TÓM TẮT
Rắn là con vật tự nhiên đã đi vào đời sống và trở thành một biểu tượng văn hoá của
nhân loại. Hình tượng này có rất nhiều biến thể và các ý nghĩa khác nhau. Bài viết tìm
hiểu hình tượng rắn với tư cách là nhân vật yêu tinh, yêu quái – đối thủ của nhân vật chính
trong truyện cổ tích Việt Nam. Tìm hiểu 207 truyện cổ dân gian liên quan đến rắn, bài viết
chỉ ra các đặc điểm và tính chất yêu tinh, yêu quái của hình tượng rắn trong 30 truyện,
qua đó thấy được sự vận động của hình tượng rắn từ trong thần thoại đến cổ tích: Trong
thần thoại là nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Còn trong cổ tích hình tượng rắn là nhân
vật phụ, là đối thủ thử thách để nhân vật chính bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hình tượng rắn – Nhân vật yêu quái trong truyện cổ tích, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TAÏP CHÍ ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 6 - Thaùng 6/2011
32
HÌNH TƯỢNG RẮN – NHÂN VẬT YÊU QUÁI
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH
TRẦN MINH HƯỜNG (*)
HÀ THỊ THANH NGA (**)
TÓM TẮT
Rắn là con vật tự nhiên đã đi vào đời sống và trở thành một biểu tượng văn hoá của
nhân loại. Hình tượng này có rất nhiều biến thể và các ý nghĩa khác nhau. Bài viết tìm
hiểu hình tượng rắn với tư cách là nhân vật yêu tinh, yêu quái – đối thủ của nhân vật chính
trong truyện cổ tích Việt Nam. Tìm hiểu 207 truyện cổ dân gian liên quan đến rắn, bài viết
chỉ ra các đặc điểm và tính chất yêu tinh, yêu quái của hình tượng rắn trong 30 truyện,
qua đó thấy được sự vận động của hình tượng rắn từ trong thần thoại đến cổ tích: Trong
thần thoại là nhân vật chính, nhân vật trung tâm. Còn trong cổ tích hình tượng rắn là nhân
vật phụ, là đối thủ thử thách để nhân vật chính bộc lộ tài năng và phẩm chất của mình.
ABSTRACT
The snake is a wild animal which has gone into our lives and become a cultural
symbol of humanity. This symbol has varied forms with different connotations. This
article explores snakes as a symbol of demons or sprites – the antagonists of the heroes
in Vietnamese fairy stories. When doing research on 207 old stories, the writer showed
us the characteristics and nature of demons or sprites through the symbol of snakes in
30 typical stories so as to help readers see how the symbol of snakes changes from
myths to fairy stories. In myths, snakes are the main characters, the heroes while in
fairy tales they are not; they are the antagonists who challenge the main characters to
show their talents and qualities
Là một loại động vật trong thế giới tự
nhiên nhưng rắn đã sớm trở thành một biểu
tượng văn hoá của nhân loại, vì nó được gắn
liền với tục thờ, huyền thoại, tín ngưỡng, lễ
hội, kiến trúc và điêu khắc dân gian(2)
Tính
chất và ý nghĩa biểu trưng của rắn là vô
cùng phức tạp, thậm chí đối lập nhau: vừa
biểu trưng cho nước – lửa, cho sự khởi
nguyên – diệt vong, cho sự khôn ngoan,
trường sinh – nhục dục, tăm tối và tội lỗi
Bài viết này tiếp cận hình tượng rắn với tư
cách là nhân vật yêu quái, đối thủ của con
người trong thế giới cổ tích. (*)
(*)
TS, Trường Đại học Đồng Tháp
()
ThS, Trường Đại học Đồng Tháp
Theo từ điển Tiếng Việt(2), Yêu quái
(d): Quái vật làm hại người, thường dùng
để ví kẻ độc ác, mất hết tính người; Yêu
tinh: (d): Vật tưởng tượng theo mê tín, hình
thù kì quái, có nhiều phép thuật và độc ác:
con yêu tinh ăn thịt người, độc ác như yêu
tinh; Yêu ma: (id), ma quỷ, yêu quái;
thường dùng để ví kẻ độc ác, ranh mãnh.
