Marketing trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã
và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực tiếp thị sẽ được tiếp thêm
nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này.
Một khi bạn đã xây dựng xong chiến lược tiếp thị, công thức 7P nên được sử dụng để liên
tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh của bạn.
7P đó là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (Địa điểm), và
thêm.Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người).
Trong bối cảnh các sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu thay đổi nhanh chóng,
bạn sẽ phải không ngừng quan tâm tới 7 chữ P này để chắc chắn rằng bạn vẫn đi đúng
con đường và đạt được những kết quả tốt nhất có thể cho doanh nghiệp trên thị trường.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học Marketing (P8) - Marketing bao nhiêu P là đủ?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học Marketing (P8) - Marketing
bao nhiêu P là đủ?
Marketing trong thế kỷ 21 không còn bó hẹp trong công thức 4P truyền thống nữa mà đã
và đang mở rộng ra thêm 3P thành Công thức 7P. Những nỗ lực tiếp thị sẽ được tiếp thêm
nhiều năng lực và đánh bại các đối thủ cạnh tranh với công thức mới này.
Một khi bạn đã xây dựng xong chiến lược tiếp thị, công thức 7P nên được sử dụng để liên
tục đánh giá và tái đánh giá các hoạt động kinh doanh của bạn.
7P đó là Product (Sản phẩm), Price (Giá), Promotion (Xúc tiến), Place (Địa điểm), và
thêm...Packaging (Đóng gói), Positioning (Định vị) và People (Con người).
Trong bối cảnh các sản phẩm, thị trường, khách hàng và nhu cầu thay đổi nhanh chóng,
bạn sẽ phải không ngừng quan tâm tới 7 chữ P này để chắc chắn rằng bạn vẫn đi đúng
con đường và đạt được những kết quả tốt nhất có thể cho doanh nghiệp trên thị trường.
1) Product – Sản phẩm
Để bắt đầu, bạn hãy tạo dựng thói quen nhìn vào các sản phẩm của bạn như thể bạn là
một nhà tư vấn tiếp thị bên ngoài được công ty thuê để giúp đỡ quyết định xem nên hay
không nên đưa nó ra thị trường vào thời điểm này. Có nhiều câu hỏi quan trọng cần đặt
ra, chẳng hạn như: Sản phẩm hay dịch vụ hiện tại có tương thích và phù hợp với thị
trường và với các khách hàng ngày nay? Những thói quen đánh giá sản phẩm hay dịch vụ
một cách chân thực và tự hỏi: Đó có phải là những sản phẩm hay dịch vụ thích hợp với
các khách hàng của mình?” là rất quan trọng. Hãy so sánh với các đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn có vượt trội ở một vài phương diện nào đó? Nếu có, đó là
cái gì? Còn nếu không, bạn có thể xây dựng cho sản phẩm hay dịch vụ những vượt trội
như thế? Bạn có nên đưa ra sản phẩm hay dịch vụ này trong thị trường hiện tại?
2) Prices - Giá
Chữ P thứ hai đó là Price - Giá. Hãy phát triển thói quen thường xuyên xem xét và xem
xét lại các mức giá của các sản phẩm và dịch vụ bạn đang cung cấp để đảm bảo rằng nó
luôn phù hợp với thực tế của thị trường hiện tại. Đôi lúc bạn có thể cần giảm giá các sản
phẩm, dịch vụ. Nhiều doanh nghiệp thấy rằng lợi nhuận của một sản phẩm hay dịch vụ
nào đó không có sự tương đồng với các công sức và nguồn lực bỏ ra để sản xuất chúng.
Bằng việc nâng giá, các doanh nghiệp có thể đánh mất một số lượng khách hàng, nhưng
tỷ lệ % khách hàng còn lại có thể sẽ phát sinh lợi nhuận trên từng giao dịch bán hàng.
