Hiện tượng học tinh thần

Bây giờ, khi tri giác như thế, ý thức đồng thời cũng ý thức rằng nó cũng phản tư vào trong chính nó và rằng, trong việc tri giác, yếu tố đối lập với cái CŨNG xuất hiện ra. Nhưng yếu tố [đối lập] này là sự thống nhất [nhất thể] của sự vật với chính nó, một sự thống nhất loại trừ sự khác biệt ra khỏi nó. Do đó, chính sự thống nhất này là cái mà bây giờ ý thức nhận về phía mình, vì bản thân sự vật là sự cùng tồn tại của nhiều thuộc tính khác nhau và độc lập với nhau. Cho nên ta mới nói về sự vật rằng: nó là trắng, và cũng là lập phương và cũng là mặn và v.v. Nhưng, trong chừng mực nó là trắng, thì nó không phải là lập phương, và trong chừng mực nó là lập phương và trắng

pdf7 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng học tinh thần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC TINH THẦN [Phần 2]: TRI GIÁC § 121 Bây giờ, khi tri giác như thế, ý thức đồng thời cũng ý thức rằng nó cũng phản tư vào trong chính nó và rằng, trong việc tri giác, yếu tố đối lập với cái CŨNG xuất hiện ra. Nhưng yếu tố [đối lập] này là sự thống nhất [nhất thể] của sự vật với chính nó, một sự thống nhất loại trừ sự khác biệt ra khỏi nó. Do đó, chính sự thống nhất này là cái mà bây giờ ý thức nhận về phía mình, vì bản thân sự vật là sự cùng tồn tại của nhiều thuộc tính khác nhau và độc lập với nhau. Cho nên ta mới nói về sự vật rằng: nó là trắng, và cũng là lập phương và cũng là mặn và v.v.. Nhưng, trong chừng mực nó là trắng, thì nó không phải là lập phương, và trong chừng mực nó là lập phương và trắng, thì nó không phải là mặn và v.v.. Việc thiết định các thuộc tính này thành cái Một (Ineinsetzen)(224) chỉ là công việc của riêng ý thức nhằm để tránh việc chúng trở thành cái Một ở trong sự vật. Nhằm mục đích này, ý thức đưa ra [ý tưởng về] cái “trong chừng mực”, nhờ đó bảo tồn các thuộc tính như là tách rời nhau và duy trì sự vật [trong ý nghĩa] như là cái CŨNG. Đúng thực ra, chính ý thức thoạt đầu làm cho mình tự chịu trách nhiệm về cái “tồn tại như là Một” này bằng cách là: cái trước đây được gọi là thuộc tính thì nay được [ý thức] hình dung như là “chất liệu [vật chất] tự do” (freie Materie) [latinh: materia libera: thuật ngữ của vật lý học đương thời] [xem: §115]. Bằng cách như vậy, sự vật được nâng lên thành cái CŨNG đích thực, vì nó trở thành một tập hợp của các chất liệu [các yếu tố hợp thành], và thay vì tồn tại như cái Một, nó trở thành một mặt bằng bao bọc chung quanh các chất liệu ấy(225). § 122 Nếu ta nhìn lại điều ý thức chịu trách nhiệm trong việc đã “nắm lấy” trước đây và rồi “nắm lấy” hiện nay, cũng như điều nó vừa gán cho sự vật trước đây vàđang gán cho sự vật hiện nay, rõ ràng là ý thức đã luân phiên làm cho chính nó cũng như sự vật, cả hai khi thì trở thành một cái Một thuần túy, không có tính đa thể [“cái Một” kiểu “nguyên tử”], khi thì trở thành một cái Cũng tự giải thể thành nhiều “chất liệu” độc lập với nhau [nhiều yếu tố cấu thành độc lập]. Vậy, thông qua sự so sánh này, ý thức nhận ra rằng, không chỉ phương cách nắm lấy cái đúng thật của nó [tri giác] có chứa đựng sự dị biệt của việc lãnh hội và của việc quay trở về nơi chính nó, mà đúng hơn, cả bản thân cái đúng thật – tức sự vật – cũng tự bộc lộ trong phương cách nhị bội [nhân