Tóm tắt. Bài báo trình bày một số suy ngẫm từ thực trạng hoạt động chăm sóc bán
trú, nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hỗ trợ bán trú, những
người trực tiếp làm công tác quản lí chăm sóc học sinh bán trú tại các trường tiểu
học công lập quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội. Trước những vấn đề đã làm tốt và
những tồn tại của thực trạng đó, trách nhiệm của những nhà quản lí giáo dục và
giáo viên cần có những suy nghĩ để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy, học và
chăm sóc, góp phần thực hiện tốt tinh thần đổi mới toàn diện của ngành từ mô hình
trường bán trú công lập bậc tiểu học.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú các trường tiểu học công lập quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 1, pp. 172-178
HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC HỌC SINH BÁN TRÚ CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC CÔNG LẬP QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Vũ Thị Anh Đào
Trường Tiểu học Nam Trung Yên, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tóm tắt. Bài báo trình bày một số suy ngẫm từ thực trạng hoạt động chăm sóc bán
trú, nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hỗ trợ bán trú, những
người trực tiếp làm công tác quản lí chăm sóc học sinh bán trú tại các trường tiểu
học công lập quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội. Trước những vấn đề đã làm tốt và
những tồn tại của thực trạng đó, trách nhiệm của những nhà quản lí giáo dục và
giáo viên cần có những suy nghĩ để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy, học và
chăm sóc, góp phần thực hiện tốt tinh thần đổi mới toàn diện của ngành từ mô hình
trường bán trú công lập bậc tiểu học.
Từ khóa: Hoạt động chăm sóc bán trú, cán bộ quản lí, trường tiểu học công lập.
1. Mở đầu
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:
"Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây
Vì lợi ích trăm năm phải trồng người"
Chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội [1]. Trong các cấp học thì cấp
tiểu học giữ vai trò là mắt xích trọng yếu nhất, là tiền đề, là điểm xuất phát của cả một
chuỗi quá trình giáo dục đào tạo. Xuất phát điểm không tốt sẽ ảnh hưởng đến chất lượng
của cả quá trình giáo dục đào tạo. Chủ trương dạy học 2 buổi/ngày đối với các trường tiểu
học của Bộ Giáo dục và Đào tạo là hoàn phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chủ trương
đó cần phải được thực thi nghiêm túc và có hiệu quả. Để thực hiện tốt phải có nhận thức
đầy đủ và đúng đắn về tầm quan trọng, nội dung, cách thức tổ chức chăm sóc học sinh bán
trú... đồng thời phải có trình độ năng lực triển khai hoạt động này. Thực tế hiện nay, các
trường tiểu học công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội đã tổ chức hoạt động chăm
sóc bán trú cho học sinh tương đối tốt. Tuy nhiên vẫn cần những giải pháp mang tính đồng
bộ để nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc học sinh bán trú cho các nhà trường đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của xã hội.
Ngày nhận bài: 15/11/2013. Ngày nhận đăng: 15/1/2014.
Liên hệ: Vũ Thị Anh Đào. Email: vuanhdao79@gmail.com
172
Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú các trường tiểu học công lập...
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Thực trạng trình độ đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ chăm sóc bán
trú
Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên phục vụ bán trú của trường gồm
các nhà giáo ưu tú, nhà giáo có kinh nghiệm qua nhiều năm công tác trong nghề, các giáo
viên chủ nhiệm, các giáo viên dạy giỏi, giáo viên trẻ có tinh thần trách nhiệm cao, có năng
lực chuyên môn tốt, yêu nghề được tuyển chọn vào trường, tham gia hoạt động chăm sóc,
giáo dục học sinh.
