Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội quận liên chiểu giai đoạn 1997- 2008

Ngày 01/01/1997 Thành ph ố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam -Đà Nẵng và trở thành thành ph ố trực thuộc TW, bắt đầu thời kỳ phát triển mới.Quận Liên Chiểu là đơn vị trực thuộc thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập vàphát triển. Qua hơn 10 năm phát tri ển, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ,Thành phố, cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của nhân dân to àn quận, của các ngành, các cấp và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn, quận Liên Chiểu đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế -xã hội.

pdf27 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2091 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện trạng phát triển kinh tế, xã hội quận liên chiểu giai đoạn 1997- 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
10 Phần thứ hai HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 1997-2008 Ngày 01/01/1997 Thành phố Đà Nẵng được tách từ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và trở thành thành phố trực thuộc TW, bắt đầu thời kỳ phát triển mới. Quận Liên Chiểu là đơn vị trực thuộc thành phố Đà Nẵng, có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập và phát triển. Qua hơn 10 năm phát triển, được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, Thành phố, cùng với sự phấn đấu nỗ lực không ngừng của nhân dân toàn quận, của các ngành, các cấp và cộng đồng các doanh nghiệp trên địa bàn, quận Liên Chiểu đã đạt được nhiều thành tựu trong phát triển kinh tế-xã hội. 2.1. Tăng trưởng kinh tế Cùng với sự phát triển của kinh tế thành phố, kinh tế quận Liên Chiểu đã có nhiều chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng phát triển của cả nước, bao gồm, nhiều thành phần sở hữu, trong đó, kinh tế tư nhân ngày càng phát triển và đầu tư nước ngoài đang được khuyến khích trong mọi lĩnh vực. Biểu 2-1: TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU (GĐ 97-08) CHỈ TIÊU ĐVT 1997 2001 2008 TĂNG TRƯỞNG BQ NĂM (%) 97-01 02-08 97-08 1. Dân số Người 53.625 67.473 100.050 5,91 5,79 5,83 2. GDP (94) Tỷ.đ 260,9 446,7 972,00 14,39 11,75 12,70 - Nông, lâm, ngư " 16,5 19,4 20,50 4,13 0,79 1,99 - Công nghiệp - XD " 178,8 296,0 706,50 13,43 13,23 13,31 - Dịch vụ " 65,6 131,3 245,00 18,94 9,32 12,73 3.GDP/người(giáHH) Tr.đ 5,88 8,75 15,53 10,66 8,43 9,23 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu) Giai đoạn 1997 - 2008, tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn quận Liên Chiểu tăng trưởng khá, bình quân 12,70%/ năm (giá 94). Tuy là một quận mới thành lập và chịu tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận trong giai đoạn đầu (1997-2001) là khá cao, bình quân 14,39 năm (giá 94). Trong đó, tốc độ tăng trưởng của nông - lâm - thuỷ sản là 4,13%, công nghiệp - xây dựng là 13,43% và thương mại - dịch vụ là 18,94%. GDP bình 11 quân đầu người tăng từ 5,88 Tr.đồng năm 1997 lên 8,75 triệu đồng năm 2001, tăng gấp 1,49 lần. Giai đoạn 2002 - 2008, đây là giai đoạn kinh tế quận phát triển ổn định, với nhịp độ phát triển b ình quân 11,75%/năm (giá 94). Trong đó, công nghi ệp - xây dựng tăng 13,23%, nông - lâm - thuỷ sản giảm 0,79% và dịch vụ tăng 9,32%. GDP bình quân đầu người năm 2008, tăng lên 15,53 triệu đồng gấp 1,77 lần so với năm 2001 và gấp 2,64 lần so với năm 1997. Những thành quả đạt được của quận là nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu. Kinh tế của quận đang phát triển đúng h ướng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao, phù hợp với mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ III. Các ngành kinh tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch hằng năm. Kinh tế phát triển đã đem lại sự phát triển dân sinh, đô thị và giải quyết việc làm. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh qua các năm. Thế nh ưng, so với lợi thế và tiềm năng thì sự phát triển này là chưa tương xứng và thiếu bền vững. Công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhưng sản phẩm không mới, chất lượng chưa cao. Ô nhiễm môi trường trên địa bàn ngày càng trầm trọng. * So sánh một số chỉ tiêu của quận với thành phố Biểu 2-2: MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỦA QUẬN SO VỚI THÀNH PHỐ NĂM 2007 CHỈ TIÊU ĐVT QuậnLiên Chiểu TP Đà Nẵng % Quận so với TP 1 Dân số trung bình 103Người 95,09 806,70 11,79 2 GDP (94) Tỷ đồng 854,00 7.658,90 11,15 - Nông -Lâm - Thuỷ sản " 22,90 346,80 6,60 - Công Nghiệp - XD " 623,90 3.657,20 17,06 - Dịch Vụ " 207,20 3.654,90 5,67 3 GDP/người (giá HH) Tr.đồng 13,93 18,84 73,94 (Nguồn: Niêm giám thống kê Quận Liên Chiểu, Thành phố) Theo biểu 2-2, đến năm 2007, GDP (94) của quận chiếm 11,15% GDP của thành phố. GDP bình quân đầu người theo giá thực tế của quận, năm 2007 bằng 73,94% bình quân của thành phố. Như vậy, ta thấy GDP/người của quận Liên Chiểu còn thấp hơn rất nhiều so với mức của thành phố. 12 * Những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận. Nhờ có sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của các cấp từ Trung ương đến Thành phố, đã tạo điều kiện cho Liên Chiểu có được những thành quả trên. Việc cải thiện cơ chế chính sách, môi trường đầu tư, kinh doanh, cơ sở hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông được quan tâm đầu tư đúng mức. Năng lực và trình độ sản xuất của một số ngành được tiếp tục nâng cao, các lĩnh vực dịch vụ như đầu tư phát triển, thương mại, tài chính - ngân hàng, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải v.v... trên đà phát triển và có nhiều chuyển biến thuận lợi để tạo đà cho sự phát triển vào những năm sau. Hoạt động đầu tư, thu hút đầu tư đạt kết quả khá, công tác huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển được đảm bảo, đáp ứng chủ trương xây dựng thành phố văn minh hiện đại. Được sự ủng hộ và đồng thuận của cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thể hiện qua các Chương trình “5 không”, Đề án “3 có”, Chương trình “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; vì mục tiêu phát triển nhanh, ổn định và bền vững kinh tế thành phố Đà Nẵng và của quận Liên Chiểu. Mặt trận, các Đoàn thể chính trị, các tổ chức quần chúng xã hội đã có nhiều biện pháp phát huy sức mạnh tổng hợp, các tầng lớp nhân dân trong quận tham gia các phong trào hành động cách mạng, tạo ra những biến đổi mang tính đột phá đưa quận phát triển đi lên cùng với sự phát triển của thành phố. Bên cạnh đó, cũng có những nhân tố tác động bất lợi đến sự phát triển KT - XH của quận như ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực; thiên tai, bão lũ; giá cả leo thang,… 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu chuyển dịch đáng kể theo hướng giữ ổn định cơ cấu ngành công nghiệp - xây dựng, tăng cơ cấu ngành dịch vụ và giảm cơ cấu ngành thủy sản - nông - lâm. Năm 1997, ngành công nghi ệp - xây dựng chiếm 68,18%, dịch vụ có tỷ trọng là 26,36 % và thủy sản - nông - lâm chiếm 5,46% trong GDP. Đến năm 2008 tỷ trọng các ngành trong GDP lần lượt là 74,81%, 23,48% và 1,71%. 