Hồ sơ theo dõi phương án phòng cháy chữa cháy

- Căn cứ“Luật phòng cháy và chữa cháy” do Chủt ịch nước Cộng hòa Xã hội ChủNghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 12 tháng 7 năm 2001. - Căn cứNghị định số35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủquy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. - Căn cứthông tưsố04/2004/TT-BCA của BộCông an ban hành ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. - Căn cứ điều lệhoạt động của Công ty cổphần in Thuận Phát. - Theo đềnghịcủa:

pdf30 trang | Chia sẻ: ttlbattu | Lượt xem: 20578 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hồ sơ theo dõi phương án phòng cháy chữa cháy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------o0o---------- HỒ SƠ THEO DÕI – PHƯƠNG ÁN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Tên cơ sở: Công ty cổ phần in Thuận Phát. Địa chỉ: 15 – Bà Triệu – TP.Huế. Điện thoại: 054 885789 Huế, ngày 14 tháng 07 năm 2007 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ----------o0o---------- QUYẾT ĐỊNH LẬP HỒ SƠ THEO DÕI CÔNG TÁC PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Cơ sở: Công ty cổ phần in Thuận Phát. Tôi: Phan Quốc Bình. Chức vụ: Nhân viên văn phòng. Sau khi đề xuất được thành lập hồ sơ quản lý PCCC cơ sở Xin được đồng chí: Giám đốc Công ty cổ phần in Thuận Phát Phê duyệt cho phép tôi được lập hồ sơ theo dõi công tác PCCC Hồ sơ loại B để đăng ký tại cơ quan. Ngày 14 tháng 04 năm 2008 Đồng ý Thủ trưởng đơn vị XX, Ngày 14 tháng 04 năm 2008 Người lập ký tên Phan Quốc Bình PHÊ DUYỆT PHÒNG CẢNH SÁT PCCC Trưởng phòng Cảnh sát PCCC 1 THỐNG KÊ TÀI LIỆU CÓ TRONG HỒ SƠ STT Trích yếu Từ tờ đến tờ Chuyển dịch tài liệu 01 Bản Quyết định hồ sơ theo dõi công tác phòng cháy chữa cháy 02 Quyết định thành lập Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy. 03 Quyết định thành lập lực lượng phòng Cháy Chữa Cháy. 04 Danh sách CBCC phòng cháy chữa cháy 05 Công tác tuyên truyền phòng cháy chữa cháy 06 Công tác huấn luyện phòng cháy chữa cháy 07 Thống kê phương tiện dụng cụ chữa cháy. 08 Phương án chữa cháy cụ thể 09 Những bổ sung thay đổi mới 10 Ghi chép các lần kiểm tra 11 Sơ đồ mặt bằng tổng thể 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 15 26 27 28 29 30 31 2 ………………………. ………………………. Số:…………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ----------o0o---------- XX, ngày 14 tháng 04 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP BAN CHỈ HUY PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Giám đốc Công ty cổ phần in Thuận Phát - Căn cứ “Luật phòng cháy và chữa cháy” do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 12 tháng 7 năm 2001. - Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. - Căn cứ thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. - Căn cứ điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần in Thuận Phát. - Theo đề nghị của: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay thành lập Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy Công ty cổ phần in Thuận Phát. Gồm các ông, bà dưới đây: 1. Lê Văn Chuẩn Trưởng ban 2. Bùi Tố Linh Phó Trưởng ban 3. Lê Văn Phước Ủy viên 4. Nguyễn Đình Thụy Ủy viên Điều 2: Ban chỉ huy PCCC có nhiệm vụ: 1. Chỉ đạo đội PCCC cơ sở tổ chức các hoạt động phòng cháy và chữa cháy, tuyên truyền huấn luyện nghiệp vụ PCCC, lập và thực tập phương án chữa cháy của cơ sở, quản lý các trang thiết bị PCCC, dự trù kinh phí cho các hoạt động PCCC hàng năm. 2. Tổ chức tham gia các hoạt động về PCCC khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. 