Hồ Chủ tịch nói về tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa

Là người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, suốt đời Bác chăm lo cho công tác xây dựng Đảng. Bài học đầu tiên Người huấn luyện cho lớp thanh niên yêu nước giác ngộ cách mạng, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, Người viết rằng: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam”(1). Trong cuộc đời hoạt động thực tiễn cách mạng, Người đã vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo và nhuần nhuyễn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trên nhiều vấn đề, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, cho đến những giờ phút cuối cùng Người vẫn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Điều đó, là minh chứng cho thấy vị trí vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong Di chúc Người viết: “Trước hết nói về Đảng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đây là sự đánh giá, tổng kết bài học kinh nghiệm sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn của cách mạng được Người rút ra, đòi hỏi các thế hệ cách mạng đời sau cần nghiêm túc suy nghĩ và thực hiên.

docx2 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1965 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chủ tịch nói về tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chủ tịch nói về tư tưởng và tác phong xã hội chủ nghĩa Trong Di chúc gửi lại đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng, dòng đầu tiên Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Trước hết nói về Đảng”.  Là người sáng lập, rèn luyện Đảng ta, suốt đời Bác chăm lo cho công tác xây dựng Đảng. Bài học đầu tiên Người huấn luyện cho lớp thanh niên yêu nước giác ngộ cách mạng, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, Người viết rằng:  “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh… Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam”(1).  Trong cuộc đời hoạt động thực tiễn cách mạng, Người đã vận dụng, phát triển hết sức sáng tạo và nhuần nhuyễn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, trên nhiều vấn đề, đặc biệt là công tác xây dựng Đảng, cho đến những giờ phút cuối cùng Người vẫn luôn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Điều đó, là minh chứng cho thấy vị trí vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng trong hệ thống tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.  Trong Di chúc Người viết: “Trước hết nói về Đảng – Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Đây là sự đánh giá, tổng kết bài học kinh nghiệm sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn của cách mạng được Người rút ra, đòi hỏi các thế hệ cách mạng đời sau cần nghiêm túc suy nghĩ và thực hiên.  Trong công tác xây dựng Đảng, Người đặt lên hàng đầu vấn đề đoàn kết. Đoàn kết là một nội dung quan trọng trong hệ giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam được hình thành, củng cố và phát triển lâu dài trong công cuộc dựng nước và giữ nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển lên tầm cao mới. Bản thân Người là mẫu mực tuyệt vời trong việc thực hiện truyền thống đoàn kết.  Người khẳng định: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân tộc ta”. Người yêu cầu và mong muốn “Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”; Đồng thời, Người chỉ ra những nguyên tắc quan trọng để thực hiện sự đoàn kết nhất trí : “Trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Đạo đức là cái gốc của người cách mạng, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Điều này được Bác thường xuyên nhắc nhở, bản thân Người là tấm gương trong sáng, một mẫu mực tuyệt vời về đạo đức cách mạng. Lường trước những nguy cơ của một đảng cầm quyền dễ mắc phải những sai lầm, khuyết điểm, nhất là về phẩm chất đạo đức cách mạng, trong Di chúc Người căn dặn: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”. Chỉ trong một đoạn văn ngắn nói về đạo đức, Người đã bốn lần dùng chữ thật và thật sự, chắc chắn đây là điều Bác đã cân nhắc rất kỹ. Đồng thời, Người đưa ra giải pháp rất quan trọng để khắc phục tình trạng sa sút về phẩm chất đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình”. Điều căn dặn đầy tâm huyết của Người mãi mãi có ý nghĩa sâu sắc với công tác xây dựng Đảng cũng như đối với việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của đội ngũ đảng viên, cán bộ.
Tài liệu liên quan