Hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2012

Tóm tắt. Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong giai đoạn 2000 – 2012 vừa qua, ngành du lịch Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; các chỉ tiêu về khách, doanh thu, cơ sở lưu trú, lao động đều tăng trưởng nhanh vào hàng đầu trong vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Thanh còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần khắc phục. Đó là cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tăng cường đầu tư, liên kết trong khai thác nguồn khách du lịch. . .

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 15 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00021 Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 3, pp. 130-136 This paper is available online at HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TỈNH THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2000 - 2012 Trịnh Thị Phan Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt. Thanh Hóa là tỉnh thuộc vùng du lịch Bắc Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Trong giai đoạn 2000 – 2012 vừa qua, ngành du lịch Thanh Hóa đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể; các chỉ tiêu về khách, doanh thu, cơ sở lưu trú, lao động đều tăng trưởng nhanh vào hàng đầu trong vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, du lịch Thanh còn bộc lộ nhiều hạn chế, cần khắc phục. Đó là cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch; tăng cường đầu tư, liên kết trong khai thác nguồn khách du lịch. . . Từ khóa: Thanh Hóa, hoạt động du lịch, giai đoạn 2000 – 2012. 1. Mở đầu Thanh Hóa nằm ở cửa ngõ phía bắc của vùng du lịch Bắc Trung Bộ [2], với những ưu thế về tài nguyên cho phép phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hóa và sinh thái. Vị thế của du lịch Thanh Hóa cũng đã được đặc biệt chú trọng trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nói chung và du lịch nói riêng [5]. Trong giai đoạn 2000 – 2012 hoạt động du lịch Thanh Hóa cũng đã có những chuyển biến đáng kể; một số chỉ tiêu hoạt động du lịch như: nguồn khách, cơ sở lưu trú, tổng doanh thu và lao động đều có sự tăng trưởng [6]. Nghiên cứu này sẽ đề cập cụ thể, chi tiết hơn đến hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2012. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Nguồn khách 2.1.1. Về số lượt khách Giai đoạn 2000 – 2012 đánh dấu sự tăng trưởng liên tục về lượng khách du lịch đến Thanh Hóa. Năm 2000, Thanh Hóa mới chỉ đón được 434.930 lượt khách; đến năm 2012 đã tăng lên 3.700.000 lượt khách. Tốc độ tăng trưởng bình quân cả giai đoạn đạt 20%. Tuy nhiên, tăng trưởng khách của tỉnh không đồng đều theo từng thời kì: thời kì 2000 – 2005 tổng số lượt khách tăng gấp 2,4 lần, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 19%; thời kì 2005 – 2010 tăng nhanh hơn với tổng số lượt khách năm 2010 tăng gấp 2,9 lần năm 2005, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt tới 24%; thời kì 2010 – 2012 tốc độ tăng trưởng trung bình thấp chỉ đạt 11%. Điều này cho thấy lượng khách đến Ngày nhận bài: 15/8/2013 Ngày nhận đăng: 29/1/2014 Liên hệ: Trịnh Thị Phan, e-mail: trinhthiphan@hdu.edu.vn 130 Hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2012 với tỉnh Thanh Hóa có tốc độ gia tăng không ổn định, thể hiện sự phát