Hiệp định này thừa nhận rằng nguyên nhân của những căng thẳng không ngừng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế xuất phát từ các tiêu chuẩn đa dạng trong việc bảo hộ và các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc thiếu một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc và trật tự nhằm xử lý các hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả. Vì thế, việc quy định những quy tắc và nguyên tắc mới là cần thiết để giải quyết những căng thẳng này. Với mục đích như vậy, hiệp định đã mở ra khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT và của các thỏa ước, Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ, điều khoản về các thủ tục thực thi hữu hiệu cho những quyền này; giải quyết tranh chấp đa phương; và các quy định chuyển tiếp.
10 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hiệp định về quyền sở hữu trí tuệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục 1C - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
Hiệp định này thừa nhận rằng nguyên nhân của những căng thẳng không ngừng trong các mối quan hệ kinh tế quốc tế xuất phát từ các tiêu chuẩn đa dạng trong việc bảo hộ và các thủ tục thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như việc thiếu một cơ cấu đa phương các nguyên tắc, quy tắc và trật tự nhằm xử lý các hoạt động thương mại quốc tế liên quan đến hàng giả. Vì thế, việc quy định những quy tắc và nguyên tắc mới là cần thiết để giải quyết những căng thẳng này. Với mục đích như vậy, hiệp định đã mở ra khả năng áp dụng các nguyên tắc cơ bản của GATT và của các thỏa ước, Công ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ đầy đủ, điều khoản về các thủ tục thực thi hữu hiệu cho những quyền này; giải quyết tranh chấp đa phương; và các quy định chuyển tiếp.
Phần I của hiệp định đưa ra các điều khoản chung và các nguyên tắc cơ bản, đặc biệt là cam kết đối xử quốc gia mà theo đó các công dân của các nước thành viên phải được đối xử không kém ưu đãi hơn so với công dân của các chính nước thành viên đó về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ. Phần này cũng đưa ra điều khoản đối xử tối huệ quốc, là một điều khoản mới trong thỏa thuận sở hữu hữu trí tuệ quốc tế, theo đó bất kỳ thuận lợi nào mà một thành viên dành cho các công dân của một thành viên khác cũng phải được ngay lập tức và vô điều kiện áp dụng cho công dân của tất cả các thành viên khác, ngay cả khi sự đối xử này ưu đãi hơn đối xử mà mà thành viên đó dành cho chính công dân của nước mình.
Phần II nêu rõ về nội dung từng quyền sở hữu trí tuệ. Liên quan đến vấn đề bản quyền, các thành viên phải tuân thủ các điều khoản hiện tại của Công ước Berne về việc bảo vệ tác phẩm văn học và nghệ thuật, bản mới nhất (Pari 1971), mặc dù các điều khoản này không áp dụng để bảo vệ các quyền về đạo đức được quy định trong điều 6 của công ước đó. Hiệp định đảm bảo rằng các chương trình máy tính sẽ được bảo hộ giống như các tác phẩm văn học theo Công ước Berne và đưa ra các phạm vi để các cơ sở dữ liệu này được bảo vệ bản quyền. Những điều khoản quan trọng mới thêm vào so với các quy tắc quốc tế hiện tại trong lĩnh vực bản quyền và các quyền liên quan chính là các điều khoản về quyền cho thuê. Bản dự thảo quy định các tác giả chương trình máy tính và các nhà sản xuất các tác phẩm thu âm có quyền cho phép hoặc cấm việc thuê thương mại các tác phẩm của họ để đưa ra công chúng. Một đặc quyền tương tự cũng được áp dụng đối với các tác phẩm điện ảnh nếu việc cho thuê thương mại đã dẫn đến sự sao chép tràn lan làm suy yếu độc quyền sao chép. Bản dự thảo cũng quy định các nghệ sỹ biểu diễn được bảo hộ khỏi việc phát thanh và thu âm không bản quyền trong các buổi biểu diễn trực tiếp của mình. Thời hạn bảo vệ cho các nghệ sỹ biểu diễn và các nhà sản xuất thu âm là không dưới 50 năm. Các tổ chức phát thanh truyền hình cũng có quyền kiểm soát việc sử dụng các chương trình phát thanh truyền hình mà có thể bị vi phạm bản quyền. Quyền này sẽ kéo dài trong vòng ít nhất là 20 năm.