13 Biểu 2-3: CƠ CẤU KINH TẾ QUẬN LIÊN CHIỂU (GĐ 1997-2008) ĐVT: % CHỈ TIÊU 1997 2001 2007 2008 Nông-Lâm-Thuỷ sản 5,46 4,76 2,11 1,71 Công nghiệp-XD 68,18 62,22 74,51 74,81 TM-Dịch vụ 26,36 33,03 23,38 23,48 Tổng 100 100 100 100 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu) Hình 2-1: Cơ cấu kinh tế quận Liên Chiểu Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời gian qua trên địa bàn quận có chuyển biến tích cực, phù hợp với xu hướng CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên, tỷ trọng ngành dịch vụ có xu hướng giảm tương đối qua các năm. Trong từng ngành kinh tế cũng có những chuyển biến tích cực theo hướng kinh doanh hiệu quả, đẩy mạnh xuất khẩu, ph ù hợp với xu hướng phát triển chung của của thành phố và của cả nước. Trong nội bộ ngành nông - lâm - thuỷ sản, đã tăng nhanh tỷ trọng lĩnh vực thủy sản, phát huy lợi thế kinh tế biển; đối với công nghiệp, tă ng tỷ trọng của các ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp công nghệ cao, đ ã có nhiều chuyển biến trong đổi mới công nghệ, sử dụng những tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến; đối với dịch vụ, cũng có sự dịch chuyển theo h ướng tăng các hoạt động thương mại có chất lượng cao, nhưng còn chậm, hoạt động phân phối hàng hoá ngày càng đa dạng, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi nhất, kèm theo những phương thức dịch vụ văn minh, lành mạnh, nâng cao cả chất lượng và số lượng. 14 Cơ cấu kinh tế khu vực Nhà nước có xu hướng giảm về tỷ trọng, khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng lên. Trong đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng tăng nhanh qua các năm. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành, thành phần sở hữu phù hợp với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo cơ chế thị trường. Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn một số vấn đề cần khắc phục, đó là, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm, lĩnh vực dịch vụ chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của một quận công nghiệp. Cơ cấu lao động chưa phù hợp, nguồn nhân lực qua đào tạo còn thấp, số lao động chưa có việc làm hoặc việc làm không ổn định chiếm tỉ lệ cao, đời sống nhân dân ở nhiều v ùng còn rất khó khăn. Cơ cấu kinh tế biển tăng lên, nhưng chưa tương xứng với tiềm năng kinh tế biển của quận. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Quận ủy, sự chỉ đạo của UBND th ành phố, sự hỗ trợ của các sở, ban, ngành thành phố, cán bộ, nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp toàn quận đã từng bước khắc phục khó khăn, phấn đấu ho àn thành các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất, các chỉ ti êu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh được thành phố giao. Năm 1997, Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ I xác định cơ cấu kinh tế của quận trong những năm đến l à: Công - Nông - TM&DV thì đến Đại hội đại biểu Đảng bộ quận lần thứ III, xác định phát triển nền kinh tế theo hướng CN-TTCN giữ vai trò chủ đạo, TM- DV giữ vị trí quan trọng, nông nghiệp giữ vị trí ổn định, theo c ơ cấu kinh tế: CN& TTCN - Thương mại& dịch vụ - Nông nghiệp. 2.3. Thực trạng phát triển các ngành 2.3.1. Nông nghiệp (Nông - lâm - thuỷ sản) Kinh tế Liên Chiểu có xuất phát điểm với tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm hơn 60%, nên ngành nông nghiệp trong mấy năm qua vẫn giữ vị trí trung gian quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như chuyển dịch lao động trên địa bàn quận. Cơ cấu ngành nông nghiệp đã có sự chuyển dịch tích cực, năm 1997 chiếm 5,46% GDP trên địa bàn quận, đến năm 2008 giảm còn 1,71%. Tăng dần tỷ trọng ngành thủy sản, giảm tỷ trọng trồng trọt, chăn nuôi, định hướng phát triển kinh