“… Ngay từ những năm đầu thập kỷ80 của thếkỷtrước, nhà tương
lai học Alvin Toffler đã đưa ra một dựbáo vềmột “quyền lực” của
tương lai, nhưlà một “làn sóng thứba” của xã hội loài người đang
hướng tới… hơn 20 năm sau, Zuckerberg đã “chứng minh” cho
những gì A. Toffler đã nêu… Hiệu ứng Facebookcho chúng ta một
bức tranh tổng quan vềkhái niệm “quyền lực” của những thực thể
ảo thông qua một hệthống liên kết vô hình, nhưng chặt chẽ. Trong
hệ thống đó, mọi ranh giới của nhân loại (văn hóa, sắc tộc, giới tính,
tôn giáo,…) dường nhưkhông tồn tại – đó là “quyền lực” mang tên
Facebook…”
⎯Hứa Tất Đạt, Giám đốc điều hành −Left Brain Connectors
Một cuốn sách hấp dẫn nhưchính cuộc đời của con người mà nó
đang viết về, Mark Zuckerberg – nhân vật của Time 2010. Cho đến
bây giờ, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi: Mark sẽcho ra đời cái gì
tiếp theo trên Facebook? Câu trảlời đến một phần từcuốn sách này,
và trên thực tếhơn nửa tỷngười trên thếgiới đã kết nối với nhau
thông qua Facebook. Tôi cũng là một fan của Facebook.
⎯Phạm Minh Toàn, Chủtịch HĐQT −
Time Universal Communications
“Lịch sửnhân loại có hàng trăm triệu cuốn sách. Mỗi cuốn sách
đều có điểm hay và điểm chưa hay đối với cá nhân người đọc.
Hiệu ứng Facebookcũng không là ngoại lệmặc dù nó thực sựlà
một cuốn sách hay cho bất cứai. Tuy nhiên, khi bạn đọc đến trang
cuối cùng, bật máy tính và theo thói quen, đăng lên Wall của mình
nhận định của bạn vềcuốn sách, nhận được những ý kiến khác
nhau của bạn bè, bạn sẽhiểu được Hiệu ứng thực sựcủa Facebook.
Có lẽ, đây là cuốn sách đầu tiên có sức mạnh đó!”
72 trang |
Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 2581 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hiệu ứng Facebook và cuộc cách mạng toàn cầu xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“… Ngay từ những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nhà tương
lai học Alvin Toffler đã đưa ra một dự báo về một “quyền lực” của
tương lai, như là một “làn sóng thứ ba” của xã hội loài người đang
hướng tới… hơn 20 năm sau, Zuckerberg đã “chứng minh” cho
những gì A. Toffler đã nêu… Hiệu ứng Facebook cho chúng ta một
bức tranh tổng quan về khái niệm “quyền lực” của những thực thể
ảo thông qua một hệ thống liên kết vô hình, nhưng chặt chẽ. Trong
hệ thống đó, mọi ranh giới của nhân loại (văn hóa, sắc tộc, giới tính,
tôn giáo,…) dường như không tồn tại – đó là “quyền lực” mang tên
Facebook…”
⎯ Hứa Tất Đạt, Giám đốc điều hành − Left Brain Connectors
Một cuốn sách hấp dẫn như chính cuộc đời của con người mà nó
đang viết về, Mark Zuckerberg – nhân vật của Time 2010. Cho đến
bây giờ, người ta vẫn luôn đặt ra câu hỏi: Mark sẽ cho ra đời cái gì
tiếp theo trên Facebook? Câu trả lời đến một phần từ cuốn sách này,
và trên thực tế hơn nửa tỷ người trên thế giới đã kết nối với nhau
thông qua Facebook. Tôi cũng là một fan của Facebook.
⎯ Phạm Minh Toàn, Chủ tịch HĐQT −
Time Universal Communications
“Lịch sử nhân loại có hàng trăm triệu cuốn sách. Mỗi cuốn sách
đều có điểm hay và điểm chưa hay đối với cá nhân người đọc.