Bảng 1. Thống kê số lượng, trình độ giáo viên và nhân viên hỗ trợ bán trú
TT Tên trường
Số
lượng
GV
Trình độ chuyên Số lượng
NV hỗ trợ
bán trú
Trình độ chuyên môn
môn của GV của NV hỗ trợ bán trú
Chuẩn Trênchuẩn
Chưa
đạt Đạt
Trên
chuẩn
1 Dịch Vọng A 59 0 59 25 0 0 25
2 Dịch Vọng B 42 0 42 7 0 7 0
3 Yên Hòa 28 0 28 5 0 3 2
4 Trung Hòa 37 0 37 40 0 39 1
5 Nghĩa Đô 26 0 26 14 0 13 1
6 Nguyễn KhảTrạc 30 0 30 0 0 0 0
7 Mai Dịch 29 0 29 0 0 0 0
8 Nam TrungYên 53 0 53 13 0 10 3
9 Nghĩa Tân 60 0 60 10 0 10 0
10 Quan Hoa 28 0 28 6 0 4 2
Tổng cộng 392 0 392 120 0 86 34
Nguồn từ Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy năm 2011
Giáo viên: Trình độ chuyên môn của giáo viên 100% đạt trên chuẩn, trong đó trên
chuẩn đạt 96.6%.Trong các hoạt động chăm sóc học sinh bán trú ở trường hầu hết đều do
các cô giáo và nhân viên hỗ trợ bán trú chăm sóc. Ngoài ra, các học sinh khuyết tật, tự kỉ
đều có các cô giáo chăm sóc đặc biệt.
Một số trường, học sinh trong một lớp quá đông nên ảnh hưởng phần nào đến việc
chăm sóc học sinh bán trú.
Nhân viên nuôi dưỡng: Là nhân viên của các công ty dịch vụ cung cấp thức ăn
của học sinh: Công ty TNHH ăn uống Nguyên Đình, Công ti Hương Việt, công ty trách
nhiệm hữu hạn dịch vụ thương mại Phan Nguyễn...
Chuyên môn một số nhân viên phục vụ nhận thức hạn chế, lại lớn tuổi, bồi dưỡng
kiến thức chuyên môn chưa sâu, các cô chế biến thực phẩm theo kinh nghiệm, chưa biết
173
Vũ Thị Anh Đào
cân đối khẩu phần, tính lượng các chất dinh dưỡng, vệ sinh bếp, vệ sinh an toàn thực
phẩm.
Tuy rất nhiệt tình nhưng do đời sống còn nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ chưa cao
cũng đó là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc học sinh bán trú.
2.2. Thực trạng về nhận thức của đội ngũ giáo viên, nhân viên hỗ trợ
chăm sóc bán trú về hoạt động chăm sóc bán trú ở trường tiểu học
Để hoạt động chăm sóc học sinh bán trú tại các trường tiểu học công lập bậc ngày
càng có hiệu quả hơn thì vấn đề mang tính quyết định đó là nhận thức của cán bộ quản lí,
giáo viên, nhân viên hỗ trợ.
Kết quả khảo sát thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên
hỗ trợ bán trú của các trường tiểu học công lập quận Cầu Giấy được trình bày ở Bảng 2.
Bảng 2. Thực trạng nhận thức
TT Các nội dung nhận thức
Mức độ nhận thức
Rất đầy đủ Khá đầy đủ Chưa đầy đủ
SL % SL % SL %
1 Chủ trương của Đảng và nhà nướcvề hoạt động chăm sóc bán trú. 6 18.2 17 51.5 10 30.3
2 Hoạt động bán trú góp phần thựchiện xã hội hóa giáo dục. 7 21.2 18 54.5 8 24.3
3
Mô hình bán trú là hình thức nâng
cao chất lượng giáo dục toàn diện
trong trường tiểu học
10 30.3 14 42.5 9 27.2
4
Mô hình bán trú giúp học sinh giảm
bớt áp lực học tập, tránh quá tải kiến
thức cho học sinh.
9 27.2 16 48.5 8 24.3
5
Mô hình bán trú là một nhu cầu phù
hợp với điều kiện phát triển kinh tế
xã hội hiện nay
10 30.3 15 45.4 8 24.3
TBC 25.5 48.4 26.1
Phân tích bảng trên, ta thấy tỉ lệ giáo viên nhận thức rất đầy đủ chỉ chiếm 25,5%.
