Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD), các doanh nghiệp (DN) nói chung và
doanh nghiệp xây dựng giao thông (DNXDGT) nói riêng cần có một lượng vốn nhất định. Câu
hỏi cần giải quyết ở đây là DN sửdụng sốvốn đó nhưthếnào cho có hiệu quả? (có cơcấu tài
sản cho các hoạt động hợp lý, sinh lợi cao ). Đây là vấn đềliên quan đến các quyết định
chuyển hóa vốn đã tạo thành tài sản và sửdụng các tài sản đểthực hiện mục tiêu sinh lợi. Bài
viết đềcập đến cơcấu vốn (tài sản) của DN nên nhưthếnào là hợp lý đểnâng cao hiệu quảsử
dụng chúng.
9 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1745 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoàn thiện cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp xây dựng giao thông, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÀN THIỆN CƠ CẤU VỐN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG GIAO THÔNG
TS. NGUYỄN QUỲNH SANG
Bộ môn Kinh tế Xây dựng
Khoa Vận tải - Kinh tế
Trường Đại học Giao thông Vận tải
Tóm tắt: Bài viết đưa ra một số giải pháp hoàn thiện cơ cấu vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của các doanh nghiệp xây dựng giao thông.
Summary: This article presents some capital struture completing solutions to improve the
effect of capital usage in transport construction company.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh (SXKD), các doanh nghiệp (DN) nói chung và
doanh nghiệp xây dựng giao thông (DNXDGT) nói riêng cần có một lượng vốn nhất định. Câu
hỏi cần giải quyết ở đây là DN sử dụng số vốn đó như thế nào cho có hiệu quả? (có cơ cấu tài
sản cho các hoạt động hợp lý, sinh lợi cao …). Đây là vấn đề liên quan đến các quyết định
chuyển hóa vốn đã tạo thành tài sản và sử dụng các tài sản để thực hiện mục tiêu sinh lợi. Bài
viết đề cập đến cơ cấu vốn (tài sản) của DN nên như thế nào là hợp lý để nâng cao hiệu quả sử
dụng chúng.
II. CƠ CẤU VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
Cơ cấu vốn của DN nói chung, các DNXDGT nói riêng là tỷ trọng và mối quan hệ của
từng loại vốn so với tổng vốn của DN tại một thời điểm nhất định.
Thuần túy về công thức, thì: %100
V
V
T n
1i
i
i
i ×= ∑
=
Trong đó: Ti - tỷ trọng loại vốn thứ i;
Vi - loại vốn thứ i;
∑ - tổng vốn của DN tại một thời điểm nhất định.
=
n
1i
iV
Thực tế, cơ cấu vốn của các DNXDGT hiện nay còn chưa hợp lý. Trong tổng tài sản của
DN thì tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao, tài sản dài hạn (đặc biệt tài sản cố định
(TSCĐ)) chiếm tỷ trọng không đáng kể, điều này làm năng lực sản xuất của DN thấp làm giảm
khả năng thắng thầu. Trong tài sản ngắn hạn thì tỷ trọng các khoản phải thu, chi phí SXKD dở
dang quá lớn, trong khi đó tiền chiếm tỷ trọng không đáng kể, dẫn tới không đáp ứng đủ cho
nhu cầu SXKD diễn ra được bình thường (như nợ lương công nhân, không có tiền mua nguyên
vật liệu, …).
Vấn đề đặt ra ở đây là cơ cấu vốn của một DNXDGT như thế nào là hợp lý? Và để có cơ
cấu vốn hợp lý các DNXDGT cần phải làm gì?
Cơ cấu vốn hợp lý là cơ cấu vốn mà trong đó các loại vốn của DNXDGT chiếm một tỷ
trọng nào đó để đáp ứng đủ cho quá trình SXKD diễn ra một cách bình thường không thừa,
không thiếu và sử dụng đến mức tối đa để sinh lợi. Nếu thừa sẽ dẫn đến ứ đọng, nếu thiếu sẽ
làm cho quá trình SXKD bị ngừng trệ. Cả hai trường hợp đều làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
của DN.