Hiệu ứng Facebook cũng không là ngoại lệ mặc dù nó thực sự là
một cuốn sách hay cho bất cứ ai. Tuy nhiên, khi bạn đọc đến trang
cuối cùng, bật máy tính và theo thói quen, đăng lên Wall của mình
nhận định của bạn về cuốn sách, nhận được những ý kiến khác
nhau của bạn bè, bạn sẽ hiểu được Hiệu ứng thực sự của Facebook.
Có lẽ, đây là cuốn sách đầu tiên có sức mạnh đó!”
⎯ Hồ Việt Hải, CEO−
i360 Communication Co, Ltd.
2 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
Chúng tôi luôn mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp của quý vị độc giả
để sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Góp ý về sách, liên hệ về bản thảo và bản dịch: publication@alphabooks.vn
Liên hệ về dịch vụ bản quyền: copyright@alphabooks.vn
The Facebook Effect: The Inside Story of the Company that is Connecting the World
By David Kirkpatrick © 2010
MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
Bản quyền tiếng Việt © 2011 Công ty Sách Alpha
Thiết kế bìa: Nguyễn Đức Vũ
Biên tập viên Alpha Books: Trần Thị Khuyên
Lời giới thiệu 3
DAVID KIRKPATRICK
MARK ZUCKERBERG
HIỆU ỨNG FACEBOOK
và Cuộc cách mạng toàn cầu
của mạng xã hội
Tùng Linh, Nguyễn Linh Giang,
Hoàng Ngọc Bích dịch
NHÀ XUẤT BẢN THẾ GIỚI
4 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
Bo tr thông tin
Tạp chí Thế Giới Vi Tính - PC World VN
Tòa soạn 126 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận
3, TP.HCM
ĐT: +84-8-3930-4324
FAX: +84-8-3930-4338
i360 Communication Co., Ltd
Số 4 Nguyễn Đình Chiểu, Phường Đa Kao,
Quận 1, TP.HCM
ĐT: +84-8-6255-6656
FAX: +84-8-2220-0823
Công ty cổ phần Truyền thông Thời Đại
Phòng 1404, Toà nhà Thành Công, 57 Láng
Hạ, Ba Đình, HN
ĐT: +84-4-3513-2783
FAX: +84-4-3513-2784
Lời giới thiệu 5
Lời giới thiệu
heo kết quả của tổ chức thống kê Internet Hitwise,
từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 11 năm 2010, có tới
8,93% lượng người dùng Internet truy cập Facebook;
Google đứng thứ hai với 7,19%, tiếp theo là Yahoo Mail
(3,52%) và Yahoo.com (3,3%). YouTube chỉ đứng thứ năm
với 2,65%. Đây là lần đầu tiên Facebook nhận danh hiệu
“website được truy cập nhiều nhất” của Hitwise. Danh hiệu
này từng thuộc về Google nhiều năm liên tục.
Làm thế nào mà một trang web nội bộ bắt nguồn từ
phòng ký túc xá trường Cambridge, Massachusetts lại có
thể trở thành một mạng xã hội khổng lồ với 500 triệu thành
viên, hỗ trợ 75 ngôn ngữ, ngốn 8 tỷ phút mỗi ngày của
người dùng toàn cầu? Làm thế nào mà Mark Zuckerberg −
một anh chàng hiếu động và ngỗ ngược 19 tuổi lại có thể trở
thành tỷ phú trẻ tuổi nhất trong danh sách uy tín của
Forbes? Và hiệu ứng facebook lan tỏa sâu rộng, mạnh mẽ
như thế nào để có thể được định giá tới 50 tỷ đô-la và được
dự đoán là cho đến năm 2013, thậm chí toàn bộ người dùng
Internet sẽ dùng Facebook?
T
6 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
Đã có nhiều cuốn sách và rất nhiều bài báo nói về thành
công của Facebook, nói về ảnh hưởng của nó trên thế giới.
