Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo

Tóm tắt. Để hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học, trước hết người giảng viên cần xác định rõ vai trò của môn học đối với việc hình thành những năng lực sư phạm cho người học, từ đó xây dựng bản tham chiếu trong dạy học môn học một cách hợp lí. Bên cạnh đó, từ khâu thiết kế, chuẩn bị kế hoạch bài giảng đến khâu tổ chức thực hiện bài giảng cũng cần thay đổi theo tiếp cận năng lực; phối kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học; đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình trong học tập, mặt khác, cần có sự đảm bảo cơ bản về môi trường và điều kiện tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục học trong các nhà trường sư phạm.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên đại học sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0206 Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8B, pp. 172-179 This paper is available online at HÌNH THÀNH NĂNG LỰC DẠY HỌC CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM QUA GIẢNG DẠYMÔN GIÁO DỤC HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO Nguyễn Thị Thanh Hồng Khoa Tâm lí - Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Để hình thành năng lực sư phạm cho sinh viên trong quá trình dạy học môn Giáo dục học, trước hết người giảng viên cần xác định rõ vai trò của môn học đối với việc hình thành những năng lực sư phạm cho người học, từ đó xây dựng bản tham chiếu trong dạy học môn học một cách hợp lí. Bên cạnh đó, từ khâu thiết kế, chuẩn bị kế hoạch bài giảng đến khâu tổ chức thực hiện bài giảng cũng cần thay đổi theo tiếp cận năng lực; phối kết hợp các PPDH truyền thống và hiện đại, sử dụng linh hoạt các hình thức dạy học; đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá, chú trọng đánh giá quá trình trong học tập, mặt khác, cần có sự đảm bảo cơ bản về môi trường và điều kiện tổ chức hoạt động dạy học môn Giáo dục học trong các nhà trường sư phạm. Từ khóa: Hình thành, năng lực dạy học, sinh viên sư phạm, thông qua, môn Giáo dục học. 1. Mở đầu Để hoạt động có hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có những năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. Những năng lực cơ bản này không phải có sẵn, mà nó phải được giáo dục, phát triển và bồi dưỡng ở mỗi người. Năng lực dạy học là năng lực cơ bản của nhà giáo - những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường và các cơ sở giáo dục. Năng lực dạy học được hình thành và phát triển thông qua nhiều con đường khác nhau, nhưng cơ bản nhất là qua quá trình đào tạo ở các nhà trường sư phạm và qua trải nghiệm thực tế cũng như ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi cá nhân. Vấn đề về năng lực giảng dạy luôn được quan tâm trong các giai đoạn phát triển của nhà trường ở các nước. Tại Liên Xô (trước đây) và các nước Xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, các nghiên cứu về phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên được triển khai rộng rãi. Những nghiên cứu về dạy học và năng lực giảng dạy cũng được quan tâm ở các nước phương Tây như Hoa Kì, Canada, Úc, Pháp. . . Các tác giả tiêu biểu có thể kể đến là J.B.Bigs & R.Tellfer (1987) [5], K. Barry & L.King (1993) [5], G. Petty (1998) [5]. Trong công trình nghiên cứu của G.Petty, trên cơ sở giới thiệu quan điểm về các lí thuyết học tập, tác giả đã xác định và hướng dẫn giáo viên thực hành các kĩ năng dạy học [6]. Trong những năm 70 của thế kỉ XX một quan điểm giáo dục và đào Ngày nhận bài: 10/07/2015. Ngày nhận đăng: 15/10/2015. Liên hệ:, e-mail: dunghongly2006@yahoo.com 172 Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học... tạo được phổ biến và phát triển rộng rãi khắp đất nước Mĩ, đó là quan điểm tiếp cận năng lực. Sau đó quan điểm tiếp cận này ảnh hưởng sâu rộng đến nền giáo dục của nhiều nước khác trên thế giới, như Anh, Úc, New Zealand, LB Nga. . . Xu hướng chung này cho phép là chuyển từ dạy học "tập trung vào kiến thức" sang "tập trung vào năng lực". Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu về giáo viên, đặc biệt là về năng lực sư phạm, kĩ năng dạy học cũng được quan tâm nghiên cứu. Tác giả Lê Văn Hồng với đề tài “Một số vấn đề về năng lực sư phạm của người giáo viên Xã hội chủ nghĩa” đã nêu lên tương đối cụ thể các năng lực sư phạm cần có của người giáo viên xã hội chủ nghĩa [4]. Tác giả Nguyễn Như An trong nghiên cứu của mình đã nêu bốn nhóm kĩ năng giảng dạy trên lớp về môn Giáo dục học và xây dựng quy trình rèn luyện hệ thống kĩ năng đó cho sinh viên [1]. Tác giả Phan Thanh Long đã xác định nội hàm và thực trạng kĩ năng dạy học của sinh viên cao đẳng sư phạm và đưa ra một số yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc hình thành kĩ năng dạy học cho sinh viên trong nghiên cứu đề tài Luận án Tiến sĩ [6]. Về vấn đề dạy học theo tiếp cận năng lực và hình thành các năng lực cho sinh viên sư phạm, tác giả Trần Thị Tuyết Oanh cũng đã có những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học như: “Hình thành tư duy phê phán cho sinh viên trong quá trình dạy học ở Đại học” [9], “Tiếp cận đánh giá trên cơ sở thực hiện và hoạt động học của sinh viên Đại học hiện nay” [10], “Xây dựng bài tập thực hành môn giáo dục học theo tiếp cận phát triển năng lực” [11]. . . Điểm qua một số nghiên cứu của các tác giả, chúng tôi nhận thấy vấn đề dạy học hướng vào hình thành năng lực cho người học đã được quan tâm nghiên cứu, tuy nhiên, với những đặc điểm của môi trường dạy học hiện đại thì những cách thức và con đường dạy học để hình thành những năng lực cụ thể cho người học cần có những nghiên cứu tiếp nối nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Trường Đại học Sư phạm (ĐHSP) là cơ sở đào tạo giáo viên có trình độ đại học cho các loại hình nhà trường trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Quá trình dạy học của giảng viên ở các trường ĐHSP tác động trực tiếp tới việc hình thành năng lực dạy học (năng lực nghề) của sinh viên - những giáo viên tương lai. Ở các trường sư phạm, Giáo dục học (GDH) là môn học thể hiện trực tiếp đặc trưng nghề nghiệp, đặt cơ sở ban đầu quan trọng về mặt nghiệp vụ cho việc đào tạo giáo viên. Môn GDH trang bị cho sinh viên (SV) những lí luận cơ bản, hiện đại về GDH, hình thành cho SV những kĩ năng sư phạm để sau khi ra trường họ có thể tiến hành tốt các hoạt động dạy học và giáo dục, tạo điều kiện để họ không ngừng tự nâng cao năng lực sư phạm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục. Tuy nhiên trong thực tế, việc dạy học và tổ chức tự học môn GDH cho SV các trường ĐHSP hiện nay còn tồn tại một số bất cập, chủ yếu mới dừng lại ở việc cung cấp cho người học hệ thống tri thức nhất định trong phạm vi môn học; nhiều SV không tìm ra được mối liên hệ giữa những tri thức GDH với hoạt động giáo dục và dạy học họ sẽ đảm nhận sau khi ra trường; việc hình thành và rèn luyện cho SV những kĩ năng dạy học nhằm đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của nghề nghiệp trong tương lai tuy đã được chú ý nhưng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Chính bởi vậy, việc tìm ra những biện pháp cụ thể để hình thành năng lực dạy học cho sinh viên trong quá trình dạy học ở nhà trường sư phạm nói chung, qua dạy môn Giáo dục học nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục - Đào tạo hiện nay là một việc làm có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao. 173 Nguyễn Thị Thanh Hồng 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới Giáo dục - Đào tạo 2.1.1. Môn Giáo dục học trong nhà trường Đại học Sư phạm Như đã đề cập ở trên, nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường sư phạm là đào tạo đội ngũ giáo viên cho các trường phổ thông. Nhà trường sư phạm là nơi đào tạo nghề cho xã hội - nghề dạy học. SV sư phạm với tư cách là người học nghề phải có nhiệm vụ hoàn thành tốt việc học nghề cho bản thân trong những năm tháng ở nhà trường, bởi việc học nghề đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định chất lượng công tác giáo dục của họ sau này. Học “nghề dạy học” không chỉ dừng lại ở việc chiếm lĩnh tri thức khoa học cơ bản của các khoa học chuyên ngành mà còn phải hình thành được kĩ năng nghề nghiệp nhất định. Để hình thành kĩ năng nghề nghiệp, người học cần phải có kiến thức cần thiết về nghiệp vụ sư phạm thông qua môn Tâm lí học và Giáo dục học ở trường sư phạm. Như vậy, có thể thấy rằng GDH là môn nghiệp vụ cơ bản