Hoạt động và vai trò của hội đồng niên trong việc tổ chức hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh

Tóm tắt. Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống - một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm bảo lưu và gìn giữ giá trị di sản, các nhà quản lí văn hóa đã áp dụng nguyên lí bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Và, một nghiên cứu trường hợp về cộng đồng nam giới tuổi 49 trong tổ chức Hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh sẽ làm sáng tỏ cho nguyên lí bảo tồn đúng đắn này.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động và vai trò của hội đồng niên trong việc tổ chức hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 79-84 This paper is available online at HOẠT ĐỘNG VÀ VAI TRÒ CỦA HỘI ĐỒNG NIÊN TRONG VIỆC TỔ CHỨC HỘI GIỖ TỔ ĐÚC ĐỒNG ĐẠI BÁI, GIA BÌNH, BẮC NINH Nguyễn Thùy Linh Khoa Việt Nam học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống - một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống. Nhằm bảo lưu và gìn giữ giá trị di sản, các nhà quản lí văn hóa đã áp dụng nguyên lí bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Và, một nghiên cứu trường hợp về cộng đồng nam giới tuổi 49 trong tổ chức Hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh sẽ làm sáng tỏ cho nguyên lí bảo tồn đúng đắn này. Từ khóa: Lễ hội truyền thống, hội đồng niên, giỗ tổ đúc đồng, Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh. 1. Mở đầu Trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản, cộng đồng luôn luôn có một vai trò quan trọng và mang tính quyết định. Mặc dù di sản không chỉ là của cộng đồng mà còn để phục vụ khách du lịch và cũng là đối tượng chịu sự chi phối bởi các nhà quản lí, nhưng cộng đồng chính là những người nắm giữ và thực hành di sản, giữ vai trò vừa là chủ thể sáng tạo vừa là người hưởng thụ các sinh hoạt văn hóa đó. Hitchcock (1997) cho rằng: “Cộng đồng địa phương là người giữ gìn di sản và sở hữu tri thức bản địa về di sản ấy. Những thứ đó có ích đối với sự tồn tại và phát triển bền vững của địa phương” [2;26]. UNESCO cũng cho rằng, các cộng đồng là mạng lưới những người mà nhận thức về bản sắc hoặc sự gắn bó với nhau phát sinh từ các mối quan hệ mang tính lịch sử bắt nguồn từ việc thực hành và chuyển giao hoặc ràng buộc với di sản văn hóa của họ. Từ bao đời nay, lễ hội truyền thống - một di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam chính là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang tính tổng hợp cao, biểu đạt những sáng tạo văn hóa được tích lũy và trao truyền qua nhiều thế hệ. Việc tổ chức lễ hội truyền thống, trước hết là nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh, tinh thần của người dân, giúp con người trở về với cội nguồn, đồng thời tạo cơ hội giao lưu, tiếp xúc, trao đổi, sáng tạo và hưởng thụ văn hóa, làm gia tăng tính cố kết cộng đồng. Chính vì thế, lễ hội có vai trò quan trọng trong việc bảo lưu và truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng. Bởi thế, trước khi bàn đến các nhân tố tổ chức từ phía chính quyền thì chúng ta phải xem xét xem: cộng đồng đã được làm chủ thật sự lễ hội của họ hay không? Dù chính quyền là tác nhân quan trọng trong việc tổ chức, phục hồi, quản lí di sản, nhưng sự can thiệp quá sâu của họ sẽ gây ra phản ứng ngược của người Liên hệ: Nguyễn Thùy Linh, e-mail: thuylinh7987@gmail.com 79 Nguyễn Thùy Linh dân. Một trường hợp trong tổ chức lễ hội ở Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh mà ở đó người dân thực sự là chủ nhân đích thực của lễ hội đã cho thấy vai trò then chốt của cộng đồng. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Mô hình trong tổ chức lễ hội truyền thống hiện nay Hiện nay, xét về phương diện tổ chức và quản lí lễ hội truyền thống, có hai mô hình tổ chức lễ hội truyền thống. Thứ nhất là tổ chức lễ hội truyền thống thuần túy. Đây là việc tổ chức lễ hội cổ truyền một cách thuần túy theo đúng quy trình của lễ hội cổ truyền trong đời sống đương đại. Với mô hình tổ chức này, cộng đồng là nhân tố đóng vai trò chủ đạo quyết định sự thành bại của lễ hội. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự ra đời và bước đầu phổ biến của mô hình tổ chức lễ hội truyền thống như một sự kiện, những nhà tổ chức nhấn mạnh nhiều hơn vào việc tận dụng nguồn lực bên ngoài nhằm dảm bảo tính hoành tráng và độc đáo của lễ hội. Ví dụ như, trong lễ hội đền Hùng, thay vì sử dụng nhân lực từ địa phương để trình diễn quan họ, nhà tổ chức mời hẳn một đoàn quan họ chuyên nghiệp ở Bắc Ninh đến trình diễn dưới hình thức sân khâu hóa. Hoặc, nhằm đảm bảo sự nhất quán và chuyên nghiệp trong tổ chức, chính quyền đảm nhận tất cả mọi khâu trong quá trình tổ chức, người dân chỉ đóng vai trò là khách địa phương đến tham dự lễ hội. Một vài hiện tượng trên có thực sự là điểm nổi bật trong tổ chức hay không? PGS.TS. Bùi Hoài Sơn trong một nghiên cứu đã chỉ ra: “Trường hợp tổ chức lễ hội Tây Thiên chẳng hạn. Sự tham gia quá tích cực của chính quyền đã khiến việc tổ chức lễ hội chưa trở thành động lực đoàn kết cộng đồng, thậm chí ngược lại, gây mâu thuẫn giữa người dân và chính quyền” [2;12].Từ hàng chục năm nay, những khuôn mẫu lễ hội được tổ chức theo kiểu sân khấu hóa (như lễ hội đền Hùng) được thường xuyên truyền hình trực tiếp trên vô tuyến truyền hình đã ảnh hưởng mạnh đến tư duy của các cán bộ quản lí văn hóa ở các tỉnh thành trong cả nước. Họ thường đưa các lực lượng văn công chuyên nghiệp xuống và trình diễn cho người dân xem. Hậu quả tiêu cực nhất mà cách làm lễ hội này mang lại là: Biến người dân vốn là chủ thể của lễ hội thành những người khán giả đơn thuần. Không những thế, khi lực lượng nòng cốt này rút đi thì toàn bộ những gì đã được đầu tư cũng “rút” theo. Điều này đi ngược lại với nguyên lí bảo tồn di sản: Di sản văn hoá phải được bảo tồn sống trong lòng các cộng đồng. Đưa ra những dẫn chứng trên, chúng tôi muốn ủng hộ quan điểm: Nên tận dụng nguồn lực cộng đồng trong tổ chức lễ hội. Và, một nghiên cứu trường hợp về cộng đồng nam giới tuổi 49 trong tổ chức Hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh sẽ làm sáng tỏ cho nguyên lí bảo tồn đúng đắn này. 2.2. Đôi nét về làng Đại Bái và đơn vị tổ chức lễ hội Đại Bái Làng Đại Bái, có tên nôm Bởi Nồi, nay thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh. Đại Bái xưa còn có tên là Văn Lãng, nằm trên dải đất cao bên bờ sông Bái Giang [1;12]. Lễ hội làng đúc đồng Đại Bái - Bắc Ninh được tổ chức trong 3 ngày từ ngày 27- 29/9 (âm lịch), nhằm tưởng nhớ ông Tổ làng nghề Nguyễn Công Truyền, người đã có công truyền dạy nghề đúc đồng, mang lại ấm no cho bà con nhân dân làng Đại Bái - Bắc Ninh. Trước đây, trong tổ chức lễ hội truyền thống, việc tế Tổ được giao cho những người đứng đầu các họ lớn, là những họ chủ trì ở các xóm, các phường nghề, những người đứng đầu ấy gọi là các cụ trùm (hoặc