Tổng vốn (tổng tài sản) của DNXDGT nói riêng bao gồm nhiều loại (hình 1).
Đối với các DNXDGT do sản phẩm làm ra có khối lượng lớn, phạm vi hoạt động rộng, địa
điểm sản xuất sản phẩm (thi công công trình) thường xuyên di chuyển từ nơi này đến nơi khác,
từ địa phương này sang địa phương khác và di chuyển ngay trong chính công trường xây dựng,
vì vậy, tỷ trọng tài sản ngắn hạn nói chung, tài sản lưu động chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều so với
tỷ trọng tài sản dài hạn (đặc biệt tỷ trọng TSCĐ là máy móc thiết bị), do nhiều DNXDGT sử
dụng hình thức thuê máy móc thiết bị (MMTB).
Tổng tài sản của DNXDGT
Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Tiền và
các
khoản
tương
đương
tiền
Hàng
tồn kho
Các
khoản
phải
thu
Tài sản
ngắn
hạn
khác
Các
khoản
đầu tư
tài
chính
ngắn
hạn
Các
khoản
phải
thu dài
hạn
Các
khoản
đầu tư
tài
chính
dài hạn
Bất
động
sản đầu
tư
Tài sản
dài hạn
khác
Tổng vốn của DNXDGT
Tài sản lưu động
(vốn lưu động)
Tài sản tài chính
(vốn đầu tư tài chính)
Tài sản cố định
(vốn cố định)
Tài sản
cố định
Hình 1. Các loại tài sản (vốn) của DNXDGT
III. HOÀN THIỆN CƠ CẤU VỐN THEO KẾT CẤU TÀI SẢN
Thực tiễn và lý thuyết khó xác định chính xác cơ cấu vốn của một DN với tỷ trọng các loại
là bao nhiêu thì hợp lý? Bởi vì nó còn phụ thuộc vào đặc điểm sản phẩm mà DN tạo ra, vào loại
hình SXKD và phụ thuộc vào sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Dưới đây xin đề xuất giải
pháp hoàn thiện cơ cấu vốn theo kết cấu tài sản của DNXDGT:
3.1. Hoàn thiện cơ cấu tài sản ngắn hạn
Cơ cấu tài sản ngắn hạn chiếm trong tổng tài sản là tỷ trọng của tài sản ngắn hạn so với
tổng tài sản của DN, trong đó chi tiết tỷ trọng từng loại tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản của
DNXDGT.
a. Tỷ trọng tiền của doanh nghiệp
Tiền của DN bao gồm tiền mặt tại quỹ và tiền của DN gửi ở ngân hàng. Một DN nói
chung, DNXDGT nói riêng cần phải luôn có một lượng tiền nhất định để thực hiện các mục
đích sau:
- Đủ để thanh toán các hóa đơn mua nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ; trả cho các dịch vụ
thường xuyên như tiền điện, nước; cước phí bưu điện; nộp thuế; trả lương và các khoản cho cán
bộ công nhân viên, …
- Phòng bị, DN phải duy trì một vùng đệm an toàn để thỏa mãn các nhu cầu chi bất ngờ.
Lượng tiền phòng bị nhiều hay ít phụ thuộc nhiều vào khả năng dự đoán về nhu cầu chi trả, khả
năng vay mượn tiền ngắn hạn nhanh hay chậm khi cần.
Để thực hiện các mục đích trên, trong từng kỳ DNXDGT cần lập kế hoạch vốn bằng tiền.
