Tại hội nghịthường niên lần thứ57 của NAFSA: Hiệp hội Các nhà giáo dục quốc
tế(trước đây gọi là Hiệp hội Quốc giavềcác vấn đềsinh viên nước ngoài) vào
năm 2005, Janice Jacobs, Phó Trợlý Ngoại trưởng phụtrách các vấn đềvềthị
thực ởBộNgoại giao đã phát biểu rằng Hoa Kỳ“trải thảm đỏ” mời gọi sinh viên
nước ngoài mong muốn du học ởHoa Kỳ, và các sứmạng của Hoa Kỳ ởnước
ngoài đã được chỉthịphải dành quyền ưu tiên cho sinh viên và các học giảtrong
các chương trình trao đổi. Bà lưu ý rằng mặc dù các cuộc tấn công khủng bốvào
ngày 11/9/2001 đã làm thay đổi một sốchính sách đăng ký thịthực của Bộ, nhưng
người nào nghĩ thủtục xin thịthực là một rào cản không thểvượt qua đểcó thểdu
lịch hoặc học tập ởHoa Kỳđều sai. Bà nói “Nhận thức đã lỗi thời của công chúng
vềnhững thay đổi trong quá trình xin thịthực không thểnào khác hơn được thực
tế. BộNgoại giao đang rất nỗlực để ủng hộsựquay lại của sinh viên quốc tế, du
học sinh, nhà khoa học và thương nhân ”.
8 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1447 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoa Kỳ chào đón sinh viên nước ngoài đến các trường cao đẳng cộng đồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoa Kỳ chào đón sinh viên nước ngoài
đến các trường cao đẳng cộng đồng
Jennifer Burcham
(Xuất bản đầu tiên trên tờ Community College Times)
Tại hội nghị thường niên lần thứ 57 của NAFSA: Hiệp hội Các nhà giáo dục quốc
tế (trước đây gọi là Hiệp hội Quốc gia về các vấn đề sinh viên nước ngoài) vào
năm 2005, Janice Jacobs, Phó Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề về thị
thực ở Bộ Ngoại giao đã phát biểu rằng Hoa Kỳ “trải thảm đỏ” mời gọi sinh viên
nước ngoài mong muốn du học ở Hoa Kỳ, và các sứ mạng của Hoa Kỳ ở nước
ngoài đã được chỉ thị phải dành quyền ưu tiên cho sinh viên và các học giả trong
các chương trình trao đổi. Bà lưu ý rằng mặc dù các cuộc tấn công khủng bố vào
ngày 11/9/2001 đã làm thay đổi một số chính sách đăng ký thị thực của Bộ, nhưng
người nào nghĩ thủ tục xin thị thực là một rào cản không thể vượt qua để có thể du
lịch hoặc học tập ở Hoa Kỳ đều sai. Bà nói “Nhận thức đã lỗi thời của công chúng
về những thay đổi trong quá trình xin thị thực không thể nào khác hơn được thực
tế. Bộ Ngoại giao đang rất nỗ lực để ủng hộ sự quay lại của sinh viên quốc tế, du
học sinh, nhà khoa học và thương nhân”.
Trong bài phát biểu tại hội nghị của mình, có tựa “Chào mừng sinh viên quốc tế
đến với cao đẳng cộng đồng ở Hoa Kỳ - Vai trò của Bộ Ngoại giao”, bà Jacobs nói
về vai trò của cao đẳng cộng đồng trong nền giáo dục quốc tế. Bà nói: “Tôi biết
các trường cao đẳng cộng đồng trên cả nước đóng vai trò ngày càng chủ động
trong việc bảo đảm rằng sinh viên quốc tế đều có thể tìm được những cơ hội giáo
dục khó tin trong hệ thống cao đẳng cộng đồng”.
Đáp lại những mối lo ngại của các quan chức của các trường cao đẳng hai năm về
quan niệm cho rằng sinh viên muốn đăng ký vào các trường cao đẳng hai năm
thường bị từ chối cấp thị thực, bà Jacobs nói rằng Bộ Ngoại giao đã nhắc nhở các
quan chức lãnh sự rằng các trường khác nhau đáp ứng nhu cầu khác nhau của sinh
viên. Bà nói các quan chức lãnh sự đều được nhắc nhở xem xét cẩn thận giá trị của
từng trường hợp cụ thể; ghi nhớ rằng cơ hội giáo dục ở Hoa Kỳ luôn rộng mở.