Bộ phim The Social Network dựa trên sự ra đời của
facebook cũng đã giành được những thành công vang dội tại
giải Quả Cầu Vàng năm 2011. Cũng viết về Facebook,
trong cuốn sách Mark Zuckerberg: Hiệu ứng Facebook,
David Kirkpatrick – phóng viên kỳ cựu về công nghệ của
tạp chí Fortune đã đi sâu vào miêu tả, phân tích về ảnh
hưởng và chiến lược của Facebook trong đời sống xã hội.
Thông qua cuốn sách này, tác giả cho chúng ta thấy quá trình
phát triển không ngừng nghỉ của mạng xã hội này từ khi nó
được thai nghén ý tưởng và từng bước từng bước đạt tới
thành công ngày hôm nay, cũng như Facebook ảnh hưởng tới
cuộc sống của chúng ta như thế nào. Hơn thế nữa, cái nhìn
của ông về cách Facebook sử dụng quyền lực và ảnh hưởng
của nó mà vẫn làm hài lòng 350 triệu người dùng thường
xuyên vô cùng thú vị và rất đáng quan tâm. Trong cuốn sách
này, David Kirkpatrick miêu tả chi tiết lịch sử thú vị của
Facebook, tính cách và con người của người sáng lập và
CEO Mark Zuckerberg, nhân vật trung tâm tạo ra hiệu ứng
toàn cầu cùng các cộng sự. Những may mắn và sơ sẩy của
Facebook đã tao ngộ trong giai đoạn hình thành và phát triển
cũng được tiết lộ chi tiết và đầy đủ.
Mark Zuckerberg: Hiệu ứng Facebook là một cuốn sách
độc đáo chưa từng thấy và không thể bỏ qua đối với những
người quan tâm tới Facebook.
Trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này!
PHẠM TIẾN QUANG
Trưởng Đại diện Văn phòng Hà Nội
Tạp chí Thế Giới Vi Tính
Lời giới thiệu 7
Mục lục
Lời giới thiệu............ oip;Error! Bookmark not defined.
Mở đầu ..............................................................................9
1. Khởi đầu...............................................................36
2. Palo Alto ..............................................................73
3. Mạng xã hội và Internet .....................................110
4. Mùa thu năm 2004 .............................................144
5. Các nhà đầu tư....................................................178
6. Thành lập công ty...............................................212
7. Mùa thu năm 2005 .............................................247
8. Trở thành CEO...................................................262
9. Năm 2006...........................................................298
10. Tính bảo mật ......................................................330
8 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
11. Nền tảng .............................................................359
12. 15 tỷ đô-la ..........................................................392
13. Kiếm tiền............................................................429
14. Facebook và thế giới ..........................................457
15. Thay đổi thể chế .................................................478
16. Sự tiến hóa của Facebook ..................................502
17. Tương lai ............................................................529
Mở đầu 9
Mở đầu
scar Morales cảm thấy rất buồn chán. Tại
Barranquilla, Colombia – nơi anh sống – bây giờ
là đang là kỳ nghỉ đầu năm 2008. Chàng kỹ sư hiền lành
lịch thiệp với tài năng sử dụng máy tính thiên bẩm đang
nghỉ ở một điền viên ven biển cùng gia đình. Nhưng dù
đang là ngày nghỉ, cũng như phần lớn người dân đất nước
này, suy nghĩ của anh lại u ám, vướng bận vì nỗi khốn
khổ của một cậu bé tên là Emmanuel.
Emmanuel là cậu con trai 4 tuổi của Clara Rojas, người
từng bị bắt làm con tin trong những khu rừng nhiệt đới ở
Colombia trong 6 năm. Con trai cô sinh ra khi cô đang bị
lính du kích của Lực lượng Cách mạng Vũ trang
Colombia giam giữ, được biết đến với tên viết tắt tiếng
Tây Ban Nha là FARC. FARC giam giữ tổng cộng 700
con tin, trong đó có ứng cử viên tổng thống Colombia
Ingrid Betancourt, bị bắt cóc cùng Rojas trong cuộc vận
động bầu cử năm 2002.
