Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển
Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn.
Như chúng ta đã biết Bát tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ hết sức tinh xảo và có giá trị kinh tế cao. Làng gốm Bát tràng không những chỉ sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ nôi tiếng toàn quốc mà còn là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng cho du khách các miền gần xa.
24 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 9656 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “Hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng” I. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi thực hiện cơ chế thị trường, các làng nghề thủ công truyền thống ở nhiều địa phương cũng dần được phục hồi và phát triển Sản phẩm của các làng nghề không chỉ phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài, thu về nguồn lợi lớn, cải thiện đời sống của tầng lớp dân cư nông thôn. Như chúng ta đã biết Bát tràng là một trong những làng nghề nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ hết sức tinh xảo và có giá trị kinh tế cao. Làng gốm Bát tràng không những chỉ sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ nôi tiếng toàn quốc mà còn là 1 địa điểm du lịch nổi tiếng cho du khách các miền gần xa. Tuy nhiên bên cạnh những lợi ích mà phát triển làng nghề mang lại là những vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường. Hầu hết các làng nghề gốm sứ đều sử dụng than củi và than đá nên gây ra ô nhiễm môi trường như: bụi, hơi nước, SO2, CO2, CO, NOx… Để làm rõ hơn ảnh hưởng của việc sản xuất gốm sứ đến môi trường chúng tôi đã chọn đề tài “hiện trạng môi trường làng nghề gốm sứ Bát Tràng”. II. Khái Quát chung về Bát Tràng Bát tràng - một làng nghề sản xuất gốm truyền thống lâu đời ở Việt Nam với lịch sử trên 500 năm. Bát Tràng nằm bên cạnh sông Hồng thuộc vùng Đông Nam ngoại ô Hà Nội Từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến chương Dương xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Dân số khoảng 7200 với tổng số hộ gia đình là 1650 trong đó có 1205 hộ sản xuất các mặt hàng gốm, số còn lại làm nghề buôn bán, dịch vụ, chỉ có 1% dân số làm nghề nông. Bản đồ địa chính xã Bát Tràng III. Hiện trạng môi trường Bát Tràng Quy trình sản xuất gốm 1. Môi trường không khí. * Thực trạng môi trường không khí ở Bát Tràng: Sự phát triển mạnh mẽ của làng Gốm Bát Tràng là một minh chứng cho sự phát triển kinh tế cũng như sự hội nhập của các làng nghề nhưng bên cạnh sự phát triển đó, Bát Tràng lại đang đứng trước tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt là môi trường không khí. Theo khảo sát mới đây của sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội, lượng bụi ở đây vượt quá tiêu chuẩn môi trường 3 - 3,5 lần, nồng độ các khí CO2, SO2,NO2 trong không khí đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 – 2 lần. * Tác nhân gây ô nhiễm: Tác nhân gây ra chính là những lò nung than thủ công đang chiếm một số lượng lớn trong làng. “Theo người dân thì hiện nay cả làng có khoảng hơn 1.000 lò gốm trong đó chỉ có chưa đầy 30% số hộ sử dụng lò nung khí gas còn lại người dân vẫn dùng những lò nung bằng than” Do hoạt động giao thông: người dân, khách du lịch đặc biệt là các xe tải lớn chuyên chở nguyên vật liệu vào làng gốm. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất gốm sứ những hoá chất dùng để nâng cao chất lượng bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men, sơn vẽ… cũng gây ảnh hưởng tới môi trường không khí. 1.2 Môi trường nước Ô nhiễm nguồn nước ở Bát tràng là không đáng kể so với việc ô nhiễm không khí. Nguồn nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước thải do quá trình ngâm đất để tách các tạp chất, một phần nước do hoat động nhào trộn than để chuẩn bị cho quá trình nung gốm. Vào những ngày mưa phía dưới đường làng mặc dù đã được đổ bê tông nhưng vẫn có những vũng nước đen ngòm bốc