Bà Jacobs còn nói thêm rằng Bộ Ngoại giao đã quyết định tăng khả năng giải
quyết các đơn đăng ký xin thị thực bằng cách thêm hơn 350 vị trí ở lãnnh sự kể từ
tháng 9 năm 2001, và ngân quỹ hiện nay đang xin thêm 121 vị trí nhân viên lãnh
sự nữa.
Bà nói thêm, đa số các đơn xin thị thực – khoảng 97% – đều được giải quyết trong
vòng hai ngày, và quy trình thẩm tra lại 2,5% những người xin thị thực theo yêu
cầu vì lý do an ninh đã được tổ chức hợp lý hơn. Bà Jacobs nói: “Đối với 2,5%
người xin thị thực này, vì lý do an ninh quốc gia, phải trải qua quá trình xem xét
đặc biệt, chúng tôi đã tổ chức lại quy trình này hợp lý hơn, để ngay cả tỉ lệ nhỏ này
trên tổng số những người đăng ký đều có thể được trả lời nhanh chóng. Cách đây
một năm, thời gian xử lý kỹ thuật trung bình cho một trường hợp nhạy cảm là 74
ngày. Hiện nay, thời gian xử lý trung bình đối với những trường hợp như thế là 14
ngày, và chúng tôi sẽ tiếp tục cải tiến quy trình này”.
Bà Jacobs lưu ý rằng theo dữ liệu của Viện Giáo dục Quốc tế Hoa Kỳ, hơn
572.000 sinh viên quốc tế được tuyển vào các trường đại học, cao đẳng Hoa Kỳ
trong năm học 2003-2004. Trong đó, sinh viên Ấn Độ và Trung Quốc chiếm đông
nhất, và mặc dù con số sinh viên đăng ký vào đại học Hoa Kỳ có sụt giảm, nhưng
Hoa Kỳ vẫn là nơi thu hút nhiều sinh viên quốc tế hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Bà nói: “Một điều chúng tôi rất hy vọng mặc dù không chắc chắn lắm là có thể
xua tan những nhận thức sai lầm ở nước ngoài rằng Hoa Kỳ không hoan nghênh
sinh viên nước ngoài. Đơn giản điều này không chính xác. Sinh viên từ Muscat
đến Mumbai cần biết rằng, nếu họ muốn học tập ở Hoa Kỳ, chúng tôi luôn rộng
cửa chào đón”.
THẾ NÀO LÀ MỘT TƯ VẤN VIÊN CHO SINH VIÊN NƯỚC NGOÀI?
Trước đây được gọi là Hiệp hội Quốc gia Các tư vấn viên cho sinh viên nước
ngoài (NAFSA), Hiệp hội các Nhà Giáo dục Quốc tế đã thúc đẩy được giáo dục
quốc tế. Cuốn Nghề tư vấn cho sinh viên nước ngoài (The Profession of Foreign
Student Advising), do Nhà xuất bản Intercultural Press xuất bản năm 2000 dưới sự
bảo hộ của NAFSA, giải thích vai trò của tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài:
Tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài làm việc với sinh viên và học giả từ khắp
nơi trên thế giới. Họ cung cấp thông tin, chương trình và dịch vụ được thiết kế
nhằm giúp ích cho các sinh viên và học giả này biết càng nhiều kinh nghiệm ở
Hoa Kỳ càng tốt. Họ đóng vai trò là cầu nối giữa sinh viên và học giả nước ngoài
với những người mà cá nhân các đối tượng này cần liên hệ, đại diện quyền lợi tốt
nhất của sinh viên và tư vấn thích hợp cho họ.
Tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài làm việc không chỉ với nhiều nhóm khác
nhau mà người Mỹ gọi là “sinh viên nước ngoài”, mà họ còn làm việc với cả sinh
viên, giảng viên và nhân viên Mỹ, những cư dân bản địa; với quan chức của các cơ
quan chính phủ của Hoa Kỳ và nước ngoài; và với nhiều cơ quan tài trợ sinh viên
và học giả nước ngoài ở Hoa Kỳ. Họ thúc đẩy mối quan hệ giữa sinh viên, học giả
nước ngoài với chủ nhà người Mỹ địa phương.
