Hồ Chí Minh với luận cương của V.I. Lênin, Chủ nghĩa Mác - Lênin - Qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ

Tóm tắt Bài viết tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện Hồ Chí Minh đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ với các nội dung cơ bản: 1) Hồ Chí Minh - “Người đã khóc” khi đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin; 2) Hồ Chí Minh - “Một con người chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra”, - Chung đúc, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. 3) Hồ Chí Minh -“Một người rất Mác mà ngoài Mác”, kiên định, trung thành, thủy chung, son sắt; sáng tạo trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin.

pdf10 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 154 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh với luận cương của V.I. Lênin, Chủ nghĩa Mác - Lênin - Qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |170 HỒ CHÍ MINH VỚI LUẬN CƯƠNG CỦA V.I. LÊNIN, CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN - QUA LĂNG KÍNH CỦA CÁC NHÀ VĂN, NHÀ THƠ TS. Đoàn Sỹ Tuấn* ThS. Lê Thị Ngọc Thùy** Trường Đại học Hoa Lư Tóm tắt Bài viết tác giả nghiên cứu, tìm hiểu sự kiện Hồ Chí Minh đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ với các nội dung cơ bản: 1) Hồ Chí Minh - “Người đã khóc” khi đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin; 2) Hồ Chí Minh - “Một con người chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra”, - Chung đúc, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại. 3) Hồ Chí Minh -“Một người rất Mác mà ngoài Mác”, kiên định, trung thành, thủy chung, son sắt; sáng tạo trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin. Từ khóa: Hồ Chí Minh, luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà thơ, nhà văn. I. MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Ngƣời nhà thơ lớn, nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca. Nhà thơ Phêlích Pita Rôđri-ghết (Felix Pita Rodriguez) nói “tên Ngƣời là cả một niềm thơ”1. Cuộc đời, sự nghiệp, tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách của Ngƣời là đề tài lớn cho sáng tác thi ca. Sự kiện lịch sử Hồ Chí Minh đến với Luận cƣơng của V.I. Lênin2, chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc nhiều nhà văn, nhà thơ đặc biệt quan tâm, chú ý. Bài viết bƣớc đầu nghiên cứu, * Trƣởng Bộ môn Lý luận chính trị ** Phó trƣởng Bộ môn Lý luận chính trị 1 Nguyên bản tác phẩm bằng tiếng Tây Ban Nha có nhan đề là “Ho Chi Minh, su nombre puede escribir en puema” (dịch nghĩa: “Hồ Chí Minh, tên của Ngƣời có thể viết thành thơ”). Dịch giả Hoàng Hiệp đã chuyển tác phẩm sang tiếng Việt một cách sáng tạo, diễn tả đƣợc thần thái của thi phẩm thành bài thơ mà nhiều ngƣời biết tới: “Hồ chí Minh, tên Người là cả một niềm thơ”. Tác giả bài thơ ấy là Phêlích Pita Rôđrighết (Felix Pita Rodriguez). 2 “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I. Lênin. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 171| tìm hiểu sự kiện Hồ Chí Minh đến với Luận cƣơng của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin qua lăng kính của các nhà văn, nhà thơ, góp phần nhận thức sâu sắc hơn và cung cấp một góc nhìn mới về sự kiện lịch sử quan trọng này. II. NỘI DUNG 2.1. Hồ Chí Minh - “Người đã khóc” khi đến với Luận cương của V.I. Lênin, chủ nghĩa Mác - Lênin Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đánh dấu bằng sự kiện Ngƣời bắt gặp Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin vào ngày 