quan trọng giúp cho người học có được những tri thức và kĩ năng nghề nghiệp trong tương lai. Có thể hình dung một cách khái quát chức năng của môn GDH trong nhà trường ĐHSP qua sơ đồ sau [8]: Hình 1. Sơ đồ mô tả chức năng của môn Giáo dục học 2.1.2. Năng lực dạy học cần hình thành cho sinh viên Đại học Sư phạm Năng lực là một thuộc tính tâm lí phức hợp, là điểm hội tụ của nhiều yếu tố như tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách nhiệm đạo đức.Trên cơ sở khái niệm năng lực, có thể hiểu năng lực dạy học là khả năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ trang bị kiến 174 Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học... thức; hình thành kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ và hình thành thế giới quan, những phẩm chất đạo đức cho người học trên cơ sở kết hợp nhuần nhuyễn kiến thức chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ sư phạm của người giáo viên. Theo đó, để hình thành năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP trong quá trình dạy học nói chung, trong giảng dạy môn Giáo dục học nói riêng, cần xác định rõ những tiêu chí cụ thể trong nhóm năng lực này. Xuất phát từ đặc trưng của nhà trường phổ thông hiện đại, hội nhập quốc tế và yêu cầu về phẩm chất và năng lực của người giáo viên phổ thông, nhóm năng lực dạy học cần hình thành cho sinh viên ĐHSP bao gồm những tiêu chí cụ thể sau: (1) Năng lực phát triển chương trình và tài liệu giáo khoa (2) Năng lực vận dụng phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học bộ môn (3) Năng lực dạy học phân hoá (4) Năng lực dạy học tích hợp (5) Năng lực xây dựng kế hoạch dạy học, kế hoạch bài học (6) Năng lực tổ chức các hoạt động học tập của học sinh/Năng lực thực hiện kế hoạch bài học (7) Năng lực tổ chức và quản lí lớp học trên giờ học (8) Năng lực hỗ trợ học sinh đặc biệt trong dạy học (9) Năng lực đánh giá sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh (10) Năng lực xây dựng, quản lí và khai thác hồ sơ dạy học. Việc xác định rõ những tiêu chí này vừa có ý nghĩa định hướng cho quá trình dạy học, vừa là tiêu chí để đánh giá hiệu quả dạy học môn học. 2.2. Biện pháp hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục - đào tạo 2.2.1. Xây dựng bảng tham chiếu giữa các đơn vị kiến thức của môn Giáo dục học với năng lực dạy học cần hình thành cho sinh viên Đại học Sư phạm Xây dựng bảng tham chiếu, hay nói cách khác là người giảng viên trước khi thiết kế và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Giáo dục học cần xác định rõ từng đơn vị kiến thức cụ thể của môn học sẽ có chức năng trội trong việc hình thành năng lực cụ thể nào trong nhóm năng lực dạy học. Tất nhiên, các đơn vị kiến thức của môn học đều có mối quan hệ qua lại với nhau chặt chẽ, đặt nền tảng chung cho việc hình thành kĩ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Tuy vậy, mỗi đơn vị kiến thức trong môn học lại có chức năng nổi trội trong việc hướng tới hình thành một nhóm/ một kĩ năng cụ thể. Cấu trúc chương trình môn Giáo dục học trong nhà trường ĐHSP được chia làm ba phần [7]: - Phần 1: Những cơ sở chung của giáo dục học - Phần 2: Lí luận và tổ chức quá trình dạy học ở trường phổ thông - Phần 3: Lí luận và tổ chức quá trình giáo dục. Để xây dựng bản tham chiếu, sau khi đã phân tích kĩ nội dung của từng chương, từng phần, giảng viên cần đối chiếu với các tiêu chí trong nhóm năng lực dạy học để xác lập cụ thể đơn vị kiến thức ấy hướng tới việc hình thành kĩ năng nào, từ đó có kế hoạch thiết kế bài giảng và tổ chức thực hiện bài giảng hướng tới hình thành những năng lực đó. 175 Nguyễn Thị Thanh Hồng Trên cở sở phân tích cấu trúc nội dung môn học, có thể nhận thấy Phần “Lí luận dạy học” có chức năng trội trong việc hình thành năng lực dạy học cho sinh viên ĐHSP. Phần này trang bị cho sinh viên những tri thức về bản chất, quy luật, động lực, khuynh hướng phát triển... của quá trình dạy học ở nhà trường phổ thông, từ đó giúp cho sinh viên có kĩ năng vận dụng những tri thức lí thuyết vào giảng dạy các bộ môn; trang bị cho sinh viên các phương pháp và kĩ thuật dạy học truyền thống- hiện đại, từ đó có những lựa chọn hiệu quả cho việc vận dụng vào các chuyên ngành đặc thù. Bên cạnh đó, phần này