trong văn hóa hiện đại. Một bên là thời gian luân chuyển thường
hằng của vũ trụ mà con người hòa nhập, nương theo; một bên là thời gian xã hội ở đó con
người vừa xây dựng những quy phạm vừa luôn có khát vọng vượt thoát chúng để tiến về
phía trước. Nhu cầu bộc lộ cá nhân cũng vậy. Cái hồn nhiên, tự nhiên nhi nhiên trong văn
học dân gian, sẽ rất khác với cái ý thức vừa bộc lộ bản ngã, vừa ngắm nhìn cách thức bộc lộ
ấy của văn học hiện đại.
Dù khác nhau về tính chất, vẫn có thể khẳng định rằng, những yếu tố trên trong văn học
truyền thống Hàn Quốc và Việt Nam là những hạt mầm tươi tốt để chuẩn bị cho mùa hiện đại,
dù chúng náu mình quá lâu trong lớp tuyết băng của mùa đông trung đại.
Thế kỷ XVIII ở Hàn Quốc và Việt Nam là thế kỷ để lại nhiều tác phẩm có thể gọi là bất
hủ. Trong khát vọng vượt thoát ảnh hưởng từ văn học Trung Quốc, hình như đây là vận hội của
các nhà văn Hàn Quốc và Việt Nam. Không chỉ sáng tác, họ còn tuyên bố, xác lập một phong
cách riêng của thời mình(1). Họ làm nên những hiện tượng văn học lạ thường, từ một quan niệm
thẩm mỹ mới: cái chân đã đẩy lùi cái thiện(2). Bằng cái nhìn gần, trực diện, nhạo báng muốn lột
trần mọi lớp vỏ để chạm vào bản chất, cái mỹ cũng đã khác; cái hài đã nối kết giữa dân gian và
bác học, giữa đời sống và triết lý(3). Cá tính sáng tạo đã in rõ, cảm thức về cá nhân đậm đà,
trong đó con người với những hệ lụy của bản thân (khát vọng, bản năng) và của đời sống được
miêu tả(4). Nhân vật trung tâm của văn học Hàn Quốc và Việt Nam giai đoạn này đều là phụ
nữ. Ngôn ngữ biến đổi rõ trong sự linh hoạt, biến hóa không ngờ: dân gian và bác học trộn lẫn,
truyền thống và hiện đại dung hòa. Hàn Quốc, các truyện kể dân gian được tiểu thuyết hóa và
chuyển thành sân khấu (pansôry), tạp ca xuất hiện.
Bên cạnh tác phẩm là hàng loạt những sự kiện làm nên thị trường văn học: Ở Hàn
Quốc và Việt Nam, thế kỷ XVIII đã có sách in bằng bản khắc gỗ, sách cho thuê và sách bán
ở chợ. Ở Hàn Quốc có cả hình thức đọc truyện thuê ở nơi công cộng, và có giai thoại người
đọc tiểu thuyết thuê bị giết vì đọc quá hay (1790): vậy là công chúng văn học đã trở thành
rộng rãi, và tác phẩm văn học bắt đầu là hàng hóa.
Những cái mới trong thế kỷ XVIII và XIX của Hàn Quốc và Việt Nam bắt nguồn từ
đâu? Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam đã cho rằng: đó là hệ quả của cuộc tiếp xúc giữa
hai thế giới, Tây và Đông. Tôi nghĩ rằng, những tiếp xúc và tác động là có thực, nhưng không
như những lĩnh vực khác, nếu bản thân đời sống văn học không có những nhu cầu, không tự
thân vận động thì những ngoại lực là vô nghĩa.
Những tác động ấy đã thấy rõ vào cuối thế kỷ XIX, ở cả Hàn Quốc và Việt Nam, theo
những cách khác nhau.
Đi qua cửa ngõ Nhật Bản, Hàn Quốc chủ động hiện đại hóa văn học. Từ chính sách thuộc
địa của Pháp, Việt Nam được chuẩn bị từng bước chậm có điều kiện để đưa văn học thoát hẳn hệ
hình trung đại. Cả hai đều bước đi trong gông xiềng dưới chân. Thoạt nhìn, tưởng chừng như là
Việt Nam thuận lợi, bởi vì Việt Nam tiếp xúc trực tiếp với một mô hình văn hóa và văn học vốn
được xem là sáng giá của phương Tây: Pháp. Kỳ thực, con thuyền văn học Hàn Quốc đã ra khơi
nhẹ nhàng hơn. Phải chăng là do khoảng cách không gian Hàn – Nhật thuận lợi? Phải chăng là
môi trường hiện đại hóa của Nhật tốt hơn môi trường thuộc địa của Việt Nam? Phải chăng là
người Hàn có tập quán xuất dương du học từ rất sớm mà Việt Nam thì không có được điều kiện
đó? Phải chăng là văn hóa, triết học và mỹ học của Hàn Quốc và Nhật Bản có nhiều điểm thuận
lợi, và họ có thể sẵn sàng dứt khoát đi về phía trước?