Cơ sở quan trọng để lập kế hoạch là những dự báo về doanh thu thu được tiền, khả năng tín
dụng và các kế hoạch về chi tiêu trong SXKD trong kỳ…
b. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
Chỉ nên đầu tư khi thấy thừa vốn hoặc đầu tư chắc chắn có hiệu quả cao. Đây là hình thức
đầu tư hấp dẫn nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Tuy nhiên, cũng chỉ nên đầu tư ở một mức nhất định
đủ để an toàn về vốn. Cần tính toán cân nhắc các rủi ro trước khi đầu tư, bởi lợi nhuận càng cao
thì rủi ro càng lớn.
Trong đó, đầu tư chứng khoán ngắn hạn nên đầu tư khi thấy hiệu quả là chắc chắn. Vì nó
tạo ra nguồn lợi tức nhanh cho DN.
Các khoản đầu tư ngắn hạn khác chủ yếu là góp vốn liên doanh, liên kết mà thời gian ngắn
trong vòng một năm. DN cũng nên đầu tư khi có cơ hội. Tuy nhiên, cần tính toán và giữ ở mức
nhất định để đảm bảo an toàn vốn.
c. Các khoản phải thu: trong DNXDGT bao gồm
- Các khoản phải thu của khách hàng đây là khoản chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các
DNXDGT hiện nay, chủ yếu là các khoản phải thu của các chủ đầu tư. DNXDGT cần có biện
pháp hữu hiệu sao cho tỷ trọng khoản mục này càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn.
- Thuế GTGT được khấu trừ, theo quy định được khấu trừ theo từng kỳ.
- Các khoản phải thu khác, khoản này chiếm tỷ trọng không lớn trong các DNXDGT hiện
nay. Tuy nhiên, cần theo dõi chi tiết để thu hồi.
d. Hàng tồn kho: hàng tồn kho của các DNXDGT chủ yếu bao gồm: nguyên vật liệu tồn
kho, công cụ, dụng cụ tồn kho, chi phí SXKD dở dang.
Trong đó nguyên vật liệu tồn kho thực tế chiếm tỷ trọng nhỏ do điều kiện cung cấp hiện
nay tương đối thuận lợi, nhiều loại nguyên vật liệu được cung cấp theo tiến độ thi công của
công trình. Tuy nhiên, một số nguyên vật liệu đặc chủng, nhập khẩu DN cần có một lượng dự
trữ bảo hiểm rất định đủ đáp ứng nhu cầu, tiến độ thi công.
Công cụ, dụng cụ trong điều kiện hiện nay, DNXDGT cũng không cần dự trữ, chỉ mua sắm
khi thực tế yêu cầu. Tỷ trọng khoản mục này càng nhỏ, càng tốt để tránh ứ đọng vốn, tránh nhu
cầu vốn lưu động tăng không cần thiết.
Chi phí SXKD dở dang là khoản chiếm tỷ trọng cao trong tổng số vốn của các DNXDGT
hiện nay. Đòi hỏi các DNXDGT cần có biện pháp giảm khối lượng xây dựng dở dang, tập trung
thi công dứt điểm từng hạng mục công trình đủ đáp ứng yêu cầu thanh toán theo điểm dừng kỹ
thuật hợp lý, tránh ứ đọng vốn. Khoản mục này chỉ cần giữ một lượng nhất định để đảm bảo
khối lượng gối đầu sang kỳ sau.
e. Tài sản ngắn hạn khác: bao gồm các khoản tạm ứng, chi phí trả trước, các khoản thế
chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.
- Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược có khi DN tham gia đấu thầu hoặc khi vay vốn.
Những khoản này cần được theo dõi và thu hồi ngay khi đến hạn tránh thất thoát. Tỷ trọng
khoản này càng nhỏ, càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn.
- Chi phí trả trước chủ yếu là giá trị công cụ, dụng cụ chờ phân bổ. Kế toán cần xác định số
kỳ và tiêu thức phân bổ phù hợp.
