Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam

Tóm tắt. Là hình thức thương mại truyền thống ở nước ta, chợ có mặt ở hầu khắp các địa phương trên cả nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện nhiều loại hình thương mại tiên tiến, hiện đại nhưng chợ vẫn tồn tại với tư cách là hình thức phổ biến nhất ở nước ta trong lĩnh vực trao đổi, buôn bán trong nước. Bài viết tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển và phân bố chợ dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 141-148 This paper is available online at HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CHỢ VIỆT NAM Trương Văn Cảnh Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Tóm tắt. Là hình thức thương mại truyền thống ở nước ta, chợ có mặt ở hầu khắp các địa phương trên cả nước để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Trong nền kinh tế thị trường với sự xuất hiện nhiều loại hình thương mại tiên tiến, hiện đại nhưng chợ vẫn tồn tại với tư cách là hình thức phổ biến nhất ở nước ta trong lĩnh vực trao đổi, buôn bán trong nước. Bài viết tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển và phân bố chợ dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ. Từ khóa: Chợ Việt Nam, hiện trạng phát triển, phân bố. 1. Mở đầu Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chợ là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Chợ là một dạng của thị trường, nơi thực hiện chức năng mua bán và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh các giá trị kinh tế, chợ còn là nơi giao lưu gặp gỡ giữa mọi người, nơi thể hiện, giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc (nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa). Tính văn hóa của chợ được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp, thông tin cộng đồng. Đồng thời chợ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là nơi thể hiện sự biến động của nền sản xuất xã hội như quan hệ "cung - cầu", phản ánh chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, khả năng thanh toán của nền kinh tế. Cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, chợ cũng ngày càng được phát triển ở trình độ cao hơn, có quy mô lớn và số lượng nhiều hơn, phạm vi lan tỏa trong không gian rộng hơn. . . Bài báo phân tích hiện trạng phát triển mạng lưới chợ ở Việt Nam, một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng của hoạt động nội thương. Ngày nhận bài 21/9/2012. Ngày nhận đăng 15/2/2013. Liên lạc Trương Văn Cảnh, e-mail: trvcanh1712@gmail.com 141 Trương Văn Cảnh 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm Chợ ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người. Nền sản xuất xã hội phát triển, một bộ phận nhân dân bắt đầu có sản phẩm dư thừa, tất yếu nảy sinh nhu cầu trao đổi hàng hoá. Ban đầu, chợ chủ yếu là nơi để mọi người trao đổi sản phẩm dư thừa với nhau, "hàng đổi hàng" dựa trên thước đo là sự thoả thuận của hai bên. Sự phát triển và hoàn thiện của quá trình trao đổi sản phẩm nảy sinh các vật ngang giá với tư cách là sự quy ước của con người về giá trị. Các vật ngang giá trong lịch sử phải kể đến như vỏ sò, hòn đá, ngà voi... Từ đó, nảy sinh quan hệ trao đổi “hàng – vật ngang giá – hàng”. Sự ra đời của tiền tệ – vật ngang giá hiện đại, làm cho việc trao đổi của con người trên khắp thế giới trở lên thuận tiện hơn. Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, nhưng theo cách hiểu thông thường thì chợ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Theo Từ điển Tiếng Việt thì chợ là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, chợ vốn là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán, người tiêu dùng. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/3/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lí chợ thì khái niệm chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”. Khái niệm này đã đề cập đến tính tổ chức của chợ và yêu cầu địa điểm tổ chức chợ phải được quy hoạch, mục tiêu của chợ là để đáp ứng nhu cầu hàng hóa và tiêu dùng của dân cư. Các nhà kinh tế thì cho rằng: chợ là loại hình thương nghiệp có tính chất truyền thống, là một bộ phận của thị trường xã hội, nơi tập trung diễn ra các hoạt động mua bán hang hóa, dịch vụ của dân cư thuộc các thành phần kinh tế ở những địa điểm quy định [4]. Chợ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam được hiểu là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp. Như vậy, dù xét dưới góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao hàm các nội dung chủ yếu về không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia mua bán trao đổi trong chợ, đối tượng hàng hóa và các dịch vụ trao đổi mua bán trong chợ. 2.2. Phân loại chợ ở Việt Nam Có nhiều cách phân loại chợ dựa vào những tiêu chí khác nhau: * Căn cứ theo không gian địa lí, có thể phân loại chợ theo các tiêu thức sau: - Theo địa giới hành chính hay phạm vi lưu thông của hàng hóa: chợ phường, xã, chợ huyện, liên xã, liên huyện, thị trấn, tỉnh, thành phố, chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu... - Theo vùng lãnh thổ: chợ miền núi, chợ đồng bằng, chợ nông thôn, chợ thành phố, chợ ở các vùng kinh tế hay trung tâm kinh tế, hải đảo, chợ trên sông... 142 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam * Căn cứ vào thời gian họp chợ: - Theo thời gian trong ngày: chợ sáng, chợ chiều, chợ đêm, chợ họp cả ngày, chợ họp cả ngày và đêm... - Theo khoảng cách thời gian giữa các lần họp chợ: chợ hàng ngày, chợ phiên, chợ mùa vụ... * Căn cứ vào hoạt động mua bán hàng hóa: - Theo loại hàng hóa chủ yếu được lưu thông qua chợ: chợ chuyên kinh doanh nông sản thực phẩm, chợ chuyên kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, chợ chuyên kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, (chợ trâu, chợ bò, chợ hoa...), chợ chuyên kinh doanh khác, chợ chuyên kinh doanh tổng hợp. - Theo tính chuyên môn hóa và phương thức được giao dịch: chợ đầu mối (chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp), chợ bán buôn, chợ bán lẻ, hay chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ... - Theo điều kiện cơ sở vật chất của chợ: chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, chợ tạm, chợ cóc... * Căn cứ vào phương thức giao dịch: chợ truyền thống (giao ngay), chợ mua bán theo hợp đồng, chợ giao sau... * Theo Nghị định số 02/2003/ND-CP của Chính phủ về quản lí và phát triển chợ, căn cứ vào quy mô số điểm kinh doanh cố định đã quy định các tiêu chuẩn xếp loại các chợ theo 3 hạng: - Chợ hạng 1: chợ có trên 400 thương nhân. Các chợ loại này là chợ thường xuyên, đặt ở các trung tâm thương mại quan trọng của các tỉnh, thành hoặc là các chợ đầu mối của một chuỗi phân phối một loại hàng cụ thể. Các chợ loại này phải có diện tích đủ rộng cho tất cả các dịch vụ như đỗ xe, dỡ và chất hàng, kho, trạm cân và đảm bảo chất