Hồ sơ hội giảng chương trình mô đun đào tạo bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MĐ 13, MĐ 14, MĐ 15, MĐ16 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:  Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phân phối khí  Mô tả đúng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ  Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sai hỏng của hệ thống phân phối khí  Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa  Sử dụng đúng các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí bảo đảm chính xác và an toàn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên

pdf9 trang | Chia sẻ: hoang10 | Lượt xem: 810 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ sơ hội giảng chương trình mô đun đào tạo bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống phân phối khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 HỒ SƠ HỘI GIẢNG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ Mã số mô đun: MĐ 17 Thời gian mô đun: 90 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành: 75 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MH 07, MH 08, MH 09, MH 10, MH 11, MH 12, MĐ 13, MĐ 14, MĐ 15, MĐ16 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN:  Trình bày đúng nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại hệ thống phân phối khí  Mô tả đúng cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống phân phối khí dùng trên động cơ  Phân tích đúng hiện tượng, nguyên nhân sai hỏng, phương pháp kiểm tra, sửa chữa sai hỏng của hệ thống phân phối khí  Tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa được hệ thống phân phối khí đúng quy trình, quy phạm và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật trong bảo dưỡng, sửa chữa  Sử dụng đúng các dụng cụ tháo lắp, kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống phân phối khí bảo đảm chính xác và an toàn + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí 18 6 12 0 2 Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí 15 3 10 2 3 Sửa chữa nhóm xu páp 18 3 15 0 4 Sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp 12 0 12 0 5 Sửa chữa con đội và trục cam 15 0 13 2 6 Sửa chữa bộ truyền động trục cam 12 3 9 0 Cộng: 90 15 71 4  KHÁI QUÁT VỀ BÀI GIẢNG: - Bài giảng trình diễn là một tiết của bài: “Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí”, có thời lượng (03t lý thuyết, 10h thực hành, 02h kiểm tra). - Do thời gian giới hạn trong một tiết giảng nên người thực hiện chỉ thiết kế tiết giảng thứ 02 của bài “Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí” - Bài 02: Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí Tiết 02: Điều chỉnh khe hở nhiệt của động cơ 4 kỳ nhiều xi lanh 1. Các điều kiện cần biết trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt. 2. Trình tự thực hiện - Trong tiết giảng này giáo viên truyền đạt cho học sinh kỹ năng nghề để thực thực công việc điều chỉnh khe hở nhiệt động cơ 4 kỳ nhiều xi lanh. Trang 2 Ý ĐỒ SƯ PHẠM -Giáo viên sử dụng máy tính, Projector, hình ảnh kết hợp với những câu hỏi, thuyết trình diễn giảng và làm mẫu để truyền đạt kiến thức kỹ năng tay nghề cho học sinh. -Học sinh nghe giảng, quan sát hình ảnh, trả lời một số câu hỏi ngắn, thực tập. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tổng cục dạy nghề - Giáo trình Công nghệ ô tô- Phần động cơ Nhà xuất bản Lao động, 2010. 2. Phạm Minh Tuấn - Động cơ đốt trong. NXB Khoa học kỹ thuật - Hà Nội, 1999. 3. Nguyễn Tất Tiến, Đỗ Xuân Kính - Giáo trình Kỹ thuật sửa chữa ô tô- máy nổ. NXB Giáo dục, 2008. Trang 3 Bài 2: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHÂN PHỐI KHÍ ( § 2 : ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT ĐỘNG CƠ 4 KỲ NHIỀU XI LANH ) MỤC TIÊU BÀI HỌC  Học xong bài học này học sinh có khả năng : 1. Kiến thức : - Trình bày được quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt động cơ 4 kỳ nhiều xi lanh. 2. Kỹ năng : - Điều chỉnh được khe hở nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ - Có ý thức tổ chức, đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. ĐỒ DÙNG VÀ TRANG THIẾT BỊ DẠY 1.Thiết bị: động cơ Toyota 4B. 2. Dụng cụ : clê 19, tuýp 14, 12,10, đầu nối tay vặn, tuốc nơ vít dẹp, căn lá. 3.Vật tư: dầu diesel, giẻ lau. HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Hướng dẫn mở đầu: tập trung cả lớp. - Hướng dẫn thường xuyên: chia nhóm . - Hướng dẫn kết thúc: tập trung cả lớp. I. ỔN ĐỊNH LỚP: - Giới thiệu, điểm danh, nhận xét việc thực hiện nội quy. Thời gian: 2 phút - Số học sinh vắng: Tên: .. II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: TT NỘI DUNG HOAT ĐỘNG DẠY HỌC THỜI GIAN (phút) HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1 Dẫn nhập - Đặt vấn đề vào bài. - Chú ý lắng nghe. 1 2 Hướng dẫn ban đầu I.Mục tiêu 1.Kiến thức 2. Kỹ năng 3.Thái độ II. Công tác chuẩn bị 1. Thiết bị: động cơ Toyota 4B 2. Dụng cụ: clê 19, tuýp 14, 12,10, đầu nối tay vặn, tuốc nơ vít dẹp, căn lá. 3. Vật tư: dầu diesel, giẻ lau - Thuyết trình, giảng giải. - Thuyết trình, giảng giải, trực quan vật thật. - Lắng nghe, ghi nhớ bài. - Lắng nghe, quan sát, ghi nhớ bài. 2 2 Giáo án số 02 Thời gian thực hiện: 5h Bài học trước: Nhận dạng, tháo lắp hệ thống phân phối khí Thực hiện ngày. tháng .. năm 2012 Trang 4 III. Quy trình thực hiện 1. Các điều kiện cần biết trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt. 1.1. Chiều quay của động cơ. 1.2. Thứ tự nổ của động cơ. 1.3. Góc lệch công tác của động cơ. 1.4. Thông số khe hở nhiệt xupáp theo tiêu chuẩn nhà chế tạo. 2. Trình tự thực hiện B1: Tháo nắp đậy dàn xupáp. B2. Xác định vị trí của xupáp nạp, xupáp xả. B3. Xác định vị trí của điểm chết trên của piston máy số 1 ở cuối kỳ nén đầu kỳ nổ tương ứng với dấu ở trên puly trùng với dấu cố định trên thân máy và chia dấu. B4: Nới lỏng đai ốc hãm của vít điều chỉnh. B5: Chọn căn lá có chiều dày thích hợp với thông số khe hở nhiệt tiêu chuẩn nhà chế tạo. B6 : Dùng tuốc nơ vít điều chỉnh vít đến khi kéo căn lá có độ sít thì khoá đai ốc hãm. B7: Quay trục khuỷu ứng với góc lệch công tác và thực hiện các bước B4, B5, B6 đối với xupáp các máy còn lại. B8: Lắp nắp đậy dàn xupáp. B9: Khởi động động cơ và nghe tiếng gõ của xupáp. IV. Các sai phạm thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục - Thuyết trình, giảng giải. -Trình