Liên quan đến vấn đề nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ, hiệp định quy định các loại dấu hiệu phải có đủ khả năng để được bảo hộ như là nhãn hiệu hàng hóa và nhãn hiệu dịch vụ và quy định những quyền tối thiểu mà người sở hữu phải đạt được . Với những nhãn hiệu đã nổi tiếng ở một nước nào đó sẽ càng được bảo hộ. Bên cạnh đó, hiệp định cũng đưa ra những nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu, thời hạn bảo hộ và việc cấp li-xăng (chuyển giao quyền sử dụng) hay việc chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu. Ví dụ, những yêu cầu sử dụng kết hợp nhãn hiệu nước ngoài với một nhãn hiệu nội địa nào đó nhìn chung là sẽ bị cấm.
Về vấn đề chỉ dẫn địa lý, hiệp định quy định rằng các thành viên phải có các biện pháp để ngăn ngừa việc sử dụng bất cứ chỉ dẫn nào khiến khách hàng hiều nhầm về nguồn gốc của hàng hóa và bất kỳ hành vi sử dụng nào có thể cấu thành một hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Một mức độ bảo hộ cao hơn được áp dụng cho chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang và rượu mạnh, khi mà nó được bảo hộ ngay cả trong trường hợp chưa hề có nguy cơ về việc công chúng sẽ hiểu sai về xuất xứ thực . Ngoại lệ được cho phép với những tên gọi đã trở thành thuật ngữ chung, nhưng bất kỳ nước thành viên nào sử dụng ngoại lệ này phải sẵn sàng tham gia đàm phán nhằm bảo vệ chỉ dẫn địa lý khi có yêu cầu. Hơn nữa, các điều khoản phải được đưa ra đàm phán thêm để hình thành nên một hệ thống đa phương để thông báo và đăng ký các chỉ dẫn địa lý dùng cho rượu vang.
Theo như hiệp định, kiểu dáng công nghiệp cũng được bảo vệ với thời gian 10 năm. Chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ có thể ngăn cấm việc sản xuất, bán hàng hoặc nhập khẩu các sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao của kiểu dáng được bảo hộ đó.
Về vấn đề bằng sáng chế, các bên có chung một nghĩa vụ phải tuân thủ những điều khoản hiện hữu của công ước Pari (1967). Thêm vào đó, hiệp định yêu cầu thời hạn bảo hộ không được kết thúc trước khi hết 20 năm áp dụng với tất cả các phát minh, dù là sản phẩm hay quy trình, trong mọi lĩnh vực công nghệ. Các thành viên có thế loại trừ không cấp bằng sáng chế nếu việc khai thác nhằm mục đích thương mại bị cấm vì lý do bảo vệ trật tự công cộng hoặc đạo đức xã hội; tuy nhiên được phép loại trừ đối với các phương pháp chẩn đoán bệnh, phương pháp nội và ngoại khoa, và đối với thực vật và động vật (không phải các chủng vi sinh), và các quy trình sản xuất thực vật và động vật , chủ yếu mang tính chất sinh học và không phải các quy trình phi sinh học hoặc vi sinh. Tuy nhiên, các giống cây phải được bảo hộ bằng hoặc các hệ thống sáng chế hoặc hệ thống riêng hữu hiệu (ví dụ như quyền của người gây giống trong công ước UPOV). Các điều kiện chi tiết được quy định đối với việc cấp li-xăng bắt buộc và trường hợp sử dụng của chính phủ đối với bằng sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu bằng sáng chế đó. Những quyền áp dụng với bằng sáng chế quy trình phải là những sản phẩm trực tiếp thu được từ quy trình đó; trong những trường hợp nhất định, những người bị nghi vi phạm có thể bị triệu tập ra tòa để chứng minh rằng họ không sử dụng quy trình đã được cấp bằng sáng chế.