lượng. - Chợ hạng 2: các chợ có hơn 200 thương nhân. Các chợ này phải có mái che hoặc một nửa diện tích có mái che và ở vị trí các khu trung tâm về trao đổi kinh tế. Chúng có thể được sử dụng thường xuyên hoặc không thường xuyên. Các chợ này có diện tích thích hợp cho hoạt động và các dịch vụ tối thiểu như bãi đỗ xe, kho và bãi chất hàng, và trạm cân, - Chợ hạng 3: các chợ có dưới 200 điểm bán hàng và không có mái che. Loại chợ này chủ yếu để bán hàng đáp ứng nhu cầu của dân cư các xã hoặc các khu vực phụ cận. 2.3. Hiện trạng phát triển và phân bố chợ ở Việt Nam Nhìn chung, hầu hết các chợ ở nước ta được thành lập trong giai đoạn từ năm 1975 đến 1995. Đây là những chợ có phạm vi hoạt động hẹp, kinh doanh bán lẻ tổng hợp, cơ sở vật chất nghèo nàn. Giai đoạn từ 1995 đến nay là sự hình thành các chợ đầu mối, chợ bán buôn, bán lẻ tổng hợp và cơ sở vật chất cũng được cải thiện hơn. * Quy mô và số lượng chợ Trong thời gian qua, số lượng chợ có xu hướng tăng nhanh, nhưng chủ yếu vẫn là các chợ nhỏ (chợ hạng 3). Số lượng chợ phát triển nhanh về cơ bản đã đáp ứng được nhu 143 Trương Văn Cảnh Hình 1. Số lượng chợ qua các năm (đơn vị: chợ) [6] cầu tiêu dùng tại chỗ của nhân dân. Tính đến hết tháng 12/2011 cả nước có 8.550 chợ, trong đó chợ hạng 1 chỉ chiếm 2,7%. Các chợ hạng 1 hầu hết tập trung ở khu vực đồng bằng, đặc biệt là tại các khu đô thị; ở các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, đa số chưa có chợ hạng 1, tiêu chuẩn về quy mô kinh doanh cũng như cơ sở vật chất của chợ chưa đủ kiên cố, hiện đại để trở thành chợ trung tâm của tỉnh, thành phố, có khả năng đáp ứng nhu cầu mua bán ngày càng cao của dân cư. Chợ hạng 2 chiếm 11%, tập trung hầu hết ở khu vực đồng bằng, đặc biệt là tại các tỉnh, thành kinh tế phát triển, tập trung nhiều khu công nghiệp. Chợ hạng 3 chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng số chợ ở nước ta (86,3%), phân bố ở hầu khắp trong cả nước, nhưng có tỉ lệ cao hơn ở khu vực nông thôn và miền núi [5]. Việc phát triển chợ trong những năm vừa qua đã giúp đáp ứng nhu cầu hàng hóa sản xuất nội địa. Số lượng các chợ mới được xây dựng có tăng lên, nhưng hầu hết đặt tại các khu vực kinh tế đang phát triển, chỉ có rất ít chợ nhỏ được mở ở các khu vực miền núi kém phát triển. * Mật độ và bán kính phục vụ của các chợ Bảng 1. Số lượng và mật độ chợ phân theo vùng năm 2010 [5] Các vùng Tổng Trong đó Mật độ chợ(chợ/100km2) Hạng 1 Hạng 2 Hạng 3 Cả nước 8528 224 907 7397 2,6 Đồng bằng sông Hồng 1639 44 214 1381 10,6 Đông Bắc 1289 31 107 1151 2,0 Tây Bắc 247 5 15 227 0,7 Bắc Trung Bộ 1340 23 111 1206 2,6 Duyên hải Nam Trung Bộ 1122 33 115 974 2,5 Tây Nguyên 356 9 35 312 0,7 Đông Nam Bộ 756 34 135 587 3,2 Đồng bằng sông Cửu Long 1779 45 175 1559 4,4 144 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam Chợ được phân bố rải rác trên khắp các địa phương trong cả nước. Nhìn chung, ở các khu vực đông dân hoặc các đầu mối giao thông thì mật độ chợ thường lớn. Ở những vùng đông dân, có lịch sử phát triển lâu đời hay ở các trung tâm kinh tế lớn, số lượng và mật độ chợ tính trên 1 đơn vị diện tích đất thường cao hơn các vùng khác. Đồng bằng sông Hồng có mật độ chợ lớn nhất, với 10,6 chợ/100km2, tiếp đến là Đồng bằng sông Cửu Long (4,3 chợ/100km2) và Đông Nam Bộ (3,2 chợ/100km2). Các vùng còn lại có mật độ chợ thấp, thấp nhất là Tây Nguyên và Tây Bắc (0,7 chợ/100km2). Các tỉnh có mật độ chợ lớn nhất tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Hồng. Bảng 2. 