TÓM TẮT
Muốn đổi mới giáo dục trước hết phải có triết lí giáo dục. Một trong những nội dung
quan trọng của triết lí giáo dục Việt Nam hiện nay là làm sao hình thành ở trẻ em con người
nhân văn, tức là con người không chỉ hiểu biết, nắm vững tri thức mà còn biết yêu thương,
khoan dung, có năng lực cảm xúc và tư duy sáng tạo, có ý thức về cá nhân và công lí.
Các môn Văn, Sử, Nhạc, Họa là những môn học có ưu thế lớn trong việc thực hiện yêu
cầu này. Tuy nhiên, việc giảng dạy các môn này trong nhà trường hiện nay chưa làm tốt
nhiệm vụ đặt ra. Cần đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy
các môn học để góp phần hình thành một thế hệ trẻ thông minh, nhân ái, tự tin và sáng tạo.
5 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 299 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thành con người nhân văn như một yêu cầu của giáo dục phổ thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 24 - Thaùng 11/2014
56
HÌNH THÀNH CON NGƯỜI NHÂN VĂN
NHƯ MỘT YÊU CẦU CỦA GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
NGUYỄN THỊ KIM NGÂN(*)
TÓM TẮT
Muốn đổi mới giáo dục trước hết phải có triết lí giáo dục. Một trong những nội dung
quan trọng của triết lí giáo dục Việt Nam hiện nay là làm sao hình thành ở trẻ em con người
nhân văn, tức là con người không chỉ hiểu biết, nắm vững tri thức mà còn biết yêu thương,
khoan dung, có năng lực cảm xúc và tư duy sáng tạo, có ý thức về cá nhân và công lí.
Các môn Văn, Sử, Nhạc, Họa là những môn học có ưu thế lớn trong việc thực hiện yêu
cầu này. Tuy nhiên, việc giảng dạy các môn này trong nhà trường hiện nay chưa làm tốt
nhiệm vụ đặt ra. Cần đổi mới căn bản chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy
các môn học để góp phần hình thành một thế hệ trẻ thông minh, nhân ái, tự tin và sáng tạo.
Từ khóa: triết lí giáo dục, con người nhân văn, năng lực cảm xúc, tư duy sáng tạo
ABSTRACT
A constructed philosophy of education is the primary condition for fundamental and
comprehensive innovation in education and training. One theory of philosophy of
education is how to mould our children into the persons of human culture, i.e. the
individuals who have not only the knowledge but also the affection and generosity, who are
imbued with not only emotions but also creative thinking, who are conscious of the
individual interests and justice.
Literature, History, Music, Painting as subject-taught in schools play an advantageous
role in implementing these missions. However, the teaching of the social dis ciplines has
not met the current requirements. A fundamental and comprehensive innnovation in
syllabus, cirriculum and teaching methods have become a must in order to make a
contribution to forming a generation of intelligence, humaneness, self – confidence and
creativity.
Keywords: constructed philosophy of education, the persons of human culture,
emotions, creative thinking
(*)Trong cuộc đổi mới giáo dục hiện nay
có rất nhiều vấn đề đang đặt ra. Đổi mới
phải bắt đầu từ đâu? Cần đột phá ở khâu
nào? Cốt lõi của cải cách là cái gì? Đây là
những vấn đề lớn, chúng tôi không có khả
năng và không dám bàn tới. Tuy nhiên
thiết nghĩ, nếu nói bắt đầu từ đâu thì nhất
định phải bắt đầu từ tư duy, từ quan niệm.
(*)TS, Trường Đại học Sài Gòn
Dù có chọn một điểm nào đó để đột phá, để
làm bung ra mọi thứ và sắp xếp lại, ví dụ
như đột phá vào khâu tuyển sinh hay thi cử
chẳng hạn, thì công việc đột phá ấy cũng
phải xuất phát từ một quan niệm chung nào
đó, phải được đặt trong hệ thống một chuỗi
hành động được tính toán đầy đủ, chứ
không phải là một sự lựa chọn tùy tiện,
ngẫu nhiên. Ngay cả bản thân việc tổ chức
57
lại hệ thống giáo dục, cách quản lí giáo dục
tuy cũng thuộc vào hàng những vấn đề ưu
tiên số một nhưng để làm tốt điều này cũng
lại phải dựa vào một quan niệm chung nhất
quán. Vì vậy có thể nói triết lí giáo dục là
điểm khởi đầu của cải cách giáo dục. Công
cuộc cải cách giáo dục không chỉ có vấn đề
triết lí giáo dục mà còn nhiều vấn đề quan
trọng khác. Nhưng không bắt đầu từ triết lí
giáo dục, không xây dựng hệ thống hoạt
động cải cách trên nền tảng một triết lí giáo
dục hiện đại nhân văn, được quan niệm rõ
ràng, nhất quán thì những đổi mới hay cải
tiến khác về nội dung giảng dạy, chương
trình, sách giáo khoa, phương pháp giảng
dạy...vv.. sẽ chông chênh, không đầy đủ.
