Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển

Các bạn thân mến, Với tưcách là Cao Ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu, tôi hoan nghênh các bạn đã tới thăm trang thông tin điện tử“Hỗtrợxuất khẩu dành cho các nước đang phát triển” (EH). Một trong những nội dung then chốt trong chính sách của chúng tôi là giúp đỡcác nước đang phát triển đạt được mức tăng trưởng kinh tếcao hơn và thịnh vượng hơn thông qua thương mại. Bên cạnh các quyền tiếp cận thịtrường chính thức được dành cho các nước đang phát triển, các công cụthực tếmới đối với thương mại cũng cần thiết cho việc giúp đỡcác nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển có thểhưởng lợi từcác cơhội thương mại mới. Vì mục đích cơbản đó, Ủy ban châu Âu đã quyết định lập trang thông tin điện tửEH, một dịch vụtrực tuyến miễn phí cung cấp cho các nhà xuất khẩu ởcác nước đang phát triển các thông tin và hỗtrợliên quan trong việc tận dụng hơn nữa các lợi thếtiếp cận thịtrường hiện tại và tương lai mà Liên minh châu Âu (EU) đã tạo ra thông qua các cam kết mởcửa thịtrường. Đây rõ ràng là một minh chứng cho quyết tâm của EU muốn giúp các nước đang phát triển trong nỗlực hội nhập sâu hơn vào nền kinh tếtoàn cầu. Họ đáng được hưởng một cơhội công bằng đểcạnh tranh trên thịtrường EU, và trang thông tin EH được thiết kế chính vì mục đích đó: một loạt các biện pháp thực tiễn giúp các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển hưởng lợi một cách thích đáng từcác chương trình ưu đãi thương mại của EU.

pdf44 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1696 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -2- HỖ TRỢ XUẤT KHẨU CHO CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN Hướng dẫn sử dụng trên Trang thông tin điện tử của Vụ Ngoại thương, Uỷ ban châu Âu: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG 1. Các yêu cầu và các loại thuế nội địa 2. Thuế nhập khẩu 3. Chứng từ hải quan 4. Qui tắc xuất xứ 5. Thống kê thương mại 6. Thương trường 7. Các đường dẫn 8. Hộp thư liên hệ Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -3- THƯ CHÀO MỪNG CỦA CAO UỶ THƯƠNG MẠI PETER MANDELSON Các bạn thân mến, Với tư cách là Cao Ủy Thương mại của Ủy ban châu Âu, tôi hoan nghênh các bạn đã tới thăm trang thông tin điện tử “Hỗ trợ xuất khẩu dành cho các nước đang phát triển” (EH). Một trong những nội dung then chốt trong chính sách của chúng tôi là giúp đỡ các nước đang phát triển đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao hơn và thịnh vượng hơn thông qua thương mại. Bên cạnh các quyền tiếp cận thị trường chính thức được dành cho các nước đang phát triển, các công cụ thực tế mới đối với thương mại cũng cần thiết cho việc giúp đỡ các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển có thể hưởng lợi từ các cơ hội thương mại mới. Vì mục đích cơ bản đó, Ủy ban châu Âu đã quyết định lập trang thông tin điện tử EH, một dịch vụ trực tuyến miễn phí cung cấp cho các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển các thông tin và hỗ trợ liên quan trong việc tận dụng hơn nữa các lợi thế tiếp cận thị trường hiện tại và tương lai mà Liên minh châu Âu (EU) đã tạo ra thông qua các cam kết mở cửa thị trường. Đây rõ ràng là một minh chứng cho quyết tâm của EU muốn giúp các nước đang phát triển trong nỗ lực hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Họ đáng được hưởng một cơ hội công bằng để cạnh tranh trên thị trường EU, và trang thông tin EH được thiết kế chính vì mục đích đó: một loạt các biện pháp thực tiễn giúp các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển hưởng lợi một cách thích đáng từ các chương trình ưu đãi thương mại của EU. Tôi hy vọng rằng tài liệu hướng dẫn này sẽ hỗ trợ các bạn hơn nữa trong việc tận dụng tối đa các cơ hội tiếp cận thị trường của EU. Tài liệu “Hỗ trợ xuất khẩu – Export Helpdesk” được cung cấp miễn phí bằng các bản tiếng Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tại trang điện tử sau: LÀM THẾ NÀO ĐỂ XUẤT KHẨU SANG LIÊN MINH CHÂU ÂU? Địa chỉ giúp đỡ các nước đang phát triển Một dịch vụ hữu ích của Uỷ ban châu Âu Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -4- Hướng dẫn sử dụng “Hỗ trợ xuất khẩu – Export Helpdesk” cho các nước đang phát triển là gì? “Hỗ trợ xuất khẩu – Export Helpdesk” là một dịch vụ trực tuyến của Ủy ban châu Âu nhằm tạo thuận lợi tiếp cận thị trường EU cho các nước đang phát triển. Dịch vụ này được cung cấp tại trang điện tử: Đây là một dịch vụ trực tuyến miễn phí và thân thiện cho các nhà xuất khẩu, nhập khẩu, hiệp hội thương mại và chính phủ với các tiện ích như sau: 9 Thông tin về các yêu cầu nhập khẩu của EU và các nước Thành viên cũng như các loại thuế nội địa có thể áp dụng đối với các sản phẩm; 9 Thông tin về các chính sách nhập khẩu ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển; 9 Dữ liệu thương mại của EU và các nước Thành viên; 9 Địa chỉ thị trường để các nhà xuất khẩu của các nước đang phát triển có thể thiết lập quan hệ với các nhà nhập khẩu ở EU; 9 Các nguồn thông tin điện tử kết nối với các cơ quan thẩm quyền khác và các tổ chức quốc tế liên quan đến các hoạt động thương mại và xúc tiến thương mại; 9 Khả năng gửi các yêu cầu với thông tin chi tiết về các tình huống thực tế mà các nhà xuất khẩu có thể gặp. Export Helpdesk hỗ trợ các nhà xuất khẩu từ các nước đang phát triển như thế nào? 9 Để tìm thông tin về các yêu cầu nhập khẩu của EU và các nước Thành viên cũng như thông tin về các loại thuế nội địa, hãy vào mục “Requirements and Taxes”. 9 Để tận dụng tối đa lợi thế của các chính sách nhập khẩu ưu đãi của EU dành cho các nước đang phát triển, hãy vào mục “Import Taiffs, Custom Documents and Rules of Origin”. 9 Muốn xác định một thị trường mục tiêu thích đáng cụ thể trong EU, hãy vào mục “Trade Staticstics”. 9 Muốn tìm đối tác và địa chỉ liên hệ trong EU, hãy vào mục “Market Place and Links”. 9 Muốn tìm thông tin chi tiết về các tình huống thực tế mà các nhà xuất khẩu thường gặp, hãy vào mục “Contact”. Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -5- 1. CÁC YÊU CẦU VÀ THUẾ - REQUIREMENTS AND TAXES Mục “Các yêu cầu và thuế - Requirements and taxes” giúp người sử dụng tiếp cận thông tin chi tiết về các yêu cầu nhập khẩu cũng như các loại thuế nội địa có thể áp dụng đối với các sản phẩm. Để sử dụng mục “Các yêu cầu và thuế - Requirements and Taxes”, cần theo các bước dưới đây: Bước 1: Vào “Requirements and Taxes Input Form” trong Bước 2: Điền mã sản phẩm vào Form i. Nếu bạn đã biết mã sản phẩm: • Điền mã sản phẩm vào ô “product code” (chú ý rằng bạn có thể điền mã liên quan theo dạng 2, 4, 6 hoặc 8 số). • Làm tiếp Bước 3. ii. Nếu bạn chưa biết mã sản phẩm: LỰA CHỌN A • Nhấp chuột vào đường dẫn “Search” (phía bên phải của ô “product code”). Đánh vào mô tả sản phẩm và nhấp chuột vào nút “Search”. • Nếu mô tả sản phẩm đã có sẵn trong catalogue, trang kết quả tìm kiếm sẽ mở ra với một danh mục sản phẩm và mã số tương ứng của chúng. • Trên trang kết quả tìm kiếm, hãy nhấp chuột vào mã số sản phẩm trong cột đầu tiên bên trái tương ứng với sản phẩm bạn cần tìm hiểu. Một trang danh mục sản phẩm sẽ hiện ra với các mô tả sản phẩm chi tiết hơn và mã số tương ứng của chúng. • Nhấp chuột vào mã số sản phẩm trong cột đầu tiên bên trái tương ứng với sản phẩm bạn cần tìm hiểu. LỰA CHỌN B • Nhấp chuột vào đường link “browse” trên “Requirement and Taxes Input Form” sẽ thấy trang “Chapter List” mở ra. • Nếu bạn tìm thấy phần mô tả cho sản phẩm của bạn được nêu trong 1/21 nhóm, nhấp chuột vào nhóm sản phẩm thích hợp trong cột “Section” ở bên trái. • Một trang “Product List” sẽ mở ra với các phần mô tả sản phẩm chi tiết hơn và các mã số sản phẩm tương ứng với chúng. • Nhấp chuột vào mã sản phẩm tương ứng trong cột đầu tiên bên trái. Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -6- • Làm tiếp Bước 3. LỰA CHỌN C • Gửi yêu cầu tìm mã số sản phẩm tới dịch vụ “Thông tin thuế quan ràng buộc – Binding Tariff Infromation (BTI)” theo hướng dẫn trong trang điện tử sau: Bước 3 Chọn 1 nước xuất xứ Bạn cần chọn một nước xuất xứ để sử dụng phần “Các yêu cầu và thuế - Requirements and Taxes” của trang điện tử bằng cách chọn các phương án có sẵn trong danh mục được sắp xếp từ trên xuống dưới. Bước 4 Chọn 1 nước mà bạn muốn xuất khẩu sản phẩm của mình tới Bạn cũng cần chọn một nước (Thành viên EU) mà bạn muốn xuất khẩu sản phẩm của mình tới trong hộp thứ hai của danh mục có sẵn được sắp xếp từ trên xuống dưới. Nhấp chuột vào nút “View” để vào “Requirement List - Danh mục yêu cầu” liên quan. Bước 5 Đọc trang “Requirement List” Thông tin trong trang “Requirement List” được chia làm 4 loại khác nhau và được tiếp tục chia tách trong từng loại. • Các yêu cầu cụ thể Nhấp chuột vào một trong những tiểu mục trong mỗi loại yêu cầu cụ thể, bạn sẽ thấy một cửa sổ mới cung cấp các thông tin chi tiết ứng với các yêu cầu cụ thể đối với sản phẩm liên quan muốn thâm nhập thị trường EU và quốc gia Thành viên EU cụ thể đã được lựa chọn trong hộp “nước xuất khẩu đến” (destination country