Nỗi thương cảm và đau buồn về hoàn cảnh những con
O
10 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
tin của FARC luôn hiện hữu trên đất nước Colombia,
cũng như nỗi lo sợ những cuộc phá hoại của quân đội
cách mạng đầy sát khí và sức mạnh. Nhưng gần đây,
trường hợp của Emmanuel đã thu hút được sự quan tâm
đặc biệt của báo chí đại chúng. Trong một thời gian, tổng
thống Hugo Chavez của nước láng giềng Venezuela đã cố
gắng thương lượng với FARC về việc thả Betancourt và
những người khác. Rồi đột nhiên vào cuối tháng 12, quân
du kích tuyên bố họ sẽ sớm giao lại Rojas, Emmanuel và
một con tin khác cho Chavez. Ở một đất nước đã kiệt sức
vì cuộc chiến kéo dài hàng thập kỷ với quân du kích bạo
lực, đây là một tin tốt hiếm hoi. “Mọi người đang mong
chờ một món quà, một phép màu” – Morales, 32 tuổi, nói.
“Và Emmanuel là biểu tượng của điều đó. Cả nước đang
cảm nhận lời hứa hẹn: ‘Làm ơn hãy để Emmanuel được
tự do. Chúng tôi muốn có được điều đó như một món quà
Giáng sinh từ FARC.’”
Nhưng năm mới đã đến, Emmanuel vẫn chưa được tự
do. Sau đó, trong những ngày đầu tiên của tháng 1, Tổng
thống Colombia Alvaro Uribe xuất hiện trên truyền hình,
mang đến một tin gây sửng sốt rằng có vẻ như Emmanuel
đang không nằm dưới sự khống chế của FARC! Hóa ra
thời gian trước, Emmanuel bị ốm nặng, FARC đã mang
cậu bé đi khỏi người mẹ và bỏ cậu lại cho một gia đình
nông dân. Giờ đây, ngoài dự đoán, cậu đang nằm trong
tay chính phủ.
Cả nước vẫn đang trong kỳ nghỉ với rất nhiều thời gian
xem tin tức mà hầu như đều là về cậu bé Emmanuel khổ
sở, ốm yếu bị bỏ rơi. Đại gia đình của Morales rất quan
Mở đầu 11
tâm đến chính trị, ngày ngày ra bãi biển và tranh luận
xem điều gì sẽ xảy đến tiếp theo. “Mọi người rất vui
mừng vì cậu bé đã an toàn, nhưng chúng tôi thì vô cùng
tức giận”, Morales nói. “Chúng tôi cảm thấy như bị
FARC lừa đảo. Sao họ dám thương lượng về mạng sống
của một đứa bé không nằm trong tay họ? Mọi người đều
thấy vậy là rất quá đáng. FARC định đùa cợt và nói dối
chúng ta đến bao giờ?”
Morales thực sự muốn làm một điều gì đó. Vậy là anh
nghĩ đến Facebook. Dù hệ thống này chưa được dịch sang
tiếng Tây Ban Nha, nhưng Morales nói tiếng Anh thành
thạo – cũng như nhiều người Colombia có học khác, và
anh có một tài khoản ở đó hơn một năm – đã đưa lên
những thông tin của mình bằng tiếng Tây Ban Nha và giữ
liên lạc với bạn bè thời trung học và đại học. Dành thời
gian truy cập Facebook đã trở thành một thói quen hàng
ngày của anh.
Trong ô tìm kiếm của Facebook, anh gõ bốn chữ cái
“FARC” và nhấn enter. Không có kết quả nào. Không
một nhóm, một hoạt động tuyên truyền, một sự oán hận
nào cả. Các nhóm được tạo ra cho hầu như mọi thứ trên
đời rất phổ biến trên Facebook. Nhưng với FARC, người
dân Colombia đã quen với việc tức giận nhưng sợ hãi.
Kết quả là cả đất nước trở thành con tin, và điều này đã
diễn ra hàng thập kỷ.