- Các khoản tạm ứng: là khoản chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong các DNXDGT hiện nay,
vì hầu hết các DN thực hiện phương thức khoán gọn cho các đội thi công. Để đảm bảo chi tiêu
hiệu quả đúng mục đích các DNXDGT cần xây dựng quy trình thanh quyết toán vốn tạm ứng
đối với các đội sản xuất:
+ DN cần tính toán đầy đủ, cụ thể và chính xác các yếu tố chi phí để xác định mức khoán
hợp lý bảo đảm lợi ích của DN và của người lao động.
+ Quy định rõ mức tạm ứng, vay tối đa của các đội, không để xảy ra tình trạng tạm ứng
vượt khối lượng công việc thực hiện, tiền tạm ứng về vật tư phải được quản lý về hiện vật tương
xứng.
+ Tuyệt đối không cho phép các đội tự ứng vốn, thu tiền trực tiếp từ bên A, tự mua vật tư
mà không được sự đồng ý của kế toán trưởng và lãnh đạo DN.
+ Đối với công trình có giá trị lớn không nên thực hiện khoán. Trên cơ sở tính toán theo
định mức chi phí vật tư, sử dụng máy thi công, nhân công, DN trực tiếp thực hiện mua vật tư
theo tiến độ thi công, tiến hành trả tiền lương, tiền công. Một số khoản vật tư phụ giá trị thấp,
chi phí lặt vặt có thể cho phép đội tự mua, tự chi và quyết toán với DN trên cơ sở hóa đơn,
chứng từ hợp lệ, hợp pháp.
Bảng 1. Cơ cấu tài sản ngắn hạn
Chỉ tiêu Mức cần thiết
Tỷ trọng tiền (T1) - Đảm bảo mức vừa đủ để thanh toán các hóa đơn mua
nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ; trả các dịch vụ thường
xuyên; nộp thuế; trả lương …
- Duy trì một lượng an toàn để thỏa mãn các nhu cầu chi
bất ngờ. Từ 5 - 10%.
Tỷ trọng các khoản đầu tư tài
chính ngắn hạn (T2)
Phản ánh khả năng tạo lợi tức. Chỉ có khi khả năng tài
chính cho phép hoặc hiệu quả đầu tư cao và chắc chắn.
Đến 10%
Phải thu
khách hàng
Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn.
Từ 0 - 5%
Phải thu nội bộ Càng nhỏ, càng tốt. Từ 0 - 5%
Tỷ trọng
các khoản
phải thu
(T3) Phải thu khác Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn (0 - 1%).
Nguyên
vật liệu
Giữ ở mức vừa phải đủ đáp ứng nhu cầu SX. Càng nhỏ
càng tốt để tránh tồn đọng dẫn tới ứ đọng vốn (5 - 10%).
Công cụ, dụng cụ Trong điều kiện nay thì không cần dự trữ (0%).
Tỷ trọng
hàng tồn
kho (T4)
Chi phí SXKD
dở dang
Càng nhỏ càng tốt để tránh ứ đọng vốn. Tuy nhiên, cần
một lượng nhất định để đảm bảo khối lượng gối đầu cho
kỳ sau (từ 10 - 20%).
Tạm ứng Giữ mức đủ đáp ứng theo yêu cầu thực tế. Càng nhỏ
càng tốt tránh ứ đọng vốn (0 - 5%).
Chi phí trả trước Càng nhỏ càng tốt (0 - 5%).
Tỷ trọng
tài sản
ngắn hạn
khác (T5)
Thế chấp, ký quỹ,
ký cược ngắn hạn
Đáp ứng đủ theo yêu cầu thực tế. Càng nhỏ càng tốt
(0 - 1%).
