I.HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT
HỮU CƠ.
1. Khái niệm hợp chất hữu cơvà hoá
học hữu cơ.
2. Đặc điểm chung của các hợp chất
hữu cơ.
II.Phương pháp tách biệt và tinh chế
hợp chất hữu cơ.
1. Phương pháp chưng cất.
2. Phương pháp chiết.
3. Phương pháp kết tinh
8 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2781 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoá học hữu cơ và hợp chất hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 25. HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ
HỢP CHẤT HỮU CƠ
I.HOÁ HỌC HỮU CƠ VÀ HỢP CHẤT
HỮU CƠ.
1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá
học hữu cơ.
2. Đặc điểm chung của các hợp chất
hữu cơ.
II.Phương pháp tách biệt và tinh chế
hợp chất hữu cơ.
1. Phương pháp chưng cất.
2. Phương pháp chiết.
3. Phương pháp kết tinh
I. HỢP CHẤT HỮU CƠ VÀ HOÁ HỌC HỮU CƠ.
• 1. Khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá
học hữu cơ.
- Hợp chất hữu cơ là hợp chất của
cacbon C ( trừ CO,CO2,muối
cacbonat,cacbua, xianua…)
- Hoá học hữu cơ là ngành hoá học
nghiên cứu các hợp chất hữu cơ.
- Trong tự nhiên tồn tại hàng chục triệu
các chất hữu cơ
2. Đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ
• a.Về thành phần cấu tạo.
- Có chứa C liên kết với các nguyên tử của
nguyên tố khác như H,O, S, N, P, halogen…
- Liên kết hoá học trong phân tử thường là
liên kết cộng hoá trị.
b.Về tính chất vật lý.
- Có nhiệt độ nóng chảy,và nhiệt độ sôi thấp.
- Thường không tan hoặc ít tan trong
nước.Tan trong dung môi hữu cơ.
c.Tính chất hoá học.
- Tham gia phản ứng đốt cháy,kém bền nhiệt.
- Phản ứng xảy ra chậm,không hoàn
toàn,không theo một hướng xác định.
- Khi phản ứng cần cung cấp nhiệt hoặc xúc
tác.
II.PHƯƠNG PHÁP TÁCH BIỆT VÀ TINH CHẾ
HỢP CHẤT HỮU CƠ.
• 1.Phương pháp chưng cất.
• Dùng để tách hỗn hợp các chất có nhiệt độ
sôi khác nhau.
• Nguyên tắc: khi đun sôi một hỗn hợp
lỏng,chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ
chuyển thành dạng hơi sơm và nhiều hơn.
KHi gặp lạnh nó sẽ ngưng tụ thành chất
lỏng, chủ yếu là chất có nhiệt độ sôi thấp
hơn.
• Mô hình chưng cất.
Bộ dụng cụ chưng cất thường
• a. đèn cồn b.Bình cầu có nhánh
• c.Nhiệt kế d. Ống sinh hàn
• e.Nước làm lạnh g.Bình hứng
2.Phương pháp chiết.
• Dùng để chiết hai chất không hoà tan vào
nhau,chất lỏng nào có khối lượng riêng
nhỏ sẽ tách thành lớp trên,chất nào có
khối lượng riêng lớn hơn sẽ nằm ở dưới.
• Dùng phễu để chiết.
• a. Lớp chất lỏng nhẹ hơn.
• b.Lớp chất lỏng nặng hơn.
• c.Khoá phễu chiết
3.Phương pháp kết tinh
• Dùng để tách chất rắn.
• Dựa vào độ tan khác nhauvà sự thay đổi
độ tan theo nhiệt độ để tách biệt và tinh
chế chúng.
III.Luyện tập
1.Trình bày các phương pháp tinh chế các chất
sau.
- Hỗn hợp etanol có lẫn nước.
- Hỗn hợp nước có lẫn dầu.
- Muối có lẫn các chất bẩn.
2.So sánh sự giống và khác nhau giữa 3
phương pháp tinh chế và tách biệt các hợp
chất hữu cơ.