Morales dành một ngày tự hỏi liệu mình có muốn công
khai trên Facebook. Anh quyết đánh liều, thành lập một
nhóm chống lại FARC vào ngày mùng 4. “Nó như một
12 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
liệu pháp vậy”, anh nói. “Tôi phải bày tỏ nỗi tức giận của
mình.” Anh viết một đoạn ngắn miêu tả về mục tiêu đơn
giản của nhóm – đứng lên chống lại FARC. Tự nhận là
một người nghiện máy vi tính, Morales rất thành thạo các
công cụ đồ họa, vậy là anh thiết kế một logo dựa trên ý
tưởng lá cờ Colombia. Anh viết lên đó bốn lời kêu gọi đơn
giản bằng chữ in hoa chạy dọc, câu sau to hơn câu trước
một chút – KHÔNG BẮT CÓC, KHÔNG LỪA DỐI,
KHÔNG GIẾT NGƯỜI, KHÔNG FARC. “Tôi cố hét to
như thể đang ở giữa một đám đông”, anh giải thích. “Đã
đến lúc chiến đấu với FARC. Những gì đã xảy ra đã vượt
quá sức chịu đựng.”
Nhưng anh nên đặt tên cho nhóm này là gì? Trên
Facebook, những tên nhóm kiểu “Tôi cá là tôi có thể tìm
được một triệu người ghét George Bush” rất phổ biến.
Nhưng Morales không thích tên gọi kiểu đó. Chúng rất trẻ
con. Đây không phải một cuộc thi. Đây là chuyện nghiêm
túc. Nhưng anh thích ý tưởng về con số một triệu. Có một
bài hát Tây Ban Nha nổi tiếng có tên “Một triệu người
bạn”. Một triệu người chống lại FARC? Từ tiếng nói
nghe có vẻ đúng hơn. Một triệu tiếng nói chống lại FARC
– Un Millon de Voces Contra Las FARC. Chính là nó.
Sau nửa đêm mùng 4 tháng 1, Morales thành lập nhóm.
Anh để chế độ công khai để bất kỳ thành viên Facebook
nào cũng có thể gia nhập nhóm. Mạng lưới bạn bè của
anh gồm khoảng 100 người, và anh mời tất cả bọn họ.
Anh rất mệt. Anh đi ngủ lúc 3 giờ sáng.
9 giờ sáng hôm sau, anh kiểm tra nhóm. Đã có tới
Mở đầu 13
1.500 người tham gia! “Hoan hô!!!” Morales hét lên sung
sướng. Mọi người hưởng ứng nhiệt tình hơn anh mong
đợi! Ngày hôm đó tại bãi biển, anh nói với gia đình mình
về nhóm và nhờ họ mời bạn bè trên Facebook của họ gia
nhập. Hầu hết trong số họ đều là những người thích dùng
Facebook, và họ cũng ghét FARC. Khi Morales về nhà
vào cuối buổi chiều, nhóm của anh đã có 4.000 thành
viên.
“Đó là lúc tôi tự nhủ: ‘Thôi được, không bãi biển,
không dạo chơi gì nữa.’” Anh đã sẵn sàng cho một công
việc nghiêm túc. “Tôi cảm tưởng, ‘Lạy Chúa! Đây là điều
tôi muốn! Một cộng đồng tận tâm với thông điệp.’”
Trên Facebook có wall (tường) – nơi thành viên có thể
viết lên những suy nghĩ, cũng như các diễn đàn thảo luận
cho những cuộc chuyện trò dài và có trật tự giữa các
thành viên. Morales nhanh chóng kết thân với một số
người tham gia nhóm rất hăng hái. Họ trao đổi nickname
trò chuyện trực tuyến và địa chỉ Skype cùng số điện thoại
di động để có thể tiếp tục chuyện trò khi không có trên
mạng.
Khi ngày càng nhiều người Colombia tham gia nhóm,
các thành viên không chỉ nói về việc họ thấy phẫn nộ với
FARC như thế nào, mà bắt đầu bàn xem họ nên làm gì.