Dựa vào sự biểu hiện của hình tượng rắn
trong truyện cổ, phần này chúng tôi sẽ xem
xét hình tượng rắn - nhân vật yêu quái, yêu
tinh với chức năng là lực lượng thần kì gây
hại, là đối thủ của nhân vật chính.
Trong 207 truyện kể dân gian có liên
quan đến hình tượng rắn mà chúng tôi khảo
sát được(3) có 30 truyện chứa hình tượng
33
rắn với tư cách là nhân vật yêu quái, bắt
cóc, ăn thịt – là đối thủ mà con người cần
tiêu diệt, bao gồm:
TT Tên truyện Dân tộc Giới tính Ghi chú
1 Thạch Sanh Kinh Nam
2 Đại vương Hai hay truyện giết thuồng luồng Kinh Nam
3 Tiêu diệt mãng xà Kinh Nam
4 Con thuồng luồng Dao Nam
5 Sự tích hồ nước Làng Treng H’Rê Nam
6 HơMênh chém rắn thần H’Rê Nữ
7 Ao Phật Khơme Nam
8 Con chim khách mầu nhiệm Kinh Nam
9 Chàng đánh cá Y Ang Ê Đê Nam
10 A Xanh Ca Dong Nam
11 Ba chàng dũng sĩ Ba Na Nam
12 Sỉnh Lử cứu con ngọc hoàng H’Mông Nam
13 Ngủ trong bụng mãng xà Kinh Nam
14 Pù Chộng Cha Thái Nam
15 Sự tích cầu Tạ Moong Thái Nam
16 Náng Đẳm Thái Nam
17 Huồi khún Huồi xau Thái Nam
18 Chuyện ở Bản Nặm khảu Hủ Thái Nam
19 Chàng Bơ Lo hay sự tích sông Rin Ca Dong Nam
20 Chuyện hai anh em mồ côi Vân Kiều Nam
21 Nước Sung Sướng H’Mông KXĐ*
22 Sự tích núi Bưa Phi Mường KXĐ*
23 Thủy quái ở Mu Tần Mường KXĐ*
34
24 Trận Mãng xà Kinh KXĐ*
25 Nàng Ả Voi Mường Nữ
26 Sự tích con đom đóm Khơ Mú Nam
27 Nàng Ae Long và chàng Vương Lạp Kinh Nam
28 Sự tích đầm Đỗ Lâm Kinh Nam
29 Sự tích suối rắn Kinh Nam
30 Truyện ngôi đền thiêng ở xã Bộ Đầu Kinh Nam
31 Sự tích hang thuồng luồng Kinh KXĐ*
Các lực lượng thần kì trong truyện cổ
tích có thể được chia làm ba loại. Loại trợ
thủ luôn có mặt giúp đỡ các nhân vật
chính, hoặc ban tặng cho những vật thần kì
có phép màu giúp nhân vật vượt qua trở
ngại. Loại trung gian xuất hiện vào tay của
người ác hay kẻ xấu đều phát huy tác dụng.
Ở trong tay nhân vật lí tưởng thì có tác
dụng tốt, rơi vào tay kẻ thù sẽ gây tai hoạ;
hoặc khi nhân vật vi phạm điều cấm kị, nó
cũng phản tác dụng. Trong một số trường
hợp, chính tính cách của nhân vật xấu xa,
ác độc lại làm cho nhân vật - đồ vật thần kì
có tính chất trung gian này quay trở lại làm
hại chính nhân vật ấy. Loại thứ ba cũng có
khả năng thần kì không kém lực lược trợ
thủ cho nhân vật nhưng lại là đối thủ luôn
có mặt gây cản trở, khó khăn hoặc tìm mọi
cách hãm hại nhân vật chính. Hình tượng
rắn trong các truyện mà chúng tôi khảo sát
trên thuộc loại thứ ba này. Có thể kể đến
những biểu hiện cơ bản của hình tượng rắn
– nhân vật yêu quái như sau:
1. RẮN – QUÁI VẬT BẮT CÓC
NGƯỜI
Trong truyện cổ tích nói chung, rắn
không phải là quái vật duy nhất có hành
động bắt cóc người. Đôi khi hành động bắt
cóc là của ma quỷ hay các loại yêu quái
không rõ hình hài khác. Phần này chúng tôi
chỉ nói đến đối tượng bắt cóc là rắn hoặc
có hình hài rắn.