triển chưa bền vững của du lịch Thanh Hóa trong thời gian qua. Trong tương quan với sáu tỉnh vùng du lịch Bắc Trung Bộ, lượng khách du lịch đến Thanh Hóa thường nằm trong tốp ba. Năm 2000, Thanh Hóa chiếm 22,67% tổng lượng khách đi lại đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ, sau Nghệ An và Thừa Thiên - Huế; đến năm 2005, Thanh Hóa với tốc độ tăng trưởng nhanh hơn đã đạt được tỉ lệ 25,34% và đứng đầu toàn vùng. Đến năm 2012, tỉnh vẫn duy trì tỉ lệ khách đứng đầu toàn vùng, tuy nhiên khoảng cách không còn xa so với tỉnh đứng thứ hai. Có thể thấy, du lịch Thanh Hóa giai đoạn vừa qua có những bước tiến đáng kể và tốc độ khá nhanh so với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ. Bảng 1. Lượng khách du lịch đến các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2012 [6] Tỉnh Năm2000 Năm 2003 Năm 2005 Năm 2008 Năm 2010 Năm 2012 Thanh Hóa Nghìn lượt khách 434,93 631,43 1.034,25 2.155,00 3.000,00 3.700,00 % so với toàn vùng 22,67 20,67 21,04 25,34 26,21 24,20 Nghệ An Nghìn lượt khách 515,00 761,00 1.399,00 2.152,00 2.740,00 3.072,00 % so với toàn vùng 26,85 24,91 28,46 25,30 23,94 20,09 Hà Tĩnh Nghìn lượt khách 181,20 401,24 584,00 1.322,60 2.285,18 3.691,81 % so với toàn vùng 9,45 13,13 11,88 15,55 19,97 24,14 Quảng Bình Nghìn lượt khách 240,10 399,82 510,20 592,67 757,79 1046,66 % so với toàn vùng 12,52 13,09 10,38 6,97 6,62 6,85 Quảng Trị Nghìn lượt khách 77,00 251,67 338,74 602,00 916,00 1235,00 % so với toàn vùng 4,01 8,24 6,89 7,08 8,00 8,08 Thừa Thiên - Huế Nghìn lượt khách 470,00 610,00 1.050,00 1.680,00 1.745,21 2.544,76 % so với toàn vùng 24,50 19,97 21,36 19,75 15,25 16,64 2.1.2. Về cơ cấu khách Mức tăng trưởng về nguồn khách chung của du lịch toàn tỉnh là kết quả của sự gia tăng của cả khách quốc tế và khách nội địa. Tốc độ gia tăng trung bình cả giai đoạn của đều khá cao: khách nội địa tăng trưởng 19%, khách quốc tế là 28%. Bảng 2. Số lượng và cơ cấu khách đến Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2012 [6] Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Nghìn lượt % Nghìn lượt % Nghìn lượt % Nghìn lượt % Tổng số 434,93 100 1.034,25 100 3.000,0 100 3.700,0 100 Khách nội địa 431,81 99,3 1.027,54 99,3 2.965,02 98,8 3.639,9 98,4 Khách quốc tế 3,12 0,7 6,71 0,7 34,98 1,2 60,1 1,6 Du lịch Thanh Hóa phụ thuộc lớn vào loại hình du lịch biển, trong khi tính thời vụ của loại 131 Trịnh Thị Phan hình này khá cao; sự đa dạng trong sản phẩm và dịch vụ du lịch chưa được quan tâm thỏa đáng. Do vậy, nhiều năm qua tỉnh chủ yếu đón khách trong nước. Nguồn khách nội địa luôn chiếm ưu thế vượt trội so với lượng khách quốc tế. Thời kì 2000 – 2005, tỉ lệ khách nội địa luôn đạt trên 99%. Tuy nhiên, thời kì 2005 – 2012 lượng khách quốc tế đang có xu thế gia tăng mạnh: năm 2012 đạt 60.100 lượt, gấp 8,9 lần lượng khách quốc tế đến tỉnh năm 2005 và 1,7 lần năm 2010. Cơ cấu khách quốc tế tăng lên từ mức 0,7% năm 2000 đến 1,6% năm 2012. Khách du lịch quốc tế đến Thanh Hóa trong những năm gần đây chủ yếu là khách Trung Quốc, chiếm khoảng 30%; khách Singapore chiếm khoảng 10%; các thị trường khác chiếm tỉ lệ nhỏ, chưa đầy 5%. Mục đích đến của khách quốc tế là tham quan, nghiên cứu, nghỉ dưỡng; một lượng nhỏ đến với mục đích công vụ. Sở dĩ có xu hướng gia tăng mạnh lượng khách quốc tế là do sức hút của