đôi] này. Như vậy, kinh nghiệm ở đây là: sự vật tự thể hiện ra cho ý thức đang lãnh hội nó bằng một phương cách nhất định, [đặc thù], nhưng đồng thời, sự vật cũng đi ra khỏi phương cách thể hiện nhất định ấy cho ý thức và đã phản tư vào trong chính nó; nói khác đi, sự vật chứa đựng nơi bản thân nó (an ihm selbst) một [tính] chân lý đối lập (eine entgegengesetzte Wahrheit) [với chính mình]. § 123 [III. Tiến trình hướng đến “tính phổ biến vô-điều kiện” và hướng đến “vương quốc của giác tính”:] Thế là, ý thức tự mình cũng đi ra khỏi [rời bỏ] phương cách thứ hai trong thái độ hành xử khi tri giác, đó là việc nắm lấy sự vật như là cái đồng nhất đúng thật, còn xem mình là cái gì không tự-đồng nhất mà quay lại vào trong chính mình, ra khỏi sự đồng nhất. | Đối với ý thức, đối tượng bây giờ là toàn bộ tiến trình vận động này mà trước đây đã được chia đều ra giữa đối tượng và ý thức(226). Sự vật là một cái Một, được phản tư trong chính nó; nó là cho mình, nhưng cũng là cho một cái khác; tức là một cái khác tồn tại cho mình chính bởi vì nó tồn tại cho một cái khác. Theo đó, sự vật là tồn tại cho mình và cũng là cho một cái khác: một tồn tại có sự dị biệt nhị bội, nhưng cũng là một cái Một; tính Một mâu thuẫn với tính dị biệt này của nó. | Do đó, ý thức lại phải tự chịu trách nhiệm về việc đặt tính dị biệt vào trong cái Một và tách rời việc này ra khỏi sự vật. Cho nên, ý thức [ắt] phải nói rằng, sự vật, trong chừng mực nó tồn tại cho mình, thì không tồn tại cho một cái khác. Thế nhưng, sự tồn tại-như-là Một cũng thuộc về bản thân sự vật như ý thức đã có kinh nghiệm: sự vật là được phản tư vào trong chính nó một cách bản chất. Cái CŨNG – hay là sự phân biệt dửng dưng – tất nhiên cũng rơi vào [thuộc về] sự vật giống như sự tồn tại như là MỘT, nhưng vì cả hai là khác nhau nên không thể rơi vào trong cùng một sự vật mà là trong những sự vật khác nhau. | Cái mâu thuẫn hiện diện nơi bản chất khách quan xét như cái toàn bộ chia đều ra nơi hai đối tượng. Tự mình và cho mình, sự vật quả là ngang bằng với chính mình, nhưng sự thống nhất này với chính mình bị những sự vật khác quấy rối. | Theo cách [hiểu] như thế, sự thống nhất [nhất thể] của sự vật được duy trì, và đồng thời cái tồn-tại-khác [của nó] cũng được duy trì ở bên ngoài sự vật, cũng như ở bên ngoài ý thức(227). § 124 Bây giờ, dù đúng rằng bằng cách ấy, sự mâu thuẫn trong “bản chất khách quan” được chia ra nơi những sự vật khác nhau, thì cũng vì thế, sự phân biệt haysự dị biệt (der Unterschied) không phải không đến với bản thân từng sự vật cá biệt, tách rời(228). Như thế, những sự vật khác nhau được thiết định như là tồn tại cho-mình; và sự xung đột rơi vào trong chúng một cách tương hỗ theo kiểu mỗi cái là chỉ khác (verschieden) với cái khác chứ không phải với chính mình. Thế nhưng, qua đó, bản thân mỗi cái được xác định như là một sự vật được phân biệt, và có sự dị biệt bản chất (wesentlichen Unterschied) với những cái khác nơi chính mình, song sự dị biệt này lại không đi đến mức trở thành sự đối lập trong bản thân sự vật, trái lại, sự vật này, về mặt cho- mình, là một tính quy định đơn giản tạo nên tính cách (Charakter) bản chất của sự vật, làm cho nó phân biệt với những sự vật khác. Trong thực tế, vì lẽ tính khác biệt (Verschiedenheit) là