16 - 17/7/1920. Sự kiện lịch sử quan trọng Hồ Chí Minh khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ thu hút sự quan tâm của các nhà cách mạng, đồng bào, báo giới, giới nghiên cứu lý luận chính trị, lịch sử mà còn có sự thu hút đặc biệt của các nhà văn, nhà thơ. Trong Bài ca dâng Đảng, tác giả Nguyên Hồ viết: “Vì yêu nƣớc mƣu tìm cứu nƣớc/ Bƣớc Lênin gọi bƣớc chân Ngƣời/ Hào quang Cách mạng tháng Mƣời/ Bác đem soi sáng đất trời Việt Nam”3. Trong “Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại”, tác giả Chu Hà - Lã Xuân Choát viết: “Nguyễn Ái Quốc bừng ngôi sao sáng/ Ngƣời Việt Nam Cách mạng đầu tiên/ Đã tìm ở Mác, Lênin/ Nguồn chân lý đỏ con tim của mình/ Nguyễn Ái Quốc kết tinh truyền thống/ Tên Ngƣời mang sức sống toàn dân/ Tên Ngƣời thức tỉnh lƣơng tâm/ Tên Ngƣời thôi thúc tinh thần đấu tranh/ Nguyễn Ái Quốc tên thành lửa đuốc/ Tên tƣợng trƣng hồn nƣớc thiêng liêng/ Ngọn cờ dân tộc trƣơng lên/ Sáng vầng dƣơng đỏ, ngời thiên sử vàng/ Đọc “Luận cƣơng Lênin” kiệt tác/ Niềm vui mừng nƣớc mắt trào êm/ Một mình phòng vắng nửa đêm/ Khoa tay Ngƣời nói hồn nhiên tự hào: Hỡi đồng bào khổ đau rên xiết/ Đây là điều cần thiết cho ta!/ Đây đƣờng cứu nƣớc cứu nhà/ Đây đƣờng gian khổ chói lòa vinh quang”4. Trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước”, nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Luận cƣơng đến với Bác Hồ. Và Ngƣời đã khóc/ Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin/ Bốn bức tƣờng im nghe Bác lật từng trang sách gấp/ Tƣởng bên ngoài đất nƣớc đợi mong tin/ Bác reo lên một mình nhƣ nói trƣớc toàn dân tộc:/ “Cơm áo là đây, hạnh phúc đây rồi!””5 Trong bài thơ “Lương tâm”, nhà thơ Bằng Việt viết: “Bao chặng đƣờng Các Mác đã đi qua/ Bao bài học Lênin còn nóng hổi/ Đã giúp Bác xóa cho mình 3 Nguyên Hồ (1970), Bài ca dâng Đảng (Kỷ niệm lần thứ 40 thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam), Nxb Phổ thông Hà Nội, tr.6. 4 Chu Hà - Lã Xuân Choát (2004), Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, tr.28-29. 5 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.162-163. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |172 dấu hỏi/ Trƣớc phong trào dân tộc khắp năm châu”6. Trong bài “Việt Nam bất khuất Việt Nam kiên cường”, tác giả Hồng Lam Vũ Đình Hệ viết: “Nguyễn Ái Quốc đọc tới luận cƣơng/ Ngƣời xúc động ngất ngây, phấn khởi!/ Nói to lên nhƣ với đồng bào/, Tâm tƣ mừng rỡ khát khao/ Trong phòng riêng, vọng tiếng chào hăng say/ “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ!/ Đây là đƣờng thoát khổ, dân ta!”7. Trong “Việt Nam thi sử hùng ca”, Hàn sĩ Trần Trí Trung viết: “Một ngàn chín trăm hai mƣơi/ Luận cƣơng sơ thảo rọi soi tầm nhìn/ Của tác giả ký Lênin/ Vấn đề thuộc địa đƣợc in phát hành/ Con đƣờng giải phóng dân mình/ Chủ nghĩa xã hội chứng minh rõ ràng”8. Những nội dung trong các đoạn trích trên của các nhà thơ đều đề cập đến niềm vui mừng, xúc động tuột cùng của Hồ Chí Minh (khi đó là Nguyễn Ái Quốc) đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa Mác - Lênin đã trào dâng trong Ngƣời “ánh sáng chân lý”, giúp Ngƣời tìm ra con đƣờng cứu nƣớc, giải phóng dân tộc. Sự kiện lịch sử quan trọng Hồ Chí Minh khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, theo tác giả Chu Văn Sơn, nhà thơ Chế Lan Viên đƣợc đánh giá là một trong những ngƣời viết hay nhất về chủ đề này. Tác giả Chu Văn Sơn viết: Chế Lan Viên say mê cái anh hùng, cái siêu phàm, cái vĩ nhân; ông đã viết về Bác Hồ với tƣ cách là ngƣời anh hùng, siêu phàm, vĩ nhân thực