Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu (tiếng Anh: global warming) là hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái đất
Thập kỷ 90 của thế kỷ trước là thập kỷ nóng nhất trong 1.000 năm trở lại đây, và năm 1998 được xác định là năm nóng nhất.
Ủy ban liên chính phủ về sự biến đổi khí hậu đã cảnh báo, tới năm 2100, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng thêm 1,4 độ C.
Tổ chức khí tượng Thủy văn thế giới (WMO) cũng lưu ý rằng các hiện tượng thời tiết dường như xảy ra thường xuyên hơn
42 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4266 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiện tượng trái đất nóng dần lên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÔN : DÂN SÔ MÔI TRƯỜNG GIẢNG VIÊN : TRẦN THỊ LAM PHƯƠNG HIỆN TƯỢNG TRÁI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN CHƯƠNG I : VẤN ĐỀ TRÁI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN CHƯƠNG II : NGUYÊN NHÂN TRÁI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN CHƯƠNG III : HẬU QUẢ DO HIỆN TƯỢNG TRẤI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN CHƯƠNG IV : BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC I. VẤN ĐỀ TRÁI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN 1.KHÁI NIỆM : Sự nóng lên của khí hậu toàn cầu (tiếng Anh: global warming) là hiện tượng tăng nhiệt độ trung bình của không khí và các đại dương trên Trái đất 2. THỰC TRẠNG HIỆN NAY: Thập kỷ 90 của thế kỷ trước là thập kỷ nóng nhất trong 1.000 năm trở lại đây, và năm 1998 được xác định là năm nóng nhất. Ủy ban liên chính phủ về sự biến đổi khí hậu đã cảnh báo, tới năm 2100, nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng thêm 1,4 độ C. Tổ chức khí tượng Thủy văn thế giới (WMO) cũng lưu ý rằng các hiện tượng thời tiết dường như xảy ra thường xuyên hơn Mỹ với dân số chỉ bằng 1/20 dân số thế giới lại là nước thải ra lượng điôxít các bon (CO2) nhiều nhất thế giới (khoảng 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu). Lượng khí thải của Mỹ đã tăng 14% so với năm 1990 và dự báo sẽ tăng 12% trong một thập kỷ tới 2. THỰC TRẠNG HIỆN NAY: Ấn Độ năm 2007 ngay trước khi mùa mưa đến, nhiệt độ đã lên đến 49 độ C, cao hơn 5 độ C so với mức bình thường. Khi đợt nóng chết người này bắt đầu dịu bớt, thì nó cũng đã "kịp" giết hại 1.500 người, tức bằng một nửa số người tử vong trong vụ tấn công vào tòa tháp đôi của Trung tâm Thương mại thế giới ở New York (Mỹ) ngày 11-9-2001. II. NGUYÊN NHÂN TRÁI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN 2.1 :DO DÂN SỐ TĂNG NHANH : Theo kết quả điều tra của cơ quan điều tra dân số Mỹ, đến năm 2012 dân số thế giới sẽ đạt 7 tỉ người. dân số thế giới đã tăng một cách nhanh chóng vì tại thời điểm năm 1800. số dân của toàn thế giới thậm chí không đạt đến con số 1 tỉ. BIỂU ĐỒ DÂN SỐ THẾ GIỚI : 2.2 HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH: Hiệu ứng nhà kính làm cho nhiệt độ của không gian bên trong của một nhà trồng cây làm bằng kính tăng lên khi Mặt Trời chiếu vào. Nhờ vào sức ấm này mà cây có thể đâm chồi, ra hoa và kết trái sớm hơn Hiện nay khái niệm này để miêu tả hiện tượng nghẽn nhiệt trong bầu khí quyển của Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng là hiệu ứng nhà kính khí quyển Hiệu ứng nhà kính do sự ô nhiễm từ các hoạt động của con người, nhất