di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ (được công nhận năm 2011); gia tăng hình thức khách nối tour từ Mai Châu (Hòa Bình) sang khu vực phía tây của tỉnh tham gia du lịch sinh thái, văn hóa; sự phát triển mạnh mẽ của du lịch quốc tế Ninh Bình. Khách du lịch trong nước đến Thanh Hóa phần lớn xuất phát từ các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là nguồn khách từ thủ đô Hà Nội. Lượng khách này tập trung vào các tháng mùa hè (các tháng 6, 7, 8 hàng năm) và ngày nghỉ cuối tuần. 2.1.3. Về mức độ chi tiêu và thời gian lưu trú bình quân Tuy mức tăng trưởng về khách khá cao, song tỉ lệ khách có sử dụng dịch vụ lưu trú lại thấp và không ổn định, kéo theo mức độ chi tiêu cũng rất khiêm tốn. Số ngày lưu trú trung bình của khách du lịch (cả quốc tế và nội địa) chỉ xấp xỉ 2 ngày. Năm 2001, chỉ tiêu này còn đạt 2,1 ngày nhưng đến năm 2012 giảm xuống còn khoảng 1,9 ngày/lượt khách. Đáng lưu ý là số ngày lưu trú của khách nội địa còn có xu hướng giảm mạnh: năm 2001 là 2,07 ngày/ lượt khách; năm 2012 giảm xuống còn 1,8 ngày/lượt khách. Đối với khách quốc tế, số ngày lưu trú cũng khoảng 2,1 ngày (2012). Điều này chứng tỏ sự đơn điệu trong các dịch vụ vui chơi, giải trí tại các điểm du lịch, sản phẩm du lịch nghèo nàn, thiếu hấp dẫn, chất lượng dịch vụ chưa cao, không kéo dài được thời gian lưu trú của khách. Hơn nữa, khách du lịch Thanh Hóa chủ yếu đến Sầm Sơn vào mùa hè, trong khi lượng khách đến đây có một tỉ lệ đáng kể là khách trong ngày mà không sử dụng dịch vụ lưu trú. 2.2. Doanh thu lịch Doanh thu du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2000 – 2012 có mức tăng trưởng khá cao. Năm 2000, doanh thu đạt 84,1 tỉ đồng, đến năm 2005 là 245,9 tỉ đồng; tăng trưởng bình quân thời kì này là 24%. Mức tăng này còn đạt tới 32% ở thời kì tiếp theo, 2005 – 2012. Bảng 3. Doanh thu du lịch các tỉnh Bắc Trung Bộ giai đoạn 2000 – 2012 [6] Tỉnh Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Toàn vùng 422,9 100 1206,8 100 3757,14 100 5779,02 100 Thanh Hóa 84,1 19,9 245,9 20,4 1185 31,5 1750 30,3 Nghệ An 135 31,9 385 31,9 1003 26,7 1945 33,7 Hà Tĩnh 51,4 12,2 54,4 4,5 223 5,9 403,1 7,0 Quảng Bình 18,5 4,4 163,3 13,5 402,61 10,7 996,12 17,2 Quảng Trị 28 6,6 60,7 5,0 790 21,0 225 3,9 TT - Huế 190 44,9 543,4 45,0 1338,53 35,6 2209,8 38,2 132 Hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2012 Năm 2012 doanh thu du lịch của tỉnh đã lên tới 1.750 tỉ đồng; tăng gấp 20 lần trong vòng 12 năm qua. So sánh với doanh thu du lịch của các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa xếp thứ 3 về tổng doanh thu sau Thừa Thiên - Huế, và Nghệ An; nhưng có mức tăng trưởng trung bình khá cao (29%) chỉ sau Quảng Bình (39%). Biểu đồ 1. Cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2012 [2, 3] Trong cơ cấu doanh thu, tỉ trọng về doanh thu lưu trú duy trì ổn định ở mức khoảng 39 - 40% của tổng doanh thu và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình gần 33%/năm. Tỉ trọng về doanh thu từ dịch vụ ăn uống có xu hướng giảm nhẹ, từ mức xấp xỉ 43% năm 2001 xuống còn 37,7% vào năm 2012. Như vậy, các dịch vụ còn lại (lữ hành, mua sắm. . . ) chiếm tỉ lệ nhỏ trong cơ cấu doanh thu, chứng tỏ các dịch vụ bổ trợ còn rất thiếu và kém chất lượng. Năm 2012, khu vực dịch vụ đóng góp 34,42% GDP toàn tỉnh, trong đó tổng thu từ du lịch chỉ đóng góp khoảng 2%. Có thể thấy, du lịch Thanh Hóa vẫn chưa thể hiện được vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. 