3.2. Hoàn thiện cơ cấu tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn của DN gồm: các khoản phải thu dài hạn; TSCĐ; bất động sản đầu tư; các
khoản đầu tư dài hạn và tài sản dài hạn khác. Trong các DNXDGT hiện nay đặc biệt chú trọng
đến các khoản phải thu dài hạn của khách hàng và TSCĐ.
a. Các khoản phải thu dài hạn: chủ yếu là phải thu dài hạn của khách hàng chiếm tỷ trọng
tương đối cao.
b. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: bao gồm đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty
liên kết, liên doanh và các khoản đầu tư dài hạn khác, là các khoản đầu tư tạo nguồn lợi tức lâu
dài cho DN. Đây là hoạt động đầu tư rất mới mẻ và rất năng động với số vốn đầu tư lớn. Bởi
vậy các DNXDGT nhất là các DN có tiềm lực tài chính cần tranh thủ cơ hội để tăng cường cho
hoạt động này. Tuy nhiên, khi đầu tư cần cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn và có
hiệu quả cao.
c. Tài sản cố định, bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình. Trong
các DNXDGT hiện nay, TSCĐ chiếm tỷ trọng không cao. Một phần do đặc điểm hoạt động của
DNXDGT di động, mặt khác cũng do năng lực tài chính của DN không cho phép đầu tư vào
MMTB hiện đại, giá cao. Do đầu tư ít cho TSCĐ dẫn tới tỷ suất đầu tư thấp làm ảnh hưởng rất
lớn đến điều kiện khi tham gia đấu thầu. Vì vậy, các DNXDGT cần thiết phải đầu tư vào TSCĐ
đặc biệt là MMTB thi công sao đáp ứng đủ điều kiện khi tham gia đấu thầu mà không bị ứ đọng
vốn và cũng cần cân nhắc tính toán, lựa chọn giữa phương án bỏ tiền đầu tư với phương án đi
thuê MMTB.
d. Bất động sản đầu tư, các khoản đầu tư tài chính dài hạn, những khoản mục này trong các
DNXDGT hiện nay hầu như không có, do khả năng tự tài trợ của các DN không cho phép. Tuy
nhiên, các DNXDGT cũng nên đầu tư khi có cơ hội và khi thấy đầu tư có hiệu quả cao, bằng
cách huy động vốn trên thị trường.
Bảng 2. Cơ cấu tài sản dài hạn
Khoản mục Mức cần thiết
Các khoản phải thu
của khách hàng
Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn (0 - 1%).
Phải thu nội bộ dài
hạn
Càng nhỏ càng tốt để tránh bị chiếm dụng vốn (0 - 1%).
Các
khoản
phải
thu dài
hạn
(T6) Phải thu dài hạn khác
Càng nhỏ càng tốt, tránh bị chiếm dụng vốn (0 - 1%).
- Duy trì ở mức cần thiết đủ đáp ứng nhu cầu và đảm bảo vị
thế của DN (30 - 40%).
TSCĐ hữu hình
- Giữ ở mức nhất định đủ đáp ứng yêu cầu khi tham gia
đấu thầu. Đảm bảo năng lực sản xuất, phù hợp với đặc
điểm hoạt động của DNXDGT. Cân đối tới phương án thuê
MMTB tại nơi xây dựng công trình. Không đầu tư nhiều
quá xảy ra tình trạng sử dụng không hết.
- Tính đến số lần sử dụng nếu đầu tư. Cân đối giữa phương
án thuê và đầu tư.
TSCĐ thuê tài chính Trong điều kiện tiền vốn hạn hẹp và khả năng vay không cho phép, nên tăng tỷ trọng khoản mục này (10 - 20%).
Tài sản
cố định
(T4)
TSCĐ vô hình Cần có một mức nhất định (5%).
Bất động sản đầu tư (T5)
Đây là hoạt động đòi hỏi vốn đầu tư lớn. DNXDGT cần
cân nhắc với khả năng tài chính có thể nên giữ ở một cần
thiết để tìm kiếm lợi nhuận (đến 5%).