Không có điều kiện đi sâu vào vấn đề
triết lí giáo dục, chúng tôi chỉ muốn nhấn
mạnh rằng, dù trong các cuộc thảo luận về
triết lí giáo dục, các ý kiến có khác nhau
như thế nào, nhìn chung vẫn có một sự
thống nhất căn bản: đó là làm sao nền giáo
dục của chúng ta phải hình thành nên
những con người nhân văn và có tri thức,
những con người có khả năng sáng tạo và
được tự do phát triển.
Đối chiếu với triết lí, mục tiêu như trên
chúng ta thấy nhà trường chúng ta chưa
hoàn thành được sứ mạng của mình. Tất cả
những xuống cấp văn hóa và đạo đức hiện
nay, những hiện tượng hết sức xấu hổ và
đau lòng đang diễn ra hàng ngày và tràn
ngập trên các phương tiện thông tin đại
chúng, có nguyên nhân xã hội sâu xa của
chúng. Nhưng ở đây cũng có một phần
trách nhiệm của giáo dục.
Trách nhiệm ấy nằm ở chỗ nào, cách
dạy của nhà trường có chỗ nào còn bất cập,
làm cho nhà trường không thể làm tốt sứ
mạng của mình. Chúng tôi xin phân tích
một vài trường hợp cụ thể, thông qua việc
dạy Văn, dạy Sử và một số môn học khác
để cùng suy nghĩ.
Dạy Văn trong trường phổ thông (bao
gồm cả tiểu học) là một vấn đề phức tạp,
dư luận xã hội cũng thường quan tâm và
nhiều nhà nghiên cứu cũng đã có ý kiến
thảo luận. Tuy nhiên cho đến nay mục tiêu
của môn học này vẫn chưa được quan niệm
đầy đủ và rõ ràng và điều này bộc lộ rõ rệt
nhất trong thực tế giảng dạy trong nhà
trường. Là một giáo viên nhiều năm đứng
lớp, chúng tôi thấy có một thời dạy Văn
gần như dạy chính trị. Hầu hết các tác
phẩm đưa vào sách giáo khoa để giảng dạy
là tác phẩm có ý nghĩa cách mạng (tính giai
cấp, tính lạc quan, kiên định lập trường).
Đối với các tác phẩm không thuộc dòng
văn học cách mạng thì khi phân tích, bình
giảng, giáo viên cũng hướng học sinh đánh
giá tác phẩm theo các tiêu chuẩn giá trị
trên. Những năm gần đây khuynh hướng
này đã được khắc phục, các bài văn trong
sách giáo khoa đã đa dạng hơn, có nhiều
áng văn hay hơn. Tuy nhiên cách dạy của
nhiều thầy cô giáo vẫn còn lạc hậu, không
theo kịp, vẫn muốn biến bài dạy Văn thành
dạy đạo đức và chính trị.
