Một vài phương pháp có thể được thiết lập để quảng báo và
phân bổ nhãn. Chương này đưa ra 3 phương pháp : LDP, RSVP,
BGP. Phần lớn chương dành cho LDP nhưng không có nghĩa hai
phương pháp kia không được nhìn tới. Bởi vì, tuy BGP và RSVP
là khá hiệu quả nhưng LDP bao hàm nhiều hơn, có nhiều thủ tục
và bản tin hơn hai loại kia.
8 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2224 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động phân bổ nhãn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 9: HOẠT ĐỘNG PHÂN BỔ
NHÃN
Một vài phương pháp có thể được thiết lập để quảng báo và
phân bổ nhãn. Chương này đưa ra 3 phương pháp : LDP, RSVP,
BGP. Phần lớn chương dành cho LDP nhưng không có nghĩa hai
phương pháp kia không được nhìn tới. Bởi vì, tuy BGP và RSVP
là khá hiệu quả nhưng LDP bao hàm nhiều hơn, có nhiều thủ tục
và bản tin hơn hai loại kia.
Các phương pháp phân bổ nhãn
Như đã đề cập ở trên, MPLS không quy định giao thức phân
bố nhãn đặc trưng. Rất nhiều giao thức hỗ trợ phân bổ nhãn được
sử dụng và nó đã cho thấy hiệu quả của mình. Tuy nhiên, IETF đã
phát triển một giao thức đặc trưng để thực hiện MPLS được gọi là
giao thức giao thức phân bổ nhãn (LDP).
Một giao thức khác là LDP cưỡng bức (CR-LDP). Nó dùng
LDP cho phép nhà quản lý mạng thiết lập tuyến chuyển mạch nhãn
định tuyến hiện. CR-LDP là sự mở rộng của LDP. Nó hoạt động
phụ thuộc vào IGP. Nó được dùng cho lưu lượng nhạy cảm với
thời gian và cạnh tranh với mạng chuyển mạch kênh.
RSVP cũng có thể được dùng để phân bổ nhãn. Bằng việc
dùng tuyến RSVP và các bản tin RSVP nó hỗ trợ liên kết nhãn và
các hoạt động phân bổ.
BGP là một ứng cử tốt cho giao thức phân bổ nhãn. BGP có
thể được dùng khi cần liên kết các nhãn với tiền tố địa chỉ.
5.1. Giao thức phân bổ nhãn
MPLS cung cấp một phương thức tiêu chuẩn cho việc phân
bổ của các nhãn định tuyến giữa các LSR cạnh nhau. Tiêu chuẩn
này đã được định nghĩa trong ANDE00. Ta sẽ làm rõ bản thảo này
bằng việc mô tả LDP.
Chúng ta biết rằng MPLS không đưa ra quyết định chuyển
tiếp với mỗi dữ liệu đồ lớp 3. Một chuyển tiếp tương đương quyết
định đối với các lớp của dữ liệu đồ lớp 3 và độ dài nhãn được
thương lượng giữa các LSR lân cận dọc theo các LSP từ lối vào
đến lối ra. Các router với khả năng chuyển mạch nhãn có thể đưa
ra quyết định khi các router bên cạnh có khả năng hoạt động
MPLS. Chúng theo các giá trị nhãn để dùng cho việc truyền lưu
lượng người dùng. LDP được dùng để hỗ trợ yêu cầu này.
Trao đổi logic
Trao đổi Trao đổi
logic logic
Bản tin LDP Bản tin LDP
Hình 5.1. Trao đổi bản tin LDP
LSR A LSR B LSR C
Hình 5.1 chỉ ra các khái niệm chung của LDP. Nó hoạt động
giữa các LSR là các kết nối trực tiếp thông qua một liên kết (LSR
A và LSR B cũng như LSR B và LSR C). Nó cũng có thể hoạt
động giữa các LSR không kề nhau (được chỉ ra trong hình với các
nét đứt). Hiển nhiên, các bản tin LDP cho liên kết nhãn giữa luồng
LSR A và LSR C phải qua LSR B nhưng LSR B không xử lý
chúng.
Các LSR dùng LDP để thay đổi nhãn và thông tin FEC được
gọi là LDP peer. Chúng thay đổi thông tin này bằng cách tạo ra
một phiên LDP.
5.1.1. Bản tin LDP
Có 4 loại bản tin LDP:
- Bản tin Discovery được dùng để thông báo và lưu giữ sự có
mặt của một LSR trong mạng. LSR gửi định kì một bản tin Hello
qua cổng UDP với địa chỉ đa hướng của các router trên mạng con
này.
- Bản tin Session được dùng để thiết lập, duy trì, huỷ bỏ các
phiên giữa các LDP ngang cấp (LSR). Hoạt động này đòi hỏi việc
gửi một bản tin khởi tạo qua TCP. Sau khi hoạt động này kết thúc,
hai LSR sẽ là LDP ngang cấp.
- Bản tin Advertisement được dùng để thiết lập, thay đổi và
huỷ bỏ các trao đổi nhãn cho FEC. Các bản tin này cũng được
truyền qua TCP. Một LSR có thể yêu cầu một trao đổi nhãn với
một LSR bên cạnh khi nó muốn. Nó cũng có thể quảng báo các
trao đổi nhãn khi nó muốn một LDP ngang cấp dùng một trao đổi
nhãn.
- Bản tin Notification cũng được gửi qua TCP và được dùng
để cung cấp các thông tin về tình trạng, biểu hiện và thông tin về
lỗi.
