Trong các phương cách [đã được xem xét] cho đến nay về sự xác tín
[sự xác tín cảm tính – tri giác – giác tính] thì: đối với ý thức, cái đúng
thật (das Wahre) là cái gì khác với bản thân ý thức. Tuy nhiên, Khái
niệm về cái đúng thật này tiêu biến đi trong tiến trình kinh nghiệm về
nó. | Cái gì đã [được xem] là đối tượng tự-mình một cách trực tiếp – đó
là cái tồn tại [thuần túy] của sự xác tín cảm tính; sự vật cụ thể trong tri
giác hoặc Lực của giác tính – đều tự chứng tỏ thực ra không phải ở
trong sự đúng thật, trái lại, cái Tự-mình (das An-sich) này chứng tỏ rút
cục là một phương cách, trong đó nó chỉ tồn tại cho-một-cái-khác. |
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1645 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiện tượng học tinh thần [phần 4] - Ý thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G. W. G. Hegel - HIỆN TƯỢNG HỌC
TINH THẦN
[Phần 4]: TỰ-Ý THỨC
IV
SỰ THẬT CỦA VIỆC XÁC TÍN
VỀ CHÍNH MÌNH
§ 166
Trong các phương cách [đã được xem xét] cho đến nay về sự xác tín
[sự xác tín cảm tính – tri giác – giác tính] thì: đối với ý thức, cái đúng
thật (das Wahre) là cái gì khác với bản thân ý thức. Tuy nhiên, Khái
niệm về cái đúng thật này tiêu biến đi trong tiến trình kinh nghiệm về
nó. | Cái gì đã [được xem] là đối tượng tự-mình một cách trực tiếp – đó
là cái tồn tại [thuần túy] của sự xác tín cảm tính; sự vật cụ thể trong tri
giác hoặc Lực của giác tính – đều tự chứng tỏ thực ra không phải ở
trong sự đúng thật, trái lại, cái Tự-mình (das An-sich) này chứng tỏ rút
cục là một phương cách, trong đó nó chỉ tồn tại cho-một-cái-khác. |
Khái niệm [trừu tượng] về đối tượng tự vượt bỏ trong đối tượng hiện
thực, hay nói cách khác, cái biểu tượng trực tiếp đầu tiên về đối tượng
tự vượt bỏ trong tiến trình kinh nghiệm; và sự xác tín bị mất đi trong
sự thật. Nhưng, từ nay, đã hình thành điều chưa hình thành được
trong các mối quan hệ trước đó, tức đã hình thành một sự xác tín
ngang bằng (gleich) với sự thật [chân lý] của nó, bởi sự xác tín [mới]
này là đối tượng của riêng nó đối với chính nó và ý thức là cái đúng
thật đối với chính ý thức(301). Tất nhiên ở đây vẫn còn có một cái tồn
tại-khác, – [bởi] ý thức [luôn] tạo sự phân biệt –, nhưng với ý thức, một
cái tồn tại khác như thế lại đồng thời không phải là một cái được phân
biệt. [Nơi cấp độ của Tự-Ý thức này], nếu ta gọi Khái niệm là [tiến trình]
vận động của cái biết, còn gọi đối tượng là bản thân cái biết – xét như
cái nhất thể đơn giản hay cái Tôi –, ta thấy rằng: không chỉ cho ta
[người quan sát] mà cho bản thân cái biết, quả là đối tượng tương ứng
với Khái niệm. Hoặc bằng cách khác, nếu ta gọi Khái niệm là đối tượng
tự-mình, còn gọi “đối tượng” là cái gì tồn tại như là đối tượng hay như
là cái tồn tại-cho-một-cái-khác, thì rõ ràng là: ở đây, cái tồn tại-tự-mình
và cái tồn tại-cho-một-cái-khác cũng là một. Bởi cái tự-mình (das
Ansich) là ý thức, nhưng chính ý thức cũng là một cái-khác (cái-tự-mình)
cho ý thức; và vì là tồn tại cho ý thức, nên cái tự-mình của đối tượng và
cái tồn tại-cho-một-cái-khác của đối tượng cũng là một. | Cái Tôi là nội
dung của mối quan hệ nối kết và là bản thân [tiến trình] quan hệ. | Đối
lập lại với một cái khác, cái Tôi là bản thân nó, và đồng thời vượt ra bên
ngoài cái-khác này; nhưng cái-khác này đối với cái Tôi, cũng chỉ là bản
thân cái Tôi(302).
