Hình thành thái độ đúng đắn đối với tệ nạn xã hội cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức thông qua phương pháp thực nghiệm tác động

1. Mở đầu Những năm gần đây, tệ nạn xã hội (TNXH) có chiều hướng gia tăng, len lỏi vào mọi mặt trong cuộc sống, “cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con người (Hồ Thị Dung, 2019a, tr 107). Thực tế cho thấy, TNXH đã xâm nhập vào học đường và chính sinh viên (SV) đã trở thành nạn nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập, gia tăng của TNXH là thái độ chưa đúng đắn của con người nói chung, SV nói riêng trước các hiện tượng đó. Thái độ kiên quyết “nói không với TNXH”, kiên quyết đấu tranh phòng, chống TNXH có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên sự lành mạnh trong môi trường sống, môi trường học tập, môi trường phát triển cho mỗi người trong đó có SV. Vì lẽ đó, việc hình thành thái độ đúng đắn cho SV đối với các TNXH là rất cần thiết. Để thay đổi, hình thành thái độ đúng đắn cho SV đối với TNXH, chúng tôi lựa chọn phương pháp thực nghiệm tác động.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình thành thái độ đúng đắn đối với tệ nạn xã hội cho sinh viên trường Đại học Hồng Đức thông qua phương pháp thực nghiệm tác động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 52-56 ISSN: 2354-0753 52 HÌNH THÀNH THÁI ĐỘ ĐÚNG ĐẮN ĐỐI VỚI TỆ NẠN XÃ HỘI CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC THÔNG QUA PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM TÁC ĐỘNG Phạm Thị Thu Hòa Trường Đại học Hồng Đức Email: sonuhoa@gmail.com Article History ABSTRACT Received: 05/3/2020 Accepted: 12/4/2020 Published: 30/4/2020 The results of survey on students' attitudes about social evils in Hong Duc University (2018-2019) shows that students have full awareness of social evils; however, there are still students having this knowledge which is not proportional to their attitude. After implementing an empirical method with a rich-content impact, the survey results show that students' attitudes towards social evils have changed in the positive way. Most of the students who have participated in did not remain indifferent behaviours to social evils and are willing to take part in activities which fight against that. Keywords attitude, social evils, students, Hong Duc University, experimental impact method 1. Mở đầu Những năm gần đây, tệ nạn xã hội (TNXH) có chiều hướng gia tăng, len lỏi vào mọi mặt trong cuộc sống, “cản trở sự phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước ảnh hưởng lớn đến sự hình thành nhân cách con người (Hồ Thị Dung, 2019a, tr 107). Thực tế cho thấy, TNXH đã xâm nhập vào học đường và chính sinh viên (SV) đã trở thành nạn nhân. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự xâm nhập, gia tăng của TNXH là thái độ chưa đúng đắn của con người nói chung, SV nói riêng trước các hiện tượng đó. Thái độ kiên quyết “nói không với TNXH”, kiên quyết đấu tranh phòng, chống TNXH có ý nghĩa to lớn trong việc tạo nên sự lành mạnh trong môi trường sống, môi trường học tập, môi trường phát triển cho mỗi người trong đó có SV. Vì lẽ đó, việc hình thành thái độ đúng đắn cho SV đối với các TNXH là rất cần thiết. Để thay đổi, hình thành thái độ đúng đắn cho SV đối với TNXH, chúng tôi lựa chọn phương pháp thực nghiệm tác động. 2. Kết quả nghiên cứu 2.1. Những khái niệm cơ bản Theo Trần Quốc Thành (2004), “TNXH là những hiện tượng tiêu cực, biểu hiện bằng những hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức, pháp luật, gây những hậu quả nghiêm trọng về mọi mặt (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội)” (tr 11). Thái độ của SV trước TNXH là sự thể hiện tính sẵn sàng hành động của SV đối với các TNXH theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ, nét mặt, lời nói của chính SV trong những tình huống, điều kiện cụ thể có liên quan đến TNXH. Theo Nguyễn Quang Uẩn (2008), “Thực nghiệm là quá trình tác động vào đối tượng một cách chủ động, trong những điều kiện đã được khống chế, để gây ra ở đối tượng những biểu hiện về quan hệ nhân quả, tính quy luật, cơ cấu, cơ chế của chúng, có thể lặp đi lặp lại nhiều lần và đo đạc, định lượng, định tính một cách khách quan các hiện tượng cần nghiên cứu” (tr 24). 2.2. Cơ sở tiến hành thực nghiệm tác động Theo Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc (2004), “một trong các hướng tìm hiểu nhân cách con người Việt Nam thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là nghiên cứu thái độ của họ với tư cách là cốt lõi của nhân cách” (tr 257)... Trước bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong cuộc sống, con người đều thể hiện thái độ của mình. Muốn có hành động đúng, thái độ của họ phải đúng và ngược lại. Có thể hiểu thái độ đúng đắn là tiêu chí để đánh giá nhân cách của cá nhân. Do vậy, Allport (1935) từng khẳng định: “thái độ và sự thay đổi thái độ là một trong những vấn đề được nghiên cứu nhiều nhất” (tr 809). Vấn đề quan trọng trong giáo dục, hình thành và phát triển nhân cách cá nhân của SV chính là việc hình thành cho họ thái độ đúng đắn với các sự vật, hiện tượng nói chung, với TNXH nói riêng. Có thể coi đây là nhiệm vụ của giáo dục: “một bài học quan trọng về việc chúng ta phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc nghiên cứu thái độ và hành vi của con người” (Trần Hiệp, 1996, tr 320). Hipsơ và Phorvec (1984) đã khẳng định rằng: “thái độ có được về cơ bản là thông qua bốn cơ chế tâm lí khác nhau là: Bắt chước, đồng nhất hóa, dạy bảo và hướng dẫn” (tr 127). VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 52-56 ISSN: 2354-0753 53 Kết quả khảo sát thái độ của SV năm thứ tư Trường Đại học Hồng Đức đối với TNXH trong học kì 1, năm học 2018-2019 cho thấy: “SV Trường Đại học Hồng Đức có nhận thức đầy đủ về TNXH. Họ nhận thức rõ ràng về tác hại của TNXH cũng như sự cần thiết phải đẩy lùi, ngăn chặn chúng ra khỏi học đường” (Phạm Thị Thu Hòa, 2016, tr 124). Bên cạnh đó, đánh giá của cán bộ quản lí SV các khoa và Phòng công tác học sinh, SV của trường cũng chỉ ra: “Phần lớn SV có ý thức tu dưỡng đạo đức tốt, tích cực, chủ động trong rèn luyệnTuy nhiên, vẫn còn một bộ phận SV có lối sống hưởng thụ quá sớm Tình trạng SV bỏ học chơi game online và sa vào cờ bạc, cá độ bóng đá mỗi khi mùa bóng đến gia tăng...” (Hồ Thị Dung, 2019b, tr 36). Trong số các nguyên nhân dẫn đến hiện trạng trên thì có một nguyên nhân từ thái độ chưa đúng đắn của chính SV trước TNXH. Để thay đổi thái độ, hình thành và nâng cao thái độ đúng đắn cho SV đối với TNXH, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thực nghiệm tác động (thời gian thực nghiệm là học kì 2) và lựa chọn 30 SV năm thứ tư của các khoa trong trường (16 SV nam, 14 SV nữ) - những SV này có nhận thức đầy đủ về TNXH nhưng thái độ tương ứng chưa như mong đợi. Kết hợp với các phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bảng hỏi. Quá trình thực nghiệm thu được kết quả như sau: 2.3. Nội dung và cách tiến hành thực nghiệm tác động Để hình thành thái độ đúng đắn cho SV Trường Đại học Hồng Đức trước các TNXH, chúng tôi tiến hành thực nghiệm với những nội dung sau: Thứ nhất: Cho SV xem các video clip sau đó yêu cầu họ bình luận, viết ra suy nghĩ của mình. Đồng thời khuyến khích SV xem thêm các video clip khác có nội dung liên quan đến TNXH (nội dung này hướng dẫn SV xem tại nhà, khuyến khích xem càng nhiều lần càng tốt, sau khi tiến hành thực nghiệm 2 tháng thì thu kết quả). - https://www.youtube.com/watch?v=weG-8b5uOuw (Nỗi ám ảnh về khoản nợ một tỉ đồng vì lô đề thời SV) - https://www.youtube.com/watch?v=SmtPy1poqt4 (Clip dã man ghi lại chủ lô “làm đám ma” người trúng đề) - https://www.youtube.com/watch?v=AxmVH_6Qe1A (Mẹ con chủ đề giết người phi tang xác) - https://www.youtube.com/watch?v=EDEnK3X17xg (Giải mã trò bịp lô đề khiến người đánh luôn mất tiền mà không biết) Thứ hai: Tổ chức một cuộc thi nhỏ sáng tác khẩu hiệu để cổ động phòng, chống TNXH. Ban giám khảo là SV sẽ lựa chọn các khẩu hiệu vừa sáng tạo vừa có ý nghĩa cổ động (thời gian SV sáng tác khẩu hiện là 1 tháng, sau đó thu kết quả. Ban giám khảo có 2 ngày để lựa chọn tác phẩm và 01 buổi để trao đổi, phân tích, đánh giá) Thứ ba: Tổ chức hai buổi nói chuyện với SV trong đó trao đổi, tư vấn cho SV những điều họ đang băn khoăn có liên quan đến TNXH, cuộc sống (nội dung này tổ chức trong 2 buổi, mỗi buổi 150 phút). 2.4. Kết quả thực nghiệm tác động Sau khi cho SV thực hiện các nội dung thực nghiệm, kết quả thu được như sau: - Về các video clip: Hầu hết SV đều tỏ thái độ bất bình trước TNXH, trước những thủ đoạn, tội ác của những chủ lô, đề, những kẻ cầm đầu các xới bạc Dưới đây là một số bình luận của SV: + Mặc dù em không lạ trước những câu chuyện SV chơi lô, ghi đề nhưng chia sẻ của nhân vật trong video về việc anh ta từng “nghiện” lô, đề mà nợ tới một tỉ đồng cách đây hơn 15 năm thì thật kinh khủng. + Lô, đề không mang lại điều gì tốt đẹp, hậu quả là mất tiền, mất mạng. Xem đến đoạn nhân vật kể về cái chết của bạn anh ta khi chịu đòn thay cho anh ta từ các chủ nợ mà em rùng mình quá. + Nghe tên Duy (kẻ giết người) tả lại cảnh dùng khăn tang thít cổ nạn nhân mà em thấy nổi da gà. Tốt nhất là tránh xa lô, đề, cờ bạc. + Nhìn cảnh người nhà nạn nhân đau xót, thương con, cháu do bị giết vì chơi lô, đề mà em bị ám ảnh mấy đêm. Dính vào mấy trò này vừa mất mạng, mất tiền, còn liên lụy người thân. + Xem video càng hiểu thêm về sự bịp bợm của lô, đề, cờ bạc. Tốt nhất bảo nhau tránh xa. + Chẳng có tiền nào tự nhiên rơi xuống. Ham mấy trò đấy có ngày mất hết. - Về sáng tác khẩu hiệu cổ động phòng, chống TNXH: Do thời gian có hạn, SV học theo tín chỉ thuộc các khoa khác nhau nên việc tổ chức cho họ thi thiết kế khẩu hiệu cổ động phòng, chống TNXH chưa thực sự thu được kết quả như mong muốn chúng tôi đặt ra ban đầu. Tuy vậy, ở nội dung thực nghiệm này, chúng tôi nhận thấy SV đều rất hào hứng bởi vì nó phát huy được khả năng sáng tạo của mỗi người. Sôi nổi nhất là phần tranh luận của ban giám khảo SV khi chọn ra khẩu hiệu, bức tranh đẹp và có ý nghĩa. Một số khẩu hiệu được SV đánh giá là có ý nghĩa: + TNXH - Dấu chấm hết của tương lai; + Giảng đường đại học không có chỗ cho TNXH; + Vì tương lai của bạn - hãy nói không với ma túy; + TNXH và tương lai của bạn! Chỉ VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 52-56 ISSN: 2354-0753 54 được chọn một; + SV 9X, 10X làm sạch môi trường sống bằng cách nói không với TNXH; + Cá cược bóng đá là cách nhanh nhất đẩy cuộc đời bạn xuống vực; + Chống lại TNXH là mở rộng hơn nữa cánh cửa cho ngày mai. Mặc dù cuộc thi nhỏ này được diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã thể hiện được hai điều. Một là khơi dậy sự sáng tạo, hưng phấn cho SV đối với những hoạt động xã hội. Hai là chứng tỏ SV đã ít nhiều suy nghĩ nghiêm túc về những vấn đề có liên quan đến TNXH. Thông qua việc tổ chức cho SV xem những hình ảnh, câu chuyện có thực về TNXH cũng như SV bằng sự sáng tạo của mình thiết kế những hình ảnh, khẩu hiệu phòng, chống TNXH, chúng tôi đã nhận được nhiều gợi ý hay từ phía SV, gợi ý của SV Nguyễn Thành L: “Em nghĩ nên tổ chức những cuộc thi như thiết kế tranh ảnh, khẩu hiệu để phòng, chống TNXH hoặc cho cả các nội dung tuyên truyền khác, những khẩu hiệu có ý nghĩa, sáng tạo có thể được chọn làm tranh cổ động treo trong toàn trường, nếu được như vậy SV chúng em sẽ rất hăng hái”. - Về hai buổi nói chuyện với SV về các vấn đề có liên quan đến TNXH: Chúng tôi đánh giá số lượng, nội dung, thời lượng nói chuyện với SV về đề tài TNXH là phù hợp. Buổi thứ nhất có 30 SV tham gia, buổi thứ hai có 28 SV tham gia. Hầu hết SV đều hứng thú lắng nghe và cởi mở trao đổi những băn khoăn của mình. + Em vẫn biết kiêng cái này cái kia là không có căn cứ nhưng nếu không làm thế thì không yên tâm nên em hay đi xem bói. Làm thế nào để không sợ được? + Nếu bắt gặp người yêu của bạn mình chơi lô đề, em có nên khuyên bạn ấy bỏ bạn trai kia không? + Người yêu em thường xuyên chơi game ăn tiền, mất nhiều tiền rồi. Giờ em nên làm thế nào? Qua đây, chúng tôi nhận thấy rằng, ngoài học tập, rèn luyện tại nhà trường thì SV có nhiều