Trong khi đó, giáo viên nhận thức chưa đầy đủ vẫn chiếm tỉ lệ tương đối cao là 26,1%.
Việc giáo viên nhận thức chưa đầy đủ tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc học sinh
bán trú sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc bán trú chung của nhà trường.
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên chăm sóc bán trú
về tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc bán trú còn hạn chế, bất cập. Từ nhận thức về
tầm quan trọng của hoạt động chăm sóc học sinh bán trú trong các nhà trường Tiểu học
đòi hỏi người quản lí, giáo viên, nhân viên hỗ trợ bán trú phải đưa ra giải pháp cụ thể,
đồng bộ để nâng cao chất lượng chăm sóc học sinh bán trú đáp ứng nhu cầu ngày càng
174
Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú các trường tiểu học công lập...
cao của xã hội, của phụ huynh học sinh.
2.3. Thực trạng chăm sóc sức khỏe cho học sinh bán trú
Qua khảo sát kết quả kiểm tra sức khỏe định kì của học sinh bán trú các trường tiểu
học công lập quận Cầu Giấy, chúng tôi thu được kết quả thể hiện ở Bảng 3.
Bảng 3. Kết quả chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú
Nội dung
Mức độ
Đạt Chưa đạt
Tốt Khá TB
Khám bệnh định kì cho học sinh bán trú 87.3 9.7 3.1 0
Học sinh tham gia bảo hiểm y tế, thân thể. 84.5 10.5 5.0 0
Chăm sóc học sinh bán trú theo khoa học. 72.8 12.5 10.7 4.0
Thường xuyên theo dõi cân nặng, sức
khoẻ của học sinh. 95.0 4.2 0.8 0
Chăm sóc học sinh ốm, bệnh 75.0 15.6 5.4 4.0
Cho học sinh súc miệng nước Fluor hằng
ngày. 80.2 12.8 5.0 2.0
Giáo dục học sinh nề nếp, thói quen tự
phục vụ ăn uống, vệ sinh cá nhân. 70.4 18.6 6.4 4.6
VSMT, phũng chống dịch bệnh. 76.5 15.2 5.3 3.0
TBC 80.2 12.3 5.2 2.1
Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng. Những
năm gần đây, ngành y tế và ngành giáo dục đã phối hợp xây dựng mạng lưới y tế trường
học nhờ đó mà hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho học sinh có những bước cải
thiện đáng kể và đạt được nhiều kết quả. Học sinh bán trú được chăm sóc sức khỏe tương
đối tốt thể hiện ở tỉ lệ 80,2%.
Việc chăm sóc sức khỏe học sinh bán trú ở các trường tiểu học công lập quận Cầu
Giấy đã được nhà trường quan tâm. Mỗi trường có 1 phòng y tế được trang bị đầy đủ dụng
cụ y tế, 1 nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Bước đầu đã có sự đầu tư cho
y tế học đường nhưng công tác y tế học đường cũng gặp nhiều khó khăn do nhân lực tại
các trường học còn thiếu, cán bộ y tế chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn y tế
trường học do vậy mà việc triển khai thực hiện công tác y tế trường học chưa đạt được kết
quả cao.
Chúng tôi phỏng vấn cán bộ y tế trường Tiểu học Nam Trung Yên cho biết:
“Năm học nào nhà trường cũng phối hợp với Trung tâm y tế quận tổ chức khám
bệnh cho 100% học sinh trong toàn trường và có sổ theo dõi sức khỏe của từng học sinh.
Kết quả kiểm tra cho thấy: học sinh thường hay mắc các bệnh học đường chủ yếu là tật
khúc xạ, cận thị, sâu răng. Nhà trường thường xuyên trao đổi với phụ huynh học sinh về
các hiện tượng bất thường, sức khỏe của học sinh để gia đình phối hợp với nhà trường
175
Vũ Thị Anh Đào
trong việc chăm sóc sức khỏe cho học sinh.
2.4. Thực trạng quy trình chăm sóc học sinh bán trú
Qua khảo sát một số trường tiểu học công lập trên địa bàn quận Cầu Giấy, chúng
tôi nhận thấy hầu hết các trường đều thực hiện qui trình chăm sóc bán trú như sau:
Học sinh ăn bữa ăn chính: từ 11 giờ đến 11 giờ 30 phút;
Học sinh ngủ trưa từ 11giờ 45 phút đến 13 giờ 45 phút;
Học buổi hai từ 14 giờ đến 16 giờ 30 phút.
Nhìn vào quy trình trên chúng tôi thấy:
Quy trình phù hợp với điều kiện thực tế của các nhà trường, phù hợp với đặc điểm
tâm sinh lí và nhịp sinh học của học sinh tiểu học. Đối với học sinh, học bán trú là một
hình thức giáo dục phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng
giáo dục toàn diện trong nhà trường hiện nay. Học sinh được học 7 tiết trong cả sáng lẫn
chiều, có đủ thời gian để đảm bảo chất lượng học các môn theo quy định. Các em được
nhà trường quản lí, chăm sóc việc học tập, ăn uống, nghỉ ngơi; có điều kiện được tham gia
nhiều hoạt động ngoài giờ đa dạng, phong phú, thời lượng luyện tập, thực hành những tri
thức trong chương trình giáo dục...
Học sinh được giảm bớt áp lực học tập, không bị quá tải và có hứng thú tham gia
các hoạt động giáo dục. Hoạt động bán trú còn tạo điều kiện để học sinh lựa chọn môn tự
học phù hợp với năng lực và nhu cầu nhằm phát triển nhân cách toàn diện, kĩ năng sống.
Học sinh được phát hiện, bồi dưỡng các năng khiếu, sở trường hoặc tham gia các hoạt
động ngoại khoá nhưng không ảnh hưởng đến hoạt động chính khóa và việc phát triển
toàn diện của các em.
2.5. Đánh giá của cha mẹ về dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc vệ sinh
cho học sinh
Qua khảo sát cha mẹ học sinh về vấn đề dinh dưỡng và chất lượng chăm sóc bán
trú, chúng tôi đã thu được kết quả thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Đánh giá của cha mẹ học sinh
Nội dung đánh giá Mức độTốt (%) Khá (%) TB (%)
Nhu cầu DD của học sinh TH 87.5 11.5 1.0
Số bữa ăn của học sinh /ngày 80.6 17.0 2.4
Lương thực phẩm cần cho học sinh ăn/ngày/bữa 95.2 3.0 1.8
Các thực phẩm cần cho học sinh đủ 4 nhóm 70.1 22.4 7.5
Bữa ăn cân đối hợp lí 65.0 30.0 5.0
Kí hợp đồng thực phẩm sạch với hãng có uy tín 86.1 11.9 2.0
Các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm 80.2 16.8 3.0
Khám định định kì cho học sinh 62.5 35.2 2.3
Chăm sóc học sinh theo khoa học. 87.3 10.3 2.4
176
Hoạt động chăm sóc học sinh bán trú các trường tiểu học công lập...
Thường xuyên theo dõi cân nặng và biểu đồ của
học sinh 98.0 2.0 0
Tuyên truyền về chăm sóc học sinh 95.2 4.3 0.5
Giáo dục học sinh nề nếp, thói quen VS, tự phục
vụ ăn uống 95.0 3.5 1.5
VSMT, phòng chống dịch bệnh học đường. 81.5 14.2 4.3
Bảng tài chính công khai, thức ăn lưu nghiệm 98.5 1.5 0
Thực đơn phong phú phù hợp với lứa tuổi của học
sinh (thay đổi theo mùa) 91.0 5.5 3.5
Trung bình 84.9 12.6 2.5
Kết quả thu được ở bảng trên ta thấy sự đánh giá của phụ huynh cũng sát với tình
hình thực tế chăm sóc hiện nay. Qua số liệu cho thấy họ đánh giá chất lượng nuôi dưỡng
ở trường tiểu học hầu hết là tốt tuy nhiên cũng có mặt khá.
Vì vậy qua số liệu đánh giá của phụ huynh về chất lượng nuôi dưỡng tại trường tiểu
học. Muốn nâng cao chất lượng nuôi dưỡng thì cần có những biện pháp phối hợp chặt
chẽ giữa gia đình, nhà trường và các ban ngành đoàn thể trong vịêc giáo dục chăm sóc
học sinh bán trú. Có như vậy với nâng cao chất lượng giáo dục chăm sóc học sinh bán trú
trong các nhà trường tiểu học.
Thực hiện quan điểm xã hội hóa giáo dục để nâng cao chất lượng dạy học bán trú
ở các trường tiểu học hiện nay. Vì vậy, gia đình học sinh có vai trò quan trọng và trách
nhiệm lớn trong việc góp phần nâng cao chất lượng dạy học bán trú ở các trường tiểu học.
Gia đình học sinh phải nâng cao nhận thức, đồng thuận với những chủ trương, biện pháp,
nội dung, hình thức tổ chức dạy học bán trú ở các trường tiểu học.
Các bậc phụ huynh được chúng tôi phỏng vấn đều rất yên tâm khi gửi con em mình
học bán trú tại các trường tiểu học, đều mong muốn con em mình được hưởng một sự
chăm sóc tốt nhất. Đó cũng chính là mong muốn không chỉ của các trường tiểu học công
lập quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội mà còn là của toàn xã hội đối với ngành giáo dục
tiểu học trên troàn quốc nói chung.
2.6. Các biện pháp nâng cao hiệu quả của chăm sóc bán trú
Trên cơ sở lí luận về quản lí trường tiểu học, những cơ sở thực tiễn của giáo dục tiểu
học và kết quả khảo sát hoạt động chăm sóc học sinh bán trú tại các trường tiểu học công
lập quận Cầu Giấy,chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lí hoạt động chăm sóc học
sinh bán trú nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc học sinh bán trú ở các trường
tiểu học công lập quận Cầu Giấy như sau:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên hỗ trợ bán trú
- Chỉ đạo các lực lượng trong nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc học sinh
bán trú.
- Tăng cường đầu tư, quản lí sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
177
Vũ Thị Anh Đào
vụ bán trú.
- Tuyên truyền phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh.
- Thực hiện phối hợp liên ngành giữa chính quyền, nhà trường, y tế.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lí chăm sóc học sinh bán trú.
3. Kết luận
Qua điều tra thực trạng hoạt động chăm sóc bán trú tại các trường tiểu học công lập
trên địa bàn quận Cầu Giấy - Hà Nội trong thời gian qua, mặc dù chúng ta đã có nhiều
cố gắng song hơn lúc nào hết trong chiến lược đổi mới toàn diện của ngành giáo dục hiện
nay chúng ta cần nghiên cứu tìm ra những giải pháp tối ưu để làm tốt hơn nữa, khắc phục
nhanh chóng những bất cập, tồn tại phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội,
đáp ứng nội dung đổi mới toàn diện giáo dục theo tinh thần của Bộ giáo dục và Đào tạo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2004.
[2] Hướng dẫn thực hiện một số văn bản quy phạm pháp luật giáo dục tiểu học. Nhà xuất
bản Giáo dục việt Nam, 2011
ABSTRACT
Thoughts of daycare assistants who work
at public primary schools in Cau Giay District, Hanoi City
This article is about how teachers and daycare assistants looked after primary school
students and the degree to which the public primary school authorities in Cau Giay Dis-
trict, Hanoi, are aware of this reality. While progress has been made in the areas of student
teaching and the teaching of humam reproduction, much more needs to be done. Specific
authorities should be required to improve the quality of student teaching and human re-
production teaching, specifically at public boarding at the primary school level.
178