chiếu, phát vấn, đàm thoại. Câu hỏi: Hãy trình bày các phương pháp xác định thứ tự nổ của động cơ? - Trình chiếu, giảng giải, làm mẫu. Câu hỏi: Nêu cách xác định xupáp nạp và xupáp xả của động cơ? -Trình chiếu, giảng giải, làm mẫu. - Trình chiếu, đàm thoại , làm mẫu. - Trình chiếu, giảng giải, làm mẫu. - Trình chiếu, giảng giải, làm mẫu. - Trình chiếu, giảng giải, gọi học sinh thực hiện. - Trình chiếu, giảng giải, làm mẫu. - Thuyết trình, giảng giải. - Trình chiếu,phát vấn và giảng giải. Câu hỏi: - Lắng nghe, ghi nhớ bài. - Trả lời, lắng nghe ghi nhớ bài. - Trả lời, lắng nghe, ghi nhớ bài. -Quan sát, thực hiện khi giáo viên yêu cầu. -Quan sát, ghi nhớ bài. -Quan sát, ghi nhớ bài. -Quan sát, ghi nhớ bài. -Quan sát, ghi nhớ bài, thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. -Quan sát, ghi nhớ bài. - Lắng nghe, ghi nhớ bài. -Quan sát, lắng nghe, trả lời câu hỏi và ghi nhớ bài. 4 30 4 Trang 5 1.Điều chỉnh sai khe hở nhiệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thông số tiêu chuẩn của nhà chế tạo. 2.Nắp đậy dàn xupáp chảy dầu. 3. Các bu lông ,đai ốc hãm, vít điều chỉnh bị chờn ren. Trong quá trình thực hiện điều chỉnh có thể xảy ra sai phạm thường gặp nào đối với động cơ? 3 Hướng dẫn thường xuyên 1. Triển khai công việc thực tập: - Phân nhóm và vị trí thực tập. - Giao dụng cụ, thiết bị và vật tư. 2 Triển khai công việc thực tập tại các vị trí đã phân công. 3. Nội dung cần đánh giá: - Quy trình thực hiện việc - Kỹ năng thực hiện. - Kết quả thực hiện. - Phân nhóm theo danh sách( 2 HS một nhóm). - Nhắc nhở vệ sinh an toàn. -Quan sát quá trình thực tập của học sinh - Uốn nắn sai phạm của học sinh. - Hướng dẫn những học sinh yếu thực hiện công việc. - Thực hiện theo sự hướng dẫn và phân công của giáo viên. - Chú ý lắng nghe và thực hiện đúng công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. - Chú ý thực hiện đúng quy định về kỹ thuật. 3h50’ 4 Hướng dẫn kết thúc - Hướng dẫn học sinh lắp hoàn thiện thiết bị. - Phân công học sinh vệ sinh khu vực thực hành, dụng cụ đồ nghề. - Nhận xét đánh giá buổi thực hành. - Kế hoạch cho bài học sau. - Thuyết trình, hướng dẫn và quan sát. - Thuyết trình, giảng giải. - Thông báo kế hoạch bài học sau. - Thực hiện theo sự hướng dẫn và phân công của giáo viên. - Chú ý lắng nghe, ghi nhớ những sai phạm. - Chú ý lắng nghe, ghi nhớ. 24 5 Hướng dẫn tự rèn luyện - Hướng dẫn học sinh thực hiên trên một số loại động cơ khác như 6 xi lanh, 8xi lanh.. - Đọc giáo trình, liên hệ thực tế. - Chú ý lắng nghe , ghi nhớ. 1 III. RÚT KINH NGHIỆM: ........................................................................................................................................................... Trưởng khoa Phan Anh Hậu BMT, ngày 10 tháng 5 năm 2012 Giáo viên Vũ Đình Thi Trang 6 ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG Bài 2: BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ( § 2 : ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT ĐỘNG CƠ 4 KỲ NHIỀU XI LANH) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC  Học xong bài học này học sinh có khả năng : 1. Kiến thức : - Trình bày được quy trình điều chỉnh khe hở nhiệt động cơ 4 kỳ nhiều xi lanh. 2. Kỹ năng : - Điều chỉnh được khe hở nhiệt đúng yêu cầu kỹ thuật. 