10 tỉnh có mật độ chợ lớn nhất cả nước năm 2010 [5] Stt Tỉnh, thành phố Diện tích (km2) Số chợ Mật độ (chợ/100km2) 1 Thái Bình 1567,4 233 14,9 2 Hà Nội 3344,6 411 12,3 3 Nam Định 1652,5 201 12,2 4 TP.Hồ Chí Minh 2095,5 255 12,2 5 Hà Nam 860,2 98 11,4 6 Bắc Ninh 822,7 91 11,1 7 Hưng Yên 923,5 99 10,7 8 Hải Dương 1650,2 176 10,7 9 Hải Phòng 1522,1 152 10,0 10 Ninh Bình 1389,1 119 8,6 Mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính xã (phường) hiện nay của nước ta là gần 0,7 chợ/xã (phường) và mật độ chợ tính theo đơn vị hành chính huyện (quận) là gần 11,3 chợ/huyện (quận). Nếu tính theo đơn vị hành chính xã (phường), vùng có mật độ cao nhất cả nước hiện nay là Duyên hải Nam Trung Bộ, với mật độ chợ trung bình 1,02 chợ/xã (phường) cao hơn so với mật độ chung của cả nước; tiếp đến là vùng Đồng bằng sông Cửu Long với mật độ trung bình 0,88 chợ/xã (phường) và Đông Nam Bộ 0,82 chợ/xã (phường). Vùng có mật độ chợ tính theo địa bàn xã thấp nhất nước ta hiện nay là vùng Tây Bắc 0,41 chợ/xã và Tây Nguyên 0,54 chợ/xã. Nếu tính theo đơn vị hành chính huyện (quận), Bắc Trung Bộ là vùng có mật độ chợ cao nhất nước với mật độ trung bình 14,4 chợ/huyện, tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng với 13,0 chợ/huyện và Duyên hải Nam Trung Bộ với 12,9 chợ/huyện. Tây Nguyên là vùng có mật độ trung bình thấp nhất cả nước với 6,4 chợ/huyện và Tây Bắc với 6,7 chợ/huyện, hai vùng này có mật độ chợ theo huyện (quận) thấp hơn gần 2 lần so với mức trung bình cả nước [2]. Như vậy, chợ ở nước ta hiện nay phân bố rất không đồng đều. Sự phân bố không đồng đều dẫn đến việc hình thành nên các khoảng cách thương mại nói riêng cũng như khoảng cách phát triển kinh tế - xã hội nói chung giữa các vùng kinh tế xuất phát từ vị trí và vai trò của chợ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. 145 Trương Văn Cảnh Bán kính phục vụ trung bình của mạng lưới chợ nước ta hiện nay là 3,7 km/chợ (tức là trung bình cả nước cứ 3,7 km có một chợ). Bán kính phục vụ chợ không đồng đều giữa các tỉnh thành cũng như các vùng kinh tế [2]. Tây Nguyên và Tây Bắc là hai vùng có bán kính phục vụ của chợ rộng nhất, tương ứng là 7,1 km/chợ và 6,9 km/chợ. Các tỉ lệ này đều cao gấp 2 lần so với bán kính phục vụ trung bình cả nước. Điều này chứng tỏ mạng lưới chợ tại hai vùng này còn rất thưa thớt, khoảng cách giữa các chợ còn khá xa, do đó khả năng phục vụ nhu cầu mua bán hàng hóa của dân cư tại hai vùng này chưa cao. Vùng có bán kính phục vụ của chợ ngắn nhất là Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long (tương ứng là 1,8 km/chợ và 3,1 km/chợ). Đây là hai vùng có bán kính phục vụ của chợ thấp hơn mức trung bình của cả nước. Riêng Đồng bằng sông Hồng, bán kính phục vụ của chợ thấp hơn mức chung cả nước gần 3 lần. Như vậy, nhìn chung các vùng đồng bằng có mạng lưới chợ dày đặc hơn với mật độ chợ tính diện tích lãnh thổ, theo các cấp đơn vị hành chính cao nhất cũng như có bán kính phục vụ của chợ ngắn nhất, nhờ vậy có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu trao đổi mua bán hàng hóa và dịch vụ của dân cư; còn lại các vùng miền núi, cao nguyên mạng lưới chợ còn thưa thớt, bán kính phục vụ của chợ còn khá cao cũng như mật độ tính theo diện tích lãnh thổ và theo cấp đơn vị hành chính còn thấp. * Phạm vi lan tỏa của hàng hóa theo không gian Hầu hết các chợ ở nước ta có phạm