box). Ví dụ: Nếu sản phẩm dự kiến xuất khẩu sang 1 nước Thành viên EU là một loại thực phẩm, thì yêu cầu về nhãn mác đối với thực phẩm sẽ xuất hiện trong mục “Các yêu cầu cụ thể - Specific Requirements” đối với sản phẩm đó. Nhấp chuột vào yêu cầu này, bạn sẽ thấy mở ra một cửa sổ mới với các yêu cầu nhãn mác liên quan mà sản phẩm đó cần đáp ứng để thâm nhập vào thị trường EU và các thông tin bổ sung bất kỳ cho một quốc gia Thành viên EU nhất định mà bạn đã lựa chọn để xuất khẩu sản phẩm của mình sang. • Các loại thuế nội địa Mục các loại thuế nội địa cung cấp thông tin về thuế giá trị gia tăng VAT và các khoản thuế bất kỳ khác áp dụng tại quốc gia Thành viên EU đã được chọn lựa cho sản phẩm cụ thể đó. Tiền thuế tiêu thụ đặc biệt nói chung sẽ được tính theo công thức sau: (đơn vị tiền tệ) số lượng / đơn vị đo lường để tính thuế. Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -7- Ví dụ: Làm thế nào để tính thuế tiêu thụ đặc biệt của 4 hectôlit rượu có 50% hàm lượng cồn khi mức thuế tương ứng tìm thấy là 754.77 Eur/h? Ta thấy đơn vị tiền tệ là Euro, số lượng đơn vị là 754.77 và đơn vị đo lường tính thuế là hectôlit rượu cồn nguyên chất. Như vậy, mức thuế này cần được hiểu là “754.77 Euro trên 1 hectôlit rượu cồn nguyên chất”. 4 hectôlit rượu có 50% hàm lượng cồn tương đương với 2 hectôlit rượu cồn nguyên chất, và sẽ phải trả một khoản thuế là 754 Euro x 2 = 1509.54 Euro. • Các yêu cầu chung đối với tất cả các loại sản phẩm Mục các yêu cầu chung đối với tất cả các loại sản phẩm được chia thành 6 tiểu mục gồm: Hoá đơn thương mại, Kê khai trị giá hải quan, Bảo hiểm vận chuyển, Kê khai nhập khẩu, Vận đơn, và Bảng kê hàng hoá. Nhấp chuột vào một tiểu mục, bạn sẽ thấy 1 của sổ mới với các thông tin chi tiết về từng tiểu mục tương ứng. Mời bạn xem mẫu truy cập dưới đây để tra cứu biểu thuế đối với các sản phẩm cụ thể theo mã số HS gắn với nước xuất xứ và nước nhập khẩu. REQUIREMENTS AND TAXES This section provides information concerning EU and Member States' import requirements and internal taxes. Please note that this section only covers beneficiary countries of the General System of Preferences (GSP). Input Form Enter a product code (2,4,6,8 digits) 6200 Browse or Search. Select a country of origin Vietnam Select a destination country Germany View Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -8- • Tóm tắt thủ tục nhập khẩu Mục này tóm tắt các thủ tục nhập khẩu cả ở cấp EU và cấp nước Thành viên EU đã chọn, cũng như thông tin về các luật thuế VAT và thuế tiêu thụ đặc biệt của EU và nước Thành viên EU liên quan. Tùy theo sản phẩm cụ thể, nước xuất xứ và nước nhập khẩu, bạn sẽ biết cần phải đáp ứng những thủ tục gì. Ví dụ dưới đây mô tả trường hợp bạn muốn xuất khẩu các sản phẩm cao su của Việt Nam sang thị trường Đức. REQUIREMENTS AND TAXES Requirement List Product Code 40011000 Origin Country Vietnam (vn) Destination Country Germany (DE) Code Product Description 4001 Natural rubber, balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural gums, in primary forms or in plates, sheets or strip 4001 10 -Natural rubber latex, whether or not prevulcanised 4001 21 -Natural rubber in other forms 4001 30 -Balata, gutta-percha, guayule, chicle and similar natural gums Specific requirements for 40011000 Internal Taxes Eco-label for bed mattresses (Only for latex foam to be used in bed mattresses) EU/DE VAT and other duties DE General Requirements for all products Commercial invoice EU Freight documents EU Customs Value Declaration EU Freight insurance EU Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -9- Packing list EU Single Administrative Document (SAD) EU Overview Overview of Import Procedures EU/DE VAT EU/DE Excise EU/DE COPYRIGHT Input Form Product Code Browse or Search. 4001100 Origin Country Vietnam Destination Country Germany View Nhấn nút “Control” đồng thời đưa con trỏ vào ô “EU/DE” màu xanh bên phải ô “Overview of Import Procedures” trong mẫu trên, bạn sẽ nhận được các thông tin về thủ tục nhập khẩu. Xin lưu ý là các thông tin này chỉ có bản tiếng Anh. Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -10- 2. THUẾ NHẬP KHẨU Mục “Thuế nhập khẩu” giúp người sử dụng tìm kiếm các thông tin liên quan đến thuế suất và các công cụ khác áp dụng đối với một sản phẩm cụ thể. Để tìm kiếm các thông tin cần thiết trong mục này, bạn cần làm theo các bước sau: Bước 1 Vào Import Tariff Input Form trong http:// exporthelp.europa.eu/thdapp/taric/TaricSerrvice?language=EN Bước 2 Nhập vào mã số sản phẩm i. Nếu bạn đã biết mã sản phẩm • Nhập mã số sản phẩm vào ô “product code” (bạn có thể nhập mã sản phẩm liên quan dưới dạng 2, 4 hoặc 6 số). • Chuyển sang Bước 3. ii. Nếu bạn chưa biết mã sản phẩm LỰA CHỌN A • Nhấp chuột vào đường dẫn “Search” (ở bên phải ô “product code”). Nhập mô tả sản phẩm và nhấp chuột vào nút “Search”. • Nếu nội dung mô tả sản phẩm đã có sẵn trong danh mục thì sẽ xuất hiện một trang kết quả tìm kiếm với một danh sách các sản phẩm và mã số tương ứng. • Trong trang kết quả tìm kiếm, hãy nhấp chuột vào mã số sản phẩm ở cột đầu tiên bên trái tương ứng với sản phẩm liên quan. Một trang “Danh mục sản phẩm” sẽ mở ra với các phần mô tả sản phẩm chi tiết hơn và mã số sản phẩm tương ứng với chúng. • Nhấp chuột vào mã số sản phẩm ở cột đầu tiên bên trái ứng với sản phẩm liên quan. • Chuyển sang Bước 3. LỰA CHỌN B • Nhấp chuột vào đường dẫn “Browse” trên “Import Tariff Form” sẽ thấy hiện ra trang “Chapter List”. • Nếu bạn tìm thấy nội dung mô tả cho sản phẩm của bạn được nêu trong 1/21 chương mục (Section), nhấp chuột vào đầu chương mục tương ứng trong cột “Section” ở bên trái. • Một trang “Danh mục sản phẩm – Product List”, sẽ mở ra với các nội dung mô tả sản phẩm chi tiết hơn và các mã số sản phẩm tương ứng. Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -11- • Nhấp chuột vào mã số sản phẩm trong cột đầu tiên bên trái tương ứng với sản phẩm cần tìm. • Chuyển sang Bước 3. LỰA CHỌN C • Gửi yêu cầu tìm mã số sản phẩm qua dịch vụ “Thông tin thuế quan ràng buộc – Binding Tariff Information service” bằng việc làm theo các chỉ dẫn nêu tại đường dẫn: Bước 3 Chọn 1 quốc gia xuất xứ Nếu bạn không chọn một quốc gia xuất xứ, bạn sẽ không được cung cấp các thông tin ưu đãi thuế quan bất kỳ nào – GSP, ACP, hiệp định thương mại tự do- mà chỉ có thông tin thuế quan áp dụng đối với tất cả các loại sản phẩm không liên quan đến yếu tố xuất xứ (Erga Ommes). Bước 4 Chọn 1 ngày giả định Ngày giả định đã được cài đặt tự động là ngày mà trang điện tử đang được sử dụng, nhưng bạn cũng có thể chọn một ngày giả định sớm hơn từ ngày 1.1.1998 trở đi. Bước 5 Nhấp chuột vào “View” Bước 6 Xem trang “Import Tariff Results” Trang này sẽ được chia thành 2 hoặc 3 bảng. Bảng 1 • Cột 1 là cột mã số sản phẩm • Cột 2 là cột mô tả sản phẩm Bảng 2 • Cột 1 là cột xuất xứ. Tuỳ thuộc vào quốc gia xuất xứ đã được lựa chọn trong Import Tariff Input form, Cột 1 sẽ liệt kê các thông tin sau đây: ¾ Erga Ommes: là thuế suất áp dụng cho sản phẩm các loại không tính đến xuất xứ. ¾ GSP: là thuế suất áp dụng đối với sản phẩm được hưởng lợi từ chính sách ưu đãi thuế quan phổ cập của EU. ¾ ACP: là thuế suất đối với sản phẩm được hưởng lợi theo Hiệp định Cotono. ¾ FTA: các hiệp định thương mại tự do khác nhau được dẫn chiếu trong Cột 1 theo tên nước, ví dụ Chile, Ai Cập, v.v… Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -12- Ghi chú: Nếu một nước được hưởng lợi từ hơn một chính sách/thoả thuận ưu đãi, doanh nghiệp có thể chọn hình thức ưu đãi hơn. Tuy nhiên, trong khi qui tắc xuất xứ của các thoả thuận thương mại nhìn chung tương tự nhau thì sự khác biệt đáng kể vẫn có thể xảy ra. Doanh nghiệp phải luôn luôn tham chiếu đến qui tắc xuất xứ gắn liền với thoả thuận/chế độ thương mại mà họ định sử dụng. • Cột 2 là cột mã số bổ sung: Nếu có hơn một mã số trở lên xuất hiện trong cột này, thuế nhập khẩu xuất hiện trong các cột 3 và 4 sẽ chỉ áp dụng với các sản phẩm đáp ứng các điều kiện của mã số bổ sung. Nếu có các mã số bổ sung thì bảng thứ 3 sẽ xuất hiện ngay dưới bảng 2 và cung cấp các giải thích ngắn gọn về các tiêu chuẩn phải đáp ứng đối với mã bổ sung. • Cột 3 là cột phương pháp đo lường. • Cột 4 là cột thuế suất cung cấp các loại thuế liên quan. Ghi chú: Các loại thuế bổ sung cũng sẽ xuất hiện trong cột này. Các loại thuế bổ sung có thể có gồm: ¾ EA: thành phần nông sản ¾ ADSZ: thuế bổ sung đối với nguyên liệu đường ăn ¾ ADFM: thuế bổ sung đối với nguyên liệu bột mỳ ¾ EAR: thành phần nông nghiệp được giảm trừ ¾ ADSZR: thuế bổ sung được giảm trừ đối với nguyên liệu đường ăn ¾ ADFMR: thuế bổ sung được giảm trừ đối với nguyên liệu bột mỳ. Nếu các từ viết tắt nêu trên xuất hiện trong cột 4, thì tức là sẽ có thuế bổ sung phải trả thêm. Ví dụ như, một khoản thuế: 9% + EA(1) MAX 18.7 + ADSZ(1). Cần được hiểu như sau: [9% thuế nhập khẩu + thuế bổ sung đối với thành phần nông nghiệp(1)], không quá mức tối đa của [18.7% + thuế bổ sung được giảm trừ đối với phần nguyên liệu đường ăn trong sản phẩm (1)]. Để tính