ở trong sự vật, nên tính khác biệt này tất yếu phải hiện diện trong sự vật như là một sự phân biệt hay dị biệt hiện thực (wirklicher Unterschied) có tính chất cấu tạo (Beschaffenheit)(229) đa tạp. Nhưng bởi vì tính quy định tạo nên bản chất của sự vật, nhờ đó nó tự phân biệt với những sự vật khác và tồn tại cho-mình, nên tính chất cấu tạo đa tạp này là mặt không-bản chất. Do đó, sự vật tuy có trong tính nhất thể của nó cái “trong chừng mực” có tính lưỡng diện [hai mặt] nhưng không ngang bằng nhau về giá trị. Kết quả là: tình trạng đối lập này (Entgegengesetztsein) không phát triển thành một sự đối lập hiện thực ở bên trong bản thân sự vật, nhưng, trong chừng mực sự vật này – thông qua sự phân biệt hay dị biệt tuyệt đối (absoluter Unterschied) của nó – đi vào trong sự đối lập, nó [mới có thể] là đối lập đối với sự vật khác ở bên ngoài nó. Tất nhiên, tính đa tạp cũng tất yếu có mặt trong sự vật, không thể tước bỏ khỏi sự vật, nhưng nó là mặt không-bản chất của sự vật(230). § 125 Tính quy định này (Bestimmheit)(231) – tạo nên tính cách bản chất của sự vật và phân biệt sự vật với mọi sự vật khác – bây giờ được xác định [được định nghĩa] theo kiểu là: sự vật – thông qua tính quy định ấy – đối lập với những sự vật khác, nhưng cũng được giả định là tự-bảo tồn cho-mình (für sich) ở trong sự đối lập này. Thế nhưng, sự vật là sự vật, hay là một cái Một tồn tại cho mình chỉ trong chừng mực nó không ở trong mối quan hệ này với những cái khác; vì lẽ trong mối quan hệ này, đúng ra người ta thiết định sự nối kết [hay sự liên tục] (Zusammenhang) với sự vật khác; và sự nối kết với sự vật khác là sự chấm dứt của cái tồn tại cho-mình. Chính là thông qua tính cách tuyệt đối (absoluter Charakter) và sự đối lập của nó mà sự vật quan hệ bản thân nó với những cái khác, và một cách bản chất, chỉ là tiến trình quan hệ này mà thôi. | Nhưng quan hệ [với cái khác] là sự phủ định tính độc lập tự chủ (Selbstständigkeit) của mình, và do đó, thực ra sự vật tiêu vong chính là do thuộc tính bản chất của nó. § 126 Sự tất yếu của kinh nghiệm, qua đó ý thức nhận ra rằng sự vật bị tiêu vong chính bởi tính quy định (Bestimmheit) tạo nên bản chất và sự tồn tại cho-mình của nó có thể xem xét ngắn gọn theo Khái niệm đơn giản của sự tất yếu ấy như sau: Sự vật được thiết định như là tồn tại cho- mình, hay là, như sự phủ định tuyệt đối đối với mọi cái-tồn-tại-khác, vì thế là sự phủ định tuyệt đối chỉ tự-quan-hệ-với-chính-mình; nhưng [loại] phủ định như thế là sự thủ tiêu chính mình, hoặc nói cách khác, là tương đương với việc sự vật có bản chất của nó ở trong một cái khác(232). § 127 Trong thực tế, sự quy định (Bestimmung)(233) về đối tượng, – như đối tượng đã cho thấy – không chứa đựng điều gì khác. | Đối tượng phải có một thuộc tính bản chất tạo nên sự tồn tại-cho-mình đơn giản của nó; nhưng cùng với tính đơn giản này, đối tượng cũng phải có trong chính mình tính khác biệt (Verschiedenheit); tính khác biệt này tuy là cần thiết [tất yếu] (notwendig) nhưng không tạo nên tính quy định bản chất của nó. Đó là một sự phân biệt chỉ còn ở trong ngôn từ; cái không-bản chất lại được đồng thời giả định như là tất yếu ắt tự thủ tiêu chính nó. | Đó là điều mới vừa được gọi là sự phủ định chính mình.
Tài liệu liên quan