hương trùm), gọi chung là nóc các cụ trùm. Chỉ các nóc hương trùm mới được giao vai tế chủ. Ngày nay, việc thờ Tổ nghề và tổ chức lễ hội giỗ tổ vẫn được người dân Đại Bái thực hiện rất trang trọng và uy nghiêm nhưng đã có sự thay đổi về mặt 80 Hoạt động và vai trò của Hội đồng niên trong việc tổ chức hội giỗ tổ đúc đồng... nhân sự tổ chức. Hiện nay, để tổ chức lễ hội làng Đại Bái, đơn vị tổ chức bao gồm: Ban quản lí di tích xã Đại Bái, hội Đồng niên tuổi 49 và các đơn vị đã được Đại Bái thuê. Thứ nhất, về phía Ban quản lí di tích xã Đại Bái: Bao gồm trưởng và phó ban quản lí di tích, đây là những thành viên có kiến thức chuyên sâu nhất về di tích cũng như nét văn hóa truyền thống của làng Đại Bái. Họ sẽ phối hợp với các cụ cao tuổi trong làng đưa ra kế hoạch tổ chức lễ hội một cách chi tiết và bài bản nhất. Thứ hai, về phía Hội Đồng niên tuổi 49: Là đơn vị tham gia thực hiện và chịu trách nhiệm đối với mọi công việc diễn ra trong suốt lễ hội theo sự chỉ đạo từ ban quản lí di tích. Thứ ba, về phía các đơn vị được thuê: trên cơ sở tìm hiểu về văn hóa của cộng đồng làng Đại Bái và lễ hội gốc, đơn vị tổ chức hình thành nên những ý tưởng sơ bộ sau đó trình lên Ban quản lí di tích xã Đại Bái và hội Đồng niên tuổi 49 để đi đến thống nhất và kí hợp đồng. Sau khi đã có ý tưởng, đơn vị tổ chức phải xây dựng nên một chương trình thật chi tiết và cụ thể cho những hoạt động trong hai ngày 28 và 29 tháng 9 âm lịch. 2.3. Hoạt động và vai trò của Hội Đồng niên 49 trong tổ chức lễ hội Như vậy, để vận hành và tổ chức thành công một lễ hội, ba đơn vị tổ chức này đã có sự phối hợp tổ chức một cách chặt chẽ. Trong đó, Hội Đồng niên được xem là tổ chức chịu trách nhiệm chính và có vai trò quan trọng quyết định sự thành công của lễ hội. Công việc đó do những người đàn ông ở độ tuổi 49 (người dân địa phương) đảm nhiệm, cùng với sự phối hợp tổ chức từ Ban quản lí di tích xã Đại Bái. Chính sự chuyển giao vai trò từ những người đứng đầu là các cụ trùm trong làng sang những người trong độ tuổi 49 đã góp phần tận dụng được nhiều hơn vai trò và sức mạnh đoàn kết, đồng lòng từ cộng đồng. Từ đó cho đến nay, cộng đồng nam giới tuổi 49 vẫn làm tốt công tác tổ chức lễ hội của mình. 2.3.1. Tại sao lấy tuổi 49? Trong lễ hội có sự tham gia của ban tế nam các tuổi 45, 46, 47, 48, 49 và các bà tuổi 59. Ở Đại Bái người ta rất quan trọng việc tuổi 49 và 59 ra trình làng, việc đó đã trở thành tục lệ, người ta quan niệm “49 ra đình, 59 ra chùa”. Lực lượng này đóng vai trò quan trọng để lễ hội được diễn ra thành công. Họ là những người tham gia vào lễ rước, vào các nghi lễ tế, tạ cũng như các hoạt động khác xuyên suốt lễ hội. Trong đó, lực lượng chính tham gia công tác tổ chức các hoạt động lễ hội diễn ra tại đình là nam giới 49. Tại sao làng Đại Bái lại chọn nam giới trong độ tuổi 49 tham gia tổ chức lễ hội? Đây là một nét độc đáo mà hiếm có làng quê nào còn giữ được. Có nhiều cách giải thích khác nhau về tuổi 49. Dân gian xưa có câu: “gái hoa tai, trai 49”, tuổi 49 là tuổi chuyển từ niên sang lão. Ngày xưa, tuổi 50 đã được lên lão, vì vậy, làng Đại Bái muốn giữ theo truyền thống xưa. Mặt khác, đây là làng nghề gò đúc đồng, do tính chất của công việc là làm việc trong môi trường độc hại nên số người sống được đến hơn 60 rất ít. Bởi vậy, để bù đắp được phần nào cho người dân thì ở đây đã lấy tuổi 49 để lên lão. Mặt khác, nhìn từ triết lí âm dương Số 9 là số cao nhất và cũng là