tế biển và bảo vệ môi trường. GTSX của ngành nông - lâm - thuỷ sản thời gian qua giảm, bình quân giai đoạn 1997-2008 giảm 0,51%, trong đó, nông nghiệp giảm 12,46% (Biểu 2- 4). Đất nông nghiệp của quận ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và chuyển đổi sang nuôi trồng thuỷ sản. Năm 1997, diện tích đất nông nghiêp có 1.344,27 ha, nhưng đ ến năm 2007 chỉ còn 676 ha, giảm 668,27 ha. 15 Biểu 2-4: GTSX NGÀNH NÔNG - LÂM - THUỶ SẢN CHỈ TIÊU ĐVT 1997 2000 2007 2008 Tăng/Giảm1997-2008 Tổng GTSX (94) Tỷ đồng 27,5 30,79 18,06 26,00 - 0,51 - Nông nghiệp Tỷ đồng 23,18 23,93 4,46 5,36 - 12,46 % Nông nghiệp % 84,29 77,73 24,70 20,61 - Thuỷ sản Tỷ đồng 4,32 6,86 13,60 20,64 15,29 % Thuỷ sản % 15,71 22,27 75,30 79,39 (Nguồn: Niêm giám thống kê quận Liên Chiểu) Năm 2007 đất nông nghiệp tiếp tục giảm xuống, đất nông nghiệp chuyển sang nuôi tôm là 40ha, một số diện tích chuyển sang phát triển đô thị v à công nghiệp. Sản xuất trên đất nông nghiệp còn lại gặp nhiều khó khăn do không chủ động nguồn nước. Kinh tế nông nghiệp giảm sút mạnh, một mặt, một số diện tích chuyển sang phát triển đô thị và công nghiệp, mặt khác, do ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước. Giá trị sản xuất của ngành thuỷ sản ngày càng tăng, với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 1997 - 2008 (theo giá 94) là 15,29%. Tuy nhiên, từ năm 2005 trở lại đây nuôi trồng thuỷ sản có xu hướng giảm, do diện tích nuôi trồng thuỷ sản chuyển sang đất đô thị và môi trường nước bị ô nhiễm. Đã có sự dịch chuyển đáng kể từ nuôi cá sang nuôi tôm, tuy nhi ên, sản lượng nuôi trồng lại giảm, nhất là sản lượng tôm. Sản lượng hải sản khai thác tăng từ năm 2001 trở về tr ước, do hoạt động đánh bắt xa bờ trên địa bàn quận tăng nhanh. Từ năm 2001 đến nay, c ác phương tiện đánh bắt trên địa bàn chủ yếu là phương tiện có công suất nhỏ. Năm 2007, loại phương tiện có công suất dưới 40 CV có 72 phương tiện, chiếm 84,7% tổng số; phương tiện đánh bắt xa bờ chỉ còn 13 phương tiện (trên 90CV có 09 phương tiện, dưới 90 CV có 04 phương tiện), chiếm 15,3% tổng số, giảm so với năm 2005 là 16 phương tiện. Giá trị sản xuất của nông nghiệp giai đoạn 1998 - 2008 (theo giá 94) giảm bình quân hằng năm 14,02%, trong đó, trồng trọt giảm 11,53%, chăn nuôi giảm 16,25%. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, diện tích gieo trồng năm 2008 còn 340 ha, trong đó, cây lúa 214 ha, cây màu 41 ha, cây công nghiệp ngắn ngày là 21 ha, cây thực phẩm là 63 ha. Diện tích đất nông nghiệp nông nghiệp giảm 1.015 ha so với 1998 . Do vậy, sản lượng lương thực cây có hạt ngày càng giảm nhưng năng suất tăng. Đất trồng cây hàng năm khác tập trung chủ yếu ở phường Hoà Minh, Hoà Hiệp Nam và Hoà Hiệp Bắc (197,27 ha chiếm 87,1 %). 16 Biểu 2-5: GTSX CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP CHỈ TIÊU ĐVT 1998 2007 2008 Tăng/Giảm1998-2008 (%) Tổng (giá 94) Tỷ đồng 24,28 4,46 5,36 - 14,02 - Trồng trọt Tỷ đồng 10,01 3,05 2,94 - 11,53 % Trồng trọt % 41,25 68,38 54,85 - Chăn nuôi Tỷ đồng 14,26 1,41 2,42 - 16,25 % Chăn nuôi % 58,75 31,62 45,15 (Nguồn: Niên giám thống kê quận) Ngoài cây lương thực, trên địa bàn quận còn trồng các loại rau, lạc, mía và các loại cây công nghiệp dài ngày khác. Đất trồng cây lâu năm chiếm 4,86% diện tích đất nông nghiệp, diện tích n ày tập trung ở phường Hoà Khánh Bắc và Hoà Khánh Nam (94,2 ha chiếm 78,79%). Phần lớn diện tích đất n ày gắn liền với đất ở, chủ yếu trồng cây ăn quả. Số lượng đàn gia súc của quận Liên Chiểu có xu hướng giảm rõ rệt. Trung bình mỗi năm giai đoạn 1997 - 2007 thì mỗi năm số lượng đàn trâu giảm 16 con/năm , bò giảm