2.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật 2.3.1. Cơ sở lưu trú Hệ thống cơ sở lưu trú của Thanh Hóa ngày càng tăng cả về quy mô và chất lượng. Năm 2000, toàn tỉnh có 230 cơ sở lưu trú với tổng số phòng là 3.469 phòng, đến năm 2012 đã tăng lên 550 cơ sở và có 11.700 phòng; tăng 2,3 lần về số lượng cơ sở lưu trú và 3,4 lần số phòng lưu trú. Số lượng các cơ sở được xếp hạng cũng gia tăng, đến 2012 đã có 65 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 1 sao, trong đó có 4 cơ sở lưu trú 4 sao (khách sạn Thiên Ý, khu nghỉ dưỡng Vạn Chài, khách sạn Lam Kinh, khách sạn Mường Thanh), 4 khách sạn 3 sao ( Sao Mai, Phù Đổng, Biển Nhớ và VDB ở Sầm Sơn) và 27 cơ sở đạt chuẩn 2 sao. Thời kì từ 2006 đến nay, Thanh Hóa đã có 140 cơ sở lưu trú được đầu tư tập trung tại một số khu vực như: Sầm Sơn, TP Thanh Hóa, Hoằng Hóa, Tĩnh Gia và một số trung tâm huyện lỵ khác. Sự xuất hiện các cơ sở lưu trú có chất lượng tại một số địa bàn mới góp phần thu hút khách du lịch cuối tuần đến với du lịch biển Thanh Hóa, đồng thời giảm áp lực về thời vụ đối với du lịch 133 Trịnh Thị Phan Sầm Sơn. Tuy vậy, quy mô các cơ sở lưu trú ở Thanh Hóa còn nhỏ, trung bình chỉ có 20 phòng/cơ sở, công suất sử dụng phòng còn thấp, bình quân khoảng 66%. 2.3.2. Cơ sở ăn uống, mua sắm, vui chơi, giải trí Hệ thống cơ sở ăn uống ở Thanh Hóa rất đa dạng. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có sơ sở ăn uống. Ngoài ra, tại các địa bàn hoạt động du lịch đều tập trung nhiều nhà hàng, quán ăn phục vụ đa dạng nhu cầu của khách. Mặc dù vậy, hạn chế của các cơ sở ăn uống ở Thanh Hóa là quy mô còn nhỏ, thái độ và tác phong phục vụ khách thiếu chuyên nghiệp, chưa thân thiện đã phần nào làm giảm sức hấp dẫn của du lịch Thanh Hóa. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vui chơi giải trí của Thanh Hóa còn rất nghèo nàn. Một số trung tâm du lịch và đô thị lớn như Sầm Sơn, thành phố Thanh Hóa gần đây mới chú trọng đầu tư các điểm thể thao, giải trí như sân tennis, xông hơi, bể bơi và một số công viên vui chơi... Tuy nhiên, quy mô và chất lượng của dịch vụ này còn khá hạn chế. Giai đoạn 2000 – 2012 đánh dấu sự gia tăng của các cơ sở mua sắm với chất lượng tốt. Sự có mặt và hoạt động của các siêu thị lớn có uy tín trên toàn quốc tại Thanh Hóa: siêu thị Big C, Coop Mart; sự ra đời các trung tâm mua sắm tổng hợp tại một số huyện, thị... đã làm gia tăng cơ hội mua sắm và vui chơi cho du khách khi đến với Thanh Hóa. 2.4. Lao động Lực lượng lao động du lịch Thanh Hóa gia tăng nhanh chóng trong thời gian vừa qua. Năm 2000, toàn tỉnh có 2.323 lao động trong ngành du lịch; đến năm 2012 con số đã tăng lên 14.300 lao động; tăng trưởng trung bình đạt 16%/năm. Bảng 3. Lao động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2001 – 2012 [2, 3] Đơn vị: Người Năm 2001 2005 2008 2010 2012 Tổng số 2.449 2.764 7.306 10.500 14.300 - Trên đại học - - 2 15 16 - Đại học và cao đẳng 100 125 1.160 2.050 3.540 - Trung cấp 338 413 1.460 2.960 4.100 - Đào tạo khác 250 305 1.850 3.580 3.894 - Chưa qua đào tạo 1.761 1.921 2.834 1.895 4.300 Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, chất lượng đội ngũ lao động du lịch cũng chuyển biến rõ rệt. Số lao động