Điều này có thích hợp với bạn? Đôi lúc bạn cần thay đổi các điều khoản và điều kiện bán
hàng. Đôi lúc bằng việc kéo giãn mức giá của bạn trong một vài tháng hay một vài năm,
bạn có thể bán được nhiều hàng hơn. Đôi lúc bạn có thể phối kết hợp sản phẩm và dịch
vụ cùng với nhau để có các chào hàng hay các xúc tiến đặc biệt. Đôi lúc bạn có thể đưa
vào một hai khuyến mãi nhỏ nào đó mà ít tốn kém chi phí song khiến mức giá của bạn
hấp dẫn hơn đối với các khách hàng. Trong kinh doanh, đúng như bản chất của nó, bất
cứ khi nào bạn thấy được một sự kháng cự hay thất vọng đối với bất cứ phần nào của các
hoạt đông bán hàng hay tiếp thị, hãy sẵn sàng xem xét lại bộ phận đó. Hãy sẵn sàng với
khả năng rằng cấu trúc giá cả hiện tại của bạn có thể chưa thích hợp với thị trường trong
cùng thời điểm. Hãy sẵn sàng với nhu cầu đánh giá lại các mức giá nhằm duy trì tính
cạnh tranh, sống sót và tăng trưởng trong một thị trường thay đổi nhanh chóng.
3) Promotion – Xúc tiến
Thói quen thứ ba trong tiếp thị và bán hàng đó là suy nghĩ về các xúc tiến kinh doanh tại
mọi thời điểm. Xúc tiến bao gồm tất cả các cách thức bạn có thể nói với khách hàng về
sản phẩm hay dịch vụ của bạn và làm thế nào bạn có thể tiếp thị và bán chúng. Những
thay đổi nhỏ trong cách thức bạn xúc tiến và bán sản phẩm, dịch vụ có thể dẫn tới những
thay đổi lớn trong kết quả kinh doanh. Thậm chí cả những thay đổi nhỏ trong quảng cáo
cũng có thể dẫn ngay tới doanh số bán hàng cao hơn. Các copywriter giàu kinh nghiệm
có thể gia tăng tỷ lệ phản hồi của các quảng cáo lên tới 500% bằng đôi chút chỉnh sửa
tiêu đề trên quảng cáo. Các doanh nghiệp lớn và nhỏ không ngừng nghỉ thử nghiệm các
cách thức khác nhau để quảng cáo, xúc tiến và bán sản phẩm hay dịch vụ của họ. Và đây
là quy tắc: Sớm hay muộn, bất cứ phương pháp tiếp thị hay bán hàng nào bạn đang sử
dụng ngày nay sẽ ngừng hiệu quả. Đôi lúc nó không còn hiệu quả vì một vài lý do bạn
biết và đôi lúc vì một vài lý do bạn không biết. Trong mọi trường hợp, các phương pháp
tiếp thị và bán hàng của bạn cuối cùng sẽ không còn hiệu quả nữa, và bạn sẽ phải tạo
dựng những chiến lược, chào mời và phương pháp tiếp thị, bán hàng và quảng cáo mới.
4) Place – Địa điểm
Chữ P thứ tư trong Công thức tiếp thị 7P đó là địa điểm nơi doanh nghiệp thực tế bán các
sản phẩm hay dịch vụ. Hãy phát triển thói quen xem xét và suy nghĩ kỹ lưỡng về địa
điểm chính xác nơi các khách hàng gặp gỡ nhân viên bán hàng. Đôi lúc sự thay đổi trong
địa điểm sẽ dẫn tới kết quả tăng trưởng doanh số bán hàng mạnh mẽ. Bạn có thể bán sản
phẩm của mình tại nhiều địa điểm khác nhau. Một vài công ty sử dụng cách thức bán
hàng trực tiếp, cử các nhân viên bán hàng ra ngoài để tiếp xúc cá nhân và nói chuyện trực
tiếp với các khách hàng. Một vài công ty sử dụng tiếp thị từ xa. Một vài công ty bán hàng
qua catalog hay thư đặt hàng. Một vài công ty bán hàng tại các hội trợ hay địa điểm bán
lẻ. Một vài công ty bán hàng trong mối liên minh với các sản phẩm hay dịch vụ tương tự.