Ngày 6 tháng 1, tức là mới chỉ sang ngày thứ hai, mọi
người đã nhất trí là nhóm nên xuất hiện công khai. Đến
khi nhóm chạm mốc 8.000 thành viên, mọi người đều nói
đi nói lại trên trang thảo luận, “Hãy làm gì đó.”
Cuối chiều mùng 6, những người bạn mới của anh trên
14 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
Facebook, nhất là hai người đã nói chuyện với Morales
qua điện thoại, thuyết phục anh nên đề xuất một cuộc biểu
tình. Khi anh làm vậy, ý kiến này được hưởng ứng nhiệt
liệt trên wall và trang thảo luận. Đến cuối ngày, nhóm
người vẫn được điều hành từ phòng ngủ trên gác nhà
Morales đã quyết định tổ chức một cuộc diễu hành quốc
gia chống lại FARC. Ngày tuần hành sẽ là mùng 4 tháng
2, một tháng sau ngày thành lập nhóm. Morales, vốn quen
bị gạt ra ngoài vì sống ở tỉnh lẻ, khăng khăng rằng cuộc
tuần hành sẽ diễn ra không chỉ ở Thủ đô Bogota mà phải
trên khắp cả nước, trong đó tất nhiên có cả thành phố quê
anh là Barranquilla.
Morales bèn tạo một sự kiện có tên Cuộc tuần hành
quốc gia chống lại FARC. Anh và những người đồng tổ
chức – một vài người trong số đó đã dành nhiều tâm
huyết cho kế hoạch như anh, ngay lập tức nhận được phản
ứng từ những nơi không ngờ đến. Thành viên ở Miami,
Buenos Aires, Madrid, Los Angeles, Paris và những nơi
khác tranh luận rằng đây nên là một cuộc biểu tình trên
toàn thế giới. Morales thậm chí không nhận ra rằng có
người sống ngoài Colombia đã gia nhập nhóm. Những
người Colombia di cư này dùng Facebook một phần là để
cập nhật tin tức ở quê hương. Họ cũng muốn tham gia
phong trào này. Vậy là nó trở thành một cuộc biểu tình
trên toàn cầu.
Điều xảy ra sau đó là một trong những ví dụ đáng
kinh ngạc nhất của hoạt động tuyên truyền thời đại số
trên thế giới. Ngày 4 tháng 2, theo ước lượng của báo
chí, khoảng 10 triệu người diễu hành chống lại FARC
Mở đầu 15
trên hàng trăm thành phố của Colombia. Thêm hai triệu
người khác diễu hành tại các thành phố trên toàn thế
giới. Một phong trào bắt đầu với một bài viết được xuất
phát từ nỗi bức xúc với thực tế của một cá nhân trên
Facebook lúc nửa đêm trong phòng ngủ đó đã dẫn đến
một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trên toàn thế
giới.
Sự mới mẻ của Facebook đã giúp cuộc biểu tình của
Morales thu hút được sự chú ý tại Colombia. Dù đã có vài
trăm nghìn người Colombia sử dụng Facebook, nhưng nó
vẫn không phổ biến đối với tất cả người dân. Vì vậy, khi
báo chí bắt đầu đưa tin về kế hoạch cho cuộc biểu tình
tiếp theo, các câu chuyện tập trung nhấn mạnh vào tác
động đáng ngạc nhiên của thứ hàng nhập khẩu từ Mỹ này
và “những đứa trẻ Facebook” – như cách mà nhiều bài
báo hay chương trình tivi và radio gọi họ. Tuy Morales và
những người đồng tổ chức hầu hết đều mới hơn 30 tuổi,
nhưng cả nước đều rất vui mừng trước triển vọng rằng
những người trẻ tuổi không hề e sợ FARC.
Khi Tổng thống Colombia Alvaro Uribe và giới chức
trách biết đến cuộc nổi dậy này, họ làm mọi thứ có thể để
nó thành công. Sau một hay hai tuần, chỉ huy quân đội địa
phương chuẩn bị cho Morales ba vệ sĩ và một chiếc ô tô
mà anh dùng trong ngày 4 tháng 2. Thị trưởng và chính
quyền thành phố trên khắp cả nước kết hợp chặt chẽ với
những người tình nguyện biểu tình trong cuộc diễu hành.
