Hiện trạng phát triển và phân bố chợ vùng Đông Bắc

Tóm tắt. Chợ đã trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong mạng lưới thương mại của từng tỉnh cũng như cả vùng Đông Bắc. Chợ là nơi bán và là nơi mua chủ yếu nhất đối với những hàng lương thực, thực phẩm, nông sản và nhiều hàng tiêu dùng thiết yếu khác của dân cư. Đối với vùng sâu, vùng xa thì hầu như tất cả mọi nhu cầu mua bán tiêu dùng phải được thoả mãn thông qua chợ. Ngoài ra chợ còn là nơi phản ánh trình độ kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư. Tính văn hoá của chợ được thể hiện rõ nét qua các phiên chợ vùng cao của đồng bào dân tộc.Tuy nhiên hệ thống chợ của vùng Đông Bắc còn nhiều chỗ chưa hợp lí, ít về số lượng, quy mô nhỏ, phân bố chưa phù hợp. Bài viết tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển và phân bố chợ dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện trạng phát triển và phân bố chợ vùng Đông Bắc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2016-0073 Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 149-156 This paper is available online at HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CHỢ VÙNG ĐÔNG BẮC Vũ Vân Anh Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Chợ đã trở thành một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong mạng lưới thương mại của từng tỉnh cũng như cả vùng Đông Bắc. Chợ là nơi bán và là nơi mua chủ yếu nhất đối với những hàng lương thực, thực phẩm, nông sản và nhiều hàng tiêu dùng thiết yếu khác của dân cư. Đối với vùng sâu, vùng xa thì hầu như tất cả mọi nhu cầu mua bán tiêu dùng phải được thoả mãn thông qua chợ. Ngoài ra chợ còn là nơi phản ánh trình độ kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của một vùng dân cư. Tính văn hoá của chợ được thể hiện rõ nét qua các phiên chợ vùng cao của đồng bào dân tộc.Tuy nhiên hệ thống chợ của vùng Đông Bắc còn nhiều chỗ chưa hợp lí, ít về số lượng, quy mô nhỏ, phân bố chưa phù hợp. Bài viết tập trung vào việc phân tích hiện trạng phát triển và phân bố chợ dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ. Từ khóa: Chợ vùng Đông Bắc, hiện trạng phát triển, phân bố. 1. Mở đầu Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, chợ là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội. Chợ là một dạng của thị trường, nơi thực hiện chức năng mua bán và trao đổi hàng hóa. Bên cạnh các giá trị kinh tế, chợ còn là nơi giao lưu gặp gỡ giữa mọi người, nơi thể hiện, giữ gìn, phát huy văn hóa truyền thống, bản sắc dân tộc (nhất là ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa). Tính văn hóa của chợ được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau như văn hóa ẩm thực, văn hóa giao tiếp, thông tin cộng đồng. Đồng thời chợ phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, là nơi thể hiện sự biến động của nền sản xuất xã hội như quan hệ "cung - cầu", phản ánh chất lượng cuộc sống, mức thu nhập, khả năng thanh toán của nền kinh tế. Các công trình nghiên cứu về chợ ở vùng Đông Bắc xuất hiện khá sớm. Nghiên cứu về chợ, chợ phiên vùng cao trong những thập niên gần đây các tác giả đã tập trung phân tích thực trạng hoạt động thương mại tại khu vực biên giới Việt – Trung, đánh giá hệ thống chính sách mậu dịch biên giới của Trung Quốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường thương mại khu vực biên giới Việt –Trung. Dưới góc độ địa lí kinh tế - xã hội đã có rất nhiều giáo trình, đề tài khoa học của nhiều tác giả nghiên cứu một cách tổng quan hơn, hoàn thiện hơn về chợ [1-3]. Trong đó, phải kể đến giáo trình Địa lí thương mại và du lịch [4] của Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên). Giáo Ngày nhận bài: 5/2/2016. Ngày nhận đăng: 2/5/2016 Liên hệ: Vũ Vân Anh, e-mail: vuvananhdhsptn@gmail.com 149 Vũ Vân Anh trình đã đề cập một cách khá đầy đủ về các điều kiện hình thành, các nhân tố ảnh hưởng cũng như vai trò của chợ, phân loại chợ, thực trạng hoạt động và phân bố mạng lưới chợ ở nước ta. Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến những vấn đề lí thuyết về phát triển thương mại biên giới, mạng lưới chợ, chỉ ra vị trí, tầm quan trọng của các KKTCK, tình hình phát triển hoạt động thương mại tại các tỉnh biên giới Đông Bắc. Tuy nhiên, một loạt vấn đề mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa được đề cập hoặc được đề cập nhưng chưa có hệ thống và là nội dung cần giải quyết của bài báo là: Phân tích hiện trạng phát triển mạng lưới chợ ở vùng Đông Bắc, một trong những hình thức tổ chức lãnh thổ quan trọng của hoạt động nội thương dưới các khía cạnh như quy mô và số lượng chợ, mật độ và bán kính phục vụ, mức độ lan tỏa của hàng hóa trong không gian, về cơ sở hạ tầng, thời gian hoạt động của chợ. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm Có nhiều cách hiểu khác nhau về chợ, nhưng theo cách hiểu thông thường thì chợ là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán để trao đổi, mua bán sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Theo Từ điển Tiếng Việt thì chợ là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu các hàng hóa, dịch vụ, chợ vốn là nơi tập trung các hoạt động mua bán hàng hóa giữa người sản xuất, người buôn bán, người tiêu dùng. Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/3/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lí chợ thì khái niệm chợ được điều chỉnh trong Nghị định này là “chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch, đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư”. Khái niệm này đã đề cập đến tính tổ chức của chợ và yêu cầu địa điểm tổ chức chợ phải được quy hoạch, mục tiêu của chợ là để đáp ứng nhu cầu hàng hóa và tiêu dùng của dân cư [4]. Chợ theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam được hiểu là một môi trường kiến trúc công cộng của một khu vực dân cư được chính quyền quy định, cho phép hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ thương nghiệp. Như vậy, dù xét dưới góc độ nào thì khái niệm về chợ cũng bao hàm các nội dung chủ yếu về không gian họp chợ, thời gian họp chợ, chủ thể tham gia mua bán trao đổi trong chợ, đối tượng hàng hóa và các dịch vụ trao đổi mua bán trong chợ. Có nhiều cách phân loại chợ dựa vào những tiêu chí khác nhau: * Căn cứ theo không gian địa lí, có thể phân loại chợ theo các tiêu thức sau: - Theo địa giới hành chính hay phạm vi lưu thông của hàng hóa: chợ phường, xã, chợ huyện, liên xã, liên huyện, thị trấn, tỉnh, thành phố, chợ biên giới, cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu... - Theo vùng lãnh thổ: chợ miền núi, chợ đồng bằng, chợ nông thôn, chợ thành phố, chợ ở các vùng kinh tế hay trung tâm kinh tế, hải đảo, chợ trên sông... * Căn cứ vào thời gian họp chợ: - Theo thời gian trong ngày: chợ sáng, chợ chiều, chợ đêm, chợ họp cả ngày, chợ họp cả ngày và đêm... - Theo khoảng cách thời gian giữa các lần họp chợ: chợ hàng ngày, chợ phiên, chợ mùa vụ... * Căn cứ vào hoạt động mua bán hàng hóa: - Theo loại hàng hóa chủ yếu được lưu thông qua chợ: chợ chuyên kinh doanh nông sản 150 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ vùng Đông Bắc thực phẩm, chợ chuyên kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng, chợ chuyên kinh doanh giống cây trồng, vật nuôi, (chợ trâu, chợ bò, chợ hoa...), chợ chuyên kinh doanh khác, chợ chuyên kinh doanh tổng hợp. - Theo tính chuyên môn hóa và phương thức được giao dịch: chợ đầu mối (chuyên doanh hoặc kinh doanh tổng hợp), chợ bán buôn, chợ bán lẻ, hay chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ... - Theo điều kiện cơ sở vật chất của chợ: chợ kiên cố, chợ bán kiên cố, chợ tạm, chợ cóc... *Căn cứ vào phương thức giao dịch: chợ truyền thống (giao ngay), chợ mua bán theo hợp đồng, chợ giao sau...[4]. * Theo Nghị định số 02/2003/ND-CP của Chính phủ về quản lí và phát triển chợ, căn cứ vào quy mô số điểm kinh doanh cố định đã quy định các tiêu chuẩn xếp loại các chợ theo 3 hạng: - Chợ hạng 1: chợ có trên 400 thương nhân. Các chợ loại này là chợ thường xuyên, đặt ở các trung tâm thương mại quan trọng của các tỉnh, thành hoặc là các chợ đầu mối của một chuỗi phân phối một loại hàng cụ thể. Các chợ loại này phải có diện tích đủ rộng cho tất cả các dịch vụ như đỗ xe, dỡ và chất hàng, kho, trạm cân và đảm bảo chất lượng. - Chợ hạng 2: các chợ có hơn 200 thương nhân. Các chợ này phải có mái che hoặc một nửa diện tích có mái che và ở vị trí các khu trung tâm về trao đổi kinh tế. Chúng có thể được sử dụng thường xuyên hoặc không thường xuyên. Các chợ này có diện tích thích hợp cho hoạt động và các dịch vụ tối thiểu như bãi đỗ xe, kho và bãi chất hàng và trạm cân. - Chợ hạng 3: các chợ có dưới 200 điểm bán hàng và không có mái che. Loại chợ này chủ yếu để bán hàng đáp ứng nhu cầu của dân cư các xã hoặc các khu vực phụ cận. 2.2. Hiện trạng phát triển và phân bố chợ ở vùng Đông Bắc (không tính Quảng Ninh) Từ sự hình thành một cách tự phát nhằm trao đổi hàng hóa giữa các hộ gia đình trong một làng, một xã, phạm vi và mức độ hoạt động của chợ ngày càng được mở rộng và phát triển theo sự phát triển của kinh tế xã hội. Chợ được các cấp, các ngành, các địa phương quan tâm, định hướng quy hoạch, xây dựng tổ chức quản lí phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và trở thành mạng lưới thương nghiệp xã hội. Cơ sở vật chất kĩ thuật của mạng lưới chợ Vùng Đông Bắc phát triển từ thấp tới cao (từ chợ ngoài trời, lán tạm đến chợ được xây dựng kiên cố). Đại đa số các chợ phục vụ nhu cầu thường nhật của người dân. Đông Bắc là vùng có các loại hình chợ khá phong phú như: + Chợ bán buôn: Tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn trung tâm của các huyện. Đây là các trung tâm phát luồng hàng hóa phục vụ các tư thương thực hiện dịch vụ bán lẻ tại các chợ trên địa bàn. + Chợ bán lẻ tổng hợp: Được hình thành rộng khắp trên các thành phố, huyện, thị xã trên địa bàn. Các chợ bán lẻ thực hiện việc phân phối hàng hóa đến tay người tiêu dùng + Chợ dân sinh: Gồm chợ các xã, phường ven nội ô thành phố, thị trấn vốn không thuận lợi về giao thông, mật độ dân thưa, nguồn hàng có giới hạn, chỉ phục vụ bán lẻ trên địa bàn. Quy mô chợ nhỏ thường là chợ được xây dựng bán kiên cố hoặc tạm thời. + Chợ đêm: Là chợ họp vào ban đêm nhằm thu hút khách du lịch thăm quan và tạo nên một nét văn hóa chợ đặc sắc. + Chợ biên giới, cửa khẩu: Với đặc điểm là vùng tiếp giáp với Trung Quốc. Hiện vùng có một hệ thống chợ cửa khẩu và chợ biên giới ở các tỉnh như Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào 151 Vũ Vân Anh Cai nhằm tăng cường giao lưu trao đổi thương mại giữa nước ta và Trung Quốc 2.2.1. Số lượng chợ Quá trình hình thành và phát triển mạng lưới chợ là một quá trình có tính chất lịch sử và chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Các chợ trên địa bàn vùng Đông Bắc chủ yếu được xây dựng vào thập kỉ 60 và 70 thế kỉ trước. Bảng 1. Số lượng chợ các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2008 - 2014 STT Tỉnh/ thành phố Năm 2008 Năm 2014 Số lượng chợ % so với vùng Số lượng chợ % so với vùng 1 Hà Giang 195 19,3 179 15,2 2 Cao Bằng 75 7,4 80 6,9 3 Bắc Kạn 66 6,5 65 5,6 4 Tuyên Quang 63 6,3 91 7,8 5 Lào Cai 72 7,1 77 6,6 6 Yên Bái 104 10,3 103 8,9 7 Thái Nguyên 135 13,4 138 11,9 8 Lạng Sơn 79 7,8 86 7,4 9 Bắc Giang 11 1,1 131 11,3 10 Phú Thọ 208 20,6 213 18,4 Đông Bắc 1008 100 1163 100 (Nguồn: Xử lí theo số liệu thống kê Bộ Công thương năm 2008, 2014) Trong giai đoạn 2008 – 2014, số lượng các chợ của vùng Đông Bắc không ngừng tăng lên. Số lượng chợ phát triển nhanh về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại chỗ của dân cư trong vùng. Theo số liệu của Bộ Công thương, tổng số chợ của vùng năm 2008 là 1008 chợ, thì con số này đến hết năm 2013 là 1163 chợ. Như vậy, trong vòng 5 năm đã tăng 152 chợ, trung bình tăng 30,4 chợ/năm. 2.2.2. Quy mô chợ Bảng 2. Phân loại chợ vùng Đông Bắc theo quy mô năm 2014 STT Tỉnh/ thành phố Số lượng chợ Phân loại Hạng I Hạng II Hạng III 1 Hà Giang 179 0 1 178 2 Cao Bằng 80 2 14 64 3 Bắc Kạn 65 1 4 60 4 Tuyên Quang 91 1 2 88 5 Lào Cai 77 1 13 63 6 Yên Bái 103 0 4 99 7 Thái Nguyên 138 3 10 124 8 Lạng Sơn 86 2 13 71 9 Bắc Giang 131 1 22 107 10 Phú Thọ 213 2 13 198 Đông Bắc 1163 13 96 1052 Cả nước 8583 210 921 7417 (Nguồn: Báo cáo thực trạng phát triển mạng lưới chợ của Sở Công thương các tỉnh/ thành phố năm 2014) 152 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ vùng Đông Bắc Về quy mô chợ của vùng Đông Bắc cũng có sự thay đổi theo thời gian. Giống như cả nước, số lượng chợ hạng I của vùng chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong khi đó chủ yếu là chợ hạng II và III. Năm 2014, trong tổng số 1163 chợ hiện có của vùng, chỉ có 13 chợ đạt tiêu chuẩn hạng I về quy mô hộ kinh doanh và cơ sở vật chất (chiếm 1,2% tổng số chợ của vùng, chiếm 6,2% tổng số chợ hạng I của cả nước). Thuộc các tỉnh Thái Nguyên (3 chợ chiếm 23,1% chợ hạng I của vùng), Phú Thọ (2 chợ chiếm 15,4% chợ hạng I của vùng); Lạng Sơn (2 chợ chiếm 15,4% chợ hạng I của vùng), Cao Bằng (2 chợ chiếm 15,4% chợ hạng I của vùng) đây đều là những tỉnh có mạng lưới chợ phát triển, là trung tâm, là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của vùng Đông Bắc như Thái Nguyên và Phú Thọ; trừ các tỉnh Hà Giang và Yên Bái không có chợ hạng I thì còn lại là các tỉnh đều có 1 chợ là chợ hạng I; có 96 chợ hạng II (chiếm 8,3% tổng số chợ của vùng và chiếm 10,4% tổng số chợ hạng II của cả nước) chợ hạng II chủ yếu là các chợ ở trung tâm các huyện của các tỉnh trong vùng. Còn lại là 1052 chợ hạng III (chiếm 90,5% tổng số chợ của vùng và chiếm 14,2% tổng số chợ hạng III của cả nước). Năm 2014, quy mô chợ có sự thay đổi, giống như quy mô chợ của cả nước, quy mô của vùng Đông Bắc vẫn còn nhỏ. Chợ hạng I chiếm tỉ trọng rất ít trong cơ cấu chợ của vùng phân theo quy mô, không quá 2,5% cụ thể năm 2014 (chiếm 1,2% tăng 0,4% so với năm 2005) và tập trung ở các tỉnh như Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang - nơi có trình độ kinh tế phát triển cao hơn. Chợ hạng II chỉ chiếm 5,3% (năm 2005) và 8,3% (năm 2014) tổng số chợ cả vùng. Trong đó chủ yếu tập trung ở các tỉnh như Bắc Giang, Phú Thọ, Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Thái Nguyên là các tỉnh có mạng lưới chợ phát triển và các tỉnh có nền kinh tế phát triển nhất của