Một vài công ty sử dụng các đại diện bán hàng hay các nhà phân phối đại lý. Và nhiều
công ty kết hợp sử dụng một vài trong số các cách thức bán hàng trên. Trong mỗi trường
hợp, bạn phải có được lựa chọn thích hợp về địa điểm bán hàng thích hợp nhất cho các
khách hàng để nhận những thông tin mua sắm thiết yếu về sản phẩm hay dịch vụ cần thiết
cho những quyết định mua sắm. Địa điểm của bạn là gì? Bạn cần thay đổi những gì? Nơi
nào khác bạn có thể giới thiệu các sản phẩm hay dịch vụ của mình?
5) Packaging – Đóng gói
Chữ P thứ năm trong Công thức tiếp thị 7P đó là Packaging – Đóng gói. Hãy phát triển
thói quen đứng đằng sau và nhìn vào từng yếu tố hình ảnh trong bao bì đóng gói sản
phẩm hay dịch vụ của bạn thông qua con mắt của những khách hàng tiềm năng quan
trọng. Bạn cần nhớ rằng mọi người định hình nên ấn tượng đầu tiên của họ về bạn trong
vòng 30 giây đầu tiên khi nhìn thấy bạn hay thấy một vài yếu tố nào đó của doanh
nghiệp. Những cải thiện nhỏ trong đóng gói hay bao bì bên ngoài sản phẩm hay dịch vụ
có thể dẫn tới những phản ứng hoàn toàn khác biệt từ các khách hàng. Đối với đóng gói
và bao bì sản phẩm hay dịch vụ, bạn nên suy nghĩ tới tất cả các yếu tố mà các khách hàng
nhìn thấy đầu tiên trong các giao tiếp với công ty bạn theo tất cả các cách thức khác nhau
thông qua quy trình mua sắm. Đóng gói liên quan tới hình thức bên ngoài của sản phẩm
hay dịch vụ của bạn Ngoài ra, đóng gói liên quan tới các nhân viên của bạn và cách thức
họ ăn mặc. Nó cũng liên quan tới văn phòng làm việc của bạn, tới phòng đợi của doanh
nghiệp bạn, tới các tài liệu tiếp thị và tới từng giao tiếp hình ảnh về công ty bạn. Tất cả
mọi thứ cần được đưa vào. Tất cả mọi thứ sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực. Và tất cả
mọi thứ tác động tới sự tin tưởng của các khách hàng trong giao dịch với bạn. Khi IBM
bắt đầu kinh doanh dưới sự dẫn dắt của Thomas J. Watson, ông đã thấy rằng 99% hình
ảnh về công ty mà một khách hàng thấy được là thông qua các nhân viên bán hàng của
IBM. Do IBM bán những sản phẩm công nghệ cao, Watson biết các khách hàng sẽ phải
có một độ tin cậy lớn khi tiếp xúc với các nhân viên bán hàng. Vì thế, ông xây dựng các
chính sách ăn mặc và giao tiếp mà sau này trở thành các quy định không thể thay đổi tại
IBM. Kết quả là từng nhân viên bán hàng được yêu cầu phải trông như những chuyên gia
ở mọi khía cạnh. Từng yếu tố trong quần áo của họ (bao gồm bộ vest đen, cà vạt đen, áo
sơ mi trắng, tóc chải ngay ngắn, giầy đánh bóng, móng tay sạch sẽ) và nhiều đặc điểm
khác đã tạo dựng một hình ảnh về tính chuyên nghiệp và có năng lực. Một trong những
lời tán thưởng cao nhất mà một người có thể nhận được đó là: “Bạn trông như ai đó ở
IBM”.