§ 167
[I. Tự-ý thức, tự-mình:]
Vậy, với Tự-ý thức, bây giờ ta đã bước vào nguyên quán của chân lý
(das einheimische Reiche der Wahrheit). Công việc của ta là hãy thử
xem hình thái đầu tiên của Tự-ý thức xuất hiện ra như thế nào. Khi ta
xem xét hình thái mới này của cái biết – tức cái biết về chính mình
[biết về cái mình biết] trong quan hệ [so sánh] với cái biết trước đây –
tứccái biết về một cái khác [mình] –, ta thấy rằng dù cái khác này tuy
đã biến mất [bị phủ định], nhưng các yếu tố của nó đồng thời vẫn được
bảo lưu lại và cái bị mất đi chỉ là ở chỗ các yếu tố ấy [đã] hiện diện ở
đây như là các yếu tố tự-mình. Cái tồn tại [thuần túy] (das Sein) của
việc “cho rằng” [xác tín cảm tính], tính cá biệt và tính phổ biến đối lập
lại với nhau của tri giác, cũng như cái Bên trong trống rỗng của giác tính
đều không còn tồn tại như các cái bản chất [có thực thể] nữa, mà chỉ
như là các yếu tố của Tự-Ý thức, nghĩa là chỉ như là các sự trừu tượng
hay các sự phân biệt đồng thời không có tính thực tại (nichtig) cho bản
thân ý thức, hay nói khác đi, chúng không hề là các sự phân biệt và đều
là các cái bản chất tiêu biến đi một cách thuần túy.
Vậy, dường như chỉ có bản thân yếu tố chủ yếu là bị mất đi, đó là sự tự
tồn (das Bestehen) độc lập, đơn giản [của các yếu tố] cho ý thức.
Nhưng, trong thực tế, Tự-ý thức là sự phản tư từ cái tồn tại [đơn thuần]
của thế giới cảm tính của giác quan và của tri giác và, về bản chất, là sự
quay trở ngược lại chính mình từ cái tồn-tại-khác. Với tư cách là Tự-ý
thức, nó là tiến trình vận động. | Nhưng, vì cái nó phân biệt với chính
nó chỉ là chính nó như là chính nó, nên sự phân biệt, như một cái tồn
tại khác, bị vượt bỏ một cách trực tiếp đối với nó; sự phân biệt không
tồn tại, và Tự-ý thức chỉ là sự lặp thừa [Tautologie: trùng ngôn] không
có vận động của cái “Tôi Là Tôi”(303). | Đối với Tự-ý thức, khi sự phân
biệt không có hình thái của sự tồn tại (die Gestalt des Seins) thì nó
không phải là Tự-Ý thức. Vậy là, cho Tự-ý thức, cái tồn-tại-khác phải
hiện diện như là một cái Tồn tại [một sự kiện] hay như yếu tố được
phân biệt rõ ràng; nhưng cho ý thức cũng còn có sự thống nhất của bản
thân nó với sự phân biệt này như là yếu tố thứ hai được phân biệt rõ
ràng. Với yếu tố thứ nhất, Tự-ý thức mang hình thức của Ý-thức và
toàn bộ phạm vi của thế giới cảm tính được bảo tồn [như là đối tượng]
cho nó, nhưng đồng thời chỉ như là trong mối quan hệ với yếu tố thứ
hai, [tức với] sự thống nhất của Tự-ý thức với chính nó. | Và do đó, thế
giới cảm tính được Tự-ý thức xem như là có một sự tự tồn (ein
Bestehen), tuy nhiên, sự tự tồn này chỉ như là hiện tượng (Erscheinung
= thế giới cảm tính), hay như là sự phân biệt mà về mặt tự-mình (an