Về việc thiết kế (đo vẽ) vi mạch, hiệp định quy định các thành viên phải bảo hộ trên cơ sở của Hiệp ước Oa-sinh-tơn được ký tháng 5 năm 1989, nhưng với một số quy định bổ sung: thời hạn bảo hộ tối thiểu là 10 năm; các quyền này phải bao gồm cả những điều khoản xử lý những thiết kế bố trí vi phạm; những người vi phạm mà không biết mình vi phạm được phép sử dụng hoặc bán hàng hóa đã tiếp nhận hoặc đã đặt trước thời điểm biết việc vi phạm nhưng phải trả một khoản tiền bản quyền hợp lý: và trường hợp sử dụng của chính phủ và việc sử dụng li-xăng không tự nguyện chỉ được cho phép kèm theo rất nhiều điều kiện nghiêm khắc.
Bí mật và bí quyết kinh doanh có giá trị thương mại phải được bảo vệ khỏi bị xâm phạm hoặc những hành động khác trái với thông lệ thương mại trung thực. Những dữ liệu thử nghiệm trình nộp chính phủ để xin phê chuẩn tiếp thị dược phẩm và các sản phẩm hóa nông cũng phải được bảo vệ để không bị sử dụng trong thương mại một cách không lành mạnh.
Vấn đề cuối cùng của trong phần này đề cập đến việc quản lý các quy định chống cạnh tranh trong các hợp đồng li-xăng. Việc này phải được thương lượng với chính phủ về các thông lệ và điều kiện mua bán li-xăng đi kèm với các quyền sở hữu trí tuệ có thể gây nên sự lạm dụng những quyền này và tạo ảnh hưởng tiêu cực đối với cạnh tranh. Các biện pháp phòng ngừa đối với việc lạm dụng này phải phù hợp các với các điều khoản khác của hiệp định.
Phần III của hiệp định đặt ra nghĩa vụ cho chính phủ các nước thành viên về việc chuẩn bị thủ tục và các biện pháp phòng ngừa đối với luật trong nước để đảm bảo rằng quyền sở hữu trí tuệ được thực thi một cách hiệu quả bởi những chủ thể quyền nước ngoài cũng như chính công dân của các chính phủ này. Các thủ tục này cần quy định những biện pháp hợp pháp, hiệu quả đối với việc ngăn chặn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhưng cần phải đúng đắn và công bằng, không được phức tạp và tốn kém không cần thiết, và không được đưa ra những thời hạn bất hợp lý và những trì hoãn vô thời hạn. Những quy định này cũng sẽ cho phép việc rà soát của các cơ quan tư pháp về các quyết định hành chính cuối cùng. Phần này không quy định nghĩa vụ thiết lập một hệ thống tư pháp để thực thi quyền sỏ hữu trí tuệ tách biệt với hệ thống tư pháp để thực thi luật nói chung, và cũng không cần ưu tiên cho việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong việc phân bổ các nguồn lực.
Các thủ tục và biện pháp chế tài dân sự và hành chính trong hiệp định gồm có các điều khoản về chứng cứ, lệnh của tòa án, bồi thường thiệt hại và các chế tài khác bao gồm cả các quyền của cơ quan xét xử trong việc xử lý hoặc tiêu hủy những hàng hóa vi phạm. Cơ quan xét xử cũng phải có quyền áp dụng những biện pháp tạm thời có hiệu quả và ngay lập tức, đặc biệt khi việc trì hoãn có thể gây ra những hậu quả không khắc phụ được cho chủ thể quyền hoặc khi chứng cứ có nguy cơ bị thủ tiêu. Các điều khoản tiếp theo liên quan đến các biện pháp cần được áp dụng đối với việc đình chỉ thông quan những hàng hóa giả mạo và vi phạm bản quyền tại các cơ quan hải quan, để ngăn chặn những hàng hóa này vào lưu thông trong nước. Cuối cùng, các nước thành viên phải có những thủ tục và chế tài hình sự ít nhất trong những trường hợp giả mạo nhãn hiệu và vi phạm bản quyền một cách cố ý trên bình diện thương mại. Các biện pháp cần phải bao gồm cả hình thức bỏ tù và phạt vi phạm đủ để ngăn chặn vi phạm.