Nhưng điều đáng chú ý chính là việc rất nhiều người
Colombia trên Facebook đã đăng ký vào nhóm bằng tên
thật. Đến ngày diễu hành đã có 350 nghìn thành viên. Sau
16 MARK ZUCKERBERG: HIỆU ỨNG FACEBOOK
hàng thập kỷ sợ hãi và bị đe dọa, Facebook đã giúp những
người Colombia trẻ tuổi cảm nhận sự yên tâm trong số
đông để bày tỏ nỗi căm phẫn của mình.
Khi tin tức về cuộc diễu hành lan tràn trên mặt báo
hàng ngày và Facebook trở thành công cụ tuyên truyền
then chốt, trang web này vẫn là trung tâm. “Facebook là
cơ quan đầu não của chúng tôi”, Morales nói. “Nó là báo
chí. Nó là bộ tư lệnh trung ương. Nó là phòng thí nghiệm
– là mọi thứ. Facebook là tất cả, cho đến tận ngày cuối
cùng.”
Tự Morales đã tình nguyện sắp xếp cuộc biểu tình địa
phương tại Barranquilla. Anh trông đợi khoảng 50 nghìn
người đến. Trên thực tế, 300 nghìn người đã đến, khoảng
15% số dân trong thành phố. Họ phủ kín hơn mười khu
phố. Chính giữa trưa, Morales đọc một bản tuyên bố đã
được nhóm soạn thảo và nhất trí. Nó được phát trên
truyền hình khắp châu Mỹ Latinh. Người biểu tình tập
trung tại cả những nơi xa xôi như Dubai, Sydney và
Tokyo. Trên mục tin tức địa phương, một phụ nữ được
phỏng vấn giữa đám đông diễu hành ở Bogota. Người
phỏng vấn hỏi cá nhân cô đã bị FARC làm tổn thương
chưa. Cô trả lời: “Rồi, vì tôi là người Colombia.”
Morales và các thành viên trong nhóm đã chạm đến nỗi
thất vọng chôn sâu trong tinh thần chung của đất nước.
Trong khi áp lực từ Tổng thống Uribe đóng vai trò chủ
chốt làm FARC yếu đi, thì các cuộc biểu tình dường như
cũng đã giáng những đòn của riêng nó. Thể hiện rằng
quân du kích đã nhận thức được sâu sắc về cuộc diễu
hành sắp tới, vào ngày thứ bảy trước khi nó diễn ra, họ
Mở đầu 17
tuyên bố sẽ thả ba con tin trước đây đều là đại biểu quốc
hội Colombia như một hành động “nhân đạo”. Ingrid
Betancourt và mười bốn con tin khác được quân đội
Colombia giải cứu trong một cuộc hành quân của lính đặc
công vào tháng 7 năm 2008. Trong các cuộc phỏng vấn,
cô nhớ đã nghe đài trong rừng ngày 4 tháng 2, bao quanh
là những kẻ bắt giữ mình. Cô nói cô đã vô cùng cảm động
khi nghe tiếng người biểu tình đồng thanh hô: “Đả đảo
FARC! Tự do! Tự do!” Quân du kích không chịu nổi đã
phải tắt đài. Oscar Morales kể điều này với tôi trong một
quán cà phê ở Manhattan hồi cuối năm 2008. Giọng anh
nghẹn lại. Nước mắt tuôn trào. Nhóm của anh và cuộc
biểu tình về sau đã khiến anh trở nên nổi tiếng trên cả
nước và toàn thế giới. Nhưng lời buộc tội và mối quan
tâm đã thúc đẩy anh thành lập Un Million de Voces
Contra Las FARC vẫn còn đó. Ngày nay, anh vẫn dành cả
đời mình cho cuộc vận động chống lại FARC.
Tuy Facebook không phải một công cụ chính trị, nhưng
những người sáng lập ra nó đã sớm nhận ra nó có tiề