Đối tượng bị rắn bắt cóc chủ yếu là
phụ nữ, các cô gái chưa có chồng. Họ đang
đi làm trên rừng, rẫy hay đang tắm một
mình dưới sông, suối thì bị rắn bắt cóc.
Mục đích của việc bắt cóc là về làm vợ rắn.
Hai hình thức diễn ra sự bắt cóc thường là
trên không trung bỗng nhiên quái vật nhào
đến và cuốn cô gái đi (HơMênh chém Rắn
thần, truyện A Xanh, Sự tích con đom
đóm); hoặc quái vật ở dưới nước đột
nhiên hiện hình và cuốn cô gái về thế giới
của nó (Con thuồng luồng; Sự tích hồ nước
Làng Treng, Náng Đẳm cũng có hành vi
bắt cóc tương tự như vậy.
Cũng có khi rắn bắt cóc cả những
người đàn bà đã có chồng để về làm vợ nó.
Truyện Sự tích hồ nước Làng Treng (Hrê)
kể về vợ chồng Vu Ta Viên cùng ba đứa
con sống với nhau hạnh phúc. Một hôm vợ
đi giặt bị người dưới thủy cung bắt về làm
vợ dưới thủy cung. Hàng ngày, ba đứa con
ra bờ suối chơi với mẹ, mẹ nó giờ đã trở
thành cô gái rất xinh đẹp nơi thủy cung và
không muốn trở về với người chồng trên
35
cạn nữa. Vu Ta Viên biết chuyện, chàng
không bỏ cuộc quyết lập mưu dành lại vợ.
Hàng ngày có rắn đến hỏi có thấy vợ rắn
không thì chàng doạ giết rắn và nói rằng: Ở
đây chỉ có vợ của tôi. Một hôm có con trăn
to đến hỏi có thấy vợ của nó không. Vu Ta
Viên đánh nhau với Trăn và giết được Trăn
với sự giúp đỡ của vợ mình
Hành động bắt cóc của rắn luôn dẫn
đến một cuộc xung đột giữa con người và
rắn. Hoặc đó là ông bố (có con gái bị bắt
cóc), hoặc là người chồng (có vợ bị bắt
cóc). Những kiểu kết cấu như thế thể hiện
tính phổ biến của mô tuýp quái vật bắt cóc
trong truyện cổ, mà rắn là một đại biểu cho
tính chất bí ẩn, hung hãn của quái vật.
Trong sâu xa nó có phản ánh tục ngoại hôn
và tục lệ cướp dâu – một kiểu hôn nhân
thời cổ. Hình thức này không chỉ phổ biến
trong truyện cổ tích Việt Nam mà còn ở
một số nước Đông Nam Á. Truyện Chàng
Xai Khăm và đôi hài kì lạ của Lào là một ví
dụ: Có nàng công chúa Cha Tha La xinh
đẹp bị một con rắn khổng lồ cuốn mất và
đưa về hang để làm vợ. Chàng Xai Khăm
đi cứu và được một con quỷ dâng tặng đôi
hài kì diệu (sau khi đã hàng phục nó).
Chàng đến hang rắn, đây là một con rắn
khổng lồ, đầu người. Được sự giúp đỡ của
ba người đẹp (tù nhân của rắn) Xai Khăm
đã chiến thắng rắn và lấy công chúa Cha
Tha La xinh đẹp.