Hiệp định sẽ thành lập một hội đồng về những vấn đề thương mại liên quan đến sở hữu trí tuệ để điều hành việc thực thi hiệp định và sự tuân thủ của các thành viên đối với hiệp định. Giải quyết tranh chấp sẽ được tiến hành theo thủ tục giải quyết tranh chấp của hiệp định GATT đã được sửa lại trong vòng đàm phán Uruguay.
Về vấn đề triển khai hiệp định, quy định thời gian chuyển đổi 1 năm cho các nước phát triển đưa các luật và các thông lệ vào áp dụng. Các nước đang phát triển và các nước đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có thời gian chuyển đổi là 5 năm, các nước kém phát triển là 11 năm. Các nước đang phát triển hiện tại không có bảo hộ sáng chế sản phẩm trong lĩnh vực công nghệ sẽ phải cần 10 năm để triển khai bảo hộ. Tuy nhiên, đối với dược phẩm và hóa nông phẩm, đối với dược phẩm và hóa nông phẩm, sẽ phải chấp nhận phương thức nộp đơn ngay từ đầu thời kỳ chuyển đổi. Mặc dù bằng sáng chế không cần phải được công nhân cho tới cuối kỳ, tính mới của sáng chế sẽ được bảo vệ từ ngày nộp đơn. Nếu được phép tiếp thị dược phẩm hoặc hóa nông phẩm có liên quan, nước đang phát triển liên quan phải cấp quyền tiếp thị độc quyền sản phẩm trong 5 năm, hoặc cho tới khi quyền sáng chế sản phẩm được công nhận, tùy theo thời hạn nào ngắn hơn.
Tùy theo một số ngoại lệ nhất định, những nghĩa vụ trong hiệp định sẽ áp dụng đối với quyền sở hữu trí tuệ hiện tại cũng như những quyền sở hữu trí tuệ mới.
Văn bản hiệp định:
Phụ lục 1C - Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS)
Câu hỏi thường gặp:
Quyến sở hữu trí tuệ là gì?
Quyền sở hữu trí tuệ (intellectual property – thực chất là các “tài sản trí tuệ”) là từ được sử dụng để chỉ các quyền đối với các sản phẩm trí tuệ.Các quyền này được chia thành các nhóm chính theo Bảng 1 dưới đây. Trong rất nhiều trường hợp các quyền này gắn với giá trị vật chất, có thể mua bán, trao đổi thương mại nên hầu hết các nước đều có quy định để bảo hộ các quyền này nhằm bảo đảm lợi ích của người có quyền và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại liên quan.Đối tượng của các quyền sở hữu trí tuệ bao gồm hai nhóm:
Nhóm sản phẩm nhấn mạnh đến tính sáng tạo, tri thức: Bao gồm Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; Phát minh sáng chế; Kiểu dáng công nghiệp
Nhóm các sản phẩm tuy không mang nhiều tính sáng tạo nhưng cần thiết được bảo hộ để tạo điều kiện phân biệt sản phẩm: Bao gồm Nhãn hiệu hàng hóa; Nhãn hiệu dịch vụ; Tên gọi xuất xứ hàng hóa.
Quyền sở hữu trí tuệ là vấn đề mà các doanh nghiệp có nghiên cứu và phát triển các sản phẩm trí tuệ cần quan tâm đặc biệt nhằm bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích của mình. Đối với các doanh nghiệp khác, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa với nguồn lực dành cho khoa học công nghệ hạn chế, mức độ thực thi bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam và các nước cũng là điều rất đáng quan tâm vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sử dụng công nghệ và các sản phẩm trí tuệ khác của các doanh nghiệp.