con số mang lại may mắn. 2.3.2. Đặc trưng của cộng đồng nam 49 Đặc trưng của cộng đồng nam giới 49 thể hiện ở những đặc điểm sau: Có sự cố kết cộng đồng chặt chẽ. Người xưa vẫn nói “phép vua thua lệ làng”, đúng vậy ở đây có một sự cố kết gắn bó chặt chẽ và đoàn kết. Hàng năm cứ tới ngày giỗ của cụ tổ làng nghề thì tất cả mọi người trong làng đều nô nức, háo hức chuẩn bị. Đây là một ngày đặc biệt của người dân. 81 Nguyễn Thùy Linh Là một ngày lệ làng nhưng họ mở hội còn to hơn cả ngày tết. Đối với người dân Đại Bái thì một năm có tới mười tháng để họ tổ chức hội hè ăn chơi mà không lo nghĩ tới chuyện đồng áng làm ăn quá vất vả. Có lẽ đó cũng là một điểm thể hiện rõ cho sức mạnh cộng đồng nơi đây. Vào ngày giỗ Tổ tất cả mọi công việc đều do tuổi 49 gánh vác từ việc hương nhang, quét dọn đình tổ đình thánh tới những công việc chuẩn bị cho lễ hội tưởng nhớ ngày mất của cụ tổ nghề, họ phải sắp xếp tất cả mà không được để cho sai sót nào xảy ra. Đây là quy định của làng dành cho tất cả những người 49 tuổi và họ buộc phải tuân theo lệ làng nếu không làm sẽ không được dân làng thừa nhận, và khi gia đình có công việc gì hệ trọng đều không có sự giúp sức của dân làng, những ngời con xa quê nếu đến năm gánh vác công việc của làng mà không về đươc thì có thể gửi tiền về người thân ở quê giúp đỡ. Sự đoàn kết của tất cả mọi người trong Hội Đồng niên 49 trong làng bởi họ gần như là anh em với nhau, cùng họ và cùng thờ một ông tổ nghề, thành hoàng làng. Khi một gia đình có công việc như ma chay thì có sự giúp sức của cả dân làng. Người dân còn có sự đoàn kết trong việc tổ chức lễ hội bảo ban nhau cùng gánh vác công việc mà làng đã giao cho. Sự đoàn kết còn thể hiện ở việc tương hỗ lẫn nhau để phát triển kinh tế. Nếu có người tới mua hàng mà gia đình này hết hàng hoặc không có hàng thì có thể giới thiệu tới cửa hàng khác mà không phải là hẹn lần sau hoặc nói xấu để giữ khách. Hay kinh tế gia đình nào gặp khó khăn sẽ nhận được sự giúp đỡ của làng có thể bớt cho một khoản nào đó không phải đóng góp. Tính cộng đồng của Hội đồng niên này còn nhấn mạnh vào sự đồng nhất đó là cùng họ là đồng tộc, những họ cùng tuổi là đồng niên, cùng nghề là đồng nghiệp, hay là những người con cùng quê là đồng hương. Do sự đồng nhất cùng quê hương, cùng dòng họ, cùng tuổi hay cùng nghề nghiệp nên mọi người trong làng luôn sẵn sàng tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, mọi người trong làng coi nhau như anh em, chị em trong nhà yêu thương đùm bọc lẫn nhau, điều này càng làm cho các mối quan hệ tình cảm của giữa con người với con người càng thêm gắn kết với nhau hơn trong môi trường sống tập thể, dễ hòa đồng cùng cuộc sống chung của làng xã. Điều này đã đem lại sức mạnh, sự đoàn kết gắn bó của những người con làng Đại Bái lại với nhau hơn. Khá nhất quán về tôn giáo và tín ngưỡng: điểm đặc biệt nữa thể hiện rõ sự cố kết của cộng đồng này đó là về tôn giáo. Tất cả người dân trong làng đều không có ai theo đạo Thiên Chúa. Có lẽ đây là một điểm đặc biệt bởi Thiên Chúa Giáo đang ngày một phát triển hơn ở Việt Nam. Những người con gái lấy chồng thì phải theo gia đình chồng phải tham gia lễ hội, tham gia vào các tục lệ của làng, và khi tới tuổi 59 thì đều phải ra chùa. Đây là quy định của làng buộc phải tuân theo. Hay là khi con gái trong làng đi lấy chồng theo đạo Thiên Chúa thì người con gái cũng không được theo đạo nhà chồng mà người chồng đó phải theo tôn giáo của