lên một thứ mùi khó chịu Nước thải trong quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân ở đây không được xử lý mà thải trực tiếp ra các ao hồ trong làng và còn được thải trực tiếp ra sông Hồng. 1.3 Môi trường đất Quá trình sản xuất sản phẩm gốm sứ trên đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái và môi trường đất ảnh hưởng đến các tính chất vật lý và hóa học của đất. Những tác động về vật lý như xói mòn,nén chặt đất, phá hủy cấu trúc đất và các tổ chức sinh học của chúng do sử dụng các thiết bị, máy móc nặng, các hoạt động xây dựng, sản xuất, khai thác… Các loại hóa chất, khí thải của quả trình được thải trực tiếp hoặc theo nguồn nước thải không được xử lý đã ngấm sâu vào các tầng đất gây tích tụ các kim loại nặng, các độc chất ảnh hưởng tới hệ vi sinh vật đất phân giải chất hữu cơ làm cho đất chai cứng, mất dinh dưỡng làm đất mất tính năng sản xuất đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại cho cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người. * Các hoạt động, tác động gây ô nhiễm đất: Qúa trình khai thác đất, đá ở các tầng mặt và dưới các tầng sâu. Sử dụng diện tích đất lớn xây dựng các lò, khu vực để phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ gây thất thoát tài nguyên đất Các loại phế phẩm, phế liệu đất nung,gốm, sứ vỡ,xỉ than,… không được xử lý khi vào trong môi trường đất rất khó bị phân hủy Sự rò rỉ từ các bãi chôn lấp,những hóa chất dùng để nâng cao chất lượng, bảo quản sản phẩm, để làm chất liệu men , sơn vẽ (Asen,Cr) cùng với các dòng nước thải được xả thẳng ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm, suy giảm môi trường đất Qúa trình nung, đốt đã thải ra lượng lớn khí thải vào không khí theo nước mưa lắng đọng vào đất 1.4 Tiếng ồn, chất thải rắn Bên cạnh việc gây ra ô nhiễm không khí, đất, nước thì quá trình sản xuất gốm sứ ở Bát Tràng còn gây ra ô nhiễm. Hàng ngày, hàng trăm lượt xe công nông, xe tải chở nguyên vật liệu và thành phẩm ra vào gây ra tiếng ồn làm ảnh hưởng tới hoạt động sống bình thường của người dân. Trong quá trình sản xuất gốm không chỉ thải ra các khí độc hại mà trung bình mỗi lò nung gốm bằng than còn thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường hoặc có thể chuyên chở đổ ra sông Hồng. IV. Ảnh Hưởng Theo thông tin được đăng tải mới đây trên trang web của Cục Bảo vệ môi trường - Bộ Tài nguyên và Môi trường (www.nea.gov.vn), lượng chất thải sinh ra như than, xỉ, bụi, các loại khí độc như SO2, CO2, NO2… ở làng gốm Bát Tràng hiện nay đều vượt xa mức cho phép. Nồng độ khí độc hại lớn hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1,8 đến 2 lần. Có người đưa ra một con số kinh ngạc về lượng khói bụi mà người dân Bát Tràng hít phải trung bình là 2kg/ngày. Kết quả của sự ô nhiễm này đã làm gia tăng tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng cư dân nơi đây. Hơn 70% dân số Bát Tràng mắc các bệnh về hô hấp, hơn 80% bị đau mắt hột. Theo điều tra, cứ 100.000 người dân thì có 126,6 người bị ung thư, trong đó 40 người bị chết do ung thư phổ, hoặc 223 người dân thì có tới 76 người mắc bệnh đường hô hấp, 23 người bị lao… V. Biện Pháp Các biện pháp đang áp dụng Chợ Gốm Bát Tràng đã được xây dựng, cùng với đó hệ thống cơ sở hạ tầng như đường sá, hệ thống thoát nước thải… cũng được đầu tư, nâng cấp. Người ta bắt đầu cấm xe công nông trên một số trục đường chính của làng. Bắt đầu đưa lò ga vào trong sản xuất gốm sứ 2. Một số đề xuất của nhóm Trồng cây xanh để hạn chế bụi, giảm nồng độ các khí độc ( CO2 ) đồng thời tăng cường O2. Thay thế hoàn toàn nguyên liệu cổ truyền( than, chấu…) bằng các loại nguyên liệu sạch, ít ảnh hưởng tới môi trường hơn như GAS Quy hoạch và xây dựng các bãi thải đạt tiêu chuẩn về môi trường * Công cụ QLMT Một số hình ảnh về làng nghề Bát Tràng Sử dụng than trong quá trình nung gốm sứ Chất thải rắn trong quá trình sản xuất Gốm sứ Tài liệu tham khảo Bài giảng QLMT. Hồ Thị Lam Trà- Lương Đức Anh.