Hai không gian diễn ra hành động bắt
cóc của rắn thường là trên không và dưới
nước và hành động rất nhanh, mang tính
bất ngờ. Điều này một mặt phản ánh bản
chất gắn với nước của rắn cũng như tính
chất bí ẩn, hung hãn của loài yêu quái, mặt
khác phản ánh nhận thức về thế giới tự
nhiên của con người. Trên thực tế, rắn
không hề biết bay mà môi trường sống của
nó chủ yếu là dưới nước. Do vậy không có
gì ngạc nhiên khi rắn là hình tượng được
gắn với nước, được nhân hoá thành các vị
thủy thần và là hình ảnh hình tượng hoá
của các con sông, lũ lụt trong đa số các
truyện dân gian của các dân tộc. Nếu rắn
bắt cóc ở môi trường nước thể hiện dấu vết
của con rắn thần thoại, gắn với nước, là vị
thần nước, chúa tể của thế giới bên dưới thì
hình ảnh rắn – quái vật bắt, có trên không
trung đã phần nào được kì ảo hoá. Trong
sự diễn hoá của mô tuýp bắt cóc, các yếu tố
kì ảo mới đã được khoác thêm vào cho phù
hợp với nội dung phản ánh và sự tiếp nhận
của thế giới cổ tích. Con rắn “được kì ảo
hoá, gắn thêm những đặc tính không phải
của bò sát như: biết bay, tiếng gầm dữ dội,
phun ra lửa nó trở thành con vật đại diện
cho cái ác tột cùng trong truyện cổ tích”(4).
Về vấn đề này K.X.Đavletôp cho rằng:
“Truyện cổ tích xây dựng những quan
niệm của mình về rắn không phải trên cơ
sở thực tại mà trên cơ sở tư tưởng nguyên
thủy. Nó tiếp nhận những hình ảnh này từ
thần thoại, lại ở một dạng đã biến hoá hoàn
toàn và trải qua một con đường rất dài của
sự phát triển thần thoại”(5). Hai không gian
như vừa nói trên là hai thế giới vẫn còn bí
ẩn với con người. Nếu không trung hoàn
toàn bí ẩn thì thế giới dưới nước lại vừa
quen vừa lạ. Không phải ngẫu nhiên mà
trong truyện cổ lại hình dung thủy cung là
nơi đầy của cải, vàng bạc hay những hòn
đảo nhiều châu báu. Khát vọng khám phá
và chinh phục những vùng đất mới luôn
thôi thúc con người. Điều này góp phần
phản ánh quá trình mở rộng địa bàn cư trú
của người xưa.
Như vậy, với tư cách là đối thủ của
nhân vật, hình tượng rắn dạng này mang
đặc điểm của một con vật thần kì với nhiều
phép thuật cũng như sự hung hãn. Tính
chất này vừa làm tăng thêm tính li kì, hấp
36
dẫn cho truyện, đồng thời là yếu tố tạo nên
“môi trường” cho những phẩm chất và tài
năng của nhân vật chính bộc lộ; là cơ sở
cho kết quả đền bù của kết thúc có hậu
trong phần lớn truyện cổ tích.