Đầu tư vào công ty
con
Đầu tư vào công ty
LK, LD
Các
khoản
đầu tư
tài chính
dài hạn
(T6)
Đầu tư dài hạn
khác
Là hoạt động đầu tư mới mẻ, số vốn đầu tư lớn. DN cần
huy động nguồn lực, tranh thủ mọi cơ hội để tăng khả năng
tạo nguồn lợi tức lâu dài cho DN. Trong điều kiện có thể
nên giữ ở mức nhất định đủ đảm bảo an toàn vốn và sinh
lợi (đến 5%).
Chi phí trả trước
dài hạn
Càng nhỏ càng tốt để tránh ứ đọng vốn (0 - 5%) Tài sản
dài hạn
khác (T7) Tài sản dài hạn khác
Chỉ có khi tình hình tài chính của DN dồi dào (đến 5%).
IV. HOÀN THIỆN CƠ CẤU VỐN THEO NGUỒN HÌNH THÀNH
Khảo sát thực tế tại các DNXDGT hiện nay cho thấy cơ cấu nguồn vốn của các DN là chưa
hợp lý. Việc tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu là vấn đề hết sức cấp bách. Để giải quyết, theo tác giả
cần thực hiện theo hai hướng cơ bản, đó là: giảm các khoản nợ phải trả và tăng vốn chủ sở hữu
của DN, dưới đây xin trình bày từng giải pháp cụ thể:
4.1. Giảm các khoản nợ phải trả
Để giảm các khoản nợ phải trả, trước hết các DNXDGT cần rà soát lại tất cả các khoản nợ
phải trả, tiến hành phân loại theo từng nhóm đối tượng phải trả như:
- Các khoản phải trả người lao động.
- Các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước, nộp tổ chức bảo hiểm xã hội.
- Các khoản phải trả người cung cấp.
- Các khoản phải trả khác …
Sau đó xắp xếp theo thời gian phải trả: những khoản nợ quá hạn, những khoản nợ đến hạn
phải trả.
Tiếp đến là tìm nguồn để trả, để có nguồn trả bằng cách thực hiện các giải pháp sau:
- Tích cực thu hồi công nợ phải thu.
- Có giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD, nhằm thu lợi nhuận cao, thực hiện bằng cách:
+ Quyết tâm thực hiện chủ trương “ba không” của Bộ GTVT đã đề ra: không nhận công
trình khi chưa rõ nguồn vốn; không bỏ thầu giá thấp bất hợp lý và không đầu tư mua sắm thiết
bị tràn lan, kém hiệu quả.
+ Có chiến lược đấu thầu hợp lý, không nên bỏ giá thầu quá thấp, khi lập giá bỏ thầu cần
tính toán tận dụng những điều kiện, lợi thế của mình, có biện pháp tổ chức thi công thích hợp,
tận dụng hết mọi khả năng, điều kiện hiện có của DN.
+ Tổ chức hợp lý các mặt hoạt động SXKD của DN sẽ giảm rất nhiều các khoản chi phí, do
đó, có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp giá thành đồng thời doanh thu tiêu thụ sản phẩm và
lợi nhuận cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho DN có đủ vốn để đảm bảo thoả mãn các
nhu cầu cho hoạt động SXKD.
+ Không ngừng cải tiến và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, các phương pháp tổ chức sản xuất
và tổ chức quản lý để đẩy nhanh tốc độ xây dựng. Giảm khối lượng xây dựng dở dang, tập trung
thi công dứt điểm từng hạng mục công trình, công trình. Thực tế DN phải tập trung thi công
những công trình mà chủ đầu tư có đủ vốn để thanh toán. Chủ động trong công tác bàn giao
thanh toán, phải làm đầy đủ các thủ tục, biên bản bàn giao, … nhằm đẩy nhanh tốc độ thanh
toán.
+ Đội ngũ lãnh đạo các DNXDGT cần sáng tạo, năng động và quyết liệt trong chỉ đạo, điều
hành việc thực hiện các hợp đồng.
+ Hoàn thiện bộ máy quản lý và cán bộ của bộ máy quản lý các DNXDGT – yếu tố then
chốt quyết định nâng cao hiệu quả SXKD.