Đáng chú ý là cùng với việc khắc phục
khuynh hướng chính trị hóa việc dạy Văn,
hiện nay đang tồn tại một xu hướng khác –
đó là biến môn Văn thành môn học cung
cấp kiến thức về văn học, tiểu sử tác giả,
thi pháp tác phẩmv..v.. Thay vì dạy văn
chương, chúng ta lại dạy nghiên cứu về văn
chương. Kết quả là nội dung tư tưởng –
tình cảm của tác phẩm không được khắc
sâu, cái hay cái đẹp của tác phẩm cũng
không được cảm nhận, cái còn lại nhiều
nhất vẫn là những kiến thức thuộc lòng
về bố cục, chủ đề, các biện pháp nghệ thuật
được sử dụng..v..v Môn Văn không còn
lôi cuốn nữa vì mất đi phần hồn, phần sáng
tạo, chỉ còn là môn cung cấp kiến thức
58
thuần túy như các môn Khoa học Tự
nhiên, Kỹ thuật. Điều này cũng diễn ra
tương tự với việc dạy tiếng Việt mà nhiều
nhà chuyên môn và các bậc cha mẹ học
sinh đã từng lên tiếng: việc dạy tiếng Việt
trong trường phổ thông không tập trung
hướng học sinh vào việc sử dụng tiếng mẹ
đẻ thành thạo mà chỉ cung cấp kiến thức
mang tính chất ngôn ngữ học. Kết quả là
học sinh học tiếng Việt rất vất vả, nặng nề,
lên đến đại học vẫn viết sai câu, sai chính
tả, diễn đạt, từ ngữ
Vì sao có hiện tượng trên đây? Theo
chúng tôi cái gốc là ở quan niệm, ở triết lí
giáo dục và việc thực hiện triết lí đó một
cách cụ thể trong chương trình, sách giáo
khoa, trong phương pháp giảng dạy. Nếu
quan niệm sứ mạng của nhà trường là hình
thành những con người nhân văn thì mục
tiêu của các môn học phải thể hiện được
điều đó.
Theo chúng tôi, trường phổ thông, bên
cạnh các môn cung cấp những tri thức phổ
thông nhằm phát triển trí tuệ như các môn
khoa học cơ bản, vi tính, ngoại ngữ còn
có những môn cung cấp kinh nghiệm sống
phổ thông nhằm hình thành nhân cách, thế
giới tinh thần của trẻ em. Đây là hai loại
“phổ thông” rất khác nhau: một loại phổ
thông về kiến thức, một loại phổ thông về
năng lực cảm xúc, năng lực tình cảm. Một
cái là IQ (intelligence quotient – chỉ số
thông minh), một cái là EQ (Emotional
quotient– chỉ số cảm xúc). Sứ mạng đặc
trưng của môn Văn trong nhà trường chính
là ở chỗ nó không phải là những phương
tiện để giáo dục chính trị hay đạo đức,
cũng không phải để cung cấp những tri
thức về ngành Văn học mà quan trọng
là hình thành những năng lực tình cảm
căn bản, những cảm xúc về giá trị, về
đẹp, xấu, yêu, ghét. Điều này sẽ góp phần
hình thành con người nhân văn bên cạnh
con người tri thức, tạo nên sự phát triển hài
hòa, cân bằng của học sinh. Cũng cần lưu ý
rằng khi nói đến việc hình thành con người
nhân văn, không nên hiểu đây chỉ là con
người có lòng nhân ái, biết yêu thương mà
đây là con người có ý thức về cá nhân
mình, có bản lĩnh, biết khát khao chân lý
và tự do. Các tác phẩm văn chương xuất
sắc xưa nay bao giờ cũng chứa đựng những
nội dung và tinh thần đó. Vấn đề là các
thầy cô giáo có hiểu được và có khả năng
truyền đạt cho học sinh được hay không.
Liên quan đến vấn đề xác định mục
tiêu môn học trong việc hình thành con
người nhân văn ở trường phổ thông, chúng
tôi muốn nêu thêm một trường hợp nữa là
môn Lịch sử Việt Nam.
Môn Lịch sử có khác môn Văn một
chút bởi vì ở đây vị trí của phần kiến thức
khá quan trọng. Tuy nhiên xét trong tổng
thể và trong tương quan với các môn cung
cấp tri thức phổ thông thì môn Lịch sử vẫn
gần với môn Văn hơn. Dạy Sử là để học
sinh biết được lịch sử dân tộc, nhưng quan
trọng hơn là để các em yêu dân tộc, tự hào
với chiến công của cha ông và thấm thía
với nỗi đau, bất hạnh của dân tộc. Cái
chính đối với môn Lịch sử không phải là
nhớ chính xác, thuộc lòng, năm nào, tháng
nào xẩy ra trận đánh, các sự kiện và các chi
tiết mà là cảm hứng về sự kiện, bài học rút
ra, sợi dây liên hệ giữa quá khứ và hiện tại.