nhà vợ và cũng phải đặc biệt tuân thủ theo mọi quy tắc của làng. Trong mỗi gia đình, ngoài thờ cúng tổ tiên còn thờ thần Thổ công, là vị thần trông coi gia cư, ngăn chặn tà thần, định đoạt phúc hoạ cho cả gia đình. Ngoài việc thờ thần hoàng làng - người đã có công lập làng, nơi đây còn thờ ông tổ nghề của làng là Nguyễn Công Truyền người có công mang nghề về cho cư dân nơi đây – giúp người dân làng Đại Bái có nghề để sinh sống và làm kinh tế mà không phải lo toan những khó khăn của cuộc sống. Con người chân thành, cởi mở và dễ gần gũi. Vì là những người cùng họ, cùng quê hương, cùng thờ một vị tổ nghề, một thành hoàng làng nên con người nơi đây sống rất chân thành tình cảm với nhau. Có sự cởi mở, nhiệt tình của người dân đối với những du khách thập phương khi tới đây tham gia lễ hội. Nhiệt tình giúp đỡ mà không nề hà, kêu ca. Sự quan tâm mà những thành viên trong gia đình dành cho nhau cũng rất lớn. Do một năm có rất nhiều lễ hội hay là những ngày hội 82 Hoạt động và vai trò của Hội đồng niên trong việc tổ chức hội giỗ tổ đúc đồng... nhưng họ vẫn tham gia nhiệt tình và rất vui vẻ để tham gia. Cả gia đình cùng tham gia lễ hội để góp phần giữ gìn lễ hội đó. Tình cảm gắn bó với quê hương. Người dân nơi đây có một tình yêu quê rất lớn lao. Những người con xa quê thường hướng về quê hương bằng tất cả tấm lòng. Những ngày lệ hay làng có việc quan trọng mà báo họ họ đều cố gắng thu xếp để về tham gia cùng dân làng. Ngày giỗ tổ 29/9 có những người ở tận cùng đất nước như Cà Mau, Cần Thơ. . . cũng về tham gia lễ hội cùng làng. Người dân quê đều cố gắng giữ gìn và phát huy những lễ hội truyền thống, những tập tục của làng mình truyền qua bao thế hệ. Cùng nhau xây dựng làng Đại Bái phát triển hơn cả về kinh tế lẫn các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng. Họ yêu quê đi đâu cũng ca ngợi quê hương của mình và muốn gắn bó lâu dài với quê hương của mình. Như vậy Đại Bái là một làng có sự cố kết cộng đồng rất chặt chẽ, có sự gắn bó yêu thương đoàn kết lẫn nhau của tất cả con người nơi đây. Đây là điểm đặc biệt của cộng đồng người dân làng Đại Bái mà không nơi nào có được. Và càng khẳng định hơn nữa tinh thần đoàn kết gắn bó thủy chung của con người nơi đây. Cũng như các quy định của làng dành cho mọi người và không ai được phép không tuân theo 2.3.3. Trách niệm của Hội Đồng niên 49 trong tổ chức lễ hội truyền thống Lễ hội được tổ chức dưới sự chỉ đạo của Ban quản lí di tích, và hội Đồng niên tuổi 49 (nam giới) sẽ là những người nằm trong ban tổ chức và chịu trách nhiệm chính về việc phân công công việc cũng như thực hiện các quy trình tại lễ hội. Trước đó, khi ở tuổi 48, hội Đồng Niên (nam giới) sẽ phải ra trình trầu trong ngày 29 tháng 9 âm lịch nhằm báo cáo với các cụ đồng dân (các cụ cao tuổi trong làng) để các cụ biết tuổi đang là như vậy và sang năm sau sẽ bắt tay vào công việc chính phục vụ làng. Đồng thời, cũng là cơ hội để tuổi 48 học hỏi kinh nghiệm tổ chức lễ hội của tuổi 49 đang làm. Như thế, việc thực hiện lễ hội ngày một hoàn chỉnh, tuổi 48 năm nay sẽ thấy được những điểm còn thiếu sót của tuổi 49 để sang năm họ khắc phục những thiếu xót đó. Đây cũng là điểm đặc sắc của lễ hội làng Đại Bái so với các làng khác trong cả nước, góp phần thu hút nhiều du khách thập phương tham gia vào lễ hội. Đối với những người đàn ông trong độ tuổi này, họ có trách nhiệm lớn với làng trong cả một năm và đặc biệt vào dịp lễ hội. Họ sẽ trông