sich) không có sự tồn tại nào cả. Tuy nhiên, sự đối lập này giữa hiện
tượng và tính chân lý của nó chỉ tìm thấy bản chất của nó ở trong sự
thật, đó là sự thống nhất của Tự-ý thức với chính nó. | Sự thống nhất
này phải trở thành có tính bản chất đối với Tự-Ý thức, có nghĩa là, Tự-
Ý thức là sự HAM MUỐN (BEGIERDE) nói chung. Từ nay, Ý thức – với
tư cách là Tự-ý thức, có một đối tượng nhị bội [nhân đôi]: thứ nhất là
đối tượng trực tiếp của sự xác tín cảm tính và của tri giác nhưng ở đây
nó lại có tính cách của cái phủ định cho Tự-ý thức; còn đối tượng thứ
hai là chính bản thân nó [ý thức], là cái bản chất đúng thật nhưng thoạt
đầu chỉ hiện diện như là đối lập lại với đối tượng thứ nhất. Ở đây, Tự-ý
thức tự biểu hiện ra như tiến trình vận động, qua đó sự đối lập này
được khắc phục [được vượt bỏ – aufgehoben] và sự ngang bằng
[đồng nhất] (Gleichheit) của mình với chính mình sẽ hình thành [trở
thành minh nhiên] cho bản thân Tự-ý thức.
§ 168
[II. Sự Sống:]
Cho ta[người quan sát] hay là tự-mình, đối tượng – yếu tố phủ định
[đối lập, được phân biệt] đối với Tự-ý thức – về phía nó cũng đã quay
ngược về trong chính nó giống như ý thức cũng đã làm như thế về phía
mình. Thông qua sự phản tư này vào trong chính nó, đối tượng đã
biến thành SỰ SỐNG (LEBEN: sự vật có đời sống thực). Vì thế, cái được
Tự-ý thức phân biệt với chính mình như cái gì có sự tồn tại (seiend)
[độc lập] nơi chính nó thì – trong chừng mực nó được thiết định như là
tồn tại – không [còn] đơn thuần là [đối tượng] theo phương cách của
sự xác tín cảm tính và của tri giác, trái lại, là một tồn tại đã được phản
tư vào trong chính nó và [do đó], đối tượng của sự ham muốn trực tiếp
là một cái gì sống thực (ein Lebendiges). Vì lẽ cái tự mình (das Ansich)
– hay kết quả chung [phổ biến] của mối quan hệ giữa giác tính với cái
Bên trong của các sự vật – là sự phân biệt của cái gì không thể được
phân biệt, hay nói cách khác, là nhất thể của cái gì đã bị phân biệt. Tuy
nhiên, cái nhất thể này, như ta đã thấy, cũng giống như là sự đẩy lùi của
chính nó ra khỏi chính nó và Khái niệm [về nhất thể] này tự phân đôi
thành sự đối lập giữa Tự-ý thức và sự sống: cái trước là nhất thể mà sự
thống nhất vô tận của các sự dị biệt tồn tại cho cái nhất thể ấy; còn cái
sau chỉ là bản thân cái nhất thể khiến cho nó không phải đồng thời là
tồn tại cho chính nó. Vậy, trong chừng mực ý thức là độc lập tự chủ, thì
đối tượng của nó cũng thế, tuy chỉ là một cách tự mình [mặc nhiên] mà
thôi. Do đó, Tự ý thức – là cái cho mình một cách tuyệt đối và biểu thị
đối tượng của mình một cách trực tiếp bằng tính cách của cái phủ định,
hay, trước hết là sự ham muốn – sẽ thực sự trải qua kinh nghiệm về
sự độc lập-tự chủ của đối tượng này(304).