Vừa qua dư luận xã hội xôn xao về hiện
tượng hàng ngàn bài thi đại học, cao đẳng
(bị điểm không (0) môn Lịch sử. Điều này
có nhiều nguyên nhân, nhưng một trong
những nguyên nhân quan trọng đó là do
cách dạy ở nhà trường. Môn Sử đã không
thu hút được học sinh do cách dạy nhồi
nhét tri thức, thiên về học thuộc lòng, nhớ
máy móc, diễn giải cứng nhắc, rập khuôn,
59
giáo điều, mất đi tất cả cái hồn của biến cố,
sự kiện. Cách dạy này một phần bắt nguồn
từ quan niệm không đầy đủ về tính chất và
mục tiêu của môn học trong việc hình
thành con người nhân văn mà trong số các
môn học trong nhà trường thì môn Lịch sử
có một vị trí đặc biệt.
Nếu chú ý kĩ, chúng ta sẽ thấy đây
cũng là tình trạng diễn ra với hai môn Nhạc
và Họa. Cùng với Văn, Sử đây là hai môn
có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng
năng lực cảm xúc, khả năng cảm nhận cái
hay, cái đẹp và những giá trị của cuộc
sống. Song thực tế giảng dạy hiện nay ở
các trường cho thấy việc dạy Nhạc, Họa đã
bị biến thành việc dạy tri thức và kĩ năng
thuần túy, phần dạy cảm nhận vẻ đẹp của
âm thanh, màu sắc, cách nghe nhạc, cách
xem tranh đã không được quan tâm đầy đủ.
Nhiều học sinh vì không thích, hoặc không
có khả năng vẽ, hát, chơi đàn đã bị loại
khỏi cuộc chơi và chán, không thích học.
Rõ ràng nhà trường đã bỏ lỡ mất một cơ
hội trong việc hình thành con người “phổ
thông” xét dưới khía cạnh nhân văn và để
cho khuynh hướng dạy và học thiên về thu
nhận tri thức lấn lướt.
Những ví dụ và phân tích trên đây cho
thấy vấn đề xác định mục tiêu và tính chất
môn học rất quan trọng. Nhưng để xác định
đúng phải có một triết lí giáo dục làm nền
tảng, làm điểm xuất phát. Dĩ nhiên từ triết
lí giáo dục đến thực tiễn giảng dạy là cả
một vấn đề. Có triết lí giáo dục đúng
nhưng nếu không quán triệt được trong xây
dựng chương trình, xây dựng mục tiêu môn
học, trong biên soạn sách giáo khoa cũng
như trong cách giảng dạy của thầy cô giáo
thì cuối cùng triết lí giáo dục vẫn không
phát huy được sứ mạng của nó.
Những phân tích của chúng tôi ở đây
về tình hình giảng dạy Văn, Sử, Nhạc, Họa
chủ yếu nhằm làm rõ sự cần thiết, tiên
quyết của triết lí giáo dục. Triết lí giáo dục
đã ảnh hưởng cụ thể như thế nào đến thực
tế dạy và học, đến sản phẩm của nhà
trường. Chúng tôi cũng thiết tha mong
muốn các cấp quản lý, các nhà biên soạn
chương trình, các tác giả sách giáo khoa
hãy quan tâm nhiều hơn nữa đến việc hình
thành con người nhân văn như là một
thành tố cơ bản của mục tiêu giáo dục. Cần
quán triệt nó hơn nữa trong cấu trúc
chương trình, trong xác định mục tiêu môn
học. Việc hình thành con người nhân văn là
công việc của cả hệ thống giáo dục, của
toàn bộ các hoạt động giáo dục trong và
ngoài nhà trường. Tuy nhiên, vị trí của các
môn học rất quan trọng và sự đổi mới ở
đây là trong tầm tay, có thể kiểm soát
được, không phụ thuộc quá nhiều vào các
điều kiện khách quan bên ngoài. Làm hay
không làm được điều này cũng là một yêu
cầu, một thách thức đối với việc cải cách
mà hiện nay chúng ta đang mong muốn
thực hiện./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN
và hội nhập quốc tế”.
60
2. Lương Vị Hoàng - Khổng Khang Hoa (2008), Triết học giáo dục hiện đại (Bùi Đức
Thiệp dịch), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. Nguyễn Đăng Tiến (2001), Nhà trường phổ thông Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử,
Nxb ĐHQG Hà Nội.
4. Education Digest, March 2012.
5. Theo Education Next, số Fall 2013/ vol.13, No.4.
* Ngày nhận bài: 20/10/2014. Biên tập xong: 05/11/2014. Duyệt đăng: 07/11/2014