Tư vấn viên cho sinh viên nước ngoài làm việc để đem lại lợi ích trao đổi giáo dục
quốc tế cho trường, cộng đồng của mình và cho thế giới. Họ có thể giúp những
người đến từ nhiều quốc gia tìm hiểu lẫn nhau, và trong quá trình đó, trở thành
những công dân bao dung, cởi mở hơn của một thế giới phụ thuộc lẫn nhau.
Tài liệu tham khảo
Các bài đọc được tuyển chọn về giáo dục đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Vụ Văn hóa và Giáo dục. Bộ sách Nếu bạn muốn học tập
tại Hoa Kỳ. Washington, DC: 2002-2003.
Ba tập sách nhỏ đầu tiên trong loạt bài tổng hợp này hiện có bản ở các thứ tiếng
sau: Ảrập, Trung Quốc, Anh, Pháp, Nga, và Tây Ban Nha. Tập một nói về: Học
đại học, Tập hai: Chương trình sau đại học, nghiên cứu sinh và học giả, Tập ba:
Chương trình đào tạo ngắn hạn, đào tạo tiếng Anh, giáo dục và cấp chứng chỉ từ
xa. Tập bốn: Sẵn sàng lên đường: Thông tin cụ thể về sinh hoạt và học tập tại Mỹ
đang có bản tiếng Trung Quốc, Anh và Nga.
Andrews, Linda Landis. Làm thế nào để chọn chuyên ngành. New York:
McGraw-Hill Companies, 2006 (sắp ra mắt).
Ashley, Dwayne và Williams, Juan. Tôi sẽ tìm hoặc tự tạo cho mình một con
đuờng: Lời tri ân đến Các trường đại học và cao đẳng dành cho người da đen.
New York: HarperTrade, 2004.
Ban đại học. Sổ tay sinh viên quốc tế 2006. New York: The College Board, 2005.
Ban đại học. Các khuynh hướng đánh giá trường đại học, 2005. New York: The
College Board, 2005.
g_05.pdf
Ban đại học. Các khuynh hướng hỗ trợ sinh viên, 2005. New York: The College
Board, 2005.
Ban đại học. Sổ tay các chuyên ngành của Ban đại học. New York: The College
Board, 2004.
CSIET: Hội đồng các tiêu chuẩn du học quốc tế. Danh sách tư vấn các chương
trình giáo dục quốc tế và trao đổi. Alexandria, VA: CSIET, 2005.
Denslow, Lanie; Tinkham, Mary; và Willer, Patricia. Loạt bài về Văn hóa Hoa
Kỳ: Giới thiệu Cuộc sống Hoa Kỳ. Washington, DC: NAFSA: Hiệp hội các nhà
Giáo dục Quốc tế, 2004.
Forest, James J.F và Altbach, Philip G., eds. Sổ tay Giáo dục đại học quốc tế. New
York: Springer, 2005.
Forest, James J.F và Kinser, Kevin. Giáo dục đại học ở Hoa Kỳ: Bách khoa về
kiến thức chung. New York: Nhà xuất bản ABC-CLIO, 2002
Gose, Ben và các tác giả khác. “Cao đẳng cộng đồng: Ấn bản đặc biệt”. Biên niên
về Giáo dục Đại học, quyển 52, số 10, ngày 28/10/2005, trang B1-B44.
Green, Madeleine và Turlington, Barbara. Hướng dẫn ngắn gọn về giáo dục đại
học ở Hoa Kỳ. Washington, DC: Hội đồng Giáo dục Hoa Kỳ, 2001.
Green, Howard cùng các tác giả khác. Các trường công lập nổi tiếng. New York:
Harper Trade, 2001.
“Các trường đại học và cao đẳng dành cho người Mỹ gốc Phi: Khu vực đặc biệt”.
Ebony, quyển 60, số 11, tháng 9/2005, trang 73-130.
Các trường đại học và cao đẳng độc lập: Hình ảnh quốc gia. Washington, DC:
Hiệp hội các trường đại học và cao đẳng độc lập quốc gia, 2004.
Đồng tài trợ bởi NAICU, Hội đồng các trường cao đẳng độc lập và tổ chức giáo
dục đại học độc lập, quyển sách nhỏ này đưa ra các số liệu, thống kê và mô tả sơ
luợc về sinh viên và giảng viên.