có trình độ trên đại học và đại học, cao đẳng tăng lên từ mức 4% năm 2001 đến 25% năm 2012. Tỉ lệ số lao động chưa qua đào tạo giảm nhanh, từ mức 72% xuống 27,2% trong giai đoạn trên. Tuy nhiên, hiện trạng lao động du lịch Thanh Hóa vẫn còn thiếu về số lượng và chất lượng, đặc biệt là lao động có tay nghề, nghiệp vụ. 2.5. Sản phẩm du lịch đặc trưng ở tỉnh Thanh Hóa Thanh Hóa có lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên từ bờ biển trải dài ở phía đông đến các khu rừng nguyên sinh ở phía tây. Cùng với đó, lịch sử phát triển của mảnh đất địa linh nhân kiệt đã để lại nguồn tài nguyên du lịch nhân văn vô cùng phong phú và có giá trị, tạo nên ưu thế cho việc đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái. . . - Du lịch nghỉ dưỡng biển: Thanh Hóa có đường bờ biển dài hơn 100 km dọc từ huyện Nga 134 Hoạt động du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2000 - 2012 Sơn đến huyện Tĩnh Gia. Bờ biển tương đối bằng phẳng, độ dốc vừa phải, cát mịn; dọc biển có những dãy núi đâm ngang ra, tạo nên các cảnh quan kì thú, hấp dẫn. Bên cạnh Sầm Sơn – điểm du lịch có lịch sử hàng trăm năm khai thác, Thanh Hóa đã và đang chú trọng đầu tư phát triển loại hình này ở một số địa bàn như Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (Tĩnh Gia), Quảng Vinh (Quảng Xương). - Du lịch văn hóa: Thanh Hóa là cái một trong những cái nôi của văn hóa Việt, là quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa nổi tiếng. Toàn tỉnh có 141 di tích được xếp hạng quốc gia, chiếm 5,12% tổng số di tích xếp hạng quốc gia của cả nước. Tiêu biểu cho các điểm di tích thu hút khách du lịch là: Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, khu di tích đặc biệt cấp quốc gia Lam Kinh. . . Ngoài ra, Thanh Hóa còn được biết đến với nhiều lễ hội gắn với tên tuổi của các vị anh hùng dân tộc: Lễ hội Lam Kinh, lễ hội Lê Hoàn, lễ hội đền Bà Triệu. . . - Du lịch sinh thái, mạo hiểm: Thanh Hóa có độ che phủ rừng hơn 50% tổng diện tích tự nhiên. Trong đó, hệ động, thực vật rừng khá phong phú, nhiều loài đặc hữu đang được bảo tồn tại các khu rừng đặc dụng như: Vườn quốc gia Bến En, khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu, Xuân Liên, cùng với vùng núi đá vôi có nhiều hang động cát-xtơ, nhiều suối thác là nguồn tài nguyên hấp dẫn cho khai thác loại hình du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa còn có đường biên giới giáp Lào ở phía tây với cửa khẩu quốc tế Na Mèo, có thể cho phép khai thác hoạt động du lịch quá cảnh. 2.5.1. Đánh giá chung - Thành tựu đạt được: + Hoạt động du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2000 -2012 đã có bước phát triển khá: nhiều chỉ tiêu tăng trưởng mạnh và đứng vị trí cao so với các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ; lượng khách quốc tế tăng mạnh trong thời kì gần đây; thị trường cũng mở rộng và đa dạng hơn. Cơ sở vật chất, kĩ thuật được đầu tư mạnh; sản phẩm du lịch đang từng bước đa dạng hóa và chất lượng được nâng cao. + Công tác tuyên truyền quảng bá du lịch, giới thiệu về vùng đất và con người Thanh Hóa được chú trọng. Hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh đã thể hiện tính chuyên nghiệp, ý thức xây dựng thương hiệu đã hình thành. Thanh Hóa đã thành lập Hiệp hội du lịch của tỉnh với vai trò của hiệp hội ngày càng được phát huy và hỗ trợ tốt