hiện hành trình của con ngƣời lớn lao đi tìm hình hài cho đất nƣớc: “Người đi khắp bóng cờ châu Mỹ châu Phi”, đi khắp “những đất tự do những trời nộ lệ”, “những con đường cách mạng đang đi tìm”; để “vứt hết đau thương mà hóa thành vĩ đại”, “chịu đau thương mà hạ sinh những bài ca”, “thai nghén đau thương mà sinh nở cái oai hùng”Trên hành trình gian vất vả ấy, “Ngƣời đã đến với Lênin. Giờ phút tiếp cận Luận cƣơng của Lênin là một trong những giờ phút trọng đại không chỉ đối với cá nhân ngƣời đang đánh đổi cả đời để tìm kiếm mà còn cả đối với số phận dân tộc - giờ phút ấy thật linh thiêng và chứa đựng trong đó cái huyền bí của sự hóa thân sinh nở”9. Đến với Luận cƣơng của Lênin, Luận cƣơng đã gieo vào nhu cầu, khát vọng nung nấu, cháy bỏng tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân của Nguyễn Ái Quốc một sức sống mới. Luận cƣơng của Lênin và nhu cầu, khát vọng nung nấu, cháy bỏng tìm đƣờng cứu nƣớc, cứu dân của Nguyễn Ái Quốc hòa quyện vào nhau trong cái thế giới mênh mông của nhà ái quốc vĩ đại. Và thế là “Hình của Đảng lồng trong hình của 6 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.211. 7 Hồng Lam Vũ Đình Hệ (2005), Việt Nam bất khuất Việt Nam kiên cường, Nxb Văn hóa thông tin, tr.144-145. 8 Hàn sĩ Trần Trí Trung (2007), Việt Nam thi sử hùng ca, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, tr.65. 9 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.278. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 173| Nƣớc/ Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cƣời”10, cái “bào thai”, “núm ruột”, “chum rau”, “cái chứng non song”, “bọc hồng tổ quốc”, đƣợc “sinh nở” Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trở thành “Ngôi sao sáng đƣa ta qua đêm trƣờng thế kỷ/ Đã thành mặt trời chói lọi bình minh”; ngƣời “đẻ đất”, “đẻ nƣớc”, “đẻ đời”, “làm sáng vũ trụ”; thành ngƣời đƣa lịch sử “bƣớc những bƣớc đi khổng lồ” trong xuyên suốt chiều dài của lịch sử phát triển dân tộc dƣới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Và thế là, theo Chế Lan Viên, “ danh hiệu Hồ Chí Minh xuất hiện trên xứ sở trống đồng bốn nghìn năm”, cùng với Việt Nam - Tên Tổ quốc, tên Ngƣời “vang xa ngoài bờ cõi”. 2.2. Hồ Chí Minh - “Một con người chủ nghĩa Mác - Lênin sinh ra”, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại Với tƣ duy rộng mở, tinh thần cách mạng, Hồ Chí Minh tiếp thu một cách có phê phán, gạn lọc tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại, phƣơng Đông và Tây, cổ và kim, truyền thống và hiện đại; cái hay, cái đẹp của nhiều luồng tƣ tƣởng, học thuyết, chủ nghĩa để làm giàu, làm phong phú, sâu sắc “hành lý trí tuệ, hành trang tinh thần”, để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Ngƣời là sự chung đúc, kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc và nhân loại. Sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa truyền thống dân tộc, đƣợc các nhà thơ đánh giá: Tác giả Chu Hà - Lã Xuân Choát, trong “Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại” viết: “Sinh Cung hoa ngát bên nôi/ Khí thiêng hun đúc nên Ngƣời vĩ nhân/ Nơi văn hóa dân gian phong phú/ Sinh con ngƣời ƣu tú non sông/ Vẻ vang nòi giống Lạc Hồng/ Phát huy sự nghiệp bây giờ là đây”11. Nhà thơ Xuân Diệu, trong bài “Ảnh cụ Hồ”, viết: “Cụ Hồ, ấy là Việt Nam sinh đẻ/ Nên nghìn xƣa còn lại vẻ nhà nho/ Trải thế gian qua biết mấy địa đồ/ Môi bất hủ vẫn nụ cƣời nƣớc Việt/ Vẫn cái trán non cao, vẫn mắt ngời nƣớc biếc/ Vẫn chòm râu hòa nhã của phƣơng Đông/ Dân sinh ra, nên nói tựa dân đồng/ Lời chuyện vẫn lại nôm na tục ngữ/ Áo màu xám vẫn giữ tro vạn thuở/ Của nƣơng dâu, bãi đậu hoặc vƣờn ngô/ Sống rau dƣa, giày mũ vải thô sơ/ Đời giản dị cũng đƣợm màu hiền triết...”12. Nhà thơ Bằng Việt trong bài “Lương Tâm”, viết: “Tôi yêu từ truyền thuyết thủa sinh ra/ Những chuyện Bác, qua nhiều trang lịch sử/ Chất truyền thống hòa tan vào hiện tại/ Nét thần kỳ lắng giữa nét dân gian/ 10 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.162. 