Hóa giải những cuộc tranh cãi

Cuộc sống của chúng ta luôn xoay quanh những mối quan hệ như gia đình, bạn bè, công việc hay tình yêu. Mỗi mối quan hệ đều có những đặc trưng và diễn biến khác nhau tuy nhiên trong cuộc đời chúng ta khó có ai tránh khỏi một lúc nào đó có “trục trặc” trong những mối quan hệ này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kĩ năng để làm hòa sau một cuộc cãi vã một cách cởi mở và lành mạnh nhất. Tuy rằng mỗi hoàn cảnh và con người sẽ khác nhau nhưng đây sẽ là những điều chung nên thực hiện sau những cuộc xích mích.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1492 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hóa giải những cuộc tranh cãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hóa giải những cuộc tranh cãi Cuộc sống của chúng ta luôn xoay quanh những mối quan hệ như gia đình, bạn bè, công việc hay tình yêu. Mỗi mối quan hệ đều có những đặc trưng và diễn biến khác nhau tuy nhiên trong cuộc đời chúng ta khó có ai tránh khỏi một lúc nào đó có “trục trặc” trong những mối quan hệ này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những kĩ năng để làm hòa sau một cuộc cãi vã một cách cởi mở và lành mạnh nhất. Tuy rằng mỗi hoàn cảnh và con người sẽ khác nhau nhưng đây sẽ là những điều chung nên thực hiện sau những cuộc xích mích. 1. Bình tĩnh và nhìn lại Đầu tiên, bạn hãy thực sự nhìn lại tình huống và câu chuyện của mình. Các bạn tranh cãi vì lý do gì : tiền bạc, tình cảm, sự tôn trọng, công việc hay chỉ đơn giản là vì một sự hiểu lầm, một vụ việc bỗng nhiên xảy ra không theo ý mình … Cảm giác từ đáy lòng bạn đối với trường hợp của mình là gì : tức giận, buồn tủi, ấm ức, cảm thấy bị đối xử không thỏa đáng, bị xúc phạm … Hãy xác định mọi thứ thật chính xác từ bản thân mình. Một cuộc cãi vã có thể làm tâm trí các bạn loạn lên và tạm thời không minh mẫn. Hãy tập bình tĩnh, hạ nhiệt cái đầu nóng và nhìn lại để không phải hối hận. 2. Cách truyền đạt Hãy cố gắng truyền đạt những gì bạn muốn thể hiện thật chính xác qua lời nói và cử chỉ. Đừng bối rối và tìm đến những hành động biểu đạt tiêu cực, điều đó sẽ chỉ thể hiện rằng bạn quá xốc nổi và kém thông minh. Sử dụng từ ngữ không đúng cũng là một trong những lý do sẽ khiến người khác hiểu lầm bạn và vấn đề bạn đề cập tới. Đừng nói quá nhiều hay lan man khi giải thích về thái độ tiêu cực của mình, bạn chỉ nên nói một câu vào trọng tâm. Ví dụ như : “Tôi đã rất tức giận khi bạn …”, “tôi không đồng ý với …” … Giọng điệu lúc này của bạn nên mang sắc thái cởi mở, cố gắng loại bỏ hết những hằn học hay chỉ trích vì có lẽ mục đích của việc giao tiếp lúc này là làm hòa chứ không phải là tiếp tục gây chiến nữa. 3. Trách nhiệm của bản thân Có câu rằng “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”, thường trong khi cãi nhau chúng ta sẽ không đủ tỉnh táo để thấy nhưng rõ ràng là chuyện gì cũng có lý do của nó và chắc chắn rằng bản thân bạn cũng nên nhìn lại trách nhiệm của mình. Bản năng con người luôn có xu hướng tự bảo vệ và cho mình là đúng, chính điều đó đôi khi đã dẫn đến căng thẳng giữa bạn