Cuối thế kỷ XIX đến những năm đầu thế kỷ XX, người ta chứng kiến hàng loạt thơ ca
yêu nước xuất hiện trên báo chí Hàn Quốc và Việt Nam. Trong tinh thần cải cách và khai sáng,
thơ ca chữ Hàn dùng thể sijo và kasa cải biên, thể hiện tinh thần yêu nước: kêu gọi bảo vệ chủ
quyền đất nước và đoàn kết dân tộc, khuyến khích học tập cái mới. Bên cạnh đó, có những bài
ca viết bằng chữ Hán – Hàn hỗn thể (kukhanmun), với cảm hứng phê phán và châm biếm xã
hội. Trong tinh thần duy tân, thơ ca Việt Nam vừa cổ vũ tinh thần chống Pháp, và học tập cái
mới, vừa tố cáo hiện thực xã hội, với các hình thức phong phú: vè, phú, thơ đường luật, văn tế,
thơ trào phúng Nếu hầu hết những tác giả Hàn Quốc giai đoạn này là người viết nghiệp dư(5),
thì ở Việt Nam, bên cạnh những tác giả vô danh, lại có những tác giả tên tuổi như Trần Tế
Xương, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
Tính theo niên đại, có thể nói, những dấu tỏ của nền văn học hiện đại xuất hiện ở Việt
Nam trước Hàn Quốc. Việt Nam có tờ báo Quốc ngữ đầu tiên là Gia Định báo năm 1865, cùng
với một nhân vật văn hóa đáng kính trọng là Trương Vĩnh Ký. Trong thời kỳ sơ khai, ông và
một số học trò thân tín của mình đã mở lối bằng hàng loạt tác phẩm văn học mang tư cách khai
sinh thể loại. Đặc biệt, Truyện Thầy Lazarô Phiền (1887), thi pháp của tác phẩm cùng với lời
tuyên bố của tác giả(6), cho thấy một bước đột phá cực kỳ ngoạn mục của văn học Việt Nam.
Điều cần chú ý là Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký
đều được xuất dương du học.
Trong khi đó, năm 1896, Hàn Quốc mới có tờ báo tiếng Hàn đầu tiên: Độc lập, và
phải đến năm 1906, tiểu thuyết mang tính hiện đại đầu tiên được đăng: Lệ huyết của Lee
In Jik (báo Mansebo). Cũng trong năm này, báo Nông cổ mín đàm (số 262) của Việt
Nam mở cuộc thi viết tiểu thuyết với tên gọi “Quốc Âm thí cuộc”. Sự kiện này cho thấy
tiểu thuyết đã trở thành một thể loại không xa lạ, hơn nữa, nó đã gây sự chú ý, báo hiệu
ưu thế của nó trong đời sống văn học Việt Nam, và sự thực là mấy năm sau, Việt Nam
có hàng loạt tiểu thuyết ra đời, theo tinh thần hiện đại.
Ở Hàn Quốc, ngay sau tiểu thuyết là thơ ca hiện đại. Bài thơ Từ Biển đến Thiếu
niên (1908) của Choi Nam Seon đúng nghĩa là bài thơ mở đầu cho thể thơ mới (shincheshi)
của Hàn Quốc, với những cách tân rõ rệt: nhan đề, biểu tượng, cấu trúc, giọng điệu, điểm nhìn
của nhân vật, tư tưởng(7). Tên bài thơ và tên tờ báo mà Choi Nam Seon sáng lập (Thiếu niên),
cho thấy ông đã có một ý hướng rõ về hoạt động cầm bút của mình. Biểu tượng thiếu niên nằm
trong cảm hứng khẳng định, ngợi ca, vàbiển, gợi đến khát vọng ra khơi, đã trở thành hai biểu
tượng lớn của văn học Hàn Quốc.