Bảng 1 – Quyền sở hữu trí tuệ - Tóm tắt về các hình thức bảo hộ, đối tượng bảo hộ, lĩnh vực áp dụng chủ yếu
Nhóm quyền sở hữu trí tuệ
Loại quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng bảo hộ
Lĩnh vực áp dụng chủ yếu
Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial Properties)
Bằng phát minh sáng chế (li-xăng) (Patent)
Các sáng chế mới, có tính sáng tạo và có khả năng ứng dụng công nghiệp
Các ngành sản xuất
Bằng sáng chế hữu dụng (Utility model)
Sáng chế hữu dụng (quy mô nhỏ)
Các ngành sản xuất
Kiểu dáng công nghiệp (Industrial design)
Kiểu dáng mang tính trang trí sử dụng cho sản phẩm công nghiệp
Các ngành quần áo, ô tô, mô tô, sản phẩm điện tử
Nhãn hiệu hàng hóa (Trademark)
Dấu hiệu hoặc biểu tượng để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa/dịch vụ của doanh nghiệp khác
Tất cả các ngành
Chỉ dẫn địa lý (Geographical indication)
Xác định địa phương xuất xứ của hàng hóa mà chất lượng hoặc các đặc tính khác của hàng hóa gắn liền với địa phương đó
Các ngành công nghiệp thực phẩm và nông sản (đặc biệt ngành sản xuất rượu vang và các đồ uống có cồn)
Quyền sở hữu trí tuệ đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật (Literary and artistic property)
Quyền tác giả và các quyền liên quan (copyrights and neighbouring rights)
Công trình sáng tạo của tác giả và các đống góp liên quan của người biểu diễn, nhà sản xuất ghi âm, tổ chức phát hành
Các lĩnh vực in ấn, giải trí (hình, video, phim ảnh), phần mềm, phát thanh truyền hình
Quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi (Breeder’s rights)
Các loại giống mới, ổn định, thuần nhất và có thể phân biệt được
Công nghiệp thực phẩm và nông sản
Quyền đối với bố trí mạch tích hợp (Integrated circuits)
Sơ đồ thiết kế gốc
Công nghiệp vi điện tử
Quyền đối với Bí mật kinh doanh (Trade secrets)
Bí mật kinh doanh (Trade secrets)
Thông tin về kinh doanh mang tính bí mật
Tất cả các ngành
Tại sao WTO lại một hiệp định riêng liên quan quyền sở hữu trí tuệ?
Quyền sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực riêng biệt, mang tính chuyên môn và không phải lúc nào cũng gắn với thương mại. Tuy nhiên, các quy định về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như quá trình thực thi việc bảo hộ này trong nhiều trường hợp lại có ảnh hưởng lớn đến việc lưu chuyển, mua bán, sử dụng các sản phẩm trí tuệ.Ví dụ nếu một nước không bảo hộ hoặc bảo hộ lỏng lẻo các quyền sở hữu trí tuệ thì sẽ dẫn tới việc khuyến khích hàng giả, hàng nhái, gây thiệt hại cho chủ sở hữu quyền hay người giữ quyền hợp pháp, khiến các nhà đầu tư và kinh doanh e ngại trong việc nghiên cứu, đưa sản phẩm vào thị trường hoặc đầu tư sản xuất. Ngoài ra nếu mỗi quốc gia có một hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ riêng thì sẽ rất phức tạp và gây ra cản trở lớn cho hoạt động thương mại quốc tế.Hiệp định về các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO (sau đây gọi là TRIPS) được thiết lập với mục tiêu tạo ra một mức chuẩn tương đối trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở tất cả các nước thành viên, cụ thể:
Tạo ra những nguyên tắc khung, những tiêu chuẩn tối thiểu để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp thực thi quyền này;
Xác định lộ trình bắt buộc thực hiện các tiêu chuẩn tối thiểu trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ này ở mỗi nước (có tính đến hoàn cảnh thực tế của mỗi nước).
Hộp 1 - Sự khác nhau giữa TRIPS và các công ước về quyền sở hữu trí tuệTrước khi TRIPS ra đời, đã có một loạt các công ước về các quyền sở hữu trí tuệ được xây dựng và ký kết (chủ yếu trong khuôn khổ Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO).TRIPS được xây dựng trên cơ sở các công ước này bằng cách đưa vào quy định của mình phần lớn các điều khoản của các công ước này (TRIPS không nêu lại quy định mà là dẫn chiếu đến các công ước đó).Điểm khác chủ yếu của TRIPS so với các công ước này là:
Phạm vi các loại quyền sở hữu trí tuệ được đề cập trong TRIPS rộng hơn, bao quát hơn (còn các công ước thì mỗi công ước thường chỉ tập trung vào một hoặc một vài đối tượng sở hữu trí tuệ);
TRIPS chỉ tập trung vào các khía cạnh thương mại của quyền sở hữu trí tuệ chứ không phải là tất cả các nội dung của các quyền này;
TRIPS chỉ quy định ngưỡng bảo hộ tối thiểu cho từng loại đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, các nước có thể quy định mức bảo hộ cao hơn miễn là không trái các nguyên tắc trong TRIPS.