và đối phương. Tuy nhiên, hãy là một người trưởng thành và trách nhiệm. Nhìn lại mọi chuyện dưới góc độ khách quan sẽ giúp bạn nhận ra điều sai của mình. Đó mới chỉ là bước khởi đầu, việc quan trọng lúc này chính là dũng cảm trách nhiệm với mọi điều mình đã làm. Điều này không có nghĩa là sự chùn bước không bảo vệ ý kiến của mình nữa mà có thể chỉ là nhận ra rằng mình cần có cách khác để thuyết phục đối phương. Hành động có trách nhiệm sẽ mở ra cho các bạn một cuộc đối thoại mới theo xu hướng lạc quan hơn. 4. Khiêm tốn và đúng mực Sau cuộc cãi vã, bạn và đối phương sẽ đều cảm thấy bị kích động và tâm lý khá nhạy cảm. Hãy khiêm tốn và đúng mực. Những hành động hay lời nói thể hiện thái độ hống hách hay lỗ mãng sẽ càng làm mối quan hệ giữa các bạn trầm trọng thêm. Thời điểm làm hòa này là một giai đoạn nhạy cảm và có phần dò xét. Hãy cố gắng chủ động nói ra những lời chân thành, có thể như : “Chúng ta hãy tạm dừng tranh cãi nhé” hay “Có lẽ tôi đã quá nóng nảy với bạn ..”. Thực tế rằng một mối quan hệ xứng đáng với bạn sẽ không bao giờ trở nên tệ đi sau những lời nói như vậy. 5. Không khiên cưỡng Đừng cố làm hòa khi bạn chưa thực sự cảm thấy điều đó nên xảy ra. Việc gì cũng cần có thời gian, tuy rằng để lâu quá có thể mọi chuyện sẽ tệ đi nhưng bạn đừng nóng vội vì mục đích cá nhân của mình. Mối quan hệ là của chung giữa bạn và đối phương (đôi khi còn là trong cả một tập thể) vậy nên hãy tôn trọng và chờ thời điểm thích hợp để thực hiện giảng hòa. Nếu bạn được đối phương chủ động giảng hòa/ xin lỗi trước, hãy xem xét việc tha thứ cho họ. Đặt mình vào vị trí của đối phương và bạn sẽ thấy rằng đây là một nỗ lực lớn. Nhưng nếu bạn tức giận và tổn thương mạnh mẽ thì cũng đừng cố phải đưa ra câu trả lời ngay. Nếu định tha thứ, bỏ qua, hãy thử nói những câu như : “Tôi biết bạn không cố ý làm tôi tổn thương/ giận/ buồn vì … Tôi vẫn cảm thấy … Nhưng tôi sẵn sàng tin tưởng rằng bạn sẽ không như thế nữa … hãy ghi nhớ rằng việc này không nên tái diễn nữa “ sau khi bày tỏ một ít cảm xúc hiện tại của mình. Cách thể hiện đó là vừa đủ để đối phương cảm thấy hài lòng và tôn trọng bạn. 6. Thiết lập ranh giới Muốn được người khác tôn trọng thì trước tiên bạn phải tôn trọng người ta trước đã. Đừng đánh giá thấp cảm xúc của đối phương. Một mối quan hệ nên được bồi đắp bằng những cảm xúc tích cực. Thay vì bằng đâm sâu vào những điều đáng ghét, tiêu cực, hãy nhìn và khai thác vào điểm tích cực của đối phương. Ranh giới rõ ràng cũng là thứ bạn cần phải thiết lập trong mối quan hệ. Với quan hệ bạn bè hay tình yêu thì sự bình đẳng là cần thiết, còn với gia đình và công việc chúng ta cũng phải hiểu vị trí của mình để có những cách xử lý thích hợp với cương vị của mình, tránh gây nên hiểu lầm hay những hành động vượt quá ranh giới. Kết Điều cuối cùng bạn nên ghi nhớ là sẽ không ai thắng nếu việc cãi vã làm mối quan hệ tổn thương và tan vỡ. Mỗi chúng ta đều nên nỗ lực và giành suy nghĩ cho việc làm hòa để mối quan hệ của mình trở lại tốt nhất. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp ích cho bạn.
Tài liệu liên quan