3. Chỉ đạo việc đề xuất ban hành các văn bản quy định về PCCC của cơ sở, tổ chức lập và lưu giữ hồ sơ quản lý hoạt động về PCCC của cơ sở theo quy định. 4. Chỉ đạo việc sơ kết, tổng kết các hoạt động về PCCC của cơ sở, kiểm tra đôn đốc việc chấp hành các quy định về PCCC, khen thưởng, kỷ luật các trường hợp vi phạm các quy định về PCCC. 3 Điêu 3: Các ông (bà) trưởng Ban PCCC và các ông bà có liên quan, trực thuộc Công ty cổ phần in Thuận Phát và các ông, bà có tên ở điều 1 có trách nhiệm thi hành quyết định này. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) 4 ………………………. ………………………. Số:…………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ----------o0o---------- XX, ngày 14 tháng 04 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP ĐỘI PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY CƠ SỞ Giám đốc Công ty cổ phần in Thuận Phát - Căn cứ “Luật phòng cháy và chữa cháy” do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 12 tháng 7 năm 2001. - Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. - Căn cứ thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. - Căn cứ điều lệ hoạt động của Công ty cổ phần in Thuận Phát. - Theo đề nghị của: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay thành lập Đội phòng cháy chữa cháy của Công ty cổ phần in Thuận Phát (có danh sách kèm theo). Điều 2: Lực lượng PCCC cơ sở có nhiệm vụ: 1. Đề xuất việc ban hành quy định, nội quy an toàn về PCCC. 2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Pháp luật, kiến thức PCCC; Xây dựng phong trào quần chúng tham gia PCCC. 3. Kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành các quy định, nội quy an toàn về PCCC. 4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về PCCC. 5. Xây dựng phương án chuẩn bị lực lượng, phương tiện và thực hiện nhiệm vụ chữa cháy khi có cháy xảy ra, dự trù kinh phí cho các hoạt động PCCC. Điều 3: Các ông (bà) Ban PCCC, Trưởng phòng TCHC, trưởng phòng ban nghiệp vụ có liên quan và các thành viên đội PCCC (có danh sách kèm theo) có trách nhiệm thi hành Quyết định này. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) 5 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ----------o0o---------- DANH SÁCH ĐỘI PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Của Công ty cổ phần in Thuận Phát Ban hành kèm theo quyết định số…………Ngày….tháng….năm…. Của Giám đốc Công ty cổ phần in Thuận Phát TT Họ và tên Ngày tháng năm sinh Chức vụ Ghi chú 1 Lê Văn Chuẩn Trưởng ban Tổ Bà Triệu 2 Nguyễn Đình Thụy Ủy viên Tổ Bà Triệu 3 Trần Bảo Hùng Tổ Bà Triệu 4 Dương Viết Lộc Tổ Bà Triệu 5 Cao Hữu Thắng Tổ Bà Triệu 6 Nguyễn Hữu Đặng Tổ Bà Triệu 7 Hồ Văn Tiến Tổ Bà Triệu 8 Trần văn Mỹ Tổ Bà Triệu 9 Lương Vũ Thành Nhân Tổ Bà Triệu 10 Phan Quốc Bình Tổ Bà Triệu 11 Hồ Văn Việt Tổ Bà Triệu 12 Bạch T.