5.1.2. Các FEC, không gian nhãn và định danh
Như đã biết, FEC có thể được thiết lập bởi các địa chỉ, chỉ số
cổng hoặc PID. LDP có một cái nhìn hạn chế về các yếu tố của
FEC và hai định nghĩa: tiền tố địa chỉ IP và địa chỉ host.
Các quy tắc được thiết lập cho việc trao đổi của gói đặc trưng
tới LSP đặc trưng. Mỗi quy tắc được áp dụng cho tới khi gói được
trao đổi tới LSP.
- Nếu có chính xác một LSP có một địa chỉ host môi trường
FEC được định danh tới địa chỉ đích của gói thì gói đó được trao
đổi tới LSP đó.
- Nếu có nhiều LSP, mỗi LSP chứa một địa chỉ host môi
trường FEC được định danh tới địa chỉ đích của gói thì gói đó sẽ
được trao đổi tới một LSP trong số đó. Thủ tục để lựa chọn một
LSP trong số đó không được định nghĩa bởi LDP.
- Nếu một gói phù hợp với một LSP, gói đó được trao đổi tới
LSP này.
- Nếu một gói phù hợp với nhiều LSP thì nó sẽ trao đổi tới
LSP giống prefix dài nhất. Nếu không có LSP nào như vậy, gói sẽ
trao đổi tới một LSP giống prefix dài hơn các LSP khác. Thủ tục
lựa chọn một trong các LSP này không được định nghĩa bởi LDP.
- Như đã biết, một gói phải đi qua một router lối ra đặc biệt
và có một LSP có tiền tố địa chỉ môi trường FEC (là địa chỉ router
đó) thì gói được trao đổi tới router đó. Thủ tục này không được
định nghĩa bởi LDP.
Không gian nhãn và định danh
LSR B1, 1-500
LSR B2, 1-500
Hình 5.2. Không gian đa nhãn
Không gian nhãn trong LDP tương tự các định nghĩa trong
MPLS, có tên là không gian nhãn giao diện và không gian nhãn
nền. Một không gian nhãn được chỉ định với bộ nhận dạng LDP 6
octet, 4 bít đầu tiên nhận dạng một LSR và phải là giá trị toàn cầu
duy nhất giống như địa chỉ IP. Hai octet cuối nhận dạng không
gian nhãn trong LSR. Các octet này được đặt từ 0 cho không gian
nhãn mở rộng nền.
LSR A LSR B
Nếu LSR dùng nhiều không gian nhãn, nó liên kết mỗi không
gian nhãn với một LDP khác nhau. Không gian đa nhãn có thể
được thiết lập trong các mạng ATM mà trong đó hai chuyển mạch
ATM có nhiều liên kết để kết nối chúng và có thể dùng lại các
nhãn trên mỗi giao diện. Với điều này, một không gian nhãn và
LSR của nó luôn được nhận biết nếu bộ nhận dạng LDP kèm thêm
một bản tin LDP. Trong ví dụ này, các nhãn từ 1 đến 500 được sử
dụng 2 lần và các bộ nhận dạng LDP giữ nhận dạng duy nhất
không gian nhãn.
5.1.3. Phiên LDP
Các LSR thiết lập các phiên giữa chúng để quảng báo và thay
đổi nhãn. Mỗi quảng báo và thay đổi không gian nhãn yêu cầu một
phiên LDP riêng. Phiên LDP chạy trên TCP.
Các phiên giữa các LSR kết nối không trực tiếp
Hình 5.3 chỉ ra cách các LSR kết nối không trực tiếp quảng
báo các nhãn. Giả sử LSR A và LSR D muốn thiết lập một LSP
giữa chúng, LSR B và LSR C là các LSR trung gian. LSR A đặt 2
nhãn trên LSP về phía LSR D, nhãn 33 và 21.
Bước
1
2
A B C D
Stack là
21
21 Từ D
33 Từ B
3
4
5
Hình 5.3. Phân bổ nhãn giữa các LSR lân cận và
không lân cận
Bước 1, LSR A nghiên cứu nhãn 21 từ LSR D.
Bước 2, LSR A đẩy nhãn 21 vào ngăn xếp nhãn.
Bước 3, LSR A nghiên cứu nhãn 33 từ LSR B.
Bước 4, LSR A đẩy nhãn 33 vào ngăn xếp nhãn.
Bước 5, khi LSR A gửi lưu lượng tới LSR D, nó gộp nhãn 33
và 21 vào mào đầu gói. Nhãn 33 được dùng giữa LSR A và LSR
B, nhãn 21 được dùng giữa LSR A và LSR D.
Các nhãn được dùng giữa B, C, D không được chỉ ra trong
hình vẽ.
Cách các LSR nhận biết các LSR khác
Các LSR nhận biết LSR khác theo 2 cách. Kỹ thuật phát hiện
cơ sở được sử dụng khi các LSR lân cận được kết nối trực tiếp bởi
một liên kết. Một LSR định kì gửi bản tin Hello LDP ra ngoài giao
diện của nó. Các bản tin Hello này được gửi qua UDP, với một địa
chỉ đa hướng của tất cả các router trên mạng con này. Bản tin
Hello chứa bộ nhận dạng LDP.
IP 21 33
Stack là
33, 21
Phương pháp thứ hai là kỹ thuật phát hiện mở rộng. LSR phải
gửi một bản tin Hello gọi là targeted Hello tới các LSR với một địa
chỉ IP riêng, bản tin chứa bộ nhận dạng LDP. Các địa chỉ targeted
được biết bởi các giao thức định tuyến quy ước.