là sự tích tụ các chất khí như dioxide carbon, methane hoặc ozone. Hiệu ứng nay tích tụ năng lượng và có thể khiến nhiệt độ trung bình của trái đất tăng thêm 0.60c từ nay đến cuối thế kỷ Các khí thải gây hiệu ứng nhà kính 2.3 Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ : Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhin xa do bụi. Hiện nay con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, NOx, CH4, CFC đã gây hiệu ứng nhà kính Mức độ bốc điôxít cacbon(CO2) từng quốc gia. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, ozon tầng đối lưu là 7%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%... Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,40°C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,50°C Các nguồn gây ô nhiễm không khí 2.4 CHÁY RỪNG : Những vụ cháy rừng đang lan tràn khắp vùng nhiệt đới và khối lượng băng đáng kể đang tan ở Bắc Cực. Hiện tượng này góp thêm hàng tỷ tấn cacbon vào bầu khí quyển khiến trái đất càng trở nên nóng hơn. Khi các khu rừng nhiệt đới trở nên khô hạn đến mức các đám cháy có thể bùng lên bất cứ lúc nào thì vai trò của các cánh rừng sẽ bị thay đổi: từ nơi hấp thụ, chúng sẽ trở thành nơi thải carbon dioxide vào khí quyển. Trong điều kiện thông thường, dù có cố ý, người ta cũng không thể đốt cháy một cánh rừng nhiệt đới ẩm nhưng chỉ khô hạn hơn một chút chúng cũng có thể tạo than một biển lửa với sức phá hoại cực lớn. Cáckhu rừng đang làm nhiệm vụ hấp thụ cacbon sẽ biến thành nguồn phát thải cacbon. Kết quả là trái đất sẽ ngày càng nóng lên một cách dễ dàng." III : HẬU QUẢ DO HIỆN TƯỢNG TRẤI ĐẤT NÓNG DẦN LÊN 3.1 SỰ THAY ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU : 3.2 BĂNG TAN DẦN Ở HAI CỰC: Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của tình trạng toàn cầu ấm lên đã làm cho lượng băng tan từ các dải Nam Cực tăng thêm 75%. Hình ảnh khối băng 1,5 tỉ tấn tách khỏi nam cực : Khí hậu ấm lên dường như đang làm tan băng trên toàn cầu. Và những thảm họa khôn lường do các núi băng tan chảy đã bắt đầu xảy đến với con người Băng tan tại hai cực làm nước biển dâng cao, dẫn đến nguy cơ mất đi vĩnh viễn của những đảo quốc có độ cao xấp xỉ mực nước biển và những vùng đất thấp ven biển. Hình ảnh nước dâng lên nhấn chìm một số vùng đất : Nhà băng tuyết học Richard Alley, ĐH Pennsylvania nói : "Dòng băng chảy nhanh hơn tức là mực nước biển tăng". Băng tan làm ngập những vùng bờ biển thấp, băng tan sẽ điều hoà khí hậu thay cho những dòng hải lưu của Đại Tây Dương hiện thời, lượng nước ngọt đổ vào đại dương nhiều hay ít sẽ quyết định bao nhiêu ánh sáng mặt trời được hắt trở lại làm nóng bầu khí quyển. Ông Alley thêm: "Nếu tất cả băng trên trái đất tan thì nước biển sẽ dâng lên 60m nữa so với hiện nay". khí hậu nóng lên ảnh hưởng đến lớp vỏ băng trên địa cầu thế nào; và nỗi lo lớn nhất nằm ở Nam Cực bởi nơi đây chứa tới 90% lượng nước ngọt của Trái Đất. Sông băng càng tan chảy thì càng đổ thêm nước ngọt ra biển, và những dòng nước lạnh giá đầy băng càng tăng tốc hoà vào đại dương 3.3 TUYỆT CHỦNG CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT Nguy cơ tuyệt chủng của nhiều loài động thực vật trước giờ chỉ quen sống trong khí hậu lạnh giá,. 