Đan Trường Tổ Bà Triệu 13 Nguyễn Trung Kiên Tổ Bà Triệu 14 Bùi Tố Linh Phó ban Tổ Kim Long 15 Cao Thanh Hồng Tổ Kim Long 16 Hồ Văn Cư Tổ Kim Long 17 Nguyễn Văn Dũng Tổ Kim Long 18 Trần Thuận Tổ Kim Long 19 Nguyễn Đình Lợi Tổ Kim Long 20 Nguyễn Công Long Tổ Kim Long 21 Lê Văn Phước Ủy viên Tổ Kim Long 22 Nguyễn Đắc Bình Tổ Kim Long 6 ………………………. ………………………. Số:…………………… CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ----------o0o---------- XX, ngày 14 tháng 04 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH NỘI QUY PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY Giám đốc Công ty Cổ phần in Thuận Phát - Căn cứ “Luật phòng cháy và chữa cháy” do Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam ký lệnh công bố ngày 12 tháng 7 năm 2001. - Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy. - Căn cứ thông tư số 04/2004/TT-BCA của Bộ Công an ban hành ngày 31/3/2004 hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ. - Căn cứ điều lệ hoạt động của Công ty Cổ phần in Thuận Phát. - Theo đề nghị của: QUYẾT ĐỊNH Điều 1: Nay ban hành kèm theo Quyết định về Nội quy phòng cháy và chữa cháy. Điều 2: Nội quy có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. Điều 3: Các ông (bà) trưởng phòng TCHC, Trưởng các phòng ban và toàn thể CBCNV chịu trách nhiệm thi hành quyết định này. Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) 7 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do- Hạnh phúc ----------o0o---------- XX, ngày 14 tháng 04 năm 2008 QUY ĐỊNH VÀ NỘI QUY AN TOÀN PCCC (Ban hành kèm theo quyết định số…………Ngày… tháng… năm… Của Giám đốc Công ty Cổ phần in Thuận Phát) Để bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, bảo vệ an toàn và trật tự chung trong thời gian có hoạt động tại Công ty. Nay quy định về việc phòng cháy chữa cháy như sau: Điều 1: Việc phòng cháy và chữa cháy là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn thể CBCNV trong công ty và khách đến liên hệ công tác. Điều 2: Mọi CBCNV trong công ty phải tích cực đề phòng không để cháy xảy ra, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để khi cần chữa cháy kịp thời và có hiệu quả. Điều 3: Phải cẩn thận khi sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các chất dễ cháy, nổ, độc hại, phóng xạ. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về phòng cháy và chữa cháy. Điều 4: Cấm câu mắc, sử dụng điện tùy tiện, sau giờ làm việc phải kiểm tra lại các thiết bị tiêu thụ điện. Chú ý đến đèn, quạt, bếp điện trước lúc ra về. Không để hàng hóa, vật tư áp sát vào bóng đèn, dây điện. Phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về kiểm tra an toàn sử dụng điện. Điều 5: Vật tư, hàng hóa phải xếp gọn gàng, đảm bảo khoảng cách an toàn phòng cháy, chữa cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm tra và cứu chữa cần thiết. Không dùng khóa mở nắp phi xăng và các dung môi dễ cháy bằng sắc, thép, vật cứng. Điều 6: Trên các lối đi lại nhất là các lối thoát hiểm không để các chướng ngại vật. Điều 7: Đơn vị hoặc cá nhân có thành tích phòng cháy chữa cháy sẽ được khen thưởng, người nào vi phạm các điều quy định trên tùy trách nhiệm nặng nhẹ mà xử lý thi hành kỷ luật hành chính đến truy tố theo pháp luật hiện hành. Nội quy này có hiệu lực kể từ ngày ban hành..... tháng...... năm 2008. Thủ trưởng đơn vị 8 CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY Thường xuyên tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy đến từng CBCNV trong đơn vị qua các buổi họp chuyên môn, họp cơ quan và họp giao ban định kỳ. TT Ngày tháng năm Hình thức tuyên truyền Đối tượng Thời gian Kết quả 9 CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TT Ngày tháng năm Nội dung huấn luyện Đối tượng Thời gian Người hướng dẫn Kết quả 10 THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ CHỮA CHÁY TT Phương tiện dụng cụ chữa cháy Số lượng Chất lượng Ghi chú Bình chữa cháy CO2 05 Còn tốt Xưởng Kim Long Bình chữa cháy CO2 05 Còn tốt Xưởng Bà Triệu Xe đẩy chữa cháy 01 Còn tốt Xưởng Bà Triệu 11 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----  ----- PHƯƠNG ÁN CHỮA CHÁY Tên cơ sở: Công ty cổ phần in Thuận Phát Địa chỉ: 15 – Bà Triệu – TP XX Điện thoại: 054. 