2. RẮN – QUÁI VẬT ĂN THỊT
NGƯỜI
Trong truyện cổ tích của người Việt,
tính chất quái vật của rắn chủ yếu là kẻ ăn
thịt người (Đôi khi mục đích của việc bắt
cóc cũng là đưa về hang để ăn thịt). Tuy
nhiên, con người không phải là đối tượng
duy nhất mà quái vật ăn thịt. Nó ăn tất cả
những con vật bắt được, chủ yếu là gia súc
con người nuôi. Sự hung hãn của nó ngày
một gia tăng cho đến lúc con người cũng là
đối tượng bị ăn thịt. Những vùng có quái
vật ngự trị bao giờ cuộc sống và tính mạng
của con người cũng bị đe doạ thường trực,
làng xóm tiêu điều. Truyện Ao Phật của
người Khơme có đoạn: Xưa kia ở vùng đất
Trà Vinh ngày nay, có một con Chằn tinh
sống lâu năm dưới nước rất hung ác. Nó
thường nổi lên mặt nước quấy phá và tìm
cách bắt người ăn thịt. Hay truyện Con
thuồng luồng kể: Xưa ở thôn Lùng Thàng
có con thuồng luồng già thành tinh. Cô gái
Ymười cũng là một nạn nhân bị bắt cóc
đang sắp bị rắn thần PaRin ăn thịt (Hơ
Mênh chém rắn thần)
Để đổi lấy sự bình yên, con người phải
cầu thân với rắn bằng cách hàng năm phải
cúng tế cho nó: “Bấy giờ trong vùng có
một con Chằn tinh, có nhiều phép biến hoá
lạ kì, thường bắt người ăn thịt. Quan quân
nhiều lần đến vây bổ muốn diệt trừ nhưng
không làm gì được. Cuối cùng người ta
đành phải lập cho nó một cái miếu, hàng
năm khấn một mạng người để cho nó đỡ
phá phách” (Thạch Sanh); hay trong truyện
Tiêu diệt mãng xà cũng kể: ở một làng nọ
có con mãng xà chuyên phá phách dân
làng. Mỗi năm phải nộp cho nó một người
con gái để nó ăn thịt. Vua cho đi tìm người
tài và hứa sẽ gả công chúa nếu diệt được
mãng xà Đây cũng là một trong những
nguồn gốc của tục hiến sinh. Tục này bắt
nguồn từ thần thoại, khi con người vẫn phụ
thuộc hoàn toàn vào tự nhiên (nguồn nước)
thì các nghi lễ và hình thức hiến tế dâng
nộp cho thần rắn diễn ra một cách tự
nguyện. Đó là có thái độ cầu thân với tự
nhiên và mong ước mưa thuận gió hoà, lũ
lụt không làm hại của nhân dân. Nhưng
trong môi trường cổ tích, khi nhận thức của
con người đã tăng lên một bậc thì việc hiến
tế không còn tự nguyện như trước nữa mà
đã có biểu hiện gượng ép, đau khổ. “Từ
việc cống nộp đầy đau khổ mới xuất hiện
thêm những chi tiết: Lừa gạt để cống nộp;
bị lừa gạt để trở thành vật hi sinh không tự
giác và là kẻ đối nghịch bất đắc dĩ; mượn
tay người khác để thoát khỏi nạn bị cống
nộp”(6). Chúng tôi cho rằng, ngoài các yếu
tố kể trên, việc phát triển của đời sống xã
hội và gia tăng nhận thức của con người là
cơ sở cho việc ra đời của mô tuýp diệt rắn
ác. Tức là từ chỗ người ta chưa hiểu biết về
nó, “thần phục” nó và cầu thân một cách
tuyệt đối cho đến việc muốn chinh phục và
loại trừ rắn ác vừa là khát vọng chinh phục
tự nhiên và nhận thức mới về tự nhiên.
Một trong những hình thức ưa thích
của kẻ ăn thịt là nuốt người. “Đây là chức
năng phụ của rắn, nhưng nó luôn được
nhấn mạnh khi nói đến rắn”(7). Hình thức
rắn nuốt người trong các truyện kể chủ yếu
ở hai dạng: dạng thứ nhất là chiến đấu với
rắn và bị nuốt. Truyện Pù Chộng Cha kể
rằng: Ngày xưa có một anh con trai ở
Mường Quáng yêu một cô gái say đắm. Ba
năm ở rể, không làm nhà gái hài lòng vẫn
muốn thử thách chàng trai. Họ bắt chàng
phải cõng cô gái qua đèo dài cả ngày
37
đường mà không được nghỉ. Bằng tình yêu
và sự thông minh, cả hai đều vượt qua đèo.
Chàng cho nàng ngồi nghỉ và chạy về bản
để chuẩn bị đám rước, khi chàng trở lại thì
một con trăn to đã nuốt chửng cô gái.