vùng. Chợ hạng III chiếm tỉ lệ lớn nhất tới 9,39% (năm 2005) và 90,5% (năm 2014), phân bố hầu khắp các huyện, xã trong tỉnh của vùng và chiếm tỉ lệ cao tại các xã vùng nông thôn. 2.2.3. Mật độ và bán kính phục vụ của các chợ Trên phạm vi toàn vùng, các tỉnh có mật độ chợ lớn nhất là tỉnh Phú Thọ với 6,03chợ/100km2 (năm 2014); Thái Nguyên với 3,90 chợ/100km2 (năm 2014); Bắc Giang với 3,40 chợ/100km2 . Đây là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng, kinh tế phát triển với tốc độ cao. Tốc độ đô thị hóa và công nghiệp hóa đã tác động mạnh tới mức sống và mức tiêu dùng của người dân nơi đây đã tạo điều kiện cho mạng lưới chợ ở khu vực này phát triển. Các tỉnh có mật độ chợ thấp như Lạng sơn với 1,03 chợ/100km2; Cao Bằng với 1,19 chợ/100km2; Lào Cai với 1,21 chợ/100km2. Các tỉnh này có diện tích lớn và là nơi cư trú của các dân tộc ít người, mật độ dân số thấp, chủ yếu phục vụ theo phương thức tự cung tự cấp, những điều kiện để phát triển mạng lưới chợ còn khó khăn nên mật độ chợ còn thấp. Trong giai đoạn 2005 – 2014, sự gia tăng số lượng chợ trên địa bàn đã rút ngắn bán kính phục vụ của chợ. Cụ thể năm 2005, bán kính phục vụ của chợ trung bình trên địa bàn vùng Đông Bắc là 4,5km/chợ (tức là cứ 4,5km thì có một chợ), thì đến năm 2014 khoảng cách này giảm xuống còn 4,0km/chợ, giảm 0,5km. So với cả nước thì bán kính phục vụ trung bình của mạng lưới chợ trên địa bàn vùng Đông Bắc còn khá cao, cao gấp 1,1 lần bán kính phục vụ trung bình của mạng lưới chợ cả nước (3,5km/chợ) năm 2014. Điều này chứng tỏ mạng lưới chợ của vùng Đông Bắc còn rất thưa thớt, khoảng cách hai chợ còn khá xa, do đó khả năng phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân còn chưa cao. 2.2.4. Phạm vi lan tỏa của hàng hóa theo không gian Hầu hết chợ trên địa bàn vùng Đông Bắc có phạm vi lan tỏa hàng hóa theo không gian còn hẹp, chủ yếu trong nội bộ xã (phường) và một số xã (phường) lân cận. Các chợ này chủ yếu là chợ dân sinh phục vụ cho nhu cầu mua sắm hàng ngày của người dân địa phương. Trên địa bàn vùng 153 Vũ Vân Anh Đông Bắc chỉ có một số ít chợ như: Chợ Thái (Thái Nguyên), chợ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), chợ Trung tâm thành phố Việt Trì (Phú Thọ) có phạm vi lan tỏa hàng hóa theo không gian rộng. Hàng hóa từ các chợ này được các tiểu thương ở các tỉnh trong địa bàn vùng hoặc tiểu thương ở các vùng lân cận đến lấy và mang về để bán. Trên thực tế đa phần là các chợ hạng III với số lượng và chủng loại hàng hóa còn hẹp, cơ sở vật chất còn yếu kém, nghèo nàn, chủ yếu là chợ ngoài trời, là chợ lều quán. Điều này có thể do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do cơ sở vật chất của các chợ còn nhiều bất cập dẫn đến không đủ diện tích và điều kiện kinh doanh. Mặt khác các chủ thể kinh doanh khai thác và quản lí chợ chưa có chính sách ưu đãi hợp lí nhằm thu hút lực lượng thương nhân với quy mô lớn kinh doanh tại chợ. 2.2.5. Thời gian họp chợ Trên địa bàn của vùng Đông Bắc, thời gian họp chợ được phân thành hai loại: Chợ họp theo phiên và chợ họp theo ngày. Thời gian họp chợ hay phiên chợ là sự phân công giữa các chợ trong vùng, một khu vực nào đó để đảm bảo cho lưu lượng người và hàng hóa tham gia vào một buổi chợ nào đó là cao nhất và hợp lí nhất. Sự hình thành của các phiên chợ không chỉ phụ thuộc vào nhịp độ sản xuất và tiêu dùng trong vùng, hay cường độ trao đổi giữa các đối tượng tham gia mua bán trên chợ, mà có phần còn bị ảnh hưởng do quan niệm trước đây của người dân không coi trọng nghề buôn bán nên đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng thương nhân. Vì vậy, trong quá khứ chợ họp theo phiên tồn tại khá phổ biến ở vùng Đông Bắc nói riêng và cả nước nói chung. Càng về sau, cùng với sự gia tăng dân số, sự phát triển của sản xuất tiêu dùng và nhiều điều kiện kinh tế - xã hội khác, khoảng cách giữa các phiên chợ ngày càng ngắn lại và hơn nữa sự phân biệt giữa buổi chợ thường và phiên chợ đã mờ dần. Theo xu hướng phát triển chung đó, hiện nay trên địa bàn vùng Đông Bắc có 281/879 chợ họp thường xuyên. Hình 1. Số chợ họp thường xuyên và chợ phiên các tỉnh vùng Đông Bắc năm 2014 Tuy nhiên, cùng với sự hình thành sớm của hầu hết các chợ trên địa bàn vùng, vì vậy đến trong vùng đến nay trong hệ thống chợ vẫn tồn tại các chợ phiên khá lớn. Theo số liệu điều tra vùng Đông Bắc tỉnh có 879 chợ phiên (chiếm tới 75,8% tổng số chợ), với khoảng cách giữa các phiên chợ từ 1 đến 5 ngày, các chợ này chủ yếu là chợ ở các xã và các chợ cụm xã. Đồng thời, chỉ có 281 các chợ hàng ngày (chiếm 24,2% tổng số chợ) phần lớn là các chợ ở khu vực thành phố trung tâm các tỉnh của vùng, các chợ trung tâm thị trấn của các huyện và các chợ ở khu vực cửa khẩu. Các mặt hàng đặc trưng được trao đổi ở chợ các tỉnh vùng Đông Bắc chủ yếu là sản phẩm tiêu dùng như các mặt hàng điện tử, quần áo, giày dép, chăn ga gối đệm... Các mặt hàng này được 154 Hiện trạng phát triển và phân bố chợ vùng Đông Bắc phân phối chủ yếu ở các chợ là trung tâm ở các tỉnh của vùng như: Chợ Thái (Thái Nguyên), Chợ Đông Kinh (Lạng Sơn), Chợ Thương (Bắc Giang), chợ Trung tâm Việt Trì (Phú Thọ) và các chợ ở khu vực gần cửa khẩu như: Chợ cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) và chợ của khẩu Lào Cai (Lào Cai). Ngoài ra, các loại đặc sản của vùng Đông Bắc cũng được bày bán phổ biến ở các chợ, thường thì nó phục vụ người dân trong vùng và những đối tượng khách du lịch ở xa hoặc người dân muốn mua đặc sản làm quà, tuy nhiên các sản phẩm này chỉ có theo mùa. Có thể kể đến các loại hoa quả: Chè, đào, mận, lê, táo mèo, vải... 2.2.6. Cơ sở hạ tầng chợ Nhìn chung cơ sở hạ tầng mạng lưới chợ của vùng ngày càng tốt hơn, hàng hóa ngày càng đa dạng hơn. Trong giai đoạn 2005 – 2014, số lượng chợ kiên cố và bán kiên cố tăng lên đáng kể, tuy nhiên trên địa bàn vùng còn có số chợ lều quán và chợ họp ngoài trời vẫn còn khá cao. Hình 2. Cơ cấu về cơ sở vật chất các chợ vùng Đông Bắc Năm 2014, trên địa bàn vùng có 212 chợ (chiếm 18,2%) được xây dựng kiên cố, tăng 103 chợ so với năm 2005; 515 chợ được xây dựng bán kiên cố (chiếm 44,3%) tăng 263 chợ so với năm 2005 và vẫn còn 278 chợ (chiếm 23,9%) số chợ vẫn là lều quán, 158 chợ vẫn còn họp ngoài trời (chiếm 13,6% tổng số chợ), giảm 96 chợ so với năm 2005. Mặc dù tỉ lệ chợ được xây dựng kiên cố và bán kiên cố của vùng tăng lên (62,5% năm 2014) nhưng thấp tỉ lệ trung bình của cả nước (khoảng 12,2% chợ kiên cố và bán kiên cố - năm 2014). Trong khi đó, số chợ lều quán và chợ ngoài trời còn chiếm tỉ trọng cao, cao hơn mức bình quân của cả nước (25,3% chợ lều quán và họp ngoài trời - năm 2014). 3. Kết luận Chợ là một trong những hình thức tổ chức nội thương quan trọng, có lịch sử phát triển lâu đời và có vai trò quan trọng đối với kinh tế - xã hội – văn hóa của đất nước. Chợ được phân bố rộng khắp, nhưng tập trung chủ yếu ở các vùng đông dân, kinh tế phát triển và có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời. Trong thời gian qua, hệ thống chợ vùng Đông Bắc phát triển khá nhanh, đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, thực trạng phát triển mạng lưới chợ đang đặt ra nhiều vấn đ
Tài liệu liên quan