cho công tác quản lí nhà nước về du lịch. + Thanh Hóa đã có điều chỉnh quy hoạch tổng thể đến năm 2020 và đang thực hiện đề án xây dựng chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Nhiều khu, điểm, tuyến du lịch được quy hoạch chi tiết và có các chính sách ưu tiên, thu hút đầu tư. - Một số tồn tại cần giải quyết: + Mặc dù có bước tăng trưởng khá cao, song các chỉ tiêu về khách quốc tế, doanh thu và thời gian lưu trú bình quân còn khiêm tốn. Doanh thu du lịch vẫn còn quá nhỏ trong cơ cấu GDP của tỉnh. + Cơ sở vật chất, kĩ thuật tại nhiều khu, điểm du lịch trọng điểm còn chưa đồng bộ; sản phẩm du lịch còn đơn điệu; hoạt động du lịch còn chịu tác động lớn bởi tính thời vụ. . . Chất lượng lực lượng lao động trong ngành du lịch còn nhiều bất cập, năng lực về quản lí, nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. . . + Công tác liên kết phát triển du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu sự phối hợp, kết hợp trong phát triển sản phẩm du lịch; việc gắn kết các ngành, các lĩnh vực và giữa các địa bàn còn chưa chặt chẽ. 135 Trịnh Thị Phan 3. Kết luận Nhìn chung, tuy có lợi thế nhiều mặt để phát triển du lịch, nhưng thực trạng hoạt động du lịch Thanh Hóa còn bộc bộ nhiều điểm hạn chế. Thanh Hóa cần xây dựng chiến lược phát triển lâu dài, gắn với chiến lược phát triển của vùng và cả nước, trong đó xây dựng một hệ thống giải pháp thiết thực và chặt chẽ. Đặc biệt, Thanh Hóa cần chú trọng phát triển các sản phẩm du lịch truyền thống, kết hợp hiệu quả với đa dạng hóa sản phẩm, khắc phục hạn chế về thời vụ để tăng doanh thu, kéo dài thời gian lưu trú và tăng khả năng chi tiêu của khách. Liên kết nội tỉnh, nội vùng, trong nước và quốc tế là nhiệm vụ quan trọng nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tranh thủ thời cơ trong xu thế hội nhập quốc tế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chi cục thống kê tỉnh Thanh Hóa, 2013. Niên giám thống kê tỉnh Thanh Hóa năm 2012. Nxb Thống kê. [2] Sở văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Thanh Hóa, 2008. Báo cáo tổng hợp “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa. [3] Sở văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Thanh Hóa, 2011. Chương trình phát triển du lịch Thanh Hóa giai đoạn 2011 – 2015. [4] Nguyễn Minh Tuệ - Lê Thông (đồng chủ biên), 2012. Địa lí dịch vụ - Tập 2: Địa lí thương mại và du lịch. Nxb Đại học Sư phạm. [5] Tổng cục du lịch, 2012. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. [6] Trung tâm Thông tin Du lịch, 2013. Số liệu thống kê chủ yếu ngành du lịch, giai đoạn 2000 – 2012. Nxb Thanh niên. ABSTRACT Travel activities in Thanh Hoa province period 2000 - 2012 Thanh Hoa province is located in the northern central region with many advantages for tourism development. During the last period 2000 - 2012, Thanh Hoa tourism sector has gained remarkable achievements; figures of tourists, revenue, accommodation, and employment increasing quickly and ranked in top group of the northern central region. However, besides these good results, Thanh Tourism remains many limitations which are necessary to be solved. Solutions include diversification of tourism products, investment, and association for exploiting tourist source... Keyword: Thanh Hoa, tourism development, period 2000 – 2012. 136
Tài liệu liên quan