trăn trở về những vấn đề liên quan đến TNXH, đến cuộc sống, tình bạn, tình yêu, cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp với mọi người xung quanh. Do vậy nếu tổ chức được các câu lạc bộ, các buổi nói chuyện, trao đổi, tư vấn cho SV về các mặt của cuộc sống thì sẽ mang lại hiệu quả rất lớn không chỉ cho SV mà cho cả công tác quản lí HS, SV của nhà trường. Để đánh giá một cách khách quan kết quả thực nghiệm, chúng tôi tiến hành khảo sát lại thái độ đối với TNXH của 30 SV nói trên. Trong phần kết quả này, chúng tôi chỉ trình bày kết quả, so sánh trước và sau thực nghiệm xét về một số biểu hiện thái độ của SV đối với TNXH. Thứ nhất: Thái độ của SV khi gặp bạn, người quen ghi lô, đề, đánh bạc (bảng 1) Bảng 1. Thái độ của SV khi gặp bạn, người quen ghi lô, đề, đánh bạc TT Phản ứng Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Coi là chuyện bình thường, việc ai người ấy làm 10 62,6 9 64,6 19 63,3 4 25,0 3 21,4 7 23,3 2 Sửng sốt, coi thường, khinh bỉ 2 12,5 3 21,5 5 16,7 2 12,5 1 7,1 3 10,0 3 Giận dữ, sẽ khuyên bảo, ngăn cản 2 12,5 1 7,1 3 10,0 7 43,8 6 43,0 13 43,4 4 Không thể chấp nhận được, nghĩ đến việc phải báo cáo với giảng viên, khoa hoặc tổ chức Đoàn 1 6,2 1 7,1 2 6,7 3 18,7 4 28,5 7 23,3 5 Ý kiến khác 1 6,2 0 0 1 3,3 0 0 0 0 0 0 Chúng ta nhận thấy, có sự thay đổi rõ nét về phản ứng của SV tham gia thực nghiệm khi bắt gặp bạn, người quen chơi lô, đề, cờ bạc. Cụ thể là: số SV “Coi là chuyện bình thường, việc ai người ấy làm” trước thực nghiệm là 19 ý kiến (chiếm 63,3%) thì sau thực nghiệm giảm xuống còn 7 ý kiến (chiếm 23,3%); số SV thấy “Sửng sốt, coi thường, khinh bỉ” trước thực nghiệm là 5 ý kiến (chiếm 16,7%) thì sau thực nghiệm cũng giảm xuống, còn 3 ý kiến (chiếm 10,0%). Trong khi đó, số SV phản ứng là “Giận dữ, sẽ khuyên bảo, ngăn cản” và “Không thể chấp nhận được, nghĩ đến việc phải báo cáo với giảng viên, khoa hoặc tổ chức Đoàn” lại tăng lên đáng kể sau thực nghiệm: trước thực nghiệm lần lượt là 10,0% và 6,7% thì sau thực nghiệm tăng lần lượt là 43,4% và 23,3%. Nếu so sánh phản ứng của nam SV và nữ SV trước và sau thực nghiệm, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự, nghĩa là số ý kiến của nam SV và nữ SV đều tăng ở thái độ tích cực mong đợi là: “Giận dữ, sẽ khuyên bảo, ngăn cản”. Thứ hai: Thái độ của SV đối với bạn khi bạn mắc TNXH (bảng 2, trang bên) VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 52-56 ISSN: 2354-0753 55 Bảng 2. Thái độ của SV đối với bạn khi bạn mắc TNXH TT Phản ứng Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Khuyên bạn từ bỏ 2 12,5 2 14,2 4 13,3 9 56,4 10 71,6 19 63,3 2 Không tham gia 10 62,6 9 64,5 19 63,3 3 18,7 2 14,2 5 16,7 3 Kể cho các bạn khác biết 2 12,5 1 7,1 3 10,0 1 6,2 1 7,1 2 6,7 4 Thông báo với giảng viên, Đoàn thanh niên, gia đình 1 6,2 1 7,1 2 6,7 2 12,5 1 7,1 3 10,0 5 Xa lánh, không tiếp tục mối quan hệ bạn bè 1 6,2 1 7,1 2 6,7 1 6,2 0 0 0 3,3 Sự lựa chọn của SV trong tình huống trên có những thay đổi nhất định. Sau thực nghiệm, số ý kiến lựa chọn là “Không tham gia”, “Xa lánh, không tiếp tục mối quan hệ bạn bè” giảm xuống rõ nét, lần lượt từ 63,3% và 6,7% xuống còn 16,7% và 3,3%. Bên cạnh đó, sau thực nghiệm, số SV lựa chọn “Khuyên bạn từ bỏ” đã tăng rất rõ nét, là 19 ý kiến (chiếm 63,3%%) so với 4 ý kiến (chiếm 13,3% - trước thực nghiệm). Một số SV khẳng định rằng sau khi xem các câu chuyện, video clip trên mạng (chúng tôi đã giới thiệu), họ nhận thấy việc phải khuyên bảo, ngăn cản bạn là điều rất cần thiết. Tuy nhiên nếu bạn không thay đổi thì họ sẽ nghĩ đến việc báo với các thầy cô trực tiếp giảng dạy, tìm cách liên lạc với gia đình của những người bạn đó Đến đây, chúng ta thấy thái độ của SV có nhiều thay đổi kể cả nam SV và nữ SV, họ dần dần quan tâm đến bạn bè ngoài việc học tập, việc riêng tư của mình, điều mà trước đó không ít người cho là “không cần thiết”, “không nên can thiệp vào cuộc sống riêng của người khác”. Thứ ba: Thái độ của SV đối với bạn khi bạn mắc TNXH nhưng đã sửa chữa (bảng 3) Bảng 3. Thái độ của SV đối với bạn khi bạn mắc TNXH nhưng đã sửa chữa TT Thái độ Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nam Nữ Chung Nam Nữ Chung SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Gần gũi, giúp đỡ 3 18,7 3 21,4 6 20,0 10 62,5 10 71,6 20 66,7 2 Cảnh giác 12 75,0 10 71,5 22 73,3 5 31,3 4 28,4 9 30,3 3 Xa lánh 1 6,2 1 7,1 2 6,7 1 6,2 0 0 1 3,3 Nếu trước thực nghiệm có tới 22 ý kiến (chiếm 73,3%) cho rằng phải “Cảnh giác” và 2 ý kiến (chiếm 16,7%%) cho rằng sẽ “Xa lánh” khi bạn mắc TNXH nhưng đã sửa chữa thì sau thực nghiệm số các ý kiến trên giảm xuống. Trong khi đó, số ý kiến là “Gần gũi, giúp đỡ” sau thực nghiệm tăng lên là 20 ý kiến (chiếm 66,7%) so với 6 ý kiến (chiếm 20,0%) trước thực nghiệm. SV Nguyễn Thị D. chia sẻ: “Em nghĩ ai cũng có thể phạm sai lầm. Do đó, nếu phạm sai lầm nhưng biết sửa chữa thì mọi người nên cởi mở, giúp đỡ để người đó có cuộc sống bình thường, không bị mặc cảm, tự ti. Trước đây, mấy người đó em rất ghét nhưng giờ nghĩ lại thì gần gũi họ cũng là trách nhiệm”. Chúng tôi thống nhất với ý kiến của SV này và cũng nhận thấy rằng sau thực nghiệm thì không ít SV đã có cái nhìn cởi mở hơn và thấy rõ trách nhiệm của mình hơn với bạn bè, những người xung quanh. Thứ tư: Thái độ của SV với việc tham gia câu lạc bộ phòng, chống TNXH Nếu trước thực nghiệm, có tới 66,6% SV khẳng định không thích, “Không tham gia” các câu lạc bộ, hoạt động phòng, chống TNXH thì sau thực nghiệm số SV này chỉ còn 23,3%. Trong khi đó, số SV sẽ “Tham gia” vào các câu lạc bộ trên tăng hơn bốn lần so với trước thực nghiệm (70,0% sau thực nghiệm so với 16,7% trước thực nghiệm). Đây là kết quả tích cực nằm ngoài dự đoán của chúng tôi khi tiến hành thực nghiệm với những SV trên. Nhiều SV chia sẻ rằng khi xem những video clip, nhất là video “Nỗi ám ảnh về khoản nợ một tỉ đồng vì lô đề thời SV” họ nhận thấy nếu không mạnh mẽ, không quyết tâm, không có những hành động chung tay ngăn chặn TNXH thì biết đâu một ngày nào đó chính họ sẽ trở thành nạn nhân. Số SV còn “Phân vân” có giảm