§ 169
Sự xác định về [nguyên tắc] SỰ SỐNG (LEBEN)(305) – rút ra từ Khái
niệm hay từ kết quả chung đã đạt được khi ta bước vào lãnh vực [mới
mẻ] này –, thiết tưởng là đủ để biểu thị về nó mà không cần triển khai
thêm về bản tính tự nhiên của nó từ Khái niệm ấy. | Vòng tròn của nó
tự hoàn tất trong các yếu tố sau đây: Cái bản chất [của Sự sống] là tính
vô tận như là tình trạng đã vượt bỏ (das Aufgehobensein) mọi sự phân
biệt, là sự vận động thuần túy xoay quanh trục của nó, sự tự yên nghỉ
của bản thân nó như là tính vô tận tuyệt-đối-không-yên-nghỉ; còn bản
thân sự độc lập-tự chủ, trong đó các sự phân biệt [xuất hiện ra] trong
tiến trình vận động đều được giải thể, là cái bản chất đơn giản của Thời
gian nhưng trong sự tự-đồng nhất với chính mình, lại có được hình thái
vững chắc của Không gian. Tuy nhiên, các sự phân biệt đều cũng hiện
diện như là các sự phân biệt ở trong môi trường phổ biến đơn giản
này, vì cái dòng chảy phổ biến này có bản tính phủ định của nó chỉ trong
khi là sự vượt bỏ các phân biệt này; nhưng nó không thể vượt bỏ chúng
nếu chúng không có một sự tự tồn (ein Bestehen). Chính bản thân một
tính trôi chảy như thế – như là sự độc lập tự chủ ngang bằng với chính
mình – là sự tự tồn hay là bản thể (thực thể – die Substanz) của các sự
phân biệt ấy, cái bản thể trong đó chúng hiện diện như là các mắt xích
được phân biệt, và là các bộ phận tồn tại cho mình. “Tồn tại” không
còn có ý nghĩa của sự tồn tại trừu tượng, còn tính bản chất thuần túy
của chúng cũng không còn theo nghĩa của tính phổ biến trừu tượng
nữa; trái lại, sự tồn tại của chúng bây giờ chính là cái bản thể [thực thể]
đơn giản, trôi chảy của sự vận động thuần túy bên trong chính nó. Tuy
nhiên, sự phân biệt, xét như sự phân biệt, của các mắt xích bộ phận này
đối với nhau, nói chung, không ở trong tính quy định nào khác hơn là
trong tính quy định của các yếu tố của tính vô tận hay của bản thân sự
vận động thuần túy(306).
§ 170
Các bộ phận độc lập tự chủ tồn tại cho-mình; nhưng sự tồn-tại-cho-
mình này thực ra cũng trực tiếp là sự phản tư của chúng vào trong cái
nhất thể, cũng như cái nhất thể này là sự phân hóa thành những hình
thái độc lập. Cái nhất thể đã bị phân hóa bên trong nó, vì nó là nhất thể
tuyệt đối phủ định hay là nhất thể vô tận; và bởi nó là cái gì tự tồn nên
sự phân biệt cũng chỉ có sự độc lập tự chủ ở bên trong nó. Tính độc lập
tự chủ này của hình thái xuất hiện ra như cái gì được xác định, cho-cái-
khác, bởi hình thái là cái gì bị phân hóa bên trong chính nó; và việc vượt
bỏ sự phân hóa này, theo đó, chỉ diễn ra thông qua một cái khác.
Nhưng hành động vượt bỏ sự phân hóa này cũng nằm ngay trong bản
thân mỗi hình thái, bởi chính cái dòng chảy ấy là bản thể của các hình
thái độc lập tự chủ. | Tuy nhiên, bản thể này là vô tận, vì thế, hình thái,
trong chính sự tự tồn của nó, là một sự phân hóa bên trong chính mình
hay là sự vượt bỏ chính cái tồn tại-cho-mình của nó(307).