Hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp

* Thứ nhất: Các công ty chứng khoán là gì? Các công ty chứng khoán có vai trò gì đối với thị trường chứng khoán? * Thứ hai: Tổng tuan về thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường chứng khoán đã thằng trầm ra sao trong những năm đầu phát triển, các công ty chứng khoán đang hocjat động như thế nào, gặp những khó khăn gì .v.v. * Từ đó, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề cuối cùng: Các công ty chứng khoán Việt Nam cần làm gì để có thể duy trì và phát triển trong thời gian tới?

docx8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên thực hiện:Lưu Ngân Hằng Mã số sinh viên:CQ500836 Lớp thị trường chứng khoán 3 Đề tài 10 Đề tài : “Hoạt động của các công ty chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Thực trạng và giải pháp.” *Trong bài thảo luận này, chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu ba vấn đề cốt lõi: * Thứ nhất: Các công ty chứng khoán là gì? Các công ty chứng khoán có vai trò gì đối với thị trường chứng khoán? * Thứ hai: Tổng tuan về thị trường chứng khoán Việt Nam: Thị trường chứng khoán đã thằng trầm ra sao trong những năm đầu phát triển, các công ty chứng khoán đang hocjat động như thế nào, gặp những khó khăn gì .v.v. * Từ đó, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề cuối cùng: Các công ty chứng khoán Việt Nam cần làm gì để có thể duy trì và phát triển trong thời gian tới? I.Định nghĩa Đầu tiên, chúng ta cân phải hiểu công ty chứng khoán là gì: Công ty chứng khoán là một tổ chức hoạt động trong thị trường chứng khoán, thực hiện trung gian chứng khoán thông qua bốn nghiệp vụ chính sau đây: (……….) Trung gian môi giới chứng khoán Tự doanh chứng khoán Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ 1.Nghiệp vụ thứ nhất: Các công ty chứng khoán thực hiện làm trung gian giữa nhà đầu tư và thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư mở các tài khoản giao dịch chứng khoán tại các công ty. Các công ty sau đó có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của các nhà đầu tư bằng lượng vốn có trong các tài khoản này. Công ty chứng khoán nhận được phí giao dịch cùng hoa hồng khi các nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận trong giao dịch. 2.Nghiệp vụ thứ hai: Các công ty chứng khoán khi này tự mình đóng vai trò của một nhà đầu tư chứng khoán, kinh doanh chứng khoán bằng lượng vốn mà các công ty này có thể huy động được. Đây cũng được coi là nghiệp vụ có lợi nhuận cao trong các nghiệp vụ của công ty chứng khoán. 3. Nghiệp vụ thứ ba: Các công ty chứng khoán thực hiện việc tư vấn , bảo lãnh và làm trung gian cho các đơn vị có nhu cầu phát hành chứng khoán ra công chúng. Do có liên quan đến vấn đề bảo lãnh, đây là nghiệp vụ yêu cầu số vốn pháp định cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ (165 tỷ đồng), đồng thời cũng mang lại lợi nhuận không nhỏ sau mõi lần phát hành thành công. 4.Cuối cùng là nghiệp vụ tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, là nghiệp vụ yêu cầu số vốn pháp định nhỏ nhất do tính rủi ro thấp. Các công ty chứng khoán thực hiện tư vấn cho các nhà đầu tư hoặc nhận quản lý một quỹ đầu tư, sử dụng quỹ đó theo cách mà các công ty cho là có lợi nhất, trả lợi nhuận cho khách hàng và hưởng một phần lợi nhuận này. II. Vai trò công ty chứng khoán Bằng các nghiệp vụ trên, những công ty chứng khoán đóng một vai trò quan trọng đối với thị trường chứng khoán cũng như nền kinh tế. Vai trò quan trọng nhất của các công ty chứng khoán là vai trò huy động vốn. Vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư, thông qua các công ty chứng khoán, chảy vào thị trường chứng khoán và từ đó được đầu tư vào nền kinh tế. Vai trò quan trọng không kém là vai trò cung cấp một cơ chế thông tin và giá cả. Thông qua các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư có thể có được những thông tin chính xác nhất, nhanh nhạy nhất về các chủ thể khác trong thị trường chứng khoán (như các công ty niêm yết, các cơ quan quản lý) và về bản thân sự biến động của thị trường chứng khoán. Chức năng cuối cùng và cũng là chức năng đảm bảo cho sự hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán: Chức năng tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán. Thông qua các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán có giá thành tiền mặt và ngược lại. Như vậy, các công ty chứng khoán đóng vai trò quan trọng đối với thị trường chứng khoán. Sau đây, chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua. Chúng ta sẽ không đi sâu nghiên cứu về thị trường chứng khoán mà chỉ xem xét sự biến động của thị trường ảnh hưởng đến các công ty chứng khoán Việt Nam như thế nào, từ đó rút ra kết luận về thực trạng của các công ty chứng khoán Việt Nam hiện nay cũng như những giải pháp cần có. III.Thị trường chứng khoán Việt Nam Ủy Ban chứng khoán nhà nước và hai trung tâm giao dịch chứng khoán lần lượt được thành lập vào các năm 1996 và 1998, như những bước đi đầu tiên chuẩn bị cho thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 20 tháng 7 năm 2000, trung tâm chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh chính thức đi vào hoạt động. Đến ngày 28 tháng 7, phiên giao dịch đầu tiên được tổ chức với vỏn vẹn 2 mã chứng khoán. Trong những năm đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam còn non nớt, số nhà đầu tư tham gia thị trường còn ít, không nhiều cá nhân, tổ chức mặn mà với việc thành lập các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán phát triển chậm, không có biến động lớn. Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục pháp triển chậm chạp trong các năm tiếp theo. Số lượng các công ty chứng khoán sau 3 năm thị trường hoạt động chỉ là 12 công ty. Số lượng mã cổ phiếu được giao dịch trên thị trường không cao (73 mã) với giá trị vốn hóa không lớn. Thị trường mới chỉ có 14 nghìn nhà đầu tư. Số nhà đầu tư là tổ chức và nhà đầu tư nước ngoài không lớn. Hai năm sau, thị trường chứng khoán cũng chỉ có thêm vỏn vẹn một công ty chứng khoán, 2 công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và một số ngân hàng bắt đầu tham gia vào thị trường. Số tài khoản giao dịch tăng gấp rưỡi nhưng trong đó số tài khoản có giao dịch thường xuyên là rất ít: 1000 tài khoản. Sang năm 2006, thị trường chứng khoán Việt Nam đánh dấu một bước nhảy vọt trên mọi mặt. Bắt nguồn từ sự quan tâm của các nhà đầu tư đến triển vọng phát triển của các ngân hàng, chứng khoán của các ngân hàng tăng giá mạnh mẽ, kéo theo cả thị trường chứng khoán trở lên nhộn nhịp với những chỉ số tăng vọt trong năm 2006 và cả nửa đầu 2007 Đến năm 2007, giá trị vốn hóa của thị trường tăng nhanh, đạt đến 31% GDP, tương đương 304 nghìn tỷ đồng. Đáng chú ý là số lượng chủ thể tham gia vào thị trường tăng nhanh. Con số các tài khoản giao dịch tại các trung tâm giao dịch chứng khoán tăng nhanh. Tháng 6/2007, số tài khoản giao dịch tăng nhanh Như chúng ta có thể thấy, số lượng tài khoản giao dịch tăng đột biến trong năm 2006 và nửa đầu năm 2007 Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư là sợ tăng nhanh trong số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường ngày càng sôi động với những “mặt hàng” mới. Cùng với sự gia tăng của các nhà đầu tư là sợ tăng nhanh trong số lượng các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, làm cho thị trường ngày càng sôi động với những “mặt hàng” mới. Nếu như giá trị giao dịch trong các năm trước còn nhỏ, tăng trưởng chậm chạp thì đến thời kỳ này, do giá cổ phiếu cùng số lượng cổ phiếu trên thị trường tăng nhanh cùng với số lượng giao dịch lớn, tổng giá trị giao dịch tăng một cách chóng mặt. Tuy nhiên, điều đáng nói là