toán mức thuế đầy đủ, cần phải xác định số lượng thành phần nông sản (EA) và thuế bổ sung đối với hàm lượng đường ăn (ADSZ). Điều đó có nghĩa là để tính được mức thuế chung cuộc, bạn phải biết được thành phần chất béo trong sữa, chất protein trong sữa, chất Starch/Glucose Scrose/Invert sugar/lsoglucose của sản phẩm. Xác định mức thuế bổ sung phải trả. Để xác định mức thuế bổ sung phải trả, ví dụ EA, ADSZ, cần theo các bước sau: Bước 1 Vào trang chủ TARIC theo địa chỉ sau: europa.eu/taxation_customs/dds/en/tarhome.htm Hỗ trợ xuất khẩu cho các nước đang phát triển - Ủy ban châu Âu -13- Chọn 1 trong 2 cách sẵn có để tìm thông tin về mức thuế (hoặc theo mã số sản phẩm hoặc theo mô tả sản phẩm). Một khi bạn đã nhập vào mã số sản phẩm và tên quốc gia xuất xứ, nhấp chuột vào nút “Tariff - mức thuế”. Trong trang kết quả, nhấp chuột vào nút “Meursing code” để mở “cửa sổ thành tố”. Bước 2 Nhập vào thành phần của hàng hoá (tỉ lệ mỡ trong sữa, protein trong sữa, tỉ lệ chất starch,…) vào cửa sổ thành tố. Sau khi thành phần đã được nhập vào các ô tương ứng, nhấp chuột vào dấu “=”, bạn sẽ nhận được mức thuế bổ sung phải trả. Bước 3 Tất cả các thành phần trong các nguyên liệu khác nhau (mỡ trong sữa,…) được gắn liền với một mã số bổ sung. Mã số này bắt đầu bằng một số 7. Nếu bạn đã biết mã số thì bạn có thể nhập 3 số cuối vào dòng “enter your additional code” trong cửa số thành tố. Ví dụ, nếu mã số bổ sung là 7605 thì bạn nhập số 605 vào dòng nói trên. Bạn nhất thiết phải ghi mã số bổ sung trong tờ khai hải quan. Đây là cách thức kê khai hải quan về thành phần sản phẩm để hải quan tính toán chính xác mức thuế bổ sung. Nếu các từ viết tắt EA, ADSZ hoặc ADFM xuất hiện trong phần đo lường thì tức là mức thuế bổ sung phải trả đầy đủ (tức là không được giảm trừ). Nếu các từ viết tắt EAR, ADSZR hoặc ADFMR xuất hiện trong phần đo lường thì tức là mức thuế bổ sung được giảm trừ đối với trường hợp được ưu đãi được ghi trong tờ khai hải quan. Cần lưu ý một thực tế rằng một tờ khai hải quan có ghi ưu đãi không đảm bảo chắc chắn là thuế bổ sung sẽ được giảm trừ mà có thể vẫn áp dụng thuế bổ sung đầy đủ. Trong trường hợp thuế bổ sung được giảm trừ, bạn có thể thấy hơn một mức thuế suất hiện trong cửa sổ thành tố. Điều đó có nghĩa là có hơn một mức giảm trừ đối với thuế bổ sung cho sản phẩm đó. Ví dụ, trong một tờ khai vừa có hạn ngạch ưu đãi vừa có ưu đãi đơn giản thì hãy xem số hiệu trong ngoặc đơn – như (1), (2) - được in sau từ viết tắt. Mức thuế bổ sung áp dụng ứng với con số ghi trong ngoặc đơn. • Cột 5 là cột FN (chú thích).Thông tin bổ sung, nếu có, sẽ xuất hiện dưới dạng một mã số (ví dụ, CD020). Nhấp chuột vào mã số này sẽ thấy một cửa sổ mới mở ra với các thông tin liên quan. • Cột 6 là cột Qui định/Quyết định. Nhấp chuột vào mã số trong cột này sẽ mở ra một cửa sổ cung cấp thông tin liên quan đến biện pháp EU đang áp dụng. Nếu biện pháp này ban hành sau năm 1998 thì bạn sẽ thấy biểu tượng OJ hiện ra. Nhấp chuột vào biểu tượng OJ bạn sẽ đượ