coi đình cả ngày và đêm. Ban ngày thì quét dọn, đêm thì ra ngủ. Mỗi tối 6 người trông đình Văn Lãng, 6 người trông đình Diên Lộc. Một ngày 30/1 người. Cuối tuần, các cụ hơn 80 tuổi, 79, 69, 59 và khách thập phương về đình thì phải chịu trách nhiệm đón tiếp khách. Trong lễ hội của làng, nam 49 phải chịu trách nhiệm tất cả các công việc: Đón tiếp khách, ăn uống, chuẩn bị lễ tế. . . Bên cạnh đó, trách nhiệm tài chính của họ cũng khá nặng nề, phần lớn kinh phí tổ chức lễ hội là dựa trên nguồn quỹ của Hội Đồng niên (tuổi 49, nam giới), một phần tiền công đức ngay trong lễ hội và tiền ủng hộ lễ hội của chính nhân dân làng Đại Bái. Tuy nhiên, có một điều cũng không cứng nhắc trong lệ làng, đó là không bắt buộc tuổi 49 phải ra trình lão. Nhưng nếu không ra trình thì sau này có lên lão cũng không được làng công nhận. Tất cả công việc lớn nhỏ của làng đều không được tham gia. 3. Kết luận Trở lại nguyên lí di sản phải được bảo tồn sống trong lòng cộng đồng. Nếu ai đã từng đến tham dự Hội giỗ tổ đúc đồng Đại Bái hẳn nhiên sẽ phải công nhận, điều làm nên sức sống lâu bền và giá trị của lễ hội, đó chính là ở chính đội ngũ những người tổ chức. Hầu như chính quyền chỉ là người tham dự và quản lí về mặt thủ tục hành chính, còn cộng đồng, mà cụ thể là Hội đồng niên 83 Nguyễn Thùy Linh nam 49 chính là những người trực tiếp quán xuyến, lo liệu từ khâu chuẩn bị trước khi lễ hội diễn ra, các khâu đón tiếp, tổ chức trong suốt ba ngày lễ hội cho đến khâu cuối cùng là đóng cửa đình, thu dọn và rút kinh nghiệm cho mùa lễ hội năm nay. Không phải với mấy nghìn lễ hội đang diễn ra trên khắp cả nước mà những người khách tham dự được đón tiếp bằng một không khí niềm nở, chân tình và thân thiện như ở nơi này. Xét về mặt tổ chức, đây là một lễ hội ở quy mô cấp làng, xét về tầm ảnh hưởng, lễ hội chỉ dừng lại ở phạm vi mấy làng lân cận, nhưng, xét về nguyên lí bảo tồn sản thì đây là lễ hội đã đi theo nguyên lí bảo tồn sống di sản trong lòng cộng đồng một cách đúng đắn và mang hiệu quả cao. Trở lại vấn đề ở những lễ hội lớn mà chúng tôi đã phân tích như lễ hội đền Hùng, lễ hội Tây Thiên,. . . mặc dù cộng đồng địa phương đang được sống trong lòng những di sản lớn, mang tầm quốc gia, khu vực nhưng để nói về vai trò thì có lẽ cộng đồng nơi đó còn có thể làm được nhiều hơn nữa. Đó chính là một vấn đề mà những nhà quản lí di sản cần phải xem xét! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Hảo, 1987. Làng Đại Bái - Gò Đồng (huyện Gia Lương, Hà Bắc). Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam. [2] Bùi Hoài Sơn, 2010. Di sản cho ai và câu chuyện về việc tổ chức lễ hội truyền thống ở Việt Nam. Tạp chí Di sản Văn hóa, số 3, tr.10-14. ABSTRACT The activities and role of a group of the same age in organizing the village festival of the copper casting village, Dai Bai village, Gia Binh, Bac Ninh Province Since the earliest known times, the traditional festival, an intangible heritage of Vietnam, has played an important role in the keeping and propagating of traditional cultural values. To keep heritage values, cultural managers have applied the basic principle of heritage protection: To maintain the cultural heritage of the community in the community. This case study of a male community, all 49 years of age, in organizing “The village festival of copper casting Dai Bai village, Gia Bình, Bắc Ninh Province” demonstrate the principle of keeping traditions alive. 84