3. Thái độ : - Có ý thức tổ chức, đảm bảo an toàn cho người và trang thiết bị. II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ 1. Thiết bị: động cơ Toyota 4B. 2. Dụng cụ: clê 19, tuýp 14, 12,10, đầu nối tay vặn, tuốc nơ vít dẹp, căn lá. 3. Vật tư: dầu diesl, giẻ lau. III. QUY TRÌNH THỰC HIỆN 1. Các điều kiện cần biết trước khi điều chỉnh khe hở nhiệt. 1.1. Chiều quay của động cơ 1.2. Thứ tự nổ của động cơ. 1.3. Góc lệch công tác của động cơ . 1.4. Thông số khe hở nhiệt xupáp theo tiêu chuẩn nhà chế tạo. Ví dụ : đối với động cơ Toyota 4B. Chiều quay động cơ Thứ tự nổ Góc lệch công tác Khe hở nhiệt tiêu chuẩn Quay thuận( cùng chiều khim đồng hồ) 1-3-4-2 1800 -Xupáp hút :(0,15-0,25)mm -Xupáp xả: (0,25-0,35)mm 2. Trình tự thực hiện B1: Tháo nắp đậy dàn xupáp. B2. Xác định vị trí của xupáp nạp, xupáp xả. Trang 7 B3. Xác định vị trí của điểm chết trên của piston máy số 1 ở cuối kỳ nén đầu kỳ nổ tương ứng với dấu ở trên puly trùng với dấu cố định trên thân máy và chia dấu. B4: Nới lỏng đai ốc hãm của vít điều chỉnh. B5: Chọn căn lá có chiều dày thích hợp với thông số khe hở nhiệt tiêu chuẩn nhà chế tạo. Trang 8 Động cơ Toyota 4B: - Xuppáp hút : (0,15 - 0,25)mm. - Xuppáp xả :(0,25 – 0,35)mm. B6 : Dùng tuốc nơ vít điều chỉnh vít đến khi kéo căn lá có độ sít thì khoá đai ốc hãm. B7: Quay trục khuỷu ứng với góc lệch công tác và thực hiện các bước B4, B5, B6 đối với xupáp các máy còn lại. B8: Lắp nắp đậy dàn xupáp. B9 : Khởi động động cơ và nghe tiếng gõ của xupáp. IV. CÁC SAI PHẠM THƯỜNG GẶP, NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC SAI PHẠM NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC 1.Điều chỉnh sai khe hở nhiệt lớn hơn hoặc nhỏ hơn thông số tiêu chuẩn của nhà chế tạo. Không cố định được vít điều chỉnh khi khóa đai ốc hãm. Điều chỉnh lại đúng tiêu chuẩn. 2.Nắp đậy dàn xupáp chảy dầu. Gioăng bị rách hoặc bu lông bị chờn ren. Bôi keo làm kín , siết chặt lại hoặc thay mới. 3. Các bu lông ,đai ốc hãm, vít điều chỉnh bị chờn ren. Do tháo lắp không đúng kỹ thuật. Ta rô lại ren hoặc thay mới. Trang 9 PHIẾU HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP Bài 2: BẢO DƯỠNG CƠ CẤU PHÂN PHỐI KHÍ ( § 2 : ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ NHIỆT ĐỘNG CƠ TOYOTA 4B ) Họ và tên học sinh : Lớp: . TT SỐ LẦN THỰC HÀNH THỜI GIAN (phút) YÊU CẦU ĐIỂM Nhận xét của giáo viên 1 Thực hành lần 1 45 - Ghi nhớ được các điều kiện cần biết trước khi tiến hành điều chỉnh. - Xác định được xuppáp hút và xuppáp xả. - Xác định được Điểm chết trên của máy số 1 ở cuối kỳ nén đầu kỳ nổ. - Điều chỉnh được các máy theo thứ tự nổ. I1 2 Thực hành lần 2 30 - Ghi nhớ được các điều kiện cần biết trước khi tiến hành điều chỉnh. - Xác định được xuppáp hút và xuppáp xả. - Xác định được Điểm chết trên của máy số 1 ở cuối kỳ nén đầu kỳ nổ. - Điều chỉnh được các máy theo thứ tự nổ. - Thực hiện các thao tác chính xác và thuần thục. - Khởi động động cơ và nhân xét được tình trạng khe hở nhiệt vừa điều chỉnh. I2 ĐTB = (I1 + I2)/2 Giáo viên hướng dẫn Vũ Đình Thi
Tài liệu liên quan