vi lan tỏa hàng hóa theo không gian còn hẹp, chủ yếu trong nội bộ xã (phường) và một số xã (phường) lân cận. Các chợ này chủ yếu là chợ dân sinh phục vụ nhu cầu mua bán hàng ngày của người dân địa phương. Trên thực tế đó đa phần là các chợ hạng 3 với số lượng và chủng loại hàng hóa còn hạn hẹp, cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém, chủ yếu là chợ ngoài trời, lều lán tạm bợ hoặc các chợ bán kiên cố. Số lượng các chợ đáp ứng nhu cầu của dân cư trong toàn huyện cũng như trong toàn tỉnh còn chiếm tỉ lệ thấp. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là do cơ sở vật chất của các chợ còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng không đủ diện tích và điều kiện kinh doanh. Mặt khác, do các chủ thể kinh doanh khai thác và quản lí chợ chưa có chính sách ưu đãi hợp lí nhằm thu hút lực lượng thương nhân với quy mô lớn kinh doanh tại chợ. * Thời gian họp chợ Hiện nay trên địa bàn cả nước, thời gian họp chợ của các chợ được phân thành hai loại: chợ họp theo phiên và chợ họp hàng ngày. Chợ tại các xã vùng núi thường họp theo phiên, thời gian giữa các phiên cũng khác nhau tuy theo quy mô và tính chất từng chợ. Thời điểm của phiên chợ thường theo buổi (sáng, chiều, tối) hoặc theo ngày (3 ngày 1 phiên, 5 ngày một phiên, 1 tuần 1 phiên...). Tại các khu vực thành thị, chợ không còn hình thức họp phiên, chợ họp cả ngày, tuy nhiên, lưu lượng người và hàng vào buổi sáng vẫn nhiều hơn các buổi khác. Hầu hết các chợ hạng 3 trên địa bàn cả nước đều họp theo phiên và thường họp và buổi sáng. Các chợ hạng 2 có một số chợ họp cả ngày và một số chợ chỉ họp theo phiên, 146 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ Việt Nam hầu hết các chợ hạng 1 là những chợ họp cả ngày (chợ Đồng Xuân, chợ Hôm ở Hà Nội...). Đối với các chợ đầu mối, tùy theo tính chất kinh doanh của các loại hình chợ đầu mối mà có thể có chợ họp theo phiên ngày, phiên mùa hoặc phiên theo buổi. Chẳng hạn, đối với các chợ đầu mối kinh doanh tổng hợp (chợ Đồng Xuân – Hà Nội) thời gian họp chợ cả ngày, đối với các chợ đầu mối cà phê ở Tây Nguyên do tính chất mùa vụ của sản phẩm nên thời gian họp chợ thường không thường xuyên và cao điểm nhất là vào chính vụ thu hoạch cà phê; hay chợ đầu mối lúa gạo tại Cần Thơ tính chất họp chợ cũng không thường xuyên, trong đó cao điểm nhất là vào các vụ thu hoạch lúa gạo. Hiện nay trên cả nước, số lượng các chợ họp hàng ngày chiếm tỉ lệ tương đối cao, trên 50%. Trong đó có những tỉnh có 100% chợ họp hàng ngày, không còn tình trạng chợ phiên như: Quảng Trị, Đồng Nai, Lâm Đồng, Trà Vinh, Cà Mau, Bạc Liêu, Tây Ninh, Quảng Nam, Bình Phước. Có những tỉnh có tỉ lệ chợ họp thường xuyên khá cao như Cần Thơ (99%), Đồng Tháp (99%), Bà Rịa – Vũng Tàu (99%), Ninh Thuận (97%), Huế (96%), Phú Yên (96%), Gia Lai (95%), Đà Nẵng (94%), Vĩnh Long (89%), Thành phố Hồ Chí Minh (87%)... Tuy nhiên số lượng chợ họp theo phiên cũng còn tương đối nhiều ở nước ta nhất là các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong đó có những tỉnh có tỉ lệ chợ họp phiên khá cao như Cao Bằng (90%), Bắc Kạn (86%), Hải Phòng (86%), Bắc Ninh (85%), Bắc Giang (80%), Quảng Ngãi (81%)...