Không ai biết từ bao giờ, hoa được coi là thứ ngôn ngữ
không lời phổ biến và quan trọng nhất trong việc bày tỏ
tình cảm, nhất là tình yêu của con người. Phải chăng, chỉ có
hoa mới đủ để diễn tả các cung bậc của tình yêu
6 trang |
Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoa và những cung bậc của tình yêu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOA VÀ NHỮNG CUNG BẬC CỦA TÌNH YÊU
Không ai biết từ bao giờ, hoa được coi là thứ ngôn ngữ
không lời phổ biến và quan trọng nhất trong việc bày tỏ
tình cảm, nhất là tình yêu của con người. Phải chăng, chỉ có
hoa mới đủ để diễn tả các cung bậc của tình yêu
Thật vậy, nếu tĩnh tâm nhìn lại một chút sẽ thấy được
ngôn ngữ của hoa giống như tình yêu đôi lứa. Khi còn
đương nụ thì hoa giống như một tình yêu mới chớm. Thế
rồi, nắng, gió, nhựa sống từ lòng đất sẽ nuôi dưỡng để đơm
hoa. Điều đó cũng giống như trong tình yêu khi đã được
nuôi dưỡng đủ lớn thì sẽ đạt đến sự thăng hoa, để sau đó
cho quả ngọt. Cỏ cây hoa lá tuy là những vật vô tình nhưng
hữu ý. Khi tình cảm con người tương đồng với cảnh sắc
của thiên nhiên thì lúc ấy chính là sự thăng hoa của nghệ
thuật. Những tình cảm được ngôn ngữ chuyển tải đã vượt ra
khỏi ý nghĩa của những ký tự làm rung động lòng người.
Từ xa xưa, cả phương Đông lẫn phương Tây, có nhiều
những giai thoại và truyền thuyết về tình yêu gắn liền với
các loài hoa. Nếu như phương Tây, ngay trong đêm trường
Trung cổ, sự bất diệt của tình yêu đã được biết đến bằng
một giai thoại về loài hoa lưu ly - “forget-me-not” (xin
đừng quên em/anh). Truyền thuyết kể rằng, trong thời
Trung cổ, một hiệp sĩ cùng người tình đi dọc bờ sông.
Chàng hiệp sĩ nhổ một cụm hoa nhưng do bận áo giáp nặng
nề đã khiến anh rơi xuống nước. Trước khi bị chìm, chàng
hiệp sĩ vẫn kịp trao bó hoa cho người yêu của mình và kêu
lên “forget-me-not”. Từ đó, loài hoa này gắn liền với câu
chuyện tình lãng mạn và nó thường được các cô gái mang
theo như là biểu hiện của lòng chung thủy và một tình yêu
vĩnh cửu.
Ở nửa bên này của trái đất, phương Đông, hoa cũng được
gắn với một câu chuyện tình lãng mạn nhuốm màu huyền
sử. Giai thoại kể rằng, vào thời nhà Đường (Trung Hoa), sĩ
tử Thôi Hộ, trong lần hỏng thi, nhân tiết thanh minh đi dạo
chơi phía Nam kinh thành Lạc Dương. Từ xa, chàng trông
thấy một vườn đào đang rực rỡ khoe sắc trong gió xuân.
Thấy khát, Thôi Hộ bèn đi về phía ấy để xin nước uống.
Đến nơi, chàng thấy một thiếu nữ vô cùng diễm lệ đang
đứng tựa cành đào má ửng hồng, mắt mơ màng nhìn xa xa.
Cảnh và người đã làm rung động tâm hồn thi nhân. Chàng
và nàng, tuy “tình trong như đã” nhưng cũng chỉ trao cho
nhau những cái nhìn đầy tình ý bởi phần do lễ nghĩa ràng
buộc, phần vì Thôi Hộ vốn là người sống khép kín, ít giao
du nên sau đó chàng đã bỏ đi. Đến tiết thanh minh năm sau,
cái nhớ nhung đã thôi thúc chàng trai Thôi Hộ trở lại vườn
xưa chốn cũ. Nhưng khi đến nơi, chàng chỉ thấy hoa đào
cười cợt với gió xuân còn người đâu chẳng thấy. Trước mặt
chàng chỉ là cửa đóng then cài mà cất tiếng gọi thì chẳng
thấy ai thưa. Bồi hồi trước cảnh cũ mà vắng bóng người
xưa, Thôi Hộ bèn viết một bài thơ tứ tuyệt dán lên cổng,
trong đó có 2 câu nổi tiếng: Nhân diện bất tri hà xứ khứ/
Đào hoa y cựu tiếu Đông phong.(Sau này, 2 câu thơ được
đại thi hào Nguyễn Du dịch nghĩa để tả tâm trạng chàng
Kim khi trở lại vườn Kiều: Trước sau nào thấy bóng
người/Hoa đào năm ngoái còn cười gió Đông).