trong thời gian này, thị giá cổ phiếu tăng quá nhanh,rời xa giá trị thực của cổ phiếu, không phản ánh được tình hình hoạt động thực tế của các công ty. Nửa cuối năm 2007, chứng khoán Việt Nam đột ngột đổi chiều làm các nhà đầu tư và các công ty chứng khoán sững sờ. Chỉ trong 5 tháng, chỉ số Vn-Index giảm 287 điểm, từ 1170 điểm vào thời điểm 12 tháng 3 xuống chỉ còn 883 điểm vào 06/8. Các nhà đầu tư bị cú sốc nặng nề, khối lượng giao dịch giảm đến 10-20 lần. Trong hoàn cảnh đó, một số công ty chứng khoán và các nhà đầu tư nhanh tay đã khẩn trương bán ra mộ khối lượng lớn chứng khoán nhằm cắt lỗ đồng thời đẩy lợi nhuận cuối năm lên cao, điển hình là SSI với lợi nhuận sau thuế 858.55 tỷ đồng. Sang năm 2008, bất chấp những kỳ vọng tốt đẹp về sự phát triển trở lại của thị trường, chứng khoán Việt Nam tiếp tục lún sâu. Một số nhà đầu tư đã bắt đầu rút vốn. Đến giữa năm, thị trường có dấu hiệu hồi phục trong khoảng tháng 6 đến tháng 9 nhưng lại tiếp tục giảm trong thời gian sau đó. Ủy ban chứng khoán nhà nước đã phải thực hiện nhiều biện pháp mạnh tay nhằm bình ỏn thị trường nhưng cũng chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn. Thị trường năm 2008 được tổng kết với những số liệu đáng buồn như: giá trị vốn hóa của thị trường chỉ còn 225.300 tỷ đồng so với 494.500 tỷ đồng cuối năm 2007. Chỉ số Vn-Index giảm đến hơn 600 điểm chỉ trong một năm. 100% các mã chứng khoán đều giảm thị giá, phần lớn đều giảm trên 30% thị giá và không thể không kể tới gần 30% các mã cổ phiếu có thị giá giảm đến 80%. Một con số thống kê khả quan là số lượng các nhà đầu tư nước ngoài tăng nhanh, nhưng điều đó xem chừng không đủ để vực dậy thị trường. Quý một năm 2009, thị trường chứng khoán có dấu hiệu chững lại đà giảm điểm. Đến đầu tháng 3, chỉ số Vn-Index lại tăng tương đối nhanh, đạt 366.22 điểm (theo cập nhật mới nhất ngày 08/5) so với 235 điểm ngày 24/2, nhưng dường như vẫn mang nhiều biến động khó lường. IV. Thực trạng hoạt động Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam như vậy, các công ty chứng khoán lâm vào tình trạng khó khăn. Các nghiệp vụ của công ty chứng khoán hầu hết đều không mang lại hiệu quả: * Nghiệp vụ tự doanh được đánh giá là mang lại lợi nhuận cao nhất cho các công ty chứng khoán nhưng thực tế lại mang lại số lỗ lớn nhất. Nhiều công ty trích ra những khoản đầu tư khổng lồ nhưng lại không mang lại hiệu quả. * Nghiệp vụ môi giới chứng khoán lâm vào tình trạng thu không đủ chi khi mà số lượng các giao dịch chứng khoán thì giảm còn chi phí để duy trì hoạt động thì không phải là nhỏ. * Nghiệp vụ trung gian, bảo lãnh phát hành chứng khoán dẫu mang lại một phần lợi nhuận cho các công ty song không thể giúp các công ty cầm cự do số lượng những công ty muốn phát hành cổ phiếu không nhiều, các nhà đầu tư cũng không mặn mà với các đợt IPO. Do sự hoạt động không hiệu quả ở từng nghiệp vụ, các công ty chứng khoán chịu số lỗ khổng lồ, tiêu biểu như BSC (-554.1 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ), hay BVSC (….). Những nhà đầu tư và công chúng vẫn gọi đùa các công ty chứng khoán là những chàng Lỗ “chí thâm”. Những khoản lỗ nói trên đã để lại cho các công ty chứng khoán lượng vốn chủ sở hữu bị tổn thất nặng nề. Trừ những công ty lớn vẫn đảm bảo đà tăng vốn điều lệ, hầu hết các công ty vừa và nhỏ đều lâm vào tình trạng khốn đốn dưới sức ép của việc phải tăng vốn để đảm bảo lượng vốn pháp định cần thiết cho các nghiệp vụ chứng khoán. Điển hình là công ty chứng khoán Tầm Nhìn sau khi thua lỗ chỉ còn lại 11 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, không đủ thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán. Chính do lý do này, nhiều công ty đã phải chấp nhận bị rút bớt một số nghiệp vụ. Theo thống kê, có 14 công ty đã rút bớt nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán (vốn pháp định 165 