3.4 CÁC QUỐC GIA Ở CHÂU PHI RƠI VÀO TÌNH TRẠNG KHÓ KHĂN : Nhiệt độ tăng từ 0,1-0,2oC mỗi 10 năm, làm cho các quốc gia Châu Phi sẽ rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng 3.5 CÁC CƠN BÃO NHIỆT ĐỚI XẢY RA NHIỀU HƠN: Khí hậu nóng lên có thể làm tăng nhiệt độ bề mặt các đại dương và khiến cho cường độ các cơn bão trở nên mạnh hơn : 1. Cơn bão Catrina: Hình thành ở nhiệt độ của đại dương vượt quá 26 độ C. Trái Đất nóng lên đã làm các đại dương ấm lên trong nhiều thập kỷ qua, khiến các trận bão, lốc xoáy mạnh có sức tàn phá khổng lồ 3.6 NHỮNG CƠN BÃO LỚN LỊCH SỬ THẾ GIỚI: 2. Cơn bão Flint: Cơn bão Flint với cấp F5 đã ra sức tàn phá hơn 20 gia đình sống dọc hai bên con đường Coldwater (tiểu bang Michigan) vào ngày 8/6/1953. Hơn 110 người đã thiệt mạng và khoảng 840 người khác bị thương. Nó đã gây thiệt hại hơn 19 triệu USF tại thời điểm đó và 125 triệu USD cho những trận dịch bệnh kéo dài về sau. Đây là cơn bão gây thiệt hại nhiều nhất ở Michigan. 3 Cơn bão Woodward: sức tàn phá của cơn bão đo được ở cấp độ F5. Nó khiến hơn 100 người ở khu vực này thiệt mạng, hơn 1.000 người bị thương. Sức gió và lửa đã phá hủy hơn 1.000 ngôi nhà và doanh nghiệp. Tuy nhiên, do nhiều điều kiện, con số thiệt hại tại đây chưa được thống kê một cách chính xác nhất Đốt các nguồn nhiên liệu như khí tự nhiên, than đá, dầu thô và dầu lửa làm tăng khí CO2 có trong bầu khí quyển, nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính. IV. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Trái đất nóng dần lên là một trong những vấn đề toàn cầu. Bằng cách sử dụng ít và thích hợp hơn nguồn năng lượng có thể giảm được vấn đề này. 1. Giảm dùng, tái sử dụng, tái chế: Cố gắng tái sử dụng những vật dụng mà bạn cho là “rác” hơn là vứt nó vào “thùng rác”. . Bằng cách tái chế một nửa lượng rác thải sinh hoạt, bạn có thể giảm được 2400 kg chất CO2 khỏi môi trường hàng năm Hình ảnh một số rác thải đã tái chế : 2. Bớt sử dụng sức nóng và điều hòa nhiệt độ cố gắng đưa không khí vào nhà và làm giảm bớt sức nóng qua lối cửa ra vào và cửa sổ xuống 25%. Đặt nút điều chỉnh nhiệt chỉ cao hơn 2 độ vào mùa đông và thấp hơn 2 độ vào mùa hè so với nhiệt độ ngoài trời có thể giúp bạn giảm được khoảng 2000 pound khí thải CO2 mỗi năm 3. Đổi bóng đèn: Hãy dùng đèn huỳnh quang Compact (CFL). CFL có cường độ sáng gấp 10 lần trong khi chỉ tiêu thụ 2/3 điện năng, và giảm bớt 70% sức nóng so với bóng đèn tròn. NÊN 4. Mua những đồ tiết kiệm điện năng Khi mua một chiếc xe mới, hãy chọn lấy một cái tiêu thu ít xăng. Hãy đem những thiết bị, dụng cụ trong một loạt những kiểu ít tiêu thụ điện năng về nhà 5. Bớt sử dụng nước nóng: Hãy sử dụng các lọai vòi phun không mạnh lắm để tiết kiệm nước nóng và điều đó làm giảm khoảng 350 kg CO2 mỗi năm. Chúng ta nên giặt quần áo bằng nước lạnh hoặc ấm, điều đó có thể tiết kiệm ít nhất 500kg CO2 hàng năm đối với mỗi gia đình 6. Trồng cây : Một cây xanh ước tính chỉ có thể thu xấp xỉ một tấn khí CO2 suốt quá trình sống của nó. Trong quá trình quang hợp, nhiều cây xanh và các loài thực vật khác thu khí CO2 và nhả khí O2 Những hình ảnh trồng cây bảo vệ môi trường : 7.Khuyến khích người khác cùng bảo vệ: Chia sẻ thông tin về cách tái chế và bảo tồn nhiên liệu với bạn bè, hàng xóm và đồng nghiệp, Đưa ra những cơ hội khuyến khích các nhà chức trách một cách công khai để thiết lập những chương trình và chính sách có lợi cho môi trường. Hình ảnh tuyên truyền bảo vệ môi trường :