trên 155 con/năm, lợn giảm hơn 960 con/năm, gia cầm giảm hơn 13,7 ngàn con/năm. Trên địa bàn quận chỉ cho phép phường Hoà Hiệp Bắc và Hoà Hiệp Nam chăn nuôi gia súc, nên lượng nuôi giảm xuống đáng kể trong vài năm gần đây. Thời gian gần đây, dịch bệnh trên đàn gia súc lan nhanh ảnh hưởng rất lớn đến các hộ chăn nuôi gia súc - gia cầm trên địa bàn. Cùng với thành phố, quận đã tổ chức tiêm phòng dịch cho gia súc, gia cầm đạt kết quả tốt, đảm bảo khống chế được các loại dịch bệnh. Công tác kiểm tra, k iểm soát giết mổ gia súc, gia cầm được tiến hành thường xuyên. Đồng thời, các trạm kiểm soát gia súc khi vào thành phố cũng được tăng cường. Năm 2007, đất lâm nghiệp trên địa bàn quận là 3.818ha, chiếm 48,16% đất tự nhiên của quận, hầu hết là đất rừng phòng hộ - rừng đặc dụng Hải vân, rừng kinh tế chiếm tỷ lệ thấp. Rừng ở đây phong phú các t ài nguyên động thực vật. Mười năm qua thế mạnh về rừng ch ưa được khai thác phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, cũng như chưa trồng được những loại cây có giá trị kinh tế cao. Trên địa bàn quận Liên Chiểu, không xảy ra tình trạng phá rừng làm suy giảm diện tích rừng, đặc biệt, đối với rừng tự nhi ên. Các hoạt động khai thác gỗ trái phép, đốt phá rừng làm nương rẫy hoặc di dân tự do lấn chiếm rừng chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, không ảnh hưởng lớn đến diện tích rừng. Đến năm 2006, độ che phủ rừng ở Liên Chiểu đạt 42,4%. Hệ động thực vật rừng cũng khá phong phú, phân bố ở rừng Hải Vân. 17 Trong năm 2007 xảy ra 2 vụ cháy rừng trên địa bàn, giảm so với các năm trước. Diện tích đất được phủ xanh hàng năm lớn, năm 2007 có 88 ha được phủ xanh. Tuy nhiên, tình hình khai thác, v ận chuyển, mua bán, tàn trữ lâm sản trái phép vẫn còn diễn ra, tập trung nhiều tại rừng đặc dụng Nam Hải Vân. * Một số chương trình, dự án phát triển nông - lâm - thuỷ sản: - Dự án trồng rau an toàn, năm 2007 UBND quận tiếp tục đầu tư dự án trồng rau tại Thanh Vinh, phường Hòa Khánh Bắc và Đà Sơn, phường Hòa Khánh Nam, với qui mô 1ha, vốn ngân sách quận 203.634.000 đồng v à đối ứng của dân 27.920.000 đồng. - Chương trình hỗ trợ nuôi ếch thương phẩm, cá tràu lai, sản xuất nấm sò, UBND quận hỗ trợ 12 triệu đồng mua giống ếch cấp cho 9 hộ, 10 triệu đồng mua giống cá tràu lai cấp cho 08 hộ và 20 triệu đồng mua vật tư, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nấm sò cho 12 hộ. Hiện nay, các chương trình đầu tư trên đang trong giai đoạn phát triển. - Chương trình nâng cấp, cải tạo hệ thống thủy lợi, trong năm 2007, UBND quận đầu tư 457 triệu đồng để bê tông hóa tiếp 581 m tuyến kênh Khe Cừa tại HTX DVSXNN Hòa Hiệp. Nhằm phục vụ nước tưới tiêu cho 60 ha đất nông nghiệp tại cánh đồng Xuân Thiều, phường Hòa Hiệp Nam. Nhận xét: nhìn chung, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi từng bước mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực góp phần giải quyết việc l àm, nâng cao đời sống cho các hộ nông dân trong quá trình đô thị hóa. 2.3.2. Công nghiệp - xây dựng Công nghiệp của quận Liên Chiểu luôn có giá trị sản xuất tăng cao hàng năm và đóng góp tỷ trọng lớn vào quy mô kinh tế quận. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến trên địa bàn quận chiếm trên 90% GTSX toàn ngành. Thời kỳ đổi mới, các cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất nhanh, nhất l à khối dân doanh. Ngành công nghiệp cũng là ngành tiên phong trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, giải thể và cổ phần hóa. Chính vì vậy, trong giai đoạn 1997-2007 công nghiệp nhà nước do địa phương quản lý giảm dần cả về quy mô và cơ cấu trong giá trị sản xuất. 18 Biểu 2-6: GTSX CÔNG NGHIỆP - TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP Q. LI ÊN CHIỂU ĐVT: Tỷ đồng CHỈ TIÊU 1997 2000 2007 TĂNG TRƯỞNG B/Q (%) 97-00 01-07 97-07 Tổng (94) 239,2 959,92 2.564,7 58,91 15,07 26,77 1 Khu vực KT trong nước(94) 239,2 595,72 1.538,2 35,55 14,51 20,45 - Nhà nước 209,7 531,9 1.002,9 36,38 9,48 16,94 + Trung ương quản lý 129,8 265,05 1.002,9 26,87 20,94 22,69 + Thành phố quản lý 79,8 266,86 - 49,54 - - - KT ngoài quốc doanh 29,5 63,81 535,26 29,33 35,51 33,62 + Hợp tác xã 3,3 6,46 23,39 25,09 20,18 21,63 + Doanh nghiệp tư nhân 2,5 8,75 56 51,83 30,37 36,47 + Cá thể 8,5 7,55 24,22 -3,87 18,12 11,04 + Hỗn hợp 15,1 41,06 431,65 39,58 39,95 39,84 2 Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài … 364,2 1.026,5 15,95 (Nguồn: Niên giám thống kê quận Liên Chiểu) GTSX của khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm, GTSX của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng qua các năm. Đây là do quá trình quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng mạnh, làm cho đầu tư nước ngoài vào quận ngày càng lớn. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2007 tăng gấp 10,72 lần so với năm 1997. Tốc độ tăng b ình quân qua các năm là 26,77%, trong đó, phần thuộc quận quản lý tăng trưởng bình quân năm 33,62%, trung ương quản lý cũng có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân giai đoạn 1997 - 2007 là 22,69%/năm và chiếm tỷ trọng khá lớn trong GTSXCN của quận. Ngược lại, GTSXCN do thành phố quản lý lại có mức độ tăng trưởng chậm trong cả thời kỳ. Một số ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng cao trong thời gian qua là ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại, sản xuất b àn ghế, giường, tủ, sản xuất gỗ và lâm sản,… 19 Biểu 2-7: GTSXCN NGOÀI QUỐC DOANH CÁC QUẬN (HUYỆN) ĐVT: Tỷ đồng 2002 2003 2004 2005 2006 TăngBQ (%) Tổng số (94) 893,47 1.046,81 1.216,62 1.424,60 1.534,89 14,49 Hải Châu 257,07 274,53 320,12 346,81 365,10 9,17 Thanh Khê 300,20 338,44 368,76 415,63 400,21 7,45 Sơn Trà 75,99 85,93 88,89 104,26 142,88 17,10 Ngũ Hành Sơn 73,22 86,59 103,03 105,01 106,64 9,86 Liên Chiểu 122,14 175,79 210,12 288,51 342,35 29,39 Cẩm Lệ 35,50 102,50 Hoà Vang 64,85 85,53 125,70 128,89 75,23 3,78 (Nguồn: Niêm giám thống kế các quận huyện) So sánh với các quận trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thì tốc độ tăng trưởng bình quân GTSXCN ngoài quốc doanh của quận Liên Chiểu trong giai đoạn 2002 - 2006 là cao nhất (đạt 29,39%/năm) và tăng đều qua các năm. Chứng tỏ quận đang trên đà phát triển nhanh và ổn định trong thời gian gần đây. Đó là nhờ quận Liên Chiểu có chính sách ưu tiên phát triển công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nh à đầu tư về thuê đất, cải cách thủ tục hành chính,… GTSX của một số ngành công nghiệp chủ yếu, hầu hết các ngành công nghiệp đều có tốc độ tăng GTSX khá cao (tr ên 16%/năm), chỉ có một vài ngành là giảm nhưng không đáng kể và chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Điều này chứng tỏ, quá trình sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận Liên Chiểu đang trên đà tăng tốc. Trong đó, ngành có GTSX lớn là ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại, SX sản phẩm từ kim loại, SX gi ường - tủ - bàn ghế, SX sản phẩm đồ uống, SX kim loại,…Tuy vậy, cần phải tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp trên địa bàn quận một cách mạnh mẽ hơn nữa cho tương xứng với tiềm năng kinh tế của quận và đạt mục tiêu là trung tâm công nghiệp của thành phố. Số lượng cơ sở sản xuất và số lao động, số l
Tài liệu liên quan