- Tranh thủ các khoản ứng trước của khách hàng. Theo quy định sau khi hợp đồng được ký
và có hiệu lực thì các nhà thầu (các DNXDGT) được bên giao thầu ứng trước một khoản để
triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Mức tạm ứng được qui định tại Thông tư
06/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của Bộ Xây dựng.
Các DNXDGT cần chú ý các qui định trên khi ký kết hợp đồng xây dựng. Cần lưu ý là
không thể dùng tiền ứng trước của khách hàng để trả nợ được, nhưng nhờ có khoản ứng này sẽ
đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ SXKD, từ đó đẩy nhanh quá trình SXKD để tạo lợi nhuận là
nguồn quan trọng để trả các khoản nợ.
4.2. Tăng vốn chủ sở hữu
Để tăng vốn chủ sở hữu có thể sử dụng các giải pháp:
- Phát hành cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu:
Đối với các công ty cổ phần XDGT, cần hội đủ các điều kiện để đưa cổ phiếu của công ty
giao dịch trên thị trường chứng khoán (tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội hoặc Sở
giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh).
Đối với các DNXDGT chưa chuyển đổi sang loại hình công ty cổ phần thì cần tiếp tục đẩy
nhanh, triển khai quyết liệt tiến trình cổ phần hóa và nâng cao chất lượng cổ phần hóa Doanh
nghiệp Nhà nước (DNNN) XDGT theo đúng tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 để có
cơ hội huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu. Việc cổ phần hóa các DNNN XDGT trong
thời gian qua đã được tiến hành khá sôi nổi. Tuy nhiên, bấy lâu nay chủ yếu là theo hình thức
“khép kín” hay “cổ phần hóa nội bộ” dẫn tới khi Doanh nghiệp Cổ phần (DNCP) muốn tăng
vốn điều lệ gặp rất nhiều khó khăn. Khắc phục những tồn tại đó một số DNXDGT đã chuyển
sang hình thức đấu giá công khai, bán cổ phần ra bên ngoài để thu hút nhà đầu tư trong và ngoài
nước. Đây là sự chuyển biến “có chất” thể hiện sự thay đổi căn bản quan điểm và chủ trương cổ
phần hóa, góp phần phá vỡ hình thức cổ phần hóa khép kín kéo dài trong nhiều năm qua.
- Nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận để lại.
- Tăng cường hợp tác, mở rộng hướng đầu tư, bằng cách liên danh với các DN trong và
ngoài ngành trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, các bên cùng có lợi và tôn trọng tính độc lập trong
các quyết định của từng bên để tạo ra một liên danh lớn trong nhiều lĩnh vực như xây dựng hạ
tầng giao thông, năng lượng, dân dụng và tài chính. Đây là xu thế chung để tập trung sức mạnh
kinh tế, tập trung vốn, giải quyết vấn đề thiếu vốn của các DNXDGT. Mục tiêu hợp tác toàn
diện của các thành viên là thống nhất thành lập ra một liên danh đầu tư vào những dự án cơ sở
hạ tầng, cung cấp điện nguồn, khu đô thị lớn trong và ngoài nước. Các thành viên sẽ cùng góp
vốn đầu tư vào các dự án mà một trong các bên trong liên danh làm chủ đầu tư.
Đây là một giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết những khó khăn về vốn của các DNXDGT,
tạo cơ hội nâng cao hiệu quả, tăng lợi nhuận từ đó làm tăng vốn chủ sở hữu của DNXDGT.
V. KẾT LUẬN
Trong cơ chế thị trường, có được càng nhiều tài sản càng tốt, song điều quan trọng hơn là
với số tài sản đó DN phân bổ vào các khâu nào với tỷ trọng là bao nhiêu cho hợp lý và phát huy
hiệu quả. Nói cách khác, là nếu DN có vốn không thôi thì