[2]. * Tính chất chuyên môn hóa của các chợ Đa phần các chợ nước ta là chợ bán lẻ (chiếm trên 75% tổng số chợ), chợ bán buôn chiếm gần 1%. Với loại hình chợ bán buôn, chợ đầu mối của vùng, của tỉnh hay của khu vực có các loại hình như: chợ đầu mối nông sản, chợ đầu mối thủy sản, chợ đầu mối tổng hợp. Hiện nay trên địa bàn cả nước có khoảng trên 60 chợ bán buôn phân bố không đồng đều giữa các vùng kinh tế. Đồng bằng sông Hồng là vùng có số lượng chợ bán buôn nhiều nhất, tiếp đến là vùng Đông Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đây cũng là các vùng có số lượng chợ bán lẻ nhiều nhất. Vùng có số lượng chợ bán buôn và bán lẻ thấp nhất là Tây Bắc, Duyên hải Nam Trung Bộ và Bắc Trung Bộ. * Cơ sở hạ tầng chợ Nhìn chung, cơ sở hạ tầng - vật chất của chợ được trang bị ngày càng tốt hơn, hàng hoá đa dạng hơn. Tuy nhiên, hiện tại cơ sở hạ tầng chợ nước ta hầu hết không theo kịp vai trò và vị trí của chợ trong nền kinh tế hiện nay, cũng như không đáp ứng được cả nhu cầu của người bán và người mua. Hiện chỉ có 11,6% chợ kiên cố có mái che toàn bộ (chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị), 31,5% chợ bán kiên cố có mái che nửa diện tích, hơn 33,8% chợ lều lán gồm toàn các quầy hàng tạm và 23% chợ toàn nền đất, họp ngoài trời [3]. Việc xây dựng và nâng cấp chợ vẫn chưa được chú ý thích đáng. Chỉ có gần 75% số chợ được quy hoạch, số còn lại là chợ tự phát , mở trên vỉa hè hoặc đường phố, nhất là ở các thành phố lớn, và gây nhiều trở ngại cho giao thông và môi trường. 147 Trương Văn Cảnh 3. Kết luận Chợ là một trong những hình thức tổ chức nội thương quan trọng, có lịch sử phát triển lâu đời và có vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội – văn hóa của đất nước. Ở nước ta, chợ được phân bố rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng đông dân, kinh tế phát triển và có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Trong thời gian qua, chất lượng chợ tuy đã có những sự cải thiện đáng kể, nhưng còn nhiều yếu kém, nhất là về cơ sở hạ tầng và khả năng phục vụ của chợ. Bài viết đã tập trung phân tích và có những đánh giá bước đầu về hiện trạng phát triển và phân bố chợ ở Việt Nam dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, phạm vi lan tỏa của hàng hóa, thời gian họp chợ, tính chất chuyên môn hóa và cơ sở hạ tầng chợ. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Thương mại, 2005. Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [2] Viện nghiên cứu Thương mại, 2007. Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh chợ. Đề tài khoa học cấp Bộ. [3] Nguyễn Thị Nhiễu, 2007. Nghiên cứu các dịch vụ bán buôn, bán lẻ của một số nước và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam. Đề tài khoa học cấp Bộ. [4] Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên), 2012. Địa lí dịch vụ (tập 2). Nxb Đại học Sư phạm. [5] Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê 2011. [6] Website của Bộ Công thương: ABSTRACT Deverloping and distribution establishment situation of Vietnam Establishment is a traditional commerce form in our country. Establishment has ditribution in everywhere to respond demand of people. Although many forms of modern commerce began s are formed in the DoiMoi period, the establishment is the most popular commerce in domestic trade of our country. In many years, establishments of Vietnam are more and more qualitatively, but still a lot of weakness. This article focuses on analying situation of deverloping and distribution of establisment, such as: deverloping of the number of establishment, density and radius serving to provide, infrastructure, period to activities establishment. . . 148