6) Positioning – Định vị
Chữ P tiếp theo đó Positioning – Định vị. Bạn nên phát triển thói quen suy nghĩ về cách
thức bạn được định vị trong trái tiam và tâm trí các khách hàng của bạn. Mọi người suy
nghĩ và nói về bạn như thế nào khi bạn không có mặt? Mọi người suy nghĩ và nói về công
ty bạn như thế nào? Sự định vị nào bạn có trong thị trường của bạn, về các từ ngữ cụ thể
mọi người sử dụng khi họ miêu tả về bạn và về những chào hàng của bạn tới họ? Hai tác
giả Al Reis và Jack Trout trong cuốn sách nổi tiếng của mình là Positioning - Định vị đã
chỉ ra rằng những suy nghĩ và nhìn nhận của các khách hàng về bạn là nhân tố quyết định
thành công trong một thị trường cạnh tranh. Học thuyết Đặc tính nói rằng hầu hết các
khách hàng nhìn nhận về bạn theo một cách thức đơn lẻ khác nhau, tích cực hay tiêu cực.
Đôi lúc đó là “dịch vụ”. Đôi lúc đó là “xuất sắc”. Đôi lúc đó là “máy móc chất lượng”
như đối với Mercedes Benz. Đôi lúc đó là “động cơ lái tột bực” như đối với BMW.
Trong mọi trường hợp, mức độ những đặc tính này được in đậm và sâu trong tâm trí các
khách hàng sẽ quyết định khả năng họ mua sắm sản phẩm hay dịch vụ của bạn, đồng thời
quyết định họ sẽ mua bao nhiêu. Hãy phát triển thói quen suy nghĩ về cách thức bạn có
thể cải thiện mức độ định vụ của mình. Hãy bắt đầu bằng việc xác định vị thế mà bạn
thích có. Nếu bạn có thể tạo dựng được ấn tượng thích hợp trong trái tim và tâm trí các
khách hàng, nó sẽ là gì? Bạn sẽ cần phải làm những gì trong từng giao tiếp với các khách
hàng để các khách hàng suy nghĩ và nói về bạn đúng với cách thức bạn muốn? Những
thay đổi nào bạn sẽ cần tới trong lối giao tiếp với khách hàng ngày nay để được nhìn
nhận là sự lựa chọn mua sắm tốt nhất?
7) People – Con người
Chữ P cuối cùng đó là People – Con người. Bạn hãy phát triển thói quen suy nghĩ về
những con người bên trong và bên ngoài của bạn vốn chịu trách nhiệm cho từng yếu tố
trong các chiến lược và hoạt động tiếp thị hay bán hàng. Thật ngạc nhiên khi rất nhiều
chủ doanh nghiệp hay các doanh nhân dành quá nhiều thời gian nghĩ về từng yếu tố của
các chiến lược tiếp thị mà có ít sự quan tâm tới thực tế rằng mỗi một quyết định và chính
sách được hiện bởi những con người cụ thể theo những cách thức cụ thể. Khả năng lựa
chọn, tuyển dụng và giữ chân những con người thích hợp với những năng lực và kỹ năng
tốt để hoàn thành công việc được giao phó là rất quan trọng. Trong cuốn sách best-
selling của mình, Good to Great – Từ tốt tới tuyệt vời, tác giả Jim Collins khám phá ra
rằng yếu tố quan trọng nhất được áp dụng bởi các công ty tốt nhất đó là họ luôn đưa được
những con người tốt nhất lên xe và đưa những con người kém cỏi ra khỏi xe. Một khi các
công ty này tuyển dụng được những nhân viên thích hợp, bước thứ hai đó là đặt những
con người thích hợp đó vào những chiếc ghế thích hợp trên xe. Để thành công trong
kinh doanh, bạn phải phát triển được thói quen suy nghĩ về chính xác những ai sẽ thực
hiện từng nhiệm vụ và trách nhiệm. Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp sẽ chưa thể
tiến lên cho đến khi bạn có thể thu hút và đặt những con người thích hợp vào những vị trí
thích hợp. Không ít các kế hoạch kinh doanh tốt nhất được xây dựng song rồi bị bỏ vào
ngăn bàn chỉ vì người xây dựng ra chúng không thể tìm kiếm những con người có khả
năng thực thi thành công kế hoạch.