885789. Cơ quan quản lý trực tiếp: XX, ngày....../......./ 2008 PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN Trưởng phòng CS PCCC Công an tỉnh TT-XX (Ký tên, đóng dấu) XX, ngày....../......./ 2008 Ý KIẾN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC CẤP TRÊN TRỰC TIẾP QUẢN LÝ (Ký tên, đóng dấu) XX, ngày....../......./ 2008 CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÁ NHÂN XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN (Ghi rõ họ tên) LOẠI: 12 A. ĐẶC ĐIỂM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC CHỮA CHÁY I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ - Phía Đông giáp : Nhà dân. - Phía Tây giáp : Đường Bà Triệu. - Phía Nam giáp : Nhà dân. - Phía Bắc giáp : Nhà dân. II. GIAO THÔNG BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI. 1. Giao thông bên trong. 2. Giao thông bên ngoài. - Từ đội chữa cháy chuyên nghiệp đến cơ sở Bà Triệu khoảng 02Km. Đến cơ sở qua tuyến đường sau: Nguyễn Tri Phương  Bến Nghé  Nguyễn Thái Học  Bà Triệu  Cơ sở. + Đến xưởng tại phường Kim Long: Nguyễn Tri Phương  Hà Nội  Cầu Phú Xuân  Lê Duẫn  Kim Long  Nguyễn Phúc Nguyên  Cơ sở. - Cần chú ý là các đường giao thông chính trong thành phố lưu lượng người đi lại đông, nhất là vào các giờ cao điểm: buổi sáng, buổi trưa và buổi chiều... Xe chữa cháy của lực lượng chuyên nghiệp hoạt động bình thường trong các điều kiện thời tiết (Ngoại trừ đường bị ngập nước, gió bão lớn...). Do đơn vị chữa cháy chuyên nghiệp ở xa nên thời gian đến cơ sở lớn. III. NGUỒN NƯỚC. * Nguồn nước tại cơ sở: - Nguồn nước ngoài cơ sở nơi gần nhất đề chữa cháy và tiếp nước cho xe chữa cháy: trụ nước chữa cháy đô thị và nguồn nước tại cơ sở. IV. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM NGUY HIỂM VỀ CHÁY, NỔ, ĐỘC. 1. Đặc điểm hoạt động: - Công ty hoạt động trong lĩnh vực in ấn sách, ấn phẩm xuất bản. - Quy trình hoạt động: Nhập hàng  bốc xếp vật tư vào kho chứa  cắt xén  chuyển đến xưởng in Kim Long  in ấn  chuyển về cơ sở Bà Triệu làm công đoạn thành phẩm. 2. Đặc điểm kiến trúc: Công ty bao gồm 2 khu vực: a. Xưởng tại phường Kim Long: 13 - Bao gồm nhà xưởng một tầng, nhà xây dựng kiên cố, vững chắc, tường gạch, bê tông, mái lợp tôn. - Trang bị trong xưởng bao gồm bàn ghế gỗ, mút, rèm vải, các thiết bị máy móc phục vụ cho in ấn, các thiết bị điện,… Máy in có 03 máy; máy đóng sách có 01 máy (sử dụng nhiệt nấu keo); máy cơ khí… - Đáng chú ý là tại đây có khối lượng giấy in sách khoảng 10 tấn. Với số lượng lớn chất cháy này có thể làm cho đám cháy phát triển nhanh chóng. - Số lượng con người: có 20 người (13 nam, 7 nữ). - Thời gian làm việc: + Văn phòng: 7h-21h. + Sản xuất: 7h-17h. b. Văn phòng tại Bà Triệu: - Nhà 02 tầng, xây dựng kiên cố, vững chắc, tường gạch, bê tông, mái lợp tôn. Ở tầng 1 là nơi hoạt động in ấn. Tầng 2 làm văn phòng, phòng vi tính. - Tầng 2 gồm có trang bị bàn ghế, gỗ, mút. Có 12 máy vi tính. - Tầng 1 là nơi in ấn, các thiết bị máy móc phục vụ cho in ấn, các thiết bị điện… - Đáng chú ý là tại đây có khối lượng giấy in sách khoảng 15 tấn. Với số lượng lớn chất cháy này có thể làm