Hoa Tulip (ảnh sưu tầm)
Ít lâu sau, không cầm lòng được trước nỗi thầm thương
trộm nhớ, Thôi Hộ bèn tìm lại chốn cũ. Đến nơi, trong nhà
vẳng ra tiếng khóc, rồi một lão ông chạy ra hỏi chàng có
phải Thôi Hộ không và cho biết con gái cụ sau khi đọc bài
thơ của chàng thì đã mắc bệnh tương tư, nhớ thương, sầu
thảm, bỏ ăn uống mà sinh bệnh, giờ chỉ còn là cái xác
không hồn. Nghe vậy, Thôi Hộ bèn chạy đến bên giường
của nàng bày tỏ nỗi lòng mình rồi khóc thảm thiết và cầu
xin quỷ thần cho nàng sống lại. Tình yêu như một phép
màu kỳ diệu khiến cô gái sống lại và họ kết duyên vợ
chồng. Sau đó, vào năm 796, Thôi Hộ thi đỗ tiến sĩ. Bài
thơ, mà cảnh vật được mượn ý chính là hoa đào, đã trở
thành tác phẩm bất hủ ghi lại mối tơ duyên vừa thực vừa ảo
như sắc màu của tình yêu đôi lứa. Trong hơn 2 vạn bài
Đường thi, tuy Thôi Hộ chỉ có vỏn vẹn vài ba tác phẩm,
nhưng bài thơ về mối duyên thiên định này vẫn được truyền
tụng cho đến hôm nay.
Vậy, hoa nói lên điều gì của cuộc sống? Ở phương Tây,
người ta đặt cho mỗi màu hoa một ý nghĩa nhất định, như
màu trắng thể hiện sự trong sạch (vì vậy mà trong các đám
cưới chỉ dùng hoa trắng), màu hoàng yến chỉ sự kiêu hãnh,
màu phấn hồng biểu thị sự êm ái, màu xanh nhạt chỉ sự xoa
dịu, đam mê, màu tím là sự an ủi đau thương, màu đỏ sậm
tượng trưng cho máu lửa... và hoa hồng được độc tôn dùng
để tượng trưng cho tình yêu. Tuy nhiên, không phải lúc nào
giữa các nền văn hóa cũng có sự tương đồng với nhau trong
việc sử dụng hoa làm ngôn ngữ chuyển tải tình cảm. Ví dụ
như phương Tây coi hoa mai là sự vô tình thì phương Đông
lại chỉ một tâm hồn thanh cao (Cao Bá Quát từng nói: Cả
đời chỉ cúi đầu trước hoa mai (nhất sinh đê thủ bái mai
hoa); hay hoa thủy tiên phương Đông dùng để chỉ sự chung
thủy thì phương Tây lại coi là kiêu căng, ích kỷ...
Có thể biểu thị của mỗi loài hoa thay đổi theo quan niệm
của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc nhưng tựu trung lại, những
ngôn ngữ mà hoa mang đến đều nhằm biểu thị tình cảm của
con người. Thông qua muôn màu, muôn sắc của hoa mà
những thông điệp về tình cảm bạn bè, tình yêu đôi lứa...
trong cuộc sống được thể hiện. Đó thực sự là một thứ ngôn
ngữ không lời để người với người xích lại gần nhau hơn.
Ý nghĩa một số loài hoa
Hoa hồng: tình yêu bất diệt ; hồng baby: tình yêu ban
đầu; hồng nhung: say đắm và nồng nhiệt; hồng vàng : kiêu
sa và rực rỡ; hồng đỏ; đậm đà, mãnh liệt.
Hoa thược dược: dịu dàng và thầm kín; thược dược
trắng: bắt đầu yêu; đỏ: một tình yêu mãi mãi; vàng: vui
sướng vì tình yêu.
Hoa sen: độ lượng, từ bi, bác ái; sen hồng: hân hoan, tươi
vui; sen trắng: cung kính, tôn nghiêm.
Hoa cúc: tình bạn mãi cao quý; cúc trắng: ngây thơ và
duyên dáng; cúc vàng: quý mến, hân hoan; cúc tím (thạch
thảo): lưu luyến khi chia tay; cúc đại đóa: lạc quan; cúc vạn
thọ: đau buồn, thất vọng.
Lưu ly (forget-me-not): xin đừng quên em/anh.
Hoa mai, hoa đào: một mùa xuân tràn trề ước mơ và hy
vọng.
Hoa tulip: lời tỏ bày tình yêu.
Hoa hướng dương: niềm tin và hy vọng.
Hoa lan: thành thật