11 Chu Hà - Lã Xuân Choát (2004), Bông sen vàng - Diễn ca về Bác Hồ vĩ đại, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội, tr.8-9. 12 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.142. Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |174 Đất nƣớc bốn nghìn năm thành Bác Hồ đúc lại/ Đƣa dân tộc ta vào kỷ nguyên vĩ đại”13. Trong bài “Thăm một chiến sĩ quốc tế cộng sản- Nguyễn Ái Quốc”, nhà thơ cộng sản ngƣời Nga, O. Manđenxtam, viết: “Tôi đã hình dung ra đƣợc một cách rất cụ thể,... dân tộc An Nam đáng yêu, một dân tộc rất lịch thiệp và độ lƣợng, rất ghét những gì thái quá. Dáng dấp của con ngƣời đang ngồi trƣớc mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang tỏa ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị... Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta nhƣ nghe thấy ngày mai, nhƣ thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái toàn thế giới. Từ Nguyễn Ái Quốc đã tỏa ra một thứ văn hóa, không phải văn hóa Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hóa tƣơng lai...”14. Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, nhận định: “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông đất nƣớc ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch, ngƣời anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Ngƣời đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân và đất nƣớc ta. Ngƣời là tƣợng trƣng cho tinh hoa của dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cƣờng, bất khuất của nhân dân Việt Nam suốt bốn nghìn năm lịch sử”15. Sự kết tinh, hội tụ, thăng hoa, tỏa sáng tinh hoa văn hóa nhân loại trong con ngƣời Hồ Chí Minh, đƣợc thể hiện: Nhà báo, nhà văn Mỹ, Đâyvít Hanbơcstơn nhận xét: “Hồ Chí Minh gần với Lênin, Giăng đi, Oasinhtơn - một Lênin phƣơng Đông, một Găngđi mácxít, một Oasinhtơn Việt Nam, nhƣng lại rất Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ của thời đại này - hơi giống Găngđi, hơi giống Lênin, hoàn toàn Việt Nam”, “Cụ Hồ là Oasinhtơn của Việt Nam”16. “Không phải thuần túy chỉ là Marx, là Lenin hay Mao Trạch Đông, mà chính là lịch sử 2.000 năm chống ngoại xâm của Việt Nam đã tạo nên ông Hồ... Cũng nhƣ một cái gì đó trong mỗi ngƣời Việt Nam đều có trong Hồ Chí Minh, một cái gì đó trong Hồ Chí Minh đều có trong hầu hết những ngƣời Việt Nam ngày nay, dấu ấn của ông trên dân tộc Việt Nam thật là sâu đậm”17. Và chính Ngƣời cũng tự bạch: “Học thuyết Khổng Tử có ƣu điểm lớn là tu dƣỡng đạo đức cá nhân. Tôn giáo Jêsu có ƣu điểm lớn là lòng nhân ái cao cả. Chủ nghĩa Mác có ƣu điểm lớn phƣơng pháp làm việc biện chứng. Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ƣu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nƣớc ta. Khổng Tử, Jêsu, Mác, 13 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.208-214. 14 Hồ Chí Minh (2002) Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.431. 15 Hồ Chí Minh (1996) Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.510. 16 Xem Đavit Hanbơcxtam, Hồ, Nxb Răngđôm Haosơ, 1971 và Xem Xã luận báo Thế giới hàng ngày, ngày 5/9/1969. 