Viện Giáo dục Quốc tế. Loạt bài Cấp vốn để Học tập ở Hoa Kỳ: Hướng dẫn về
học bổng cho sinh viên châu Âu. New York: IIE, 2005.
Viện Giáo dục Quốc tế. Loạt bài Cấp vốn để học tập ở Hoa Kỳ: Cơ hội cho nghiên
cứu sinh châu Mỹ Latinh. New York: IIE, 2004.
Kalmar, George, ed. Hướng dẫn sinh viên nước ngoài đến các trường cao đẳng,
đại học ở Hoa Kỳ. Santa Monica, CA: Dịch vụ Giáo dục Quốc tế, [2005].
Lanier, Alison Raymond cùng các tác giả khác. Sinh sống ở Hoa Kỳ. tái bản lần
thứ 6. Yarmouth, ME: Intercultural Press, 2004.
Latimer, Jon, ed. Đăng ký vào các trường đại học và cao đẳng ở Hoa Kỳ 1998: Sổ
tay hướng dẫn sinh viên quốc tế. Lawrenceville, NJ: Peterson’s, 1997.
Lipka, Sara. “Học bổng Fulbright kết nối với thế giới hồi giáo”. Biên niên Giáo
dục Đại học, quyển 52, số 11, ngày 4/11/2005, trang A47-A49.
Bao gồm các bảng biểu và hồ sơ của ba người được nhận học bổng Fulbright năm
nay.
Những cánh cửa rộng mở: Thống kê về sự biến đổi sinh viên quốc tế. New York:
Viện Giáo dục Quốc tế, 2005.
Các bản được chọn đăng trực tuyến: Những Cánh cửa Rộng mở: Báo cáo Việc
Trao đổi Giáo dục Quốc tế.
Riley, Naomi Schaefer. Thượng đế trên sân trường: Các trường tôn giáo và thế hệ
truyền giáo đang làm thay đổi nước Mỹ như thế nào. New York: St. Martin’s
Press, 2005.
Rothblatt, Sheldon. Nghệ thuật sống: Nhận xét so sánh và lịch sử về giáo dục khoa
học xã hội. Washington, DC: Hiệp hội Các trường Đại học và Cao đẳng Hoa Kỳ,
2003
Smithess, Michael; Geenblatt, Sidney L.; và Eland, Alisa. Loạt bài Văn hóa Hoa
Kỳ: Văn hóa lớp học ở Hoa Kỳ. Washington, DC: NAFSA: Hiệp hội Các nhà Giáo
dục Quốc tế, 2004.
Mười hai sự thật có thể khiến bạn ngạc nhiên về các trường đại học và cao đẳng tư
thục Hoa Kỳ. Washington, DC: Hiệp hội Các trường Đại học và Cao đẳng Độc lập
Quốc gia, 2003.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, Ban Chương trình Thông tin Quốc tế. “Cao đẳng cộng
đồng ở Hoa Kỳ”. eJournal USA: Xã hội và các giá trị Mỹ, quyển 7, số 1, tháng
6/2002, trang 26.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ban Chương trình Thông tin Quốc tế. “Hẹn gặp ở Hoa
Kỳ”. eJournal USA: Chính sách Đối ngoại, quyển 10, số 2, tháng 9/2005, trang 52.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Ban Chương trình Thông tin Quốc tế. “Nước Mỹ năm
2005: Chúng tôi là ai”. EJournal USA: Xã hội và các giá trị Mỹ, quyển 9, số 2,
tháng 12/2004, trang 48.
Để biết thêm các ấn phẩm khác liên quan đến giáo dục đại học và học tập ở Hoa
kỳ, vui lòng tham khảo các tài liệu trực tuyến dựa trên loạt sách Nếu bạn muốn
học tập ở Hoa Kỳ (Washington, DC: 2003-2004):
Học sau đại học:
Sống ở Hoa Kỳ: http:www.educationusa.state.gov/life.htm
Cơ hội cho các học giả:
Thông tin trước khi lên đường:
Học nghề chuyên sâu:
Học ngắn hạn:
Học đại học:
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ không chịu trách nhiệm về nội dung và hiệu lực của các
nguồn tham khảo từ các cơ quan và tổ chức liệt kê trên đây. Tất cả các liên kết trên
đây đều hoạt động vào tháng 11 năm 2005.