Thập niên thứ hai, những tờ báo mang đậm tính văn học ở Hàn Quốc là Thanh
Niên và Hakjigwang (cùng năm 1914) thì ở Việt Nam có Đông Dương tạp chí (1913) và Nam
Phong tạp chí (1917). Năm 1920, Hàn Quốc có Phế tích, Khởi hành, thì năm 1926, Việt Nam
có tờ An Nam tạp chí, tờ báo đầu tiên chuyên về văn học, do Tản Đà sáng lập.
Từ những năm 30 trở đi, Hàn Quốc và Việt Nam mới bùng nổ nhiều tờ báo chuyên về
văn học: Shiwon (Vườn thơ), Shiin – burak (Làng thơ), Shinhak (Nhà thơ) đồng thời
với Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết thứ bảy, Phong hóa, Ngày nay
Nhưng sau Truyện Thầy Lazaro Phiền, văn học Việt Nam vận động thế nào? Bên cạnh
chính sách chia để trị của thực dân Pháp, thực tế, trước đó, Việt Nam cũng đã có những khác
biệt nhất định về văn hóa vùng miền. Là một vùng đất mới, Nam Kỳ giản dị hơn trong những
gắn kết với văn hóa truyền thống, đặc biệt là Nho giáo, khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, cái giằng
co kháng cự, như của Nguyễn Đình Chiểu, là cái giằng co kháng cự thuần túy trên ý thức chủ
quyền dân tộc, hơn là trên góc độ học thuật, hệ tư tưởng. Các thế hệ trí thức Nam Kỳ sau đó đã
tham dự vào con đường hiện đại hóa theo tinh thần thực tiễn rõ rệt. Họ làm báo, viết văn, dịch
thuật, hay sưu tầm, giới thiệu trên cung cách của người hoạt động chuyên nghiệp (nghĩa là sống
bằng ngòi bút), nhưng họ không hề lập thuyết. Công bằng mà nói, những người cầm bút Nam
Kỳ không phải không có quan niệm, thậm chí Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trọng Quản, Trần
Chánh Chiếu đã có những quan niệm mới mẻ so với đương thời, nhưng những quan niệm ấy
được biểu hiện rời rạc và lặng lẽ. Khi chữ Quốc ngữ trở thành một phương tiện phổ biến, sinh
hoạt báo chí (dưới hình thức thông tin, quảng cáo, giải trí) đã phổ biến ở một mức độ nhất định,
công chúng văn học của Nam Kỳ được mở rộng. Hơn nửa thế kỷ bước chân vào hiện đại, văn
học Việt Nam đổi mới một cách tự nhiên dung dị, nương theo nhu cầu của công chúng và theo
những điều kiện sẵn có.
Nhu cầu của công chúng là giải trí, văn học từ 1887 đến 1932 ở Nam Kỳ chủ yếu là đáp
ứng phương diện ấy: văn học đại chúng áp đảo văn học hàn lâm. Tiểu thuyết đăng nhiều kỳ trở
thành hiện tượng. Sự xuất hiện của người đọc giải trí là một nét mới trên góc độ loại hình độc
giả; tính đại chúng, tính dân chủ, cùng với khả năng tiêu thụ sẽ làm đời sống văn học phát triển.
Tuy nhiên, về căn bản, người đọc giải trí vẫn là người đọc thụ động, họ không thể tham gia làm
thay đổi tư duy nghệ thuật và cách viết như người đọc chủ động do họ thiếu kiến thức và trực
giác thẩm mỹ.