còn trang bị cho sinh viên sư phạm tri thức về tổ chức quá trình dạy học ở phổ thông, những yêu cầu và phương pháp kiểm tra- đánh giá trong dạy học để có thể đáp ứng những yêu cầu mới của thực tiễn hoạt động dạy học ở trường phổ thông hiện đại. 2.2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học môn Giáo dục học theo hướng tích hợp giữa lí thuyết và thực hành để hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Năng lực dạy học cần được hình thành thông qua con đường thực hành, luyện tập, nói cách khác, người dạy phải tạo môi trường học tập để người học có cơ hội hoạt động trải nghiệm sáng tạo thì mới hình thành cho họ hệ thống những kĩ năng cụ thể trong nhóm năng lực dạy học một cách hiệu quả được. Hệ thống kiến thức lí thuyết của môn GDH thường xuyên được GV chú trọng cung cấp cho người học, tuy nhiên trong thực tế, SV trong nhà trường sư phạm chưa có nhiều cơ hội để vận dụng lí thuyết môn học vào giải quyết các tình huống nảy sinh trong học tập và cuộc sống. Bởi vậy, sợi dây liên kết giữa lí thuyết - thực hành, lí luận - thực tiễn còn mờ nhạt. Để hình thành năng lực dạy học cho SV qua môn GDH, giảng viên cần thiết kế nội dung dạy học theo hướng tích hợp hợp lí giữa lí thuyết và thực hành. Muốn vậy, bên cạnh việc chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung, chương trình môn học theo hướng giảm nhẹ tính hàn lâm, tăng cường tính thực tế thì đội ngũ giảng viên nên: - Chú trọng xây dựng và hoàn thiện hệ thống bài tập thực hành môn Giáo dục học gắn với lí thuyết và những năng lực cụ thể trong nhóm năng lực dạy học cần hình thành cho sinh viên cho từng bài học và đơn vị kiến thức cụ thể. - Thiết kế kế hoạch bài giảng cần cân đối tỉ lệ thời gian học lí thuyết - thực hành. Với đặc điểm dạy học môn GDH trong các nhà trường sư phạm hiện nay, tỉ lệ 70% lí thuyết, 30% thực hành là có tính khả thi cao. - Thiết kế các hoạt động đa dạng, linh hoạt trong các giờ thực hành để tạo hứng thú học tập cho SV và cho SV cơ hội vận dụng kiến thức vào trong các giai đoạn học tập khác nhau, đặt cơ sở ban đầu quan trọng cho việc hình thành năng lực. - Bên cạnh đó, khi thiết kế nội dung dạy học môn GDH phải chú ý đến việc sử dụng tối đa phương pháp dạy học tích cực và công nghệ dạy học hiện đại vào trong quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả việc hình thành năng lực sư phạm nói chung, năng lực dạy học cho sinh viên nói riêng. 2.2.3. Kết hợp giữa hình thức E- Learning và giáp mặt trong dạy học môn Giáo dục học nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Một trong những vấn đề khó khăn nhất của việc hình thành năng lực sư phạm nói chung, năng lực dạy học nói riêng cho sinh viên trong các nhà trường sư phạm là sự hạn chế về mặt thời 176 Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên Đại học Sư phạm qua giảng dạy môn Giáo dục học... gian, đặc biệt là với phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ như hiện nay. Với sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin, người giảng viên có thể kết hợp giữa hình thức E- Learning và giáp mặt trong dạy học môn Giáo dục học để có những điều kiện tốt nhất về mặt thời gian trong việc hình thành kĩ năng cho người học. E-learning được hiểu là quá trình đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông nhằm hướng tới thực hiện tốt mục tiêu học tập, trong đó người học dễ dàng lựa chọn nội dung học tập phù hợp với khả năng, sở thích từng cá nhân và sự tương tác trực tiếp giữa người dạy với người học cũng như giữa cộng đồng học tập được thực hiện một cách thuận lợi [3]. E-Learning là một hình thức học tập mềm dẻo và linh hoạt nên trong dạy học ở ĐH có thể vận dụng theo những cách thức khác nhau. Có thể kể đến hai hình thức học tập chính của E-Learning là học tập trực tuyến và học tập hỗn hợp. * Học tập trực tuyến (Online Learning): Là hình thức mà trong đó, việc học tập được tiến hành hoàn toàn trên môi trường mạng. Theo cách này, E-Learning mới chỉ khai thác được thế mạnh của E-Learning mà chưa phát huy được những ưu thế của dạy học giáp mặt. Ở hình thức này có hai cách thể hiện là dạy học đồng bộ và dạy học không đồng bộ. Hình thức dạy học đồng bộ là việc dạy học diễn ra trong thời gian thực (cùng thời gian). Người