Các nội dung cơ bản của TRIPS?
Hiệp định TRIPS bao gồm 05 nhóm nguyên tắc mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ (theo lộ trình), bao gồm:
Nhóm các nguyên tắc cơ bản và nghĩa vụ chung;
Nhóm các tiêu chuẩn về mức độ bảo hộ tối thiểu phải tuân thủ liên quan đến:
Đối tượng được bảo hộ;
Các quyền được hưởng;
Các ngoại lệ được phép đối với các quyền nói trên;
Thời hạn bảo hộ.
Nhóm các quy định về thực tiễn chống cạnh tranh liên quan đến các hợp đồng li-xăng;
Các thủ tục và biện pháp khắc phục nội địa nhằm thực thi việc bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ;
Các thỏa thuận về lộ trình thực hiện các nguyên tắc của Hiệp định đối với từng nước.
Tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn tối thiểu về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong TRIPS là nghĩa vụ bắt buộc đối với các nước thành viên WTO. Doanh nghiệp lại là đối tượng chịu tác động của các quy định mà các nước này ban hành để thực hiện TRIPS. Vì vậy doanh nghiệp cũng cần có hiểu biết cơ bản về TRIPS để định hướng biện pháp thích hợp bảo vệ các lợi ích của mình cũng như xác định chiến lược kinh doanh thích hợp trong những trường hợp khác. Tuy nhiên cần lưu ý rằng đây chỉ là các tiêu chuẩn tối thiểu, trên thực tế, mức độ bảo hộ ở từng nước thành viên WTO có thể cao hơn, phức tạp hơn nhiều.
Các nguyên tắc chung của WTO về vấn đề sở hữu trí tuệ?
Theo quy định của TRIPS, việc ban hành và thực thi các biện pháp bảo hộ về quyền sở hữu trí tuệ phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
Đối xử quốc gia (NT):
Nước thành viên WTO phải dành cho các chủ thể nước ngoài hưởng sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ (bao gồm cả việc cho hưởng, duy trì, thực thi…) không kém thuận lợi hơn sự bảo hộ dành cho công dân nước mình.
Đối xử tối huệ quốc (MFN)
Nước thành viên WTO phải dành cho các chủ thể nước ngoài sự bảo hộ đối với các quyền sở hữu trí tuệ như nhau (không được ưu tiên chủ thể thuộc nước này hơn các chủ thể thuộc nước khác hoặc ngược lại).
TRIPS quy định như thế nào về Bằng sáng chế (patent)?
Bằng sáng chế là một trong những nội dung bảo hộ quan trọng hàng đầu của TRIPS bởi quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế gắn liền với những lợi ích thương mại lớn và có mặt trong hầu hết các ngành sản xuất hiện đại.TRIPS quy định về những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu đối với bằng sáng chế như sau:Về đối tượng được bảo hộBằng sáng chế chỉ được cấp cho các sáng chế (sản phẩm sáng tạo) đáp ứng các điều kiện sau:
Phải có tính mới;
Phải có tính sáng tạo;
Phải có khả năng ứng dụng công nghiệp.
Những sáng chế này có thể liên quan đến sản phẩm, hoặc cũng có thể là các quy trình (bao gồm cả quy trình sản xuất ra sản phẩm) trong tất cả các lĩnh vực sản xuất trừ một số ít ngoại lệ.
Hộp 2 - Các trường hợp có thể từ chối không cấp bằng sáng chếĐể khuyến khích các nước sử dụng hệ thống bảo hộ riêng trong Công ước về bảo vệ giống cây trồng UPOV, TRIPS cho phép các nước thành viên có thể không bảo hộ dưới hình thức bằng sáng chế các đối tượng sau:
Các phương pháp phẫu thuật, điều trị, chẩn đoán dùng trong điều trị cho người và động vật;
Các phát minh về cây trồng h