đáng kể so với trước thực nghiệm. Nếu so sánh giữa nam SV và nữ SV, chúng ta cũng thấy sự thay đổi là tương tự. Thái độ của SV với việc tham gia các câu lạc bộ phòng, chống TNXH được thể hiện rõ nét qua biểu đồ (trang bên). Sau khi tiến hành thực nghiệm với các nội dung đã nên ở trên, điều chúng tôi ghi nhận khi tiến hành thực nghiệm là đa số SV đều hứng thú tham gia vào các nội dung thực nghiệm. Mặc dù thời gian thực nghiệm cũng như thời gian kiểm chứng hết tính hiệu quả của nội dung thực nghiệm chưa dài nhưng kết quả thu được sau thực nghiệm cho phép chúng tôi khẳng định rằng: Những nội dung thực nghiệm đã có tác động tích cực đến thái độ của SV Trường Đại học Hồng VJE Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4/2020, tr 52-56 ISSN: 2354-0753 56 Đức đối với các TNXH, bằng chứng là làm thay đổi thái độ của mỗi SV theo chiều hướng tích cực. Nếu trước thực nghiệm, hầu hết SV lựa chọn cho mình phản ứng “Coi là chuyện bình thường, việc ai người ấy làm”, “Không tham gia” trước những hiện tượng có liên quan đến TNXH thì sau thực nghiệm họ lại lựa chọn phản ứng “Giận dữ, sẽ phải khuyên bảo, ngăn cản”, “Khuyên bạn từ bỏ”. Nói cách khác, nếu trước thực nghiệm, phần lớn số SV trên còn thờ ơ với những hiện tượng tiêu cực xảy ra xung quanh mình thì sau thực nghiệm thái độ của họ có sự thay đổi tích cực, không còn nhiều SV thờ ơ với hiện tượng xã hội tiêu cực như lô, đề, cờ bạcNhư vậy, có thể nói, việc hình thành thái độ đúng đắn đối với TNXH cho SV Trường Đại học Hồng Đức bằng phương pháp thực nghiệm đã mang lại kết quả khả quan, đúng như giả thuyết ban đầu chúng tôi đặt ra là: Nếu có tác động phù hợp thì thái độ đối với TNXH của SV sẽ thay đổi. Biểu đồ. Dự định của SV về việc tham gia các hoạt động phòng, chống TNXH Mặc dù thu được những kết quả tích cực trong việc tác động để thay đổi thái độ của SV đối với TNXH nhưng chúng tôi nhận thức rằng để thay đổi, duy trì những thái độ trên thì nội dung tác động, hình thức tác động phải phong phú, thời gian tác động phải thường xuyên, bởi vì “thái độ là sự định hướng của cá nhân đến các khía cạnh khác nhau của môi trường và là cấu trúc có tính cơ động” (Fillmore, 1965, tr 359). 3. Kết luận Thờ ơ với những người xung quanh, không bận tâm đến những hiện tượng tiêu cực trong xã hội nói chung, các TNXH nói riêng là mặt trái của cuộc sống hiện đại. Trên thực tế, không ít những người trẻ đang mắc phải “căn bệnh” trên, trong đó có một bộ phận không nhỏ SV. Bằng phương pháp thực nghiệm tác động với những nội dung khá đa dạng, phong phú, thái độ của SV Đại học Hồng Đức đối với TNXH đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Vũ Dũng (2000) đã khẳng định: “Thái độ là một sản phẩm phức tạp của các quá trình học tập, lĩnh hội, trải nghiệm cảm xúc” (tr 790), do vậy, việc thay đổi, hình thành, nâng cao thái độ đúng đắn cho SV đối với các hiện tượng xã hội nói chung, TNXH nói riêng phải được thực hiện liên tục bằng trách nhiệm của chính giảng viên và các phòng, ban, khoa đào tạo trong Trườ
Tài liệu liên quan