Chàng trai đánh nhau và mổ bụng trăn cứu
người yêu nhưng nàng không còn nói được
nữa. Hay truyện Chàng Bơ Lo hay sự tích
sông Rin (Ca Dong) cũng có chi tiết chàng
Bơ Lo bị xà tinh nuốt vào bụng. Trong
cuộc đấu tranh đó xà tinh chết, chàng cũng
chết, bà mẹ khóc đến chết, hoá thành núi
Cai Niêng, nước mắt thành sông Rin
Dạng thứ hai nhân vật chủ động tìm cách
chui vào bụng rắn để làm đau nó, buộc nó
phải phục tùng (như Tôn Ngộ Không chui
vào bụng yêu quái). Cũng có khi con người
(thường là cô gái) bị trói lại và chờ quái vật
đến nuốt. (HơMênh chém Rắn thần; Chàng
đánh cá Y Ang).
Việc chui vào bụng rắn được thực
hiện tương đối dễ dàng vì bản chất con
vật rất hung hãn và luôn trong tư thế xông
ra để nuốt chửng lấy nhân vật. Khi vừa
thấy ông Hai, thuồng luồng đã xông ra
toan nuốt chửng lấy chàng (Đại vương
Hai hay là truyện giết thuồng luồng). Rõ
ràng hành động nuốt người của rắn có liên
quan đến sự mô phỏng hiện thực trong
đời sống của rắn và hình thức nghi lễ
trưởng thành thời cổ.
Các nghi lễ vòng đời của một con
người là hiện tượng văn hoá phổ biến của
nhiều tộc người trên thế giới, trong đó nghi
lễ trưởng thành đóng một vai trò rất quan
trọng đối với từng thành viên của cộng
đồng. Nó được xem là một trong những
thiết chế đặc trưng trong chế độ thị tộc.
(Mối liên hệ giữa một số mô tuýp trong
truyện cổ tích với các nghi lễ có tính chất
tôn giáo nguyên thủy đã được các nhà khoa
học như: J. G. Frazer (người Anh), P.
Saintyves (người Pháp), M. Eliade (người
Mĩ gốc Rumani) chứng minh. Đặc biệt,
V.Propp đã phát triển “tới một trình độ
biến nó trở thành một niềm tin khoa học có
cơ sở là những tài liệu vô cùng phong phú
được khảo sát và phân tích một cách đầy
sức thuyết phục”(8). Nghi lễ trưởng thành
được thực hiện đối với các thành viên khi
bắt đầu trưởng thành về mặt giới tính. Sau
khi thực hiện nghi lễ này, cá nhân đó sẽ
được tiếp nhận vào cộng đồng thị tộc, trở
thành thành viên chính thức với đầy đủ tư
cách trong cộng đồng. Tư tưởng chính của
nghi lễ này gắn liền với quan niệm về cái
chết và sự tái sinh. Nhờ việc chết đi và
sống lại này mà người chịu lễ sẽ có được
sức mạnh thần kì hoặc những hiểu biết
quan trọng để có thể trở thành người lớn.
“Cái chết tạm thời của người chịu lễ cũng
được thể hiện dưới nhiều hình thức như đi
lên trời, đi xuống âm phủ, đi vào thế giới
của các linh hồn hay là bị một con ác thú
nào đó như rồng, rắn, thuồng luồng hay
thậm chí là mặt trời ăn thịt”(9).
Theo Propp, các hình thức nghi lễ rất
phong phú, “không theo một hình thức cố
định nào cả nhưng có một số quy định
được gọi là bất biến”, và thường có
cảnh: “Người được hiến tế phải bò qua một
công trình mô phỏng con quái vật. Ở
những cộng đồng có nhà cửa, quái vật
được mô phỏng là một túp lều, hoặc một
ngôi nhà có hình dáng đặc biệt. Người
được quái vật nuốt sau khi ra khỏi ngôi nhà
thì dường như đã được lột xác, trở thành
một người mới hoàn toàn khác trước”(10).