cho đám cháy phát triển nhanh chóng. - Số lượng con người: có 25 người (15 nam, 10 nữ). Đêm có 01 người ở lại. - Thời gian làm việc: + Văn phòng: 7h-21h. + Sản xuất: 7h-17h. 3. Đặc điểm của đám cháy: - Khi xảy ra cháy, ngọn lửa lan theo nhiều hướng khác nhau, tuy vậy hướng cháy lan lên cao sẽ có tốc độ lớn nhất. Vì vậy cần bố trí lực lượng phương tiện chặn đứng hướng cháy lan lên cao, không để đám cháy diễn biến phức tạp. - Ngoài lan lên cao, đám cháy còn lan sang các gian lân cận trên cùng tầng nhà thông qua các loại cửa, đường ống công nghệ và những khoảng hở khác. - Thành phần sản phẩm cháy thoát ra từ đám cháy thường có nồng độ nguy hiểm cao, sẽ đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Đặc biệt là sản phẩm cháy từ các hóa chất, dung môi,… - Nếu thời gian cháy kéo dài, dưới tác động của nhiệt độ cao một số cấu kiện có giới hạn chịu lửa thấp sẽ giảm tính chịu lực dẫn đến biến dạng và sụp đổ gây nguy hiểm cho con người tham gia chữa cháy. * Chất cháy chủ yếu: 14 + Chất cháy chủ yếu là giấy (số lượng lớn), thảm, các sản phẩm từ gỗ (bàn, ghế...), phông màn, thảm trải, ván ép, vỏ nhựa của các thiết bị điện… Khi ra cháy, đám cháy phát triển nhanh, nhiệt lượng lớn, tỏa nhiều khói khí độc, gây khó khăn cho công tác cứu chữa và dập tắt đám cháy. Cần chú ý công tác cứu người bị nạn còn kẹt lại trong đám cháy. 4. Tính chất nguy hiểm cháy nổ một số chất: * Tính chất nguy hiểm cháy nổ nhựa tổng hợp và các sản phẩm từ pôlyme Các sản phẩm chủ yếu từ nhựa và pôlyme tập trung ở trong Công ty như: bàn ghế, quạt, đường ống kỹ thuật và các loại bao bì nylon. Nhựa tổng hợp được tạo ra từ pôlime bằng cách hoặc trùng hợp. Khi bị tác động của nhiệt độ, do các mạch hyđrôcacbon của pôlyme liên kết với nhau rất yếu, nên chúng dễ dàng bị phân huỷ nhiệt độ để tạo ra nhiều sản phẩm độc hại ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Trong quá trình cháy lớp cháy lỏng này được tăng lên với chiều dày khác nhau tuỳ thuộc vào các loại chất cháy khác nhau. Do nhựa tổng hợp có tính chảy dẻo, nên tạo khả năng cháy lan và cháy lớn của đám cháy. Mặt khác, trong nhựa tổng hợp còn có nhiều các dẫn xuất của hyđrôcác bon, nên khi cháy sẽ tạo ra nhiều khói khí độc như: CO, Cl, HCl, anđêhit, axêton... * Tính chất nguy hiểm cháy nổ các sản phẩm từ giấy Đây là loại vật liệu rất dễ cháy. Chúng tồn tại ở trong cơ sở với số lượng lớn... Về cơ bản giấy có tính chất nguy hiểm như gỗ, do chúng được sản xuất từ xenlulo qua nhiều công đoạn chế biến của quá trình công nghệ sản xuất. Tuy nhiên nó vẫn còn có một số tính chất khác như sau: Nhiệt độ tự bốc cháy của giấy là 18400C, Vận tốc cháy khối lượng là 27,8kg/m2. phút, vận tốc cháy lan từ 0,3 - 0,4m/phút. Khi cháy 1 kg giấy có thể tạo ra 0,833 m3 CO2, 0,73 m3 SO2 , 0,69 m3 H2O và 3,12 m3 N2 , Nhiệt lượng cháy thấp của giấy là 13048kj/kg. Khả năng bốc cháy của giấy phụ thuộc vào thời gian và nguồn nhiệt tác động: Qua thực tế cho thấy với nhiệt lượng 53400W/m2 giấy sẽ tự bốc cháy sau 7 giây. Có thể thấy rằng nguồn nhiệt tác động càng lớn thì giấy càng cháy nhanh và ngược lại. Giấy cháy có một tính chất rất nguy hiểm là các sản phẩm tro của chúng không có tính bám dính, dưới quá trình đối lưu không khí chúng dễ dàng bị cuốn đi mang theo nguồn nhiệt dẫn tới cháy lan sang khu vực cháy. Đây cũng là một trong các nguyên nhân gây ra các đám cháy nhảy cóc. Ngoài ra, đối với một số loại giấy do các yêu cầu sử dụng của nó, mà người ta dùng nhiều các loại hợp chất hoá học khác nhau trong quá trình sản xuất. Do đó khi cháy nó sẽ tạo ra nhiều sản phẩm rất độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, làm tăng thêm sự nguy hiểm đối với người tham gia vào quá trình cứu chữa, bị nạn cũng như chiến đấu dập tắt đám cháy. 15 V. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỦ YẾU: a. Hàng hóa sắp xếp, bảo quản trong kho, bãi phải đảm bảo: - Gọn gàng, ngăn nắp, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm đếm. - Sắp xếp bảo quản hàng hóa theo từng loại, có cùng tính chất, cùng đặc điểm, cùng phương pháp chữa cháy giống nhau. - Sắp xếp thành hàng có lối đi ngang, dọc đảm bảo hợp lý, thuận tiện. Không xếp hàng hóa và các vật chướng ngại trên các lối đi. - Loại trừ được các điều kiện có thể dẫn đến tự cháy do phát s inh nhiệt, do phản ứng hóa học,...(không xếp hàng hóa gần bóng đèn, gần dây dẫn điện; hàng hóa kị nhau sát gần nhau...). - Hàng hóa sắp xếp trong kho, bãi, trạm... phải để trên bục kê, ô giá. Nếu xếp chồng phải xếp vững chắc, gọn gàng; phía ngoài gần cửa đi rộng bằng độ rộng của ra vào nhưng không được nhỏ hơn 1m; - Không xếp để hàng hóa dễ cháy (nhựa, phim ảnh, bông, pôlyme tổng hợp,...) dưới chân cầu thang hoặc buồng cầu thang. - Việc sắp xếp hàng hóa phải tạo ra lối thoát nạn thuận tiện, đảm bảo sơ tán người và hàng hóa nhanh chóng, an toàn khi xảy ra cháy. b. Yêu cầu đối với điện, thiết bị: - Hệ thống điện và các thiết bị bảo vệ tại các nhà kho và các phân xưởng sản xuất phải được thiết kế, tính toán theo đúng tiêu chuẩn 20 TCN 25-91 và tiêu chuẩn hiện hành có liên quan. Cấm tùy tiện lắp đặt thêm các thiết bị tiêu thụ điện làm quá tải hệ thống điện. - Mỗi năm công ty phải tổ chức kiểm tra hệ thống điện ít nhất một lần. Khi kiểm tra phải đặc biệt chú ý: + Sự hoàn chỉnh của hệ thống điện, độ tin cậy và đặc tính các thiết bị điện như rơle, công tắc, cầu chì, cầu dao,... + Kiểm tra điện trở cách điện của dây cáp, dây dẫn, dây nối đất và chống sét. Khi kiểm tra phải ghi nhận xét vào sổ kiểm tra và có những hư hỏng phải đề xuất biện pháp và ấn định thời gian sửa chữa. - Hệ thống điện trong các nhà kho, nhà bếp... có chứa các chất có năng gây mòn, cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt phù hợp với môi trường của từng loại. - Các tiếp điểm trên hệ thống điện lắp đặt trong nhà kho, nhà bếp… phải nối thật chắc chắn, đảm bảo chỗ nối không bị phát nhiệt, đánh lửa. - Lắp đặt các bóng điện chiếu sáng phải gắn vào các móc treo chuyên dùng, không treo trực tiếp bằng dây dẫn và không dùng các vật liệu cháy như giấy, nilon, vải,... để bao che bóng điện. - Ở các phân xưởng, kho, nhà hành chính có sử dụng máy móc thiết bị để phục vụ sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt như máy trục, lò sấy, máy trộn, bàn là, bếp điện,... phải tuân theo những nguyên tắc sau: 16 + Mỗi thiết bị phải có quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa hoặc bản hướng dẫn sử dụng riêng và phù hợp với yêu cầu quản lý kĩ thuật của từng loại, đồng thời phải giao cho một người chịu trách nhiệm chính vận hành. + Các máy móc thiết bị cần được bảo vệ bằng các thiết bị bảo vệ. Đặc tính bảo vệ của các thiết bị bảo vệ phải phù hợp với thông số kỹ thuật quy định cho thiết bị xí nghiệp sản xuất ra thiết bị đó. + Nếu các thiết bị, dây chuyền công nghệ khi vận hành có sử dụng các chất lỏng, chấ
Tài liệu liên quan