17 Trần Chung Ngọc/ Vài nét về “Cụ Hồ”. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 175| Tôn Dật Tiên chẳng phải có ƣu điểm chung đó hay sao? Họ đều mƣu phúc lớn cho loài ngƣời, mƣu cầu hạnh phúc cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, tôi tin rằng họ nhất định sống chung với nhau rất hoàn mỹ nhƣ những ngƣời bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm một ngƣời học trò nhỏ của các vị ấy”18. Đánh giá về sự kết hợp hài hòa, nhuần nhụy giữa tinh hoa văn hóa dân tộc và nhân loại trong con Ngƣời Hồ Chí Minh, tác giả Trần Bạch Đằng viết: “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc ấp ủ lâu dài trong cái nôi chủ nghĩa yêu nƣớc, tẩm mình sâu sắc trong hồn dân tộc, là kết tinh của truyền thống nhiều nghìn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân Việt Nam. Trên cái nền kiên cố ấy, trên mảnh đất phì nhiêu ấy, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh gạn lọc các hạt giống trí tuệ cổ kim phƣơng Đông, phƣơng Tây và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, sản phẩm khoa học hiện đại vào một đất nƣớc cụ thể. Ngƣời ta không thể tìm thấy chủ nghĩa quốc gia cực đoan, thủ cựu, hẹp hòi, vị kỷ, cũng nhƣ ngƣời ta không thể tìm thấy chủ nghĩa quốc tế không tƣởng trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”19. Nhà lãnh đạo ngoại giao - nhà thơ Xuân Thủy viết về Hồ Chí Minh: “Một con ngƣời gồm kim cổ Tây Đông/ Giàu quốc tế đậm Việt Nam từng nét”20. Tinh hoa văn hóa nhân loại, truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam góp phần làm phong phú “hành lý” trí tuệ, “hành trang” tinh thần, là nền tảng tạo nên tầm vóc và bản lĩnh trí tuệ của Hồ Chí Minh. Từ đó, nâng cao tƣ duy, độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc tiếp thu và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin - đỉnh cao trí tuệ thời đại, tạo ra sự biến đổi có tính chất bƣớc ngoặt và căn bản về chất của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác - Lênin đã tác động mạnh mẽ đến tƣ tƣởng, tình cảm, quan điểm, lập trƣờng và thế giới quan, phƣơng pháp luận cách mạng Hồ Chí Minh; là cơ sở thế giới quan và phƣơng pháp luận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết định bản chất, quá trình phát triển của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. GS. Nguyễn Đức Bình khẳng định: “Việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin “cái cần thiết” và “con đường” giải phóng dân tộc Việt Nam, “ngọn hải đăng soi đường cho toàn thể nhân loại bị áp bức đi tới giải phóng” là bƣớc quyết định trong quá trình hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bắt gặp chủ nghĩa Mác - 18 Hồ Chí Minh - Truyện. Bản dịch Trung văn của Trƣơng Niệm Thức. Bát nguyệt xuất bản xã Thƣợng Hải, 1949. 19 Trần Bạch Đằng (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh: Sinh khí của một học thuyết đến với Tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Trẻ, tháng 2/2007. 20 Dựa theo PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, trong bài “Sự khởi đầu và mãi mãi”. san.cpv.org.vn Phần II. Hồ Chí Minh tiếp thu, kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam |176 Lênin, tƣ tƣởng yêu nƣớc ở Nguyễn Ái Quốc có bƣớc nhảy vọt về chất - tƣởng yêu nƣớc của Nguyễn Ái Quốc trở thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”21. Đánh giá về ảnh hƣởng to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với tƣ tƣởng, nhân cách, con ngƣời Hồ Chí Minh, nhà thơ Hải Nhƣ, trong bài “Một con người chủ nghĩa Mác