Những điều kiện sẵn có là chính sách văn hóa giáo dục của xã hội thuộc địa: các chương
trình học, chủ yếu nhằm đào tạo các viên chức phục vụ cho chế độ. Cửa đã mở, cầu nối thông
tin với thế giới đã có, nhưng số trí thức xuất dương du học vẫn còn ít, và không thấy người
chọn ngành văn học. Về dịch thuật, giai đoạn này, cả trên bình diện sáng tác lẫn bình diện học
thuật, chúng ta thấy Việt Nam có xu hướng chọn những tác phẩm mang tính phổ thông. Để
phổ biến chữ Quốc ngữ và đáp ứng nhu cầu của công chúng, từ cuối thế kỷ XIX đến những
năm 20 của thế kỷ XX, Việt Nam tập trung dịch các loại sách có từ truyền thống như: kinh
sách Hán văn, các truyện Nôm Việt Nam, các loại truyện thơ khuyết danh, và sau đó là phong
trào dịch tác phẩm văn học cổ điển của Trung Quốc (phần lớn là tiểu thuyết đại chúng). Tình
hình này phổ biến trên cả nước, trên các tờ báo và sách in. Bên cạnh đó, văn học phương Tây
(chủ yếu là văn học Pháp) được dịch và giới thiệu là những tác phẩm, tác giả trước thế kỷ XIX,
thuộc trào lưu cổ điển, trào lưu hiện thực và trào lưu lãng mạn. Trong khi đó, vượt nhanh qua
giai đoạn cải cách và khai sáng, chỉ trong thập niên đầu thế kỷ XX, văn học Hàn Quốc xuất
hiện những đổi mới rõ rệt. Nếu vào những năm 40, thơ tượng trưng vẫn để lại dấu ấn trong
phạm vi hẹp ở Việt Nam, những tác giả Poe, Baudelaire, Mallarmé chỉ mới thấp thoáng và
bị giới phê bình có phần kính nhi viễn chi(8), thì ngay trong hai thập kỷ đầu thế kỷ XX, Hàn
Quốc đã chịu ảnh hưởng trào lưu này. Tờ Tuần báo văn học phương Tây (Western Literary
Weekly) in bản dịch về Verlaine, Gourmont, Fyodor, Sologub vào cuối năm 1918. Kim Ok
(nhà thơ, dịch giả, biết nhiều thứ tiếng, đã dịch tiếng Nhật, Anh, Pháp và Esperanto) là người
rất có công trong việc cổ xúy thơ tự do và trào lưu tượng trưng, bằng nhiều hình thức: dịch,
giới thiệu. Cùng với một số nhà văn khác, ông đã lên tiếng phê phán loại văn chương giáo
huấn, chính trị, khẳng định văn chương không phải là miêu tả mà là biểu hiện; khước từ tu từ
học cổ điển và những chủ đề chung, họ đề cao âm thanh, hình ảnh. Tiêu chí về cái đẹp của
nhóm này rất gần với trào lưu tượng trưng và siêu thực theo hướng suy đồi: cái chết, cái lạ, cái
buồn chán, cái u ám, hương xa. Và người ta cắt nghĩa điều ấy bằng góc độ xã hội: sau sự thất
bại của phong trào 1919, một tâm trạng tuyệt vọng bao trùm xã hội Hàn Quốc.Tập thơ đầu tiên
của phương Tây được dịch là Dance of Anguish (1921), ở đó, Kim Ok đã giới thiệu về
Verlaine, Gourmont, Samian, Baudelaire, Yeats(9).
Nhấn mạnh đến hình ảnh, sắc thái, sức gợi trong thơ ca, Kim Ok xem các tác phẩm của
Verlaine, Rimbaud, Baudelaire là những “ví dụ tuyệt vời về nhạc điệu thơ trong truyền thống
thơ tượng trưng” và là “biểu hiện đỉnh cao của thơ ca hiện đại”.Những khái niệm spleen (chán
chường), phế tích và lăng mộ gợi nên cái thấm thoát của thời gian và các cảm hứng về tình yêu,
những tình cảm xã hội (danh dự, gia đình, tổ quốc, và những điều ngược lại, đặc biệt là nỗi cô
đơn). Để đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa văn học, sáng tạo chưa đủ mà cần có ý thức về sự
sáng tạo. Đọc và dịch những nhà văn hiện đại không chỉ ở Pháp:Verlaine, Rimbaud,
Baudelaire, mà còn ở Anh, Mỹ: John Keats, William Blake, T.E. Hulme, I.A. Richards, Erza
Pound, Walt Whitman, T.S. Eliot(10), văn học Hàn Quốc đã tiếp nhận được những thành quả
kép nơi họ: tác phẩm của những tác giả trên luôn hàm chứa cả tính sáng tạo và tính phê bình.
Chống văn học giáo huấn, thiên về miêu tả, điều ấy Việt Nam cũng có, và thật dễ hiểu:
đó là phản ứng phủ định những đặc điểm của văn học quá khứ; nhưng chống tu từ học, thuật
hùng biện, chống văn chương khai sáng, vốn là thành quả của văn học trung đại phương Tây,
rõ ràng văn học Hàn Quốc muốn bắt nhịp cùng với văn học hiện đại thế giới ngay từ đầu thế
kỷ.