Từ việc cầu thân, tự nguyện đến sự
cưỡng chế trong việc cống nộp cho quái
vật ăn thịt như đã nói ở phần trên là một sự
vận động của tư duy thần thoại đến cổ tích,
phản ánh thay đổi nhận thức của con người
về thế giới tự nhiên nói chung. Từ đây xuất
38
hiện tâm lí chống đối và chinh phục các
quái vật ăn thịt. Mô tuýp dũng sĩ diệt rắn ác
có lẽ ra đời trên cơ sở ấy. Đảm đương trách
nhiệm chống lại sự hoành hành của quái
vật thường là một dũng sĩ tài giỏi. Đến đây
người dũng sĩ diệt rắn ác “sẽ là đại diện
văn hoá, là người khám phá ra bí mật của
tự nhiên để giải phóng con người, cải tạo
cuộc sống và xây dựng nền văn hoá”(11).
Việc Thạch Sanh nhận được bộ cung tên
bằng vàng sau khi thiêu xác Chằn tinh là
phần thưởng cho nỗ lực giải mã tự nhiên
của con người.
Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh với ác
thú không phải bao giờ người dũng sĩ cũng
chiến thắng. Nhiều khi dũng sĩ cũng bị
nuốt, thậm chí bị chết nhưng cuối cùng
quái vật cũng đã bị tiêu diệt. Điều đáng chú
ý ở đây là quái vật thường bị dũng sĩ chặt
đầu, băm thành nhiều khúc, bị tiêu hủy
(Truyện A Xanh) Đây có lẽ không đơn
thuần là một chiến thắng mà chiến thắng
triệt để, hoàn toàn, dù mất mát hi sinh là có
thật. Phải chăng chinh phục tự nhiên, vượt
lên làm chủ tự nhiên là khát vọng muôn
đời của người xưa, người nay và cả mai
sau.
Trong truyện cổ của người Việt, đôi
khi diệt rắn ác không phải là một dũng sĩ
tài ba. Đó có thể là ông bố bình thường vì
thương con bị quái vật bắt cóc, ăn thịt mà
liều mình đi giết ác thú, hay một người
đánh cá bình thường vì căm giận ác thú mà
hành động. Truyện Con thuồng luồng kể
rằng! Ngày xưa, có một bác nông dân
nghèo có một cô con gái bị thuồng luồng
bắt mất. Bác quyết tâm đi giết thuồng
luồng để trả thù cho con. Hay trong truyện
Ông lão bán muối giết thuồng luồng, đối
thủ của quái vật cũng chỉ là người bán
muối bình thường. Rõ ràng, trong cuộc đấu
tranh chinh phục tự nhiên, những người
nông dân có phẩm chất bình thường trong
nỗ lực bảo vệ thành quả lao động của mình
đã trở thành những vị anh hùng trên mặt
trận văn hoá.
Để tiêu diệt quái vật, các nhân vật
dũng sĩ không những phải có tài năng, lòng
can đảm mà còn phải có vũ khí. Một mô
tuýp được lặp lại nhiều lần là đối thủ của
quái vật luôn luôn có công cụ, vũ khí bằng
sắt như con rựa, kiếm, dao... Mỗi chi tiết,
mô tuýp nào đó tồn tại trong truyện cổ dân
gian đều không bao giờ vô lí và ngẫu
nhiên. Chúng tôi cho rằng mô tuýp này ẩn
chứa bên trong những vấn đề về văn hoá
lịch sử cần được giải mã.
Theo từ điển biểu tượng văn hoá thế
giới, Sắt là “biểu tượng của tính cường
tráng, sự cứng rắn, tính bướng bỉnh, tính hà
khắc thái quá, tính không lay chuyển
được”(12). Trong khi đó thanh kiếm lại biểu
tượng cho phẩm chất dũng cảm của nghề
nhà binh. “Quyền lực của kiếm có hai mặt:
nó tiêu hủy nhưng có thể tiêu hủy sự bất
công, sự độc ác, sự ngu tối và vì vậy có tác
dụng tích cực; và nó xây dựng, nó kiến lập
và duy trì hoà bình và công lí” và khi kết
hợp với cái cân, thanh kiếm có ý nghĩa
riêng về công lí: “thanh kiếm phân biệt
thiện á