sinh ra”, đã khẳng định chủ nghĩa Mác sinh ra Hồ Chí Minh và Hồ Chí Minh là sự kết tinh tinh hoa của chủ nghĩa Mác. Bài thơ đã khắc họa chân thực, phong phú, sinh động, sâu sắc, rõ nét bức chân dung Hồ Chí Minh - “Một con ngƣời chủ nghĩa Mác sinh ra”. Đó là một con ngƣời: 1) Sống gắn bó, hài hòa, trân trọng tự nhiên: “Ta sẽ đến thǎm ngôi nhà Bác ở/ Thǎm vƣờn cây còn ấm mãi hơi Ngƣời/ Thǎm bụi hoa nhài, nhớ Bác khôn nguôi/ Hoa vƣờn Bác, Bác tự tay chǎm chút/ Bác không nhắc, ta quên hoa râm bụt/ Bởi trong ta, còn cỏ nội hoa hèn/ Đời sẽ nghèo nếu trong bƣớc đi lên/ Ta quên hết sắc hƣơng ta đã có/ Hƣơng dẫu thoảng cũng khiến đời giàu có/ Biết ơn Ngƣời chủ nghĩa Mác sinh ra/ Đẹp thế đó nâng niu từng cây cỏ...”22; 2) Giản dị, thanh bạch: “Đừng dệt nhé chuyện thần kỳ về Bác/ Chữ thần kỳ Bác riêng tặng nhân dân/ Đảng ta lập ra gian khổ muôn phần/ Lập ra Đảng là một ngƣời giản dị/ Ngƣời nguyện sống trọn cuộc đời chiến sĩ/ Thǎm vƣờn Ngƣời, ta cứ nghĩ vƣờn ta!/ Một con ngƣời chủ nghĩa Mác sinh ra/ Đẹp thế đó, giữa nếp nhà thanh bạch...”23; 3) Yêu thích tự do, độc lập: “Ta chẳng thấy Bác trồng hoa chậu nhỏ/ Có lẽ vì không muốn bó vào khuôn/ Hai chữ thiên đƣờng ta hiểu đúng hơn/ Đâu phải chỉ những lâu đài cao ngất/ Mà trƣớc hết là tự do, độc lập/ Cho mỗi cuộc đời, cho cả cỏ hoa!”24; 4) Dân chủ, đoàn kết, quý trọng con ngƣời: “Xƣa, ngƣời dân khi đến trƣớc sân rồng/ Lƣng cúi gập vì thấy mình bé lại/ Ta đi giữa vƣờn Ngƣời, lòng thƣ thái./ Ngẩng cao, nghe dƣới gót sỏi cƣời/ Ôi vui sao, ta thấy bên Ngƣời/ Nhƣ thấy lớn cạnh vua Hùng dựng nƣớc/ Nhƣng Ngƣời khác những vua hùng thuở trƣớc/ Sống cuộc đời y hệt cuộc đời ta/ Một con ngƣời chủ nghĩa Mác sinh ra/ Đẹp thế đó, ôi linh hồn của Đảng...”; “Bác đã cho ta, Bác đã cho đời/ Lẽ sống của ngày mai trên trái đất/ Lẽ sống đẹp, không coi mình cao nhất/ Mong kiếp ngƣời, ai cũng cất đầu cao/ Có thể con ngƣời chiếm lĩnh các vì sao/ Nhƣng lẽ sống đến vƣờn Ngƣời mới thấy!”; “Đừng tƣởng Bác Hồ chỉ có vui thôi/ Có những lúc Bác Hồ buồn ghê gớm/ Đấy là lúc: ta sai lầm to lớn/ Quên mọi ngƣời, ta chỉ thấy mình ta!/ Một con ngƣời chủ nghĩa Mác sinh ra/ Đẹp thế đó, không dung mình sống nhỏ...”25. 21 Nguyễn Đức Bình (2010), Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại ngay nay - Quan hệ giữa tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin, Nxb Chính trị - Hành chính. 22, 22, 23, 24, 25 Nguyễn Cảnh Lạc (2000), Thơ Dâng Bác, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr.218-220. “100 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin” (1920 - 2020) 177| 2.3. Hồ Chí Minh - “Một người rất Mác mà ngoài Mác”, vừa rất mực kiên định, trung thành, thủy chung, son sắt; vừa rất sáng tạo trong vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin GS. Nguyễn Đức Bình khẳng định: “Việc Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm thấy ở chủ nghĩa Mác - Lênin “cái cần thiết” và “con đƣờng” giải phóng dân tộc Việt Nam, “ngọn hải đăng soi đƣờng cho toàn thể nhân loại bị áp bức đi tới giải phóng” là bƣớc quyết định trong quá trình hình thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Bắt gặp chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng yêu nƣớc ở Nguyễn Ái Quốc có bƣớc nhảy vọt về chất - tƣởng yêu nƣớc của Nguyễn Ái Quốc trở thành tƣ tƣởng Hồ Chí Minh”. Trong cuốn Hệ tư tưởng Việt Nam, GS Trần Văn Giàu, đã viết: “Có thể đọc hàng trăm quyển sách Đông, Tây kim cổ, không ở đâu có một chiến lƣợc giành rọt về vấn đề dân tộc thuộc địa nhƣ Luận cƣơng của L
Tài liệu liên quan