tỷ), 16 công ty rút bớt nghiệp vụ tự doanh chứng khoán (vốn pháp định 100 tỷ), 2 nghiệp vụ còn lại chỉ có 2 công ty rút bớt. Nhiều công ty chứng khoán thậm chí đứng trên bờ vực giải thể và thậm chí phá sản. Trước tình hình đó, các công ty chứng khoán cũng có những động thái của riêng mình. Một vài công ty nhanh chóng bán chứng khoán để cắt lỗ, duy trì lượng vốn chủ sở hữu còn lại. Một số công ty khác, sao khi bị mất một số nghiệp vụ chứng khoán đã chuyển sang kiếm lời từ các hoạt động phi chứng khoán. Những công ty chứng khoán đang trên bờ vực giải thể lại tìm kiếm các nhà đầu tư nước ngoài với hy vọng vực dậy công ty. V. Khó khăn Khó khăn đầu tiên gặp phải liên qua trực tiếp đến giá cổ phiếu. Sau một thời gian dài giá cổ phiếu giảm mạnh, các nhà đầu tư khôn còn mặn mà với thị trường. Trong bối cành nền kinh tế thế giới nói chung phát triển chậm chạp, nhiều nhà đầu tư đã rút vốn để chuyển sang các hình thức đầu tư khác như vàng, bất động sản, ngoại tệ .v.v. Cũng không thể không kể đến việc thị trường Việt Nam còn rất non nớt với một loạt những khiếm khuyết như trình độ nhà đầu tư thấp, chưa thực sự tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài, một số chính sách với thị trường chưa phù hợp cùng với một lượng vốn lớn được giao dịch trên thị trường OTC khiến cho việc quản lý gặp khó khăn. Bên cạnh đó, sự yếu kém của chính các công ty chứng khoán, hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin chưa phát triển và việc các tổ chức tài chính nước ngoài đang nhăm nhe chờ đợi thị trường mở cửa cũng góp phần vào các khó khăn mà các công ty chứng khoán gặp phải VI.Thuận lợi Chính từ những nghiệp vụ của mình, các công ty chứng khoán có khả năng tiếp cận được nguồn thông tin đầy đủ và chính xác nhất của thị trường, từ đó vận dụng khả năng phân tích của mình để quyết định hướng kinh doanh có lợi nhuận nhất. Nền kinh tế thế giới đang dần chững lại đà suy thoái, được dự đoán là sẽ đi vào ổn định và chấn dứt khủng hoảng trong 2010. Điều này cùng với những dấu hiệu phục hồi của chứng khoán sẽ cổ vũ mạnh mẽ tinh thần nhà đầu tư. Đồng thời, trong năm thời gian gần đây, chính phủ đã liên tiếp đưa ra 2 gói hỗ trợ lãi suất, giúp cho các công ty, trong đó có các cong ty chứng khoán, tiếp cận được nguồn vốn quý giá trong thời điểm khó khăn này. VII. Giải pháp phát triển Đối mặt với những thuận lợi và khó khăn đó, để giúp các công ty chứng khoán phát triển, cần phải có các giải pháp cả từ phía nhà nước cũng như bản thân các công ty chứng khoán. 1. Về phía nhà nước Về phía nhà nước, điều quan trọng nhất là tạo điều kiện sự thuận lợi cho thịt trường chứng khoán và các công ty chứng khoán phát triển bằng các biện pháp như: * Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh thị trường chứng khoán cũng như các hoạt động của các công ty chứng khoán, để các công ty chứng khoán có khả năng hoạt động đầy đủ các nghiệp vụ có thể có mà không phải e ngại các rào cản về luật pháp vẫn đang tồn tại. * Mở rộng các nguồn thông tin để các nhà đầu tư tiếp cận được với nguồn thông tin đầy đủ nhất. * Đầu tư cơ sở công nghệ thông tin, đặc biệt là phát triển hệ thống đặt lệnh trực tuyến nhằm đưa lại khả năng đặt lệnh nhanh và linh hoạt nhất cho các nhà đầu tư * Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường Việt Nam. * Áp dụng các biện pháp nhằm tránh hiện tượng đầu cơ thao túng thị trường cũng như những hiện tượng tiêu cực khác ảnh hưởng mạnh đến thị trường. * Áp thuế thu nhập từ chứng khoán một cách hợp lý nhằm khuyến khích các nhà đầu tư. * Ủy ban chứng khoán nhà nước đóng vai trò rất lớn, trực tiếp điều khiển thị trường chứng khoán, do đó cần phải có những biện pháp điều chỉnh thị trường kịp thời trong trường hợp có biến động bất lợi. 2. Về phía các công ty chứng khoán Về phía các công ty chứng khoán, trước hết cần phải đảm bảo được nguồn vốn của