dạy và người học có thể có khoảng cách về không gian. Dạy học đồng bộ được thể hiện qua những cách thức sau: - Học qua chương trình truyền hình trực tiếp. - Hội thảo bằng âm thanh và hình ảnh (Video Conferencing). - Điện thoại, Internet. Dạy học không đồng bộ là việc dạy học diễn ra không đồng thời cùng lúc. Như vậy giữa người dạy và người học không có sự tương tác trực tiếp với nhau. Dạy học không đồng bộ được thể hiện qua các hình thức sau: - Quá trình tự học thông qua Internet hoặc CD-ROM. - Học bằng băng Cassette hay băng Video. - Hỏi và trả lời qua diễn đàn hoặc E-Mail. * Học tập hỗn hợp (Blended Learning): Đó là hình thức học tập với sự kết hợp của hai hình thức học tập trực tuyến và dạy học giáp mặt. Theo cách này, E-Learning được thiết kế với mục đích hỗ trợ quá trình dạy học và chỉ quan tâm tới những nội dung, chủ đề phù hợp nhất với thế mạnh của loại hình này. Còn lại, những nội dung khác vẫn được triển khai theo hình thức dạy học giáp mặt nhằm phát huy tối đa lợi thế của nó. Dạy học giáp mặt với sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học có một ưu thế nổi bật là giúp kịp thời thu được những thông tin ngược để người dạy, người học điều chỉnh hoạt động của mình cho hợp lí và hiệu quả hơn. Mặt khác, dạy học giáp mặt còn là điều kiện thuận lợi để người dạy tác động tích cực đến tình cảm, ý chí và nghị lực của người học. Hai hình thức này cần được thiết kế phù hợp, có mối liên hệ mật thiết, bổ sung cho nhau với mục đích nâng cao chất lượng dạy học. Với các đặc điểm như trên, đây là hình thức được sử dụng ở nhiều cơ sở đào tạo trên thế giới, kể cả những nước có nền giáo dục phát triển. Theo đó, trong quá trình dạy học môn GDH, những kiến thức lí thuyết cần trang bị cho người học, giảng viên có thể nhờ đến sự hỗ trợ của E- Learning, còn những nội dung thực hành để hình thành và rèn luyện kĩ năng, nên tận dụng tối đa thời gian học tập trên lớp và các hoạt động thực tế có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người dạy và người học, giữa những người học với nhau. Cách kết hợp này sẽ giúp chúng ta giải quyết được sự khó 177 Nguyễn Thị Thanh Hồng khăn về mặt thời gian cần có để hình thành kĩ năng cho người học, như vậy sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học trong nhà trường sư phạm. E-Learning với ưu thế nổi bật là tạo ra môi trường học tập môn GDH mở (đây là một ưu thế lớn so với các cách thức dạy học và tổ chức tự học truyền thống), có khả năng chuyển tải nội dung GDH phong phú, ấn tượng, dễ hiểu và nhanh chóng thông qua giao diện phần mềm hội tụ ba yếu tố: Âm thanh, chữ viết và hình ảnh đang hứa hẹn tạo ra sự thay đổi lớn theo chiều hướng tích cực cho việc học tập của SV. Với cách làm này, mỗi SV sư phạm có thể tự học thường xuyên những tri thức GDH, cập nhật những thông tin mới liên quan đến môn học, nhờ vậy mà hứng thú, sự say mê và tính chủ động, tự giác trong học tập được nâng cao. Mặt khác, E- Learning còn tạo điều kiện cho GV- SV, SV- SV có thể trao đổi với nhau những thông tin về GDH, những băn khoăn, thắc mắc (mà hiện tại, còn bị giới hạn bởi không gian và thời gian giảng dạy ở trên lớp). Tổ chức dạy học thông qua E-Learning còn giúp cho cán bộ giảng dạy và SV tự rèn luyện cho mình những kĩ năng sử dụng CNTT thành thạo, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự phát triển xã hội. 2.2.4. Đổi mới phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm Trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên, không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý cả quá trình học tập. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng hình thành năng lực sư phạm nói chung, năng lực dạy học nói riêng cho người học không giới hạn ở khả năng chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nghề nghiệp, mà chú trọng vào cách thức, phương pháp hành động để có được những kết quả ấy. Muốn vậy, người giảng viên trong nhà trường đại học cần sử dụng phối kết hợp các phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau. Khi đánh giá kết quả học tập môn học của sinh viên theo tiếp cận năng lực cần lưu ý: - Sinh viên phải thực hành các công việc theo cách thức giống như của người đã tham gia thực tế lao động ng
Tài liệu liên quan