mình, có thế mới có thể đảm bảo cho được khả năng kinh doanh và sinh lợi . Để đạt được mục đích này có thể đề ra nhiều giải pháp như: * Hợp nhất, Sáp nhập các công ty chứng khoán để tăng vốn chủ sở hữu. Trên thực tế, các nhà chuyên môn cho rằng một làn sóng hợp nhất, sáp nhập các công ty chứng khoán đang dần dần hình thành khi nhiều công ty đang đứng trên bờ vực giải thể như hiện nay. * Các công ty chứng khoán cũng có thể kêu gọi các nhà đầu tư để tăng lượng vốn của công ty. Nhiều công ty chứng khoán đã bắt đầu chào bán cổ phần mình cho các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước. Điển hình là công ty chứng khoán Gia Anh đã rao bán đến 80% cổ phần của mình ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên, khi thực hiện biện pháp này cần phải chú ý đến các chính sách kinh tế vĩ mô, tránh hiện tượng các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt nhảy vào, lũng đoạn thị trường Việt Nam. * Bên cạnh vấn đề vốn, nhân lực và công nghệ cũng là vấn đề then chốt. Không chỉ phải tự mình nâng cao khả năng chuyên môn trong từng nghiệp vụ, các công ty chứng khoán cũng cần phải xem xét lại vấn đề tổ chức nhân sự và bộ máy điều hành để phù hợp nhất để phát triển, tiết kiệm được chi phí điều hành và hoạt động của công ty. Một số công ty chứng khoán lớn (như SSI) cũng đã bắt đầu thực hiện những thay đổi trong bộ máy lãnh đạo cấp cao. * Ngoài ra, các công ty cũng cần nâng cấp hạ tầng cơ sở của chính mình để có thể cung cấp đến nhà đầu tư những dịch vụ tốt nhất. Gần đây, công ty chứng khoán FPT đã đưa ra thử nghiệm dịch vụ giao dịch trức tuyến và được nhiều nhà đầu tư ủng hộ. Xem xét đến các nghiệp vụ của các công ty chứng khoán, có thể thấy rằng chúng ta cần nhanh chóng chấn chỉnh hoạt động tự doanh. Bằng các biện pháp khác nhau như xem xét cắt giảm các khoản mục đầu tư không sinh lợi, tận dụng lợi thế của mình trong việc tiếp cận thông tin, các công ty chứng khoán cần tự mình nâng cao khả năng kinh doanh, không để trường hợp thua lỗ kéo dài. Về nghiệp vụ trung gian môi giới chứng khoán, các công ty chứng khoán cần đặt lợi ích của khách hàng lên trên hết, vì lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi ích của công ty. Để làm được việc này trước hết cần cung cấp cho khách hàng những thông tin đầy đủ và kịp thời nhất. Tiếp đó, Chính sách về chi phí giao dịch cũng cần được quan tâm. Nhiều công ty gần đây đã đưa ra những chính sách rất hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư và cũng đã mang lại hiệu quả bước đầu. Ngoài ra, sự phong phú của các dịch vụ cũng là một yếu tố được nhà đầu tư trông chờ ở các công ty chứng khoán. Sự linh hoạt trong việc đưa ra các gói dịch vụ sẽ thu hút được nhiều nhà đầu tư, từ đó tăng doanh thu cho công ty. Đối với nghiệp vụ tư vấn chứng khoán, vấn đề con người và công nghệ thông tin lại được đặt ra. Các công ty cần xây dựng được cho mình đội ngũ nhân viên tư vấn có chất lượng cao, cung cấp cho nhà đầu tư những thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời nhất. Để làm được việc này, một chính sách thu hút nhân tài hấp dẫn và một cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại là không thể thiếu. Không những thế. Công ty chứng khoán cần có được cái nhìn tổng quan nhất về thị trường và các công ty có niêm yết trên thị trường chứng khoán để có thể tư vấn cho các nhà đầu tư một cách có hiệu quả nhất. Cuối cùng là nghiệp vụ tu vấn bảo lãnh phát hành chứng khoán. Để có thể làm tốt nghiệp vụ này, cần phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng các công ty có nhu cầu niêm yết, đồng thời xem xét tình hình thị trường để có thể đưa ra lời khuyên tốt nhất cho các doanh nghiệp, đồng thời cũng là tránh được rủi ro cho bản thân công ty chứng khoán. Bên